Đánh giá thực trạng quản lí phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Hồng Hải

Tài liệu Đánh giá thực trạng quản lí phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Hồng Hải: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 10-16; 40 10 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyễn Hồng Hải - Trường Trung cấp Bách Nghệ Hà Nội Ngày nhận bài: 07/01/2019; ngày sửa chữa:19/01/2019; ngày duyệt đăng: 25/01/2019. Abstract: Teachers are the ones who directly decide on the quality of education and training of the schools. Therefore, if the managing pedagogical competency development for teachers at professional intermediate schools in Hanoi city are effective, it will contribute to the development of the country’s education system. Study on status of teachers’ pedagogical competency and managing pedagogical competency development for teachers is an urgent issue to promote the achieved results, advantages and at the same time find the cause to solve the remaining limitations in managing pedagogical competency development for teachers in professional inte...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng quản lí phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Hồng Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 10-16; 40 10 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyễn Hồng Hải - Trường Trung cấp Bách Nghệ Hà Nội Ngày nhận bài: 07/01/2019; ngày sửa chữa:19/01/2019; ngày duyệt đăng: 25/01/2019. Abstract: Teachers are the ones who directly decide on the quality of education and training of the schools. Therefore, if the managing pedagogical competency development for teachers at professional intermediate schools in Hanoi city are effective, it will contribute to the development of the country’s education system. Study on status of teachers’ pedagogical competency and managing pedagogical competency development for teachers is an urgent issue to promote the achieved results, advantages and at the same time find the cause to solve the remaining limitations in managing pedagogical competency development for teachers in professional intermediate schools in Hanoi city nowadays. It aims to build a team of high quality teachers, contributing to improving the effectiveness of education and training during the period of international integration. Keywords: Pedagogical competency, pedagogical competency development, managing pedagogical competency development, professional intermediate schools. 1. Mở đầu Ở bất kì đất nước nào, trong bất kì giai đoạn nào, giáo dục luôn được khẳng định với vai trò vượt trội trong việc phát triển đất nước, và giáo viên luôn là yếu tố chủ chốt của nền giáo dục. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để phát triển đội ngũ nhà giáo, trong đó có đội ngũ giáo viên ở các trường trung cấp (TTC). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, xác định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT là một nhiệm vụ cấp bách của tầm nhìn tổng thể về phát triển đất nước” [1; tr 130-131]. Để phát huy tối đa vai trò của giáo viên trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục dạy nghề tại các TTC, các cơ quan quản lí giáo dục đã thường xuyên quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, phát triển, hoàn thiện năng lực sư phạm (NLSP) cho giáo viên nói riêng và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao về GD-ĐT, hoạt động quản lí phát triển NLSP cho giáo viên đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại của hoạt động quản lí phát triển NLSP cho giáo viên biểu hiện trên nhiều phương diện, từ nhận thức thực tiễn; quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung; chỉ đạo giáo viên tự phát triển NLSP; phương thức phát triển NLSP... đến quản lí môi trường và điều kiện phát triển NLSP cho giáo viên; giám sát, kiểm tra kết quả phát triển NLSP cho giáo viên... Vì vậy, khi nghiên cứu về NLSP cần phải đo lường, lượng hóa được những vấn đề cốt lõi về NLSP, về kết quả quản lí phát triển NLSP cho giáo viên, từ đó chỉ rõ thuận lợi, khó khăn, có căn cứ đề xuất giải pháp phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của việc quản lí phát triển NLSP cho giáo viên ở TCC trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay, để xây dựng đội ngũ nhà giáo, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT của nhà trường trong tình hình mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực sư phạm của giáo viên các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội Các TTC là trường dạy nghề trực thuộc Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội. Mục tiêu của các TTC là đào tạo lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ chuyên môn nghề nghiệp; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, các TTC hướng tới hình thành và phát triển nhân cách con người, nhân cách nghề nghiệp phù hợp với sự phát triển trong từng giai đoạn lịch sử của xã hội. Sau quá trình học tập tại trường, học sinh phải có cả tri thức, kĩ năng và thái độ, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hiện nay, mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề phát triển rộng khắp ở các quận, huyện của TP. Hà Nội. Số lượng các cơ sở đào tạo nghề tăng lên đáng kể, trong đó có các TTC. Ngoài ra, một số trường đại học, trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, cơ sở sản xuất kinh doanh,... cũng tham gia đào tạo nghề. Các trình độ đào tạo gồm cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Theo thống kê của Tổng Cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 4/2017, khi UBND TP. Hà Nội ra Quyết định số 2230/QĐ-UBND về việc chuyển giao VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 10-16; 40 11 chức năng, nhiệm vụ quản lí nhà nước các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ Sở GD-ĐT sang Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lí, cả nước có 1.989 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 409 trường cao đẳng nghề, 583 trung cấp nghề. Trong đó, toàn TP. Hà Nội có 88 TTC nghề. Đây được xem là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lao động có tay nghề tham gia phát triển KT-XH của đất nước. Đội ngũ giáo viên ở các TTC chuyên nghiệp có cơ cấu số lượng và chất lượng không đồng đều. Chất lượng giáo viên không đồng đều là do việc tuyển dụng của TTC thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau, từ những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, từ những giáo viên của các trường khác, từ những người lao động trực tiếp có trình độ cao... với trình độ chuyên môn, vốn sống, độ trải nghiệm trong thực tiễn khác nhau. Bên cạnh đó, do cơ cấu tổ chức, biên chế của từng trường nên lực lượng giáo viên ở các trường có số lượng khác nhau, phụ thuộc vào quy mô của chính trường đó. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ nghề, nên giáo viên ở các TTC tăng nhanh về số lượng, chất lượng, từng bước được nâng lên về chuẩn trình độ đào tạo, kĩ năng nghề và NLSP. Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND đã chỉ rõ phương hướng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, đó là: “Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn trình độ đào tạo về lí thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm và kĩ năng dạy nghề...” [2; tr 4]. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các TTC đều có chương trình phát triển NLSP cho giáo viên, bao gồm các nội dung về bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, chuyên môn; các nội dung cập nhật sự phát triển mới về giáo dục, phương pháp dạy học hiện đại; các nội dung thực hành rèn luyện tay nghề sư phạm cho giáo viên trẻ, giáo viên dạy thực hành được mời từ cơ sở sản xuất... Hơn nữa, phát triển năng lực cho giáo viên được thực hiện theo vị trí, chức trách của từng đối tượng giáo viên; theo yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy cụ thể (dạy lí thuyết, dạy thực hành); theo yêu cầu đổi mới GD-ĐT hiện nay để giúp giáo viên tự tin trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. 2.2. Thực trạng quản lí phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội Nghiên cứu về quản lí phát triển NLSP cho giáo viên, năm 2017 tác giả đã khảo sát đối với 80 cán bộ, 140 giáo viên ở các TTC: Trường Trung cấp Bách Nghệ Hà Nội; Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội; Trường Trung cấp Công nghiệp Hà Nội; Trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội; Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội; Trường Trung cấp Y Dược Hà Nội, kết quả thu được cho thấy: 2.2.1. Quản lí thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội đã quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và không ngừng nâng cao chất lượng, nhằm mục tiêu “Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên đến năm 2020 có ít nhất 30% giáo viên ở các TTC chuyên nghiệp, trung cấp nghề và 50% giáo viên ở các trường cao đẳng nghề có trình độ thạc sĩ trở lên...” [3; tr 51]. Để nâng cao NLSP cho giáo viên ở các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội, các TTC đã từng bước xây dựng tiêu chí để đánh giá việc phát triển NLSP cho giáo viên đảm bảo theo chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ. Các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội cũng đã lựa chọn các phương pháp phù hợp để thực hiện kế hoạch, đồng thời bổ sung, điều chỉnh để đảm bảo việc phát triển NLSP cho giáo viên đạt hiệu quả thiết thực. Tuy quá trình thực hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, song bước đầu đã mang lại kết quả tương đối tốt. Cụ thể như sau (xem bảng 1): Bảng 1. Đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về thực hiện kế hoạch phát triển NLSP cho giáo viên TT Nội dung thực hiện kế hoạch phát triển NLSP cho giáo viên ĐT KS Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1. Hình thành bộ máy và phân công lực lượng phụ trách phù hợp trong thực hiện kế hoạch phát triển NLSP cho giáo viên CB 24 30,0 48 60,0 8 10,0 0 0 GV 37 26,4 85 60,7 18 12,8 0 0 2. Hình thành mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân phụ trách hoạt động phát triển NLSP cho giáo viên CB 26 32,5 48 60,0 6 7,5 0 0 GV 43 30,7 83 59,3 14 10,0 0 0 3. Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận, thành viên CB 27 33,7 49 61,3 4 5,0 0 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 10-16; 40 12 trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển NLSP cho giáo viên GV 44 31,4 85 60,7 11 7,9 0 0 4. Xác lập cơ chế phối hợp, hỗ trợ khi thực hiện trách nhiệm giữa các bộ phận, các thành viên trong phát triển NLSP cho giáo viên CB 22 27,5 49 61,3 9 11,2 0 0 GV 32 22,9 91 65,0 17 12,1 0 0 5. Xây dựng quy chế, phân công và phối hợp trách nhiệm rõ ràng trong từng bộ phận thực hiện nhiệm vụ phát triển NLSP cho giáo viên CB 21 26,3 50 62,5 9 11,2 0 0 GV 35 25,0 78 55,7 27 19,3 0 0 (Chú thích: ĐTKS: Đối tượng khảo sát; CB: Cán bộ; GV: Giáo viên) Bảng số liệu cho thấy đánh giá về việc thực hiện kế hoạch phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC được cán bộ quản lí, giáo viên đánh giá tương đối tốt. Kết quả đánh giá ở mức tốt với các nội dung dao động từ 23-33%, ở mức khá dao động từ 56-65%, ở mức trung bình là từ khoảng 5-10%. Nội dung (5) có mức độ đánh giá việc thực hiện của giáo viên cao hơn các nội dung khác (19,3%), điều này chứng tỏ việc xây dựng quy chế, phân công phối hợp trách nhiệm trong các bộ phận thực hiện nhiệm vụ phát triển NLSP cho giáo viên chưa thật sự hiệu quả, vì vậy các chủ thể quản lí cần quan tâm hơn đến vấn đề này. Các nội dung đều không bị đánh giá ở mức yếu kém, đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc triển khai thực hiện quản lí phát triển NLSP cho giáo viên. 2.2.2. Quản lí thực hiện nội dung phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp Quản lí thực hiện nội dung phát triển NLSP cho giáo viên bao quát toàn diện NLSP của giáo viên, chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lí và giáo viên phải thực hiện nhiều nội dung chi tiết cụ thể. Quản lí thực hiện nội dung phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội trong những năm qua đã phản ánh được những vấn đề cốt lõi trong phát triển NLSP cho giáo viên, cụ thể như: xử lí tình huống sư phạm, giao tiếp sư phạm, phương pháp dạy học tiên tiến, kĩ năng tổ chức và quản lí lớp học, hiểu biết về tâm lí học sinh... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế. Để hiểu rõ hơn về nội dung phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC, kết quả nghiên cứu bảng đánh giá về việc thực hiện nội dung phát triển NLSP cho giáo viên cho thấy (xem bảng 2): Bảng 2. Đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về quản lí thực hiện nội dung phát triển NLSP cho giáo viên TT Nội dung quản lí ĐT KS Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Quản lí phát triển năng lực thiết kế dạy học CB 29 36,3 44 55,0 7 8,7 0 0 GV 58 41,4 70 50,0 12 8,6 0 0 2 Quản lí phát triển năng lực tiến hành dạy học CB 28 35,0 45 56,3 7 8,7 0 0 GV 56 40,0 73 52,1 11 7,9 0 0 3 Quản lí phát triển năng lực kiểm tra, đánh giá dạy học CB 27 33,7 43 53,8 10 12,5 0 0 GV 57 40,7 71 50,7 12 8,6 0 0 4 Quản lí phát triển năng lực quản lí dạy học CB 29 36,3 42 52,5 9 11,2 0 0 GV 55 39,3 76 54,3 9 6,4 0 0 5 Quản lí phát triển năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh CB 26 32,5 41 51,3 13 16,2 0 0 GV 53 37,9 71 50,7 16 11,4 0 0 6 Quản lí phát triển năng lực giao tiếp sư phạm CB 26 32,5 44 55,0 10 12,5 0 0 GV 50 35,7 81 57,9 9 6,4 0 0 7 Quản lí phát triển năng lực cảm hóa học sinh CB 28 35,0 45 56,3 7 8,7 0 0 GV 51 36,4 78 55,7 11 7,9 0 0 8 Quản lí phát triển năng lực đối xử khéo léo sư phạm CB 27 33,7 43 53,8 10 12,5 0 0 GV 53 37,9 75 53,6 12 8,5 0 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 10-16; 40 13 Kết quả đánh giá về quản lí thực hiện nội dung phát triển NLSP cho giáo viên ở trên đã cho biết việc thực hiện tương đối tốt. Mức độ thực hiện tốt với các nội dung dao động từ 33-40%. Tỉ lệ trung bình khá thấp, chủ yếu dao động ở khoảng từ 7-10%, tuy nhiên nội dung đối xử khéo léo sư phạm, năng lực giao tiếp hay việc dạy học có kết quả đánh giá chưa thực tốt, thể hiện qua mức độ đánh giá ở mức trung bình có tỉ lệ khá cao. Các nội dung đều không bị đánh giá ở mức yếu kém. Qua bảng số liệu nghiên cứu, việc thực hiện quản lí nội dung phát triển NLSP cho giáo viên ở TTC trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hiệu quả tương đối tốt, nhưng vẫn còn một số những hạn chế nhất định. Nhằm khắc phục những hạn chế này, tháng 3/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT- BLĐTBXH quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Việc thực hiện thông tư này đã khuyến khích giáo viên phát triển NLSP của chính mình. Tuy nhiên, các nội dung vẫn nặng về mặt lí thuyết, ít chú ý đến hình thành kĩ năng thực hành cho giáo viên, đặc biệt là các nội dung phát triển năng lực về cảm hóa học sinh, năng lực đối xử khéo léo sư phạm... Phát triển NLSP cho giáo viên bao gồm rất nhiều nội dung, cần phải được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên với nhiều cách thức, biện pháp khác nhau và phải hướng vào thực hiện các nội dung cụ thể. Các cấp quản lí giáo dục ở các TTC cần nghiên cứu, nắm chắc quy định của ngành Giáo dục để xác định nội dung quản lí cho phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và yêu cầu đổi mới toàn diện GD-ĐT hiện nay. 2.2.3. Quản lí phương thức phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp Phương thức phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội được quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTB&XH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rất phong phú, đa dạng. Ví dụ như quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, sàng lọc, thải loại... Quản lí phương thức phát triển NLSP cho giáo viên đã được ngành Giáo dục, các cơ quan quản lí nhà nước và các TTC xác định rõ ràng để hoàn thiện cách thức đánh giá, phân loại giáo viên, từ đó quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức, kĩ năng sư phạm và NLSP nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn đào tạo ở nhà trường trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT hiện nay. Số liệu nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên khá tương đồng với nhau. Kết quả đánh giá ở mức độ thực hiện “tốt” với các nội dung dao động từ 18-22,5%. Mức đánh giá thực hiện ở mức độ khá dao động từ 62-71,3%. Mức thực hiện đạt mức đánh giá trung bình dao động chủ yếu ở khoảng 8-10%, nhưng ở nội dung quản lí phương thức phát triển này thì xuất hiện mức độ thực hiện bị đánh giá là yếu kém, tỉ lệ này dao động ở mức 2,5-6,2%, trong đó nội dung “Giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo viên tự lựa chọn cách thức phát triển NLSP của bản thân theo chuẩn NLSP đã được quy định” có tới 6,2% ý kiến cán bộ quản lí, 6,4% ý kiến giáo viên đánh giá là yếu kém. Đây là vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lí nhà trường cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa trong việc xây dựng phương thức quản lí phát triển NLSP cho giáo viên. Bảng 3. Đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về phương thức phát triển NLSP của giáo viên TT Phương thức phát triển NLSP ĐT KS Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo hướng phát triển NLSP CB 17 21,2 53 66,3 8 10,0 2 2,5 GV 25 17,9 94 67,1 14 10,0 7 5,0 2 Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên theo tố chất, năng khiếu và đặc điểm tâm, sinh lí, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên CB 18 22,5 57 71,3 3 3,7 2 2,5 GV 26 18,6 95 67,9 13 9,2 6 4,3 3 Bổ nhiệm, luân chuyển, sàng lọc thải loại giáo viên theo mức độ phát triển phẩm chất và NLSP CB 18 22,5 53 66,3 7 8,7 2 2,5 GV 26 18,7 93 66,3 13 9,3 8 5,7 4 Chỉ đạo, định hướng cho giáo viên tự học, tự rèn luyện để phát triển NLSP theo chuẩn nghề nghiệp CB 17 21,3 54 67,5 6 7,5 3 3,7 GV 27 19,3 92 65,7 14 10,0 7 5,0 5 Giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo viên tự lựa chọn cách thức phát triển NLSP của bản thân theo chuẩn NLSP đã được quy định CB 17 21,3 49 61,3 9 11,2 5 6,2 GV 27 19,3 90 64,3 14 10,0 9 6,4 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 10-16; 40 14 Tuy còn một số nội dung chưa như mong muốn nhưng những kết quả đã đạt được thể hiện sự quan tâm, sâu sát của cán bộ quản lí nhà trường trong việc xem xét, phân loại giáo viên một cách chi tiết, để giúp giáo viên tự ý thức nâng cao NLSP nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo của nhà trường trong tình hình mới. 2.2.4. Quản lí môi trường và điều kiện phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp Điều kiện và môi trường ở các TTC được cán bộ quản lí giáo dục ở các cấp xem là yếu tố rất quan trọng để phát triển NLSP cho giáo viên. Do vậy, cán bộ quản lí ở các TTC luôn quan tâm đến các điều kiện của nhà trường để tác động đến hoạt động tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách; nâng cao trình độ, kĩ năng và năng lực toàn diện của giáo viên trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT hiện nay. Những nội dung quản lí môi trường và điều kiện phát triển NLSP cho giảng viên được thể hiện cụ thể ở dưới đây (xem bảng 4). Số liệu nghiên cứu cho thấy, việc quản lí môi trường, điều kiện phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội chưa thực sự tốt. Việc thực hiện được đánh giá ở mức độ tốt chỉ chiếm tỉ lệ từ 6,2-10%, nội dung khuyến khích giáo viên hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỉ lệ cao hơn, đạt mức 17,5% và nội dung nhà trường xử lí bầu không khí sư phạm đạt mức 12,5%, đây là 2/6 nội dung được đánh giá tốt ở mức cao hơn những nội dung khác. Mức “khá” cũng xoay quanh tỉ lệ từ 17,9-22,5%; tỉ lệ đánh giá việc thực hiện ở mức “trung bình” là 60,0-68,8%; tỉ lệ đánh giá ở mức độ “yếu” chiếm từ 3,7-7,9%. Tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lí có nhận định việc chỉ đạo, định hướng xây dựng môi trường sư phạm còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Nhà trường và các cơ quan quản lí cần có biện pháp để nâng cao chất lượng môi trường sư phạm giúp giáo viên phát triển NLSP đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2.2.5. Giám sát, kiểm tra kết quả phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp Giám sát, kiểm tra kết quả phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC là một trong những nội dung quan trọng của quản lí, đảm bảo cho các công việc được xem xét chính xác, cụ thể, tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học được giao. Để làm rõ hơn thực trạng việc giám sát kiểm tra kết quả phát triển NLSP cho giáo viên ở TTC ta nghiên cứu bảng sau (xem bảng 5). Bảng 4. Đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về quản lí môi trường, điều kiện phát triển NLSP cho giáo viên TT Nội dung ĐT KS Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Nhà trường thường xuyên chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng môi trường sư phạm để tạo thuận lợi phát triển NLSP cho giáo viên CB 7 8,8 18 22,5 52 65,0 3 3,7 GV 13 9,3 26 18,6 93 66,4 8 5,7 2 Nhà trường luôn phối hợp với các Sở, Ban ngành của thành phố để xây dựng môi trường, điều kiện làm việc tốt cho giáo viên phát triển NLSP CB 5 6,2 17 21,3 52 65,0 6 7,5 GV 12 8,5 25 17,9 92 65,7 11 7,9 3 Chỉ đạo, định hướng cho giáo viên phối hợp tốt với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả cụ thể CB 8 10,0 18 22,5 51 63,8 3 3,7 GV 12 8,6 28 20,0 92 65,7 8 5,7 4 Nhà trường luôn quan tâm tới môi trường sư phạm để làm tốt công tác quản lí giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo viên phát triển NLSP CB 8 10,0 15 18,8 54 67,5 3 3,7 GV 14 10,0 25 17,9 93 66,4 8 5,7 5 Nhà trường luôn quan tâm xây dựng bầu không khí sư phạm, dân chủ để tạo môi trường tốt nhất cho giáo viên phát triển NLSP theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay CB 10 12,5 18 22,5 48 60,0 4 5,0 GV 15 10,7 28 20,0 90 64,3 7 5,0 6 Khuyến khích giáo viên phấn đấu để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy trong điều kiện môi trường sư phạm thuận lợi cũng như khó khăn CB 14 17,5 15 18,8 48 60,0 3 3,7 GV 14 10,0 26 18,6 92 65,7 8 5,7 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 10-16; 40 15 Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng thực hiện nội dung giám sát, kiểm tra kết quả phát triển NLSP cho giáo viên được đánh giá ở mức tốt dao động từ 20-26,2%, ở mức độ khá là khoảng hơn 60%, ở mức độ trung bình dao động từ 7,5-10%, và ở mức độ yếu kém là 3,7-6,4%. So với các nội dung khác, tỉ lệ đánh giá ở mức trung bình nhỏ hơn, nhưng lại vẫn tồn tại nội dung bị đánh giá là yếu kém. Những con số này yêu cầu cho cán bộ quản lí ở các TTC phải suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế, từ đó xây dựng biện pháp quản lí hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá tốt nhất, nhằm thúc đẩy công tác quản lí phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội luôn đi đúng hướng, đạt hiệu quả thiết thực. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lí phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong quá trình phát triển, các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội luôn bám sát các yêu cầu, chỉ thị của các cấp quản lí để xây dựng chương trình GD-ĐT và xây dựng đội ngũ giáo viên một cách chủ động, tích cực. Do vậy, về cơ bản đội ngũ giáo viên các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội có phẩm chất và năng lực tốt, đáp ứng tiêu chí chuẩn chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể, những kết quả đáng khích lệ có thể kể như sau: Một là, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí phát triển NLSP cho giáo viên. Trong những năm vừa qua, các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội đã triển khai xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí phát triển NLSP cho giáo viên. Các biện pháp được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, đảm bảo phát triển NLSP cho giáo viên theo mục tiêu đã đề ra. Hai là, quản lí đánh giá NLSP của giáo viên. Bộ tiêu chí về NLSP của giáo viên được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra, nhằm đánh giá chính xác năng lực của giáo viên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới GD-ĐT trong bối cảnh hiện nay. Ba là, quản lí các đối tượng được phát triển phẩm chất và năng lực. Các TTC đã bám sát quy định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về quản lí đối tượng phát triển, từ đó phân tích, đánh giá chính xác tình hình đội ngũ giáo viên, đặc điểm về NLSP của từng giáo viên để đưa ra các biện pháp bồi dưỡng, phát triển NLSP cho họ. Đồng thời, chỉ đạo, khuyến khích từng giáo viên tự bồi dưỡng và tự đánh giá NLSP của mình một cách khách quan, chính xác. Bốn là, xây dựng phương thức quản lí phát triển NLSP cho giáo viên. Các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội Bảng 5. Đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên về thực trạng giám sát, kiểm tra kết quả phát triển NLSP cho giáo viên TT Nội dung giám sát, kiểm tra kết quả phát triển NLSP cho giáo viên ĐT KS Kết quả thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Nhà trường đã xây dựng tiêu chí, phương pháp, hình thức giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển NLSP cho giáo viên CB 20 25,0 50 62,5 6 7,5 4 5,0 GV 32 22,9 87 62,1 14 10,0 7 5,0 2 Cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp với Khoa giáo viên để giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí phát triển NLSP cho giáo viên theo chuẩn chuyên môn nghiệp vụ CB 19 23,7 51 63,8 6 7,5 4 5,0 GV 28 20,0 89 63,6 14 10,0 9 6,4 3 Nhà trường đã phối hợp với các lực lượng có liên quan trong và ngoài nhà trường để giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển NLSP cho giáo viên CB 20 25,0 48 60,0 8 10,0 4 5,0 GV 28 20,0 90 64,3 13 9,3 9 6,4 4 Thường xuyên tổ chức các hoạt động sơ, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động phát triển NLSP cho giáo viên CB 20 25,0 49 61,3 8 10,0 3 3,7 GV 31 22,1 91 65,0 11 7,9 7 5,0 5 Phát huy tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ quản lí, giáo viên trong tự giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí phát triển NLSP cho giáo viên CB 21 26,2 47 58,8 8 10,0 4 5,0 GV 29 20,7 90 64,3 12 8,6 9 6,4 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 10-16; 40 16 đã chủ động đề xuất các phương thức chỉ đạo việc quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên một cách phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn GD-ĐT của nhà trường. Năm là, quản lí môi trường phát triển NLSP cho giáo viên. Các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội luôn hoàn thiện môi trường sư phạm tích cực để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phấn đấu vươn lên trong công tác, học tập, rèn luyện nhằm hoàn thiện NLSP của bản thân. Từng cán bộ quản lí, giáo viên của nhà trường có trách nhiệm tạo ra môi trường lành mạnh, góp phần phát triển NLSP cho giáo viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện hiện nay. Sáu là, giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển NLSP cho giáo viên. Các TTC, cán bộ quản lí thường xuyên chỉ đạo cho các cơ quan chức năng làm tốt công tác giám sát, triển khai kiểm tra, đánh giá kết quả quản lí phát triển NLSP cho giáo viên của nhà trường, bảo đảm khách quan, công tâm, từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho giáo viên phấn đấu vươn lên trong công tác, học tập, rèn luyện để đáp ứng ngày càng tốt hơn các tiêu chí về NLSP của giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 2.3.2. Những hạn chế tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được, vì còn nhiều khó khăn khách quan và chủ quan nên việc thực hiện quản lí phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể như sau: Một là, do chuyển đổi cơ chế quản lí các TTC từ Bộ GD-ĐT sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên ở các địa phương cũng phải chuyển đổi cơ chế quản lí từ Sở GD-ĐT sang Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Chính vì vậy, các chủ trương, chính sách về quản lí công tác GD-ĐT nói chung, quản lí phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC nói riêng chưa đi vào nền nếp, hiệu quả thực hiện chưa cao. Hai là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều phối các nhiệm vụ quản lí phát triển NLSP cho giáo viên các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội còn thiếu đồng bộ, chưa trở thành nhiệm vụ thường kì. Việc xây dựng kế hoạch phát triển, quy hoạch nhân sự quản lí chưa được các cấp có thẩm quyền quan tâm đúng mức. Ba là, công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ quản lí phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC hiện nay chưa được thực hiện một cách triệt để. Hiệu quả kiểm tra, đánh giá còn thấp, việc tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm phục vụ cho việc điều chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lí phát triển NLSP cho giáo viên chưa đi vào nền nếp. 3. Kết luận Nghiên cứu thực trạng NLSP của giáo viên và quản lí phát triển NLSP của giáo viên ở các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội cho thấy, nội dung này được Đảng và Nhà nước cũng như các TTC nghề đặc biệt quan tâm và ưu tiên thực hiện. Quá trình thực hiện đã đạt được những thành tựu đáng tự hào như: triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển; hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá; xây dựng phương thức quản lí phát triển; tạo ra môi trường phát triển năng lực cho giáo viên; giám sát, kiểm tra quá trình quản lí và đặc biệt là NLSP của giáo viên được phát triển đáng kể... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như: chủ trương, chính sách chưa đồng bộ, hiệu quả thực hiện chưa cao; việc phối hợp nhiệm vụ giữa các chủ thể quản lí chưa tốt; công tác kiểm tra, đánh giá chưa triệt để, nền nếp... Với ý nghĩa quan trọng của quản lí phát triển NLSP cho giáo viên trong bối cảnh hiện nay, qua việc đánh giá thực trạng việc quản lí phát triển NLSP cho giáo viên ở các TTC trên địa bàn TP. Hà Nội, Nhà nước cần kết hợp với nhà trường đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế yếu kém, đồng thời khai thác, phát huy tối đa thế mạnh của đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các TTC nghề nói riêng và ngành Giáo dục nói chung, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng, tr130-131. [2] Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (2013). Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 về việc thông qua Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. [3] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [4] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017). Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTB&XH ngày 10/03/2017 Quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. [5] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017). Thông tư số 06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/03/2017 Quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. [6] Vũ Quốc Chung - Nguyễn Văn Cường (2009). Cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp. Tạp chí Giáo dục, số 219, tr 3-6. (Xem tiếp trang 40) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 33-40 40 Chẳng hạn: Trong tứ diện vuông có tính chất 2 2 2 2 1 1 1 1 h a b c    . Tính chất đó gần gũi với tính chất sau trong tam giác vuông: 2 2 2 1 1 1 h a b   Ta có thể kể thêm một vài tính chất của tam giác vuông, từ mỗi tính chất đó hãy nghĩ đến một tính chất tương tự cho tứ diện vuông. HS: 3. Kết luận Chúng tôi đã nêu ra 5 nhóm biện pháp với 14 biện pháp cụ thể, mỗi biện pháp chúng tôi nêu ví dụ minh họa cho việc phát triển VHTH cho HS, nhằm rèn luyện và phát triển một hoặc một số thành tố của VHTH, bao gồm những thành tố: ngôn ngữ, giáo dục, giá trị, thái độ, thẩm mĩ từ bước đầu hình thành làm quen đến thành thạo và bền vững. Tài liệu tham khảo [1] Jérôme Proulx (2008). Mathematical Knowledge, Mathematical Culture, and Mathematics Teacher Education. University of Ottawa, Canada. [2] Trần Kiều (1998). Toán học nhà trường và yêu cầu phát triển văn hóa toán học. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, tháng 10, tr 25-28. [3] Nguyễn Cảnh Toàn (2009). Nên học toán như thế nào cho tốt?. NXB Giáo dục. [4] Bùi Văn Nghị (2010). Connecting mathematics with real life. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 55, tr 4-7. [5] Nguyễn Bá Kim (2015). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư phạm. [6] C. Mác - Ph. Ăng-ghen (1983). Tuyển tập, tập V. NXB Sự thật. [7] Nguyễn Tiến Hùng (2009). Phát triển văn hóa nhà trường phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 40, tr 29-32. [8] Hoàng Phê (chủ biên, 2003). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng. [9] Rosa, M. - Orey, D. C. (2011). Ethnomathematics: the cultural aspects of mathematics. Revista Latinoamericana de Etnomatemática, Vol. 4(2). 32-54. [10] Trần Ngọc Thêm (1996). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB TP. Hồ Chí Minh. [11] Trần Ngọc Thêm (2004). Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB TP. Hồ Chí Minh. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÍ... (Tiếp theo trang 16) [7] Trương Đại Đức (2011). Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Thái Nguyên. [8] Phạm Minh Giản (2012). Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo hướng chuẩn hoá. Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. [9] Tạ Đức Huy (2015). Hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học dạy nghề. [10] Trường Trung cấp Bách nghệ (2017). Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017. [11] Lê Thuỳ Linh (2013). Dạy học giáo dục học ở đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Cách xem xét Tính chất trong tam giác vuông Tính chất trong tứ diện vuông Góc ,  Phụ chéo: sin cos  2 2sin sin 1   2 2 2sin sin sin 1     Hệ thức về cạnh góc vuông 2 .OA AB AH 2 . OAB ABC HAB S S S Pitago 2 2 2AB OA OB  2 2 2 2 OAB OBC OAC ABC S S S S  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf03nguyen_hong_hai_356_2148300.pdf
Tài liệu liên quan