Đánh giá tính an toàn của cơ sở y tế TP Hồ Chí Minh trước tác động của biến đổi khí hậu, năm 2019

Tài liệu Đánh giá tính an toàn của cơ sở y tế TP Hồ Chí Minh trước tác động của biến đổi khí hậu, năm 2019: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 368 ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN CỦA CƠ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NĂM 2019 Đặng Văn Chính*, Phạm Kim Anh, Phùng Đức Nhật**, Dương Thị Minh Tâm* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Biến đổi khí hậu gây nên sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai cả về tần số và cường độ. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai gây thiệt hại về con người và sức khỏe cộng đồng, có thể tạo nên các khó khăn cho việc tiếp nhận điều trị của các bệnh viện(5). Việc tiến hành đánh giá điều kiện cơ sở vật chất khám chữa bệnh của các bệnh viện về tính an toàn trong việc ứng phó với tác động của BĐKH lên sức khỏe là điều cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tính an toàn của cơ sở y tế trước tác động của biến đổi khí hậu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, từ 11/2018 đến 7/2019. Kết quả nghiên cứu: Có 22 bệnh viện (BV) được ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tính an toàn của cơ sở y tế TP Hồ Chí Minh trước tác động của biến đổi khí hậu, năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 368 ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN CỦA CƠ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NĂM 2019 Đặng Văn Chính*, Phạm Kim Anh, Phùng Đức Nhật**, Dương Thị Minh Tâm* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Biến đổi khí hậu gây nên sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai cả về tần số và cường độ. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai gây thiệt hại về con người và sức khỏe cộng đồng, có thể tạo nên các khó khăn cho việc tiếp nhận điều trị của các bệnh viện(5). Việc tiến hành đánh giá điều kiện cơ sở vật chất khám chữa bệnh của các bệnh viện về tính an toàn trong việc ứng phó với tác động của BĐKH lên sức khỏe là điều cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tính an toàn của cơ sở y tế trước tác động của biến đổi khí hậu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, từ 11/2018 đến 7/2019. Kết quả nghiên cứu: Có 22 bệnh viện (BV) được điều tra, gồm 4 nhóm: bệnh viện tuyến bộ ngành, tuyến thành phố, bệnh viện quận huyện công lập và bệnh viện tư nhân. Các bệnh viện đa số đạt các tiêu chí của bệnh viện an toàn về vị trí xây dựng và khả năng tiếp cận. Tuy nhiên, vẫn có một số BV không đạt về các tiêu chí của bệnh viện an toàn về thiết kế và kết cấu, chủ yếu là mật độ xây dựng (13,6%), về chống hỏa hoạn (18,2%), và chống động đất, gió bão ở cấp tối đa (18,2%). Các bệnh viện cũng có tỉ lệ không an toàn về tiêu chí phi kết cấu của bệnh viện an toàn về an toàn mái, trần và cửa ra vào, dao động từ 4,5% đến 22,7%. Các hệ thống kỹ thuật hạ tầng: điện, nước, khí vẫn còn có nơi chưa đạt. Ngoài ra, BV còn thiếu tài liệu thông tin giáo dục truyền thông cho người bệnh và nhân viên về những việc cần làm trong tình huống khẩn cấp/thảm họa (13,6%). Kết luận: Khảo sát sơ bộ tại 22 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh theo 4 nhóm: các bệnh viện thuộc tuyến bộ/ngành, các bệnh viện tuyến thành phố, tuyến quận huyện, tư nhân đang hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy mức độ đáp ứng về an toàn bệnh viện là chưa cao. Mức độ quan tâm của lãnh đạo bệnh viện về an toàn bệnh viện còn chưa cao. Từ khóa: bệnh viện an toàn, biến đổi khí hậu ABSTRACT ASSESSEMENT OF HOSPITAL SAFETY IN HO CHI MINH CITY IN RESPONSE TO CLIMATE CHANGE IN 2019 Dang Van Chinh, Pham Kim Anh, Phung Duc Nhat, Duong Thi Minh Tam * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 367 – 373 Background: Climate change caused an increase of extreme climate and natural calamity both in frequency and severity. Storm, flooding, drought, heavy rain, extreme hot, whirlwind are natural calamity that affect human health and community health and cause difficulties in admission to hospitals of patients(5). A study on assessment of hospitals’ infrastructure on its safety towards responding to affect of climate change on health is neccesary. Objective: Study the safety of health care facilities on affect of climate change. Method: descriptive sectional study, from November 2018 till July 2019. Results: there were 22 hospitals under studied, including 4 categories: central, city, district, private hospitals. Most of hospitals reached the standards of hospital’s safety on location and accessibility. However, there *Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh **Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: Ts.Phùng Đức Nhật ĐT: 0918103404, Email: nhatPhD@pnt.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 369 were some hostipals did not meet the requirement of standards for hospital safety on design and structure, mainly on construction density (13.6%), on fire safety (18.2%), and on safety about earthquake and storm on its maximum level (18,2%). Hospitals also did not meet the requirement of standards on non-structural criteria on safety of roof, ceiling, and doors with proprotion from 4.5% to 22.7%. The system of technical infrastructure such as electricity, water supply, gas supply did not meet requirement of standards in some hospitals. Besides, some hospitals were also lack of appropriate information and education materials for patients and health care staff to guide tham on what should they do in emergency cases and in disaster (13.6%). Conclusion: A preliminary study of 22 hospitals in Ho Chi Minh city in 4 categories: central, city, district, private hospitals found that hospital safety is not high as requested. Concern of leaders of hospitals on hospital safety is also not very high. Keywords: hospital safety, climate change ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một yếu tố nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới. Tác động của BĐKH lên sức khỏe cộng đồng thông qua ba phương cách: tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác động thông qua các yếu tố liên quan đến sự thay đổi kinh tế xã hội và hệ thống y tế(8). Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) dự báo các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Hạn hán và lũ lụt hiện đã là tác nhân chính gây ra các thảm hoạ liên quan đến khí hậu hiện đang liên tục gia tăng. Nhiệt độ tăng quá 2°C sẽ đẩy nhanh quá trình mực nước dâng lên, dẫn đến việc mất phần lớn nơi cư trú của người dân các nước như Bangladesh, Ai Cập và Việt Nam và nhấn chìm một số đảo quốc nhỏ(3). Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại về con người và sức khỏe cộng đồng, có thể tạo nên các khó khăn cho việc tiếp nhận điều trị của các bệnh viện(5). Với những tác động tiêu cực của BĐKH và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe tiềm ẩn tại thành phố Hồ Chí Minh việc tiến hành đánh giá điều kiện cơ sở vật chất khám chữa bệnh của các bệnh viện về tính an toàn trong việc ứng phó với tác động của BĐKH lên sức khỏe là điều cần thiết, từ đó kịp thời có các kế hoạch phòng chống và can thiệp hiệu quả. Câu hỏi nghiên cứu: Cơ sở hạ tầng y tế tại TP. Hồ Chí Minh có an toàn trong các tình huống do biến đổi khí hậu như thiên tai thảm họa? Mục tiêu Khảo sát tính an toàn của cơ sở y tế trước tác động của biến đổi khí hậu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Tất cả các bệnh viện tuyến bộ ngành, tuyến thành phố, bệnh viện quận huyện công lập và bệnh viện tư nhân đang hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh Dân số chọn mẫu Những bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân được chọn nghiên cứu Tiêu chí chọn vào Các bệnh viện thuộc tuyến bộ/ngành, các bệnh viện tuyến thành phố, tuyến quận huyện, tư nhân đang hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh. Tiêu chí loại ra Những cơ quan quản lý y tế, Trung tâm không giường bệnh, những bệnh viện tư nhân thuộc chuyên khoa thẩm mỹ và các bệnh viện/khu điều trị thuộc Sở Y tế quản lý nhưng đang hoạt động ngoài TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 370 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thời gian nghiên cứu Từ 11/2018 đến 7/2019. Địa điểm nghiên cứu Các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7/2019 chọn được 22 bệnh viện trong đó có bốn nhóm bệnh viện: bệnh viện trung ương, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện quận huyện, bệnh viện tư nhân. Phương pháp thu thập dữ liệu Tập huấn cho các thành viên nhóm nghiên cứu hiểu và nắm rõ phương pháp đánh giá bộ công cụ thu thập đánh giá tính an toàn của cơ sở y tế. Các cuộc đánh giá sẽ được thực hiện đồng thời bằng phương pháp điều tra mặt đối mặt và kết hợp với quan sát trực tiếp. Khảo sát tính an toàn của cơ sở y tế trước tác động của biến đổi khí hậu: Số liệu được thu thập thông qua bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa ban hành kèm theo Quyết định số 4695/QĐ – BYT ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bộ công cụ này được chỉnh sửa phù hợp với bối cảnh của Việt Nam theo bộ công cụ của Tổ chức Y tế Thế giới(5). Bộ công cụ gồm 4 nhóm tiêu chí lớn như sau: (1) Tiêu chí kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến trúc; (2) Tiêu chí phi kết cấu liên quan đến hệ thống trang thiết bị công trình đảm bảo cho người sử dụng; (3) Tiêu chí chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực; (4) Tiêu chí chức năng liên quan đến trang thiết bị. Xử lý và phân tích dữ kiện Tất cả bộ câu hỏi được rà soát và làm sạch số liệu trước khi nhập liệu. Thông tin bị thiếu sẽ được thu thập bổ sung thông qua điện thoại hoặc email. Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập số liệu. Sau khi hoàn thành nhập liệu sẽ chuyển toàn bộ số liệu sang phần mềm Stata 12.0 để phân tích số liệu. KẾT QUẢN Kết quả phân tích dữ liệu từ 22 bệnh viện đã điều tra được trình bày như sau. Bảng 1. Thông tin về phân loại bệnh viện (n=22) Loại bệnh viện Tần số Tỉ lệ Tuyến trung ương 2 9,1% Tuyến thành phố 10 45,5% Tuyến quận huyện 5 22,7% Chuyên khoa, tư nhân 5 22,7% Nghiên cứu có đủ 4 nhóm bệnh viện cần điều tra. Tỉ lệ cao nhất là bệnh viện tuyến thành phố (45,5%) (Bảng 1). Bảng 2. Các tiêu chí của bệnh viện an toàn về vị trí xây dựng và khả năng tiếp cận (n=22) Vị trí xây dựng công trình và khả năng tiếp cận các bệnh viện Đạt n, (%) Đạt chưa đầy đủ n, (%) Không đạt n, (%) a. Các công trình của bệnh viện không xây dựng ở những khu vực dễ gặp hiểm họa (Ví dụ: Gần sông, nhánh sông hay hồ nước có thể làm xói mòn móng của tòa nhà) 22 (100) b. Có biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các công trình của bệnh viện trong khu vực dễ gặp hiểm họa (Như xây dựng hệ thống thoát nước, đê bao, tường rào) 21 (95,5) 1 (4,5) c. Tiện lợi giao thông, và có đủ xe vận chuyển cấp cứu để có thể tiếp cận được cộng đồng (Quan sát thực địa; số xe cứu thương) 21 (95,5) 1 (4,5) d. Không ở gần nơi có nguy cơ ô nhiễm môi trường (quá ồn, khói bụi, hôi thối, ngập nước, gần đường xe lửa, kho hàng, sân chơi trẻ em, sân bay, nhà máy, nhà máy rác thải). 19 (86,4) 3 (13,6) e. Phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương 21 (95,5) 1 (4,5) f. Đường dẫn vào bệnh viện thông thoáng. 22 (100) g. Có nhiều hơn một tuyến đường dẫn đến bệnh viện, có lối vào và lối ra bệnh viện riêng biệt. 16 (72,7) 6 (27,3) h. Có bảng chỉ dẫn rõ ràng và được đặt ở các vị trí thích hợp & được chiếu sáng ban đêm 19 (86,4) 2 (9,1) 1 (4,5) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 371 Kết quả cho thấy vẫn còn bệnh viện chưa có biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các công trình của bệnh viện trong khu vực dễ gặp hiểm họa (4,5%) và có bệnh viện chưa có bảng chỉ dẫn rõ ràng và được đặt ở các vị trí thích hợp & được chiếu sáng ban đêm (4,5%). Tuy nhiên, 100% bệnh viện không xây dựng ở những khu vực dễ gặp hiểm họa (Ví dụ: Gần sông, nhánh sông hay hồ nước có thể làm xói mòn móng của tòa nhà). (Bảng 2). Bảng 3. Các tiêu chí của bệnh viện an toàn về thiết kế và kết cấu (n=22) Thiết kế Đạt n,(%) Đạt chưa đầy đủ n,(%) Không đạt n,(%) a. Các công trình của bệnh viện được thiết kế có hình dáng đơn giản và cân đối về chiều ngang và chiều dọc (VD: tổng thể tòa nhà có hình vuông hay hình chữ nhật) 21 (95,5) 1 (4,5) b. Mật độ xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 35% tổng diện tích đất. 12 (54,5) 7 (31,8) 3 (13,6) c. Các công trình bệnh viện ở gần khu vực có nguy cơ động đất thì phải tính toán để công trình đạt mức kháng chấn tối thiểu lớn hơn 1 cấp so với quy định cho khu vực địa lý đó 18 (81,9) 1 (4,5) 3 (13,6) d. Bố trí đường dốc có chiều dài không vượt quá 9m, có tay vịn ở những nơi phù hợp, độ dốc tối đa 12%, thuận tiện cho việc vận chuyển người bệnh nằm giường và cho người tàn tật sử dụng. 20 (91,9) 2 (9,1) e. Số tầng cao của các công trình trong bệnh viện phù hợp với quy hoạch của khu vực. 22 (100) Kết cấu a. Không có điểm nứt vỡ trên các thành phần của kết cấu (Không có các điểm nứt vỡ trên cột, dầm, sàn, tường chịu lực) 18 (81,8) 2 (9,1) 2 (9,1) b. Các kết cấu được xây dựng bằng các vật liệu có khả năng chịu lửa trong vòng 2h. 17 (77,3) 1 (4,5) 4 (18,2) c. Các thành phần về kết cấu của tòa nhà (móng, cột, dầm, sàn, kèo) được tính toán chống được động đất, gió bão ở cấp tối đa. 15 (68,2) 3 (13,6) 4 (18,2) d. Tường và cửa kính chịu được tốc độ gió bão cấp tối thiểu đạt cấp 12 (Sử dụng kính chịu lực an toàn, cửa đẩy ngang hoặc cửa lật..bản lề có khả năng cố định) 13 (59,1) 5 (22,7) 4 (18,2) Các kết quả không đạt là khá cao về các tiêu chí của bệnh viện an toàn về thiết kế và kết cấu, các vi phạm có thể kể: mật độ xây dựng (mức tỉ lệ vi phạm là 13,6%), có điểm nứt vỡ trên kết cấu (9,1%), kết cấu không được xây dựng bằng các vật liệu có khả năng chịu lửa trong vòng 2h (18,2%) và các kết cấu của tòa nhà (móng, cột, dầm, sàn, kèo) không được tính toán để có thể chống được động đất, gió bão ở cấp tối đa.. (18,2%), tường và kính cửa không chịu được gió bão tối đa (18,2%) (Bảng 3). Bệnh viện phải là nơi an toàn cho bệnh nhân khi có tình huống khẩn cấp, bão lũ, thiên tai, thảm họa. Mức độ chưa đảm bảo an toàn của các bệnh viện là khá cao. Mái nhà chưa tối ưu để chịu được sức gió (18,2%) hoặc với gió bão cấp 12 (13,6%). An toàn về cửa cũng chưa được coi trọng, với 22,7% không tuân thủ được qui định Khóa lắp trong các phòng bệnh nhân chỉ có thể sử dụng loại khóa từ bên ngoài hành lang để cho phép bệnh nhân thoát hiểm từ phòng chỉ thông qua một thao tác đơn giản, mà không cần dùng đến chìa khóa (Bảng 4). Bảng 4: Các tiêu chí phi kết cấu của bệnh viện an toàn về an toàn mái, trần và cửa ra vào (n=22) An toàn mái Đạt n,(%) Đạt chưa đầy đủ n,(%) Không đạt n,(%) a. Hệ thống mái được thiết kế để chịu được gió bão cấp 12 (Tiêu chuẩn cấp báo bão Việt Nam) 16 (72,7) 3 (13,6) 3 (13,6) b. Đối với các tòa nhà ở những khu vực hay bị bão sử dụng Mái bằng, Mái có độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 30° (tối ưu để chịu đựng được lực gió) 14 (63,6) 4 (18,2) 4 (18,2) c. Mái được liên kết chắc chắn và an toàn. 16 (72,8) 5 (22,7) 1 (4,5) An toàn trần a. Trần bê tông, không bị dột và nứt 19 (86,4) 3 (13,6) b. Các trần treo làm bằng các vật liệu không phải bê tông phải được liên kết chắc chắn và không có các dấu hiệu nứt hoặc bong tróc các mảng liên kết 17 (77,3) 4 (18,2) 1 (4,5) An toàn cửa và lối vào Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 372 An toàn mái Đạt n,(%) Đạt chưa đầy đủ n,(%) Không đạt n,(%) a. Các vật liệu làm cửa là các vật liệu chống được gió bão , chống cháy (VD: gỗ có sơn chống cháy, cửa sử dụng kính chịu lực) 15 (68,2 5 (22,7) 2 (9,1) b. Cửa phải được liên kết chắc chắn với khung cửa và tường và sử dụng bản lề cố định được 20 (91,9 2 (9,1) c. Cửa ra vào các phòng đảm bảo dễ đóng mở và có chốt an toàn 20 (91,9 1 (4,5) 1 (4,5) d. Khóa lắp trong các phòng bệnh nhân chỉ có thể sử dụng loại khóa từ bên ngoài hành lang để cho phép bệnh nhân thoát hiểm từ phòng chỉ thông qua một thao tác đơn giản, mà không cần dùng đến chìa khóa. 13 (59,1) 4 (18,2) 5 (22,7) e. Cửa lối ra cầu thang hay lối thoát hiểm được thiết kế luôn ở chế độ đóng và dễ mở ra ngoài khi cần thiết. 16 (72,7) 2 (9,1) 4 (18,2) f. Trên các cửa thoát hiểm cần có biển hướng dẫn như: LỐI THOÁT HIỂM/EXIT 20 (91,9) 2 (9,1) Bảng 5: Các tiêu chí phi kết cấu của bệnh viện an toàn liên quan đến hệ thống trang thiết bị công trình đảm bảo an toàn cho người sử dụng: các hệ thống kỹ thuật hạ tầng: điện, nước, khí (n=22) 1. Hệ thống điện Đạt n,(%) Đạt chưa đầy đủ n,(%) Không đạt n,(%) a. Nhà để máy phát điện được xây dựng chắc chắn và ở khu vực thuận tiện đảm bảo trong trường hợp xảy ra sự cố vẫn duy trì hoạt động. 16 (72,7) 4 (18,2) 3 (13,6) b. Máy phát điện có chế độ ngắt/chuyển mạch tự động 18 (81,8) 2 (9,1) 2 (9,1) c. Chiếu sáng đủ ở tất cả các khu vực của bệnh viện bao gồm cả sân bệnh viện 18 (81,9) 4 (9,1) - d. Đèn ở lối thoát hiểm phải sáng và có pin dự phòng 18 (81,9) 4 (9,1) - 2. Hệ thống cung cấp nước a. Bể chứa nước có sức chứa tối thiểu đáp ứng được nhu cầu trong vòng ba ngày. 13 (59,1) 6 (27,3) 3 (13,6) b. Có nguồn nước dự trữ: ví dụ như giếng, cơ sở cấp nước địa phương, bể nước di động hay xe cứu hỏa 15 (68,2) 4 (18,2) 3 (13,6) 3. Hệ thống khí y tế a. Nhà khí trung tâm cách ly với công trình chính, có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo an toàn cháy nổ. 16 (72,7) 3 (13,6) 3 (13,6) b. Bình chứa khí phải có niêm phong an toàn nguyên vẹn của nhà cung cấp, có tem quy định chủng loại khí. 19 (86,4) 1 (4,5) 2 (9,1) c. Ống dẫn khí y tế gắn trên tường phải có vỏ bảo vệ, có hướng chỉ chiều dòng khí. 19 (86,4) 1 (4,5) 2 (9,1) d. Có bình oxi dự trữ dùng trong trường hợp sơ tán người bệnh trong trường hợp khẩn cấp 17 (77,3) 3 (13,6) 2 (9,1) 4. Hệ thống thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp a. Có đèn chiếu sáng tại các lối thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp 16 (72,7) 5 (22,7) 1 (4,5) b. Các thiết bị chiếu sáng trong truờng hợp khẩn cấp, mất điện chung duy trì được độ chiếu sáng trong thời gian ít nhất 1 giờ 15 (68,2) 6 (27,3) 1 (4,5) c. Có bảng hướng dẫn thoát hiểm có đèn sáng. 15 (68,2) 5 (22,7) 2 (9,1) Bảng 6: Các tiêu chí phi kết cấu của bệnh viện an toàn liên quan đến an toàn và an ninh cho con người (n=22) An toàn và an ninh cho nhân viên và người bệnh Đạt n,(%) Đạt chưa đầy đủ n,(%) Không đạt n,(%) a. Các lối ra vào được chỉ dẫn chi tiết bởi các biển báo và đèn chiếu sáng 20 (90,9) 2 (9,1) b. Có bảo vệ tuần tra liên tục 24/24 giờ 21 (95,5) 1 (4,5) c. Có thiết bị camera theo dõi dọc hành lang và khu vực tập trung đông bệnh nhân trong bệnh viện 19 (86,4) 3 (13,6) d. Có đồ bảo hộ cá nhân (găng tay, khẩu trang và áo choàng) cho từng khu vực trong bệnh viện 17 (77,3) 5 (22,7) e. Có trang thiết bị khử khuẩn 19 (86,4) 2 (9,1) 1 (4,5) f. Có tài liệu thông tin giáo dục truyền thông cho người bệnh và nhân viên về những việc cần làm trong tình huống khẩn cấp/thảm họa 15 (68,2) 4 (18,2) 3 (13,6) Để bệnh viện hoạt động trong hoàn cảnh phải ứng phó các trường hợp khẩn cấp, các hệ thống kỹ thuật hạ tầng: điện, nước, khí, phải hoạt động tốt, ngay cả trong tình huống khẩn cấp. Mức độ không đạt các tiêu chí về điện (máy phát điện không có chế độ ngắt/chuyển mạch tự động) là 9,1%. Không có bể cấp nước (13,9%) và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 373 không có nguồn dự trữ nước (13,9%). Thậm chí, còn thiếu đèn chiếu sáng lối thoát hiểm (4,5%) và thiếu bảng hướng dẫn thoát hiểm có đèn sáng (9,1%) (Bảng 5). Khi xảy ra thảm họa, thiên tai việc đảm bảo an toàn cho con người gồm cả người bệnh và nhân viên y tế là rất quan trọng. kết quả của các bệnh viện là khá tốt, chỉ có 13,6% thiếu các tài liệu thông tin giáo dục truyền thông cho người bệnh và nhân viên về những việc cần làm trong tình huống khẩn cấp/thảm họa (Bảng 6). BÀN LUẬN Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh viện ở các vị trí có nguy cơ, chưa có biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các công trình của bệnh viện trong khu vực dễ gặp hiểm họa là 4,5%, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu về đánh giá tính dễ tổn thương của cơ sở y tế đối với thiên tai (bão, lụt và sạt lở đất) được tiến hành tại 4 Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum của tác giả Hà Văn Như với gần 51% cơ sở y tế nằm ở khu vực thấp hoặc gần sông, suối có nguy cơ ngập lụt và 18% ở vị trí có nguy cơ sạt lở đất(1). Về các yếu tố dễ bị tổn thương, dù vẫn còn tỉ lệ chưa đạt như (18,2%) bệnh viện có các kết cấu của tòa nhà không thể chống được động đất, gió bão ở cấp tối đa, Và 18,2% bệnh viện có tường và kính cửa không chịu được gió bão tối đa. Con số này vẫn thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Ánh tại 7 bệnh viện huyện và thành phố tỉnh Quảng Bình cho thấy 100% bệnh viện đều không đảm bảo an toàn khi có tình huống khẩn cấp và thảm họa xảy ra. Có nhiều yếu tố dễ bị tổn thương đang tồn tại ở hầu hết các bệnh viện(2). Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh hiếm có khả năng gặp gió, bão nguy cấp như Quảng Bình. Một số tiêu chí về kết cấu và phi kết cấu chưa đạt, như mái nhà chưa tối ưu để chịu được sức gió (18,2%) hoặc với gió bão cấp 12 (13,6%). An toàn về cửa: có 22,7% không tuân thủ qui định Khóa lắp trong các phòng bệnh nhân cho phép bệnh nhân thoát hiểm qua một thao tác đơn giản, không cần đến chìa khóa. Một nghiên cứu do Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện năm 2016 cũng cho thấy việc ứng phó tác động của biến đổi khí hậu nhóm bệnh viện ngoại thành có số lượng tiêu chí đạt cao hơn nhóm bệnh viện nội thành, cụ thế nhóm tiêu chí kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến trúc thì bệnh viện huyện Củ Chi đạt 100%, bệnh viện huyện Nhà Bè đạt 93,2%, trong khi đó bệnh viện tuyến nội thành đạt cao nhất 77,9%(6). Bênh viện cần chuẩn bị sẵn sàng cho ứng phó các trường hợp khẩn cấp. Các hệ thống kỹ thuật hạ tầng: điện, nước, khí, phải hoạt động tốt, ngay cả trong tình huống khẩn cấp. Nghiên cứu này phát hiện tỉ lệ không đạt do máy phát điện không có chế độ ngắt/chuyển mạch tự động là 9,1%. Không có bể cấp nước (13,9%) và không có nguồn dự trữ nước (13,9%). Thiếu đèn chiếu sáng lối thoát hiểm (4,5%), thiếu bảng hướng dẫn thoát hiểm có đèn sáng (9,1%). Nghiên cứu năm 2011 về sự chuẩn bị của bệnh viện trong việc ứng phó các trường hợp khẩn cấp ở Mỹ (lấy số liệu năm 2008), gần như tất cả các bệnh viện đã có kế hoạch đáp ứng cho chất thải hoá học, thiên tai, dịch bệnh, và sự cố sinh học. Do đó xây dựng một bệnh viện an toàn trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa là điều cấp thiết trong xã hội hiện đại(4). Đánh giá về tiêu chí phi kết cấu của bệnh viện an toàn liên quan đến an toàn và an ninh cho con người cho thấy tỉ lệ đạt chưa đầy đủ hoặc chưa đạt vẫn còn yếu về chiếu sáng cho thoát hiểm, bảo vệ tuần tra liên tục 24/24, thiếu camera. Về vật dụng, còn thiếu đồ bảo hộ cá nhân theo từng khu vực, trang thiết bị khử khuẩn, tài liệu hướng dẫn cách ứng phó cho con người khi có tình huống khẩn cấp/thảm họa. Các yếu tố này có thể làm cho bệnh viện ngưng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Tại khu vực châu Mỹ, người ta ước tính rằng một bệnh viện không hoạt động sẽ khiến 200.000 người không được chăm sóc sức khỏe. Các biện pháp can thiệp ngăn chặn sự tổn thất về chức năng sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với việc khắc phục hậu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 374 quả của cả bệnh viện sau thảm họa. Do đó, điều quan trọng là phải xác định mức độ an toàn của bệnh viện nếu thảm họa xảy ra(7). KẾT LUẬN Ở nhiều quốc gia, bệnh viện (BV) là nơi trú ẩn cuối cùng cho các nạn nhân gặp thiên tai cần sự chăm sóc. Tuy nhiên, tư liệu ghi nhận cho thấy các cơ sở y tế và nhân viên y tế là một trong những thương vong lớn của các trường hợp khẩn cấp, thiên tai và các cuộc khủng hoảng khác. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra chương trình bệnh viện an toàn nhằm đảm bảo các mục tiêu như: cho phép các bệnh viện hoạt động liên tục và cung cấp mức độ chăm sóc sức khỏe thích hợp và bền vững trong và sau các trường hợp khẩn cấp và thiên tai, bao gồm cả biến đổi khí hậu. Bệnh viện cũng phải đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo có sẵn để cung cấp điều trị một cách chất lượng và công bằng cho những thương vong và số người sống sót trong trường hợp khẩn cấp, thiên tai và các cuộc khủng hoảng khác. Khảo sát sơ bộ tại 22 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh theo 4 nhóm: các bệnh viện thuộc tuyến bộ/ngành, các bệnh viện tuyến thành phố, tuyến quận huyện, tư nhân đang hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh cho thấy mức độ đáp ứng về an toàn bệnh viện là chưa cao. Kết quả không đạt là khá cao về các tiêu chí của bệnh viện an toàn về thiết kế và kết cấu. Các kết cấu có thể không an toàn trong tình huống lửa cháy, chống động đất, gió bão. Các thiết kế và kết cấu của mái nhà, trần nhà, các cửa và lối ra vào cũng chưa đảm bảo an toàn hoàn toàn. Một số bệnh việc chưa đạt mức an toàn với các hệ thống kỹ thuật hạ tầng: điện, nước, khí Thậm chí, còn thiếu đèn chiếu sáng lối thoát hiểm và thiếu bảng hướng dẫn thoát hiểm có đèn sáng. Bệnh viện cũng thiếu các tài liệu thông tin giáo dục truyền thông cho người bệnh và nhân viên về những việc cần làm trong tình huống khẩn cấp/thảm họa. Những thiếu sót dễ khắc phục như nêu trên cho thấy mức độ quan tâm của lãnh đạo bệnh viện về an toàn bệnh viện còn chưa cao. KIẾN NGHỊ Theo Quyết định số 4695/QĐ-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, các bệnh viện cần định kỳ rà soát và báo cáo về an toàn bệnh viện. Việc này cần được chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc. Cần sự quan tâm cao hơn của lãnh đạo bênh viện trong công tác đảm bảo an toàn bệnh viện. Đưa văn hóa an toàn bệnh viện thành một tiêu chí phấn đấu của bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Văn Như (2011). "Đánh giá thiệt hại cơ sở y tế do bão Ketsana, tháng 9 năm 2009 tại bốn tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên". Tạp chí Y học Thực hành, 9(782):54-56. 2. Lê Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Quang Huy, Vũ Quang Hiếu và cộng sự (2016). "Đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa tại tỉnh Quảng Bình năm 2015". Y học Thành Phố Hồ Chí Minh - Chuyên đề Y tế Công cộng, 5(S20):402- 411. 3. Ling HY, Huaiping Z, Nawi Ng, Ching NL, Joacim R (2012). "Forecast of Dengue Incidence Using Temperature and Rainfall". PLoS Negl Trop Dis, 6(11):e1908. 4. Richard WN, Iris MS (2011). "Hospital Preparedness for Emergency Response: United States, 2008". National Health Statistics Reports, 37:1-16. 5. Tran ND (2015). "Characterizing the relationship between temperatureand mortality in tropical and subtropical cities: a distributed lag non-linear model analysis in Hue, Viet Nam, 2009 2013". Global Health Action, pp.34-76. 6. Viện Y tế công cộng TP. HCM (2016). "Đánh giá sơ bộ tác động của biến đổi khí hậu lên các vấn đề sức khỏe một số quận huyện tại thành phố Hố Chí Minh ". Đề Tài Cấp Thành phố Hồ Chí Minh, pp.12-98. 7. WHO (2008). "Hospital safety index guide for evaluators". World Health Organization, p.13-15. 8. Woodward A, Smith KR, Campbell-Lendrum D (2014). "Climate change and health: on the latest IPCC report". Lancet, 383(9924):1185-9. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tinh_an_toan_cua_co_so_y_te_tp_ho_chi_minh_truoc_ta.pdf
Tài liệu liên quan