Tài liệu Đánh giá thực trạng hàm lượng asen trong môi trường nước, đất sử dụng trồng trọt tại huyện An Phú, tỉnh An Giang: 10
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 10 - 18
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HÀM LƯỢNG ASEN TRONG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC, ĐẤT SỬ DỤNG TRỒNG TRỌT
TẠI HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG
Nguyễn Văn Chương
Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học An Giang
Tóm tắt: Tầng nước ngầm sâu bị ô nhiễm asen (As) ở Nam và Đông Nam Á đang ngày càng được khai
thác gia tăng một cách đáng kể được dùng cho mục đích sinh hoạt và trồng trọt. Đây được xem là tác nhân gây
bệnh mặc dù ít được biết đến quá trình gây bệnh khi sử dụng lâu dài các thực phẩm, nước uống nhiễm As. Ngày
nay, ô nhiễm As trong giếng khoan đã được cảnh báo rất nhiều huyện trong tỉnh An Giang. Các kết quả nghiên
cứu mẫu nước giếng khoan, mẫu đất trước đây ở vùng An Phú đã cho thấy hàm lượng As vượt ngưỡng cho phép
gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn thế giới.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tất cả các mẫu nước giếng khoan nhiễm As với hàm lượng trung bình
cao nhất 469 µg/l và thấp nhất là 97,5 µg/l, vượt mức cho...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng hàm lượng asen trong môi trường nước, đất sử dụng trồng trọt tại huyện An Phú, tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 10 - 18
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HÀM LƯỢNG ASEN TRONG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC, ĐẤT SỬ DỤNG TRỒNG TRỌT
TẠI HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG
Nguyễn Văn Chương
Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học An Giang
Tóm tắt: Tầng nước ngầm sâu bị ô nhiễm asen (As) ở Nam và Đông Nam Á đang ngày càng được khai
thác gia tăng một cách đáng kể được dùng cho mục đích sinh hoạt và trồng trọt. Đây được xem là tác nhân gây
bệnh mặc dù ít được biết đến quá trình gây bệnh khi sử dụng lâu dài các thực phẩm, nước uống nhiễm As. Ngày
nay, ô nhiễm As trong giếng khoan đã được cảnh báo rất nhiều huyện trong tỉnh An Giang. Các kết quả nghiên
cứu mẫu nước giếng khoan, mẫu đất trước đây ở vùng An Phú đã cho thấy hàm lượng As vượt ngưỡng cho phép
gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn thế giới.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tất cả các mẫu nước giếng khoan nhiễm As với hàm lượng trung bình
cao nhất 469 µg/l và thấp nhất là 97,5 µg/l, vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam và WHO (<10 µg/l),
tất cả các xã nghiên cứu đều có sử dụng nước giếng khoan để tưới cho cây trồng (69,6%) và vẫn còn 0,63% dân
địa phương tại vùng nghiên cứu sử dụng nước giếng cho cho mục đích sinh hoạt.
Nghiên cứu cũng cho thấy As trong đất nông nghiệp tại An Phú có mối tương quan chặt chẽ với hàm
lượng As trong nước giếng khoan sử dụng tưới cho cây trồng, hàm lượng lân dễ tiêu, lân tổng số và pH đất canh
tác. Phương trình hồi qui được xác định để ước đoán As trong đất canh tác An Phú theo thứ tự là: Y= 0,08X1+
7,07X2 + 0,47X3 + 32X4 - 46,4 (R2= 0,86***) với Y là As trong đất (mg/kg); X1 là hàm lượng As trong nước
giếng (µg/L); X2 là pH; X3 là lân dễ tiêu (mg/kg); X4 là lân tổng số (%). Tất cả các mẫu đất trồng lúa, bắp và
đậu xanh trong đê có hàm lượng As đều cao hơn ngoài đê từ 1,5 đến 2 lần. Đất trồng bắp, lúa và đậu xanh trong
đê cũng như ngoài đê có hàm lượng As trung bình dao động từ 12,6 đến 31,8 mg/kg.
Từ khóa: Asen (As), An Phú, nước ngầm, nước sông, trong đê và ngoài đê.
1. Giới thiệu
Hiện nay, toàn huyện có 519 giếng nước trong đó có 44 giếng phục vụ sinh hoạt, 453
phục vụ sản xuất nông nghiệp và 12 giếng không còn sử dụng. Theo kết quả phân tích của
Viện Vệ sinh Y Tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh đã lấy 260 mẫu nước giếng khoan ở
các xã huyện An Phú thì có 253 mẫu bị nhiễm As với nồng độ rất cao 120-830 µg/l (vượt chỉ
tiêu nước sạch dùng cho ăn uống gấp 12-83 lần).
Hình 1: Bản đồ phân bố hàm lượng As trong nước ngầm ở
ĐBSCL (Luara và cs., 2013)
Theo số liệu thống kê được đến thời điểm
này trên địa bàn 04 huyện Cù Lao có
tổng cộng là 1.909 giếng khoan nhiễm
Asen (As) có nồng độ từ 11 ppb đến 50
ppb và trên 50 ppb; trong đó cụ thể ở
huyện An Phú là 931 giếng khoan; huyện
Chợ Mới là 351 giếng khoan; huyện Phú
Tân là 462 giếng khoan; TX.Tân Châu là
165 giếng khoan. Mục đích khai thác, sử
dụng phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp, và thường khai thác ở độ sâu
từ 15 m đến 60 m.
Ngày nhận bài: 6/7/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016
Liên lạc: nguyễn Văn Chương, e - mail: nvchuong@agu.edu.vn
11
2. Phương tiện và phương pháp
Mẫu nước giếng khoan được lấy theo hình thức bơm máy. Lấy mẫu nước mỗi giếng mỗi
chai là 01 lít và cố định mẫu bằng 3 ml HNO3 65% (MERK).
Mẫu đất được lấy bằng dụng cụ khoan tay chuyên dụng. Khối lượng mẫu hỗn hợp được
lấy khoảng 1 kg/mẫu. Mẫu lấy ở độ sâu 0 - 20 cm trên đất trồng tưới nước giếng nhiễm As và
nước sông tại huyện An Phú ở tỉnh An Giang.
Tại mỗi điểm thu, mỗi mẫu thu 5 điểm theo đường chéo góc, sau đó trộn chung và lấy
mẫu đại diện.
Mẫu hạt và thân (lúa, đậu xanh và bắp): Mẫu hạt và thân lúa, bắp và đậu xanh sẽ được
thu lúc thu hoạch ở các vùng trồng sử dụng nước giếng khoan và nước sông tưới cho cây
trồng tại huyện An Phú ở tỉnh An Giang.
Phân tích As tổng số bằng máy quang phổ hấp thu nguyên tử với kỹ thuật hóa hơi lạnh
Hydride, NaBH4 3% và NaOH 1% dùng làm chất hoàn nguyên. Phân tích P tổng số trong đất
bằng phương pháp so màu, P dễ tiêu trong đất xác định bằng phương pháp Bray II. PH đất
được trích theo tỷ lệ 1 đất: 2,5 nước (tỉ lệ khối lượng/thể tích), đo bằng máy pH.
Số liệu phân tích As ở 270 mẫu nước giếng khoan, 148 mẫu đất, 195 mẫu thân và 215
mẫu hạt bắp, lúa, đậu xanh từ tháng 10-12/2011.
Hình 2: sơ đồ vị trí thu mẫu tại huyện An Phú
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Hiện trạng sử dụng nước giếng ở huyện An Phú, tỉnh An Giang
Từ Hình 3 cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng các loại nước cho ăn uống. Đối với
nước máy, hiện nay cả 8 xã đều sử dụng nước máy cho ăn uống với tỷ lệ rất cao (69,7%),
nước sông 23,3% và các nguồn khác (như nước mưa, nước ao hồ, ) chiếm 8,17%. Tuy
nhiên, vẫn còn 0,63% hộ dân An Phú sử dụng nước giếng khoan cho mục đích sinh hoạt tại
những hộ dân xa khu dân cư và xa nguồn nước sông.
12
Hình 3: Tỷ lệ các nguồn nước sử dụng ăn uống tại 8 xã thuộc huyện An Phú (Tháng 10 năm 2011)
3.2. Hàm lượng As trong nước giếng khoan
Bảng 1. Tổng hợp tình hình nhiễm As trong nước giếng khoan tại 08 xã
tại huyện An Phú, tháng 10 năm 2011
STT Xã Số mẫu Hàm lượng As ( µg/l) Tỉ lệ vượt tiêu chuẩn cho
phép (%)
50
1 Vĩnh Trường 27 - - 27 100
2 Phú Hữu 40 - - 40 100
3 Phước Hưng 40 - 1 39 100
4 Long Bình 40 - - 40 100
5 Vĩnh Hậu 8 - - 8 100
6 Quốc Thái 44 - 2 42 100
7 Khánh An 40 - - 40 100
8 Khánh Bình 31 - - 31 100
Tổng cộng 270 0 3 267 100
Hình 4: Hàm lượng As trung bình trong nước giếng khoan tại
huyện An Phú (Tháng 10 năm 2011)
Kết quả nghiên cứu được trình bày
trên Hình 4 cho thấy hàm lượng As
trung bình trong nước giếng khoan
tại xã Khánh An là 469 µg/l (gấp
gần 50 lần theo QCVN và WHO)
và xã Vĩnh Trường là 97,5 µg/l.
Các xã còn lại vẫn nhiễm As với
hàm lượng cao từ 111 đến 302 µg/l
vượt chuẩn cho phép của WHO và
QCVN là 10 µg/l.
Asen trong nước có liên quan đến các vật liệu giàu As như các khoáng sulfide, các khoáng
này được trầm lắng bên trong các tầng ngậm nước. Do mực nước ngầm hạ thấp bởi tác động
13
của con người, sự oxy hóa asenopyrite xảy ra dẫn đến sự phóng thích As và As có thể bị tái
hấp thụ trên các hydroxide sắt (Trần Thị Nhe và Nguyễn Mỹ Hoa, 2010). Trong điều kiện
khử, hydroxide sắt phóng thích As vào trong nước ngầm (Karim và cộng sự., 1997).
Theo tiêu chuẩn Việt Nam về hàm lượng As trong nước sinh hoạt nếu vượt 10 µg/l sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe. Kết quả tổng hợp từ Bảng 1 cho thấy 270 giếng khoan thì hàm
lượng As vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn là 100% theo tiêu chuẩn của WHO và
QCVN (As <10 µg/l).
Hình 5: Tình trạng sử dụng nước tưới trong sản xuất nông nghiệp tại An Phú (Tháng 11 năm 2011)
Ngoại trừ xã Phước Hưng có tỉ lệ sử dụng nước giếng khoan nhiễm As cho mục đích
tưới trong sản xuất nông nghiệp là thấp nhất (30%), còn lại 70% là người dân sử dụng nước
sông để tưới (Hình 5). Tất cả các xã còn lại đều sử dụng nước giếng nhiễm As để tưới trong
sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao, trong đó có xã Quốc Thái sử dụng nước giếng khoan
có nhiễm As để tưới là cao nhất (93,7%). Điều này đáng báo động cho mức độ nhiễm As từ
nước giếng khoan vào trong đất và cây trồng. Tại những vùng đang sử dụng giếng nước
khoan nhiễm As để tưới cho cây trồng lại có hàm lượng As trong tầng đất canh tác cao
(33,5µg/l) (Trần Anh Thư và cộng sự., 2011).
3.3. Hàm lượng As trong đất tại huyện An Phú
Xác định hàm lượng As trên đất nông nghiệp là giai đoạn cần thiết cho nghiên cứu động
thái As, vì nó liên quan trực tiếp đến lượng As được hút thu trực tiếp bởi cây trồng và gián
tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
14
Hình 6: Hàm lượng As trong đất trong đê và ngoài đê An Phú (tháng 11 năm 2011)
Kết quả từ Hình 6 cho thấy hàm lượng As trung bình trong ba loại đất trồng bắp, đậu
xanh và lúa tại 6 xã (Phước Hưng, Phú Hữu, Quốc Thái, Khánh Bình, Long Bình và Khánh
An) ở trong đê bao cao gấp hai lần so với ngoài đê bao. Hàm lượng As trong các loại mẫu lấy
tại 6 xã khảo sát là rất cao, dao động từ 12,6 đến 31,8 mg/kg, hàm lượng này vượt hàm lượng
As trong đất nông nghiệp là 12 mg/kg theo tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam. Kết quả từ
Hình 3 cho thấy người dân sử dụng nước giếng khoan nhiễm As để tưới cho cây trồng và đất
trồng trong đê bao do không bị rửa trôi so với ngoài đê bao nên hàm lượng As tích lũy ngày
càng tăng theo mùa vụ, đây là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng As trong đất trồng ở An
Phú.
3.4. Hồi qui giữa hàm lượng As và tính chất đất, nước
3.4.1. Hồi qui giữa As trong đất và As trong nước giếng khoan
Hàm lượng As trong nước giếng tại vùng khảo sát rất cao đã đưa đến sự tích lũy As
trong đất nông nghiệp. Do nhu cầu nước tưới cho hoa màu của người dân không đủ nên chủ
yếu dựa vào nguồn nước ngầm.
Có sự hồi qui thuận giữa hàm lượng As trong nước giếng và As trong đất nông nghiệp,
hệ số xác định R2= 0,71** (Hình 8a), hệ số này chứng tỏ hàm lượng As trong nước giếng là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy As trong đất. Ở Bangladesh, hàm lượng As
trong đất nông nghiệp từ 4-8 mg/kg nhưng nước ngầm không ô nhiễm, ở trường hợp nước
ngầm ô nhiễm thì hàm lượng As trong đất là 83 mg/kg (Azizur Rahman và cs., 2007). Theo
nghiên cứu của Alam và cộng sự.,(2000) cho thấy Hàm lượng As trong đất nông nghiệp cao
cũng do được hình thành từ lớp trầm tích mang hàm lượng As cao, nên bản thân đất khi hình
thành đã có hàm lượng As nhất định và nếu sử dụng nước ngầm nhiễm As để tưới trong nông
nghiệp cũng làm As tích tụ đáng kể trong đất và trong cây trồng.
3.4.2. Hồi qui giữa hàm lượng Asen trong đất và pH
PH là yếu tố liên quan đến sự hòa tan và hấp phụ của các hạt keo trong đất. Tính hoà tan
của kim loại trong đất phụ thuộc nhiều vào các tiến trình hoá học và các đặc tính khác nhau,
trong đó pH là yếu tố ảnh hưởng quan trọng (Matosa và cộng sự., 2001).
Sự hồi qui chặt chẽ giữa pH đất và hàm lượng As trong đất với hệ số xác định R2 =
0.62**(Hình 7b). Theo Laurent Matini và cs., (2011) cho rằng pH < 3 là điều kiện cần thiết
cho sự di động và rửa trôi các kim loại. Sự phóng thích các kim loại trong đất gia tăng khi pH
15
giảm. Theo Marin (1993) và Abedin (2001) thì sự hấp phụ As tương quan với pH và điều kiện
oxy hóa khử của đất. PH thấp sẽ làm tăng tính di động của As trong dung dịch đất.
3.4.3. Phân tích hồi qui giữa hàm lượng As trong đất và lân dễ tiêu, lân tổng số
Lân có vai trò quan trọng trong đời sống, cây trồng và động vật không thể phát triển
được nếu thiếu lân. Hàm luợng lân trong cây và trong đất thường thấp hơn đạm và kali. Trong
đất lân có khuynh hướng phản ứng với các thành phần trong đất tạo thành các hợp chất không
hòa tan, chậm hữu dụng cho cây trồng. Nguyên tố phốt pho không ở dạng tự do trong tự
nhiên, nó kết hợp tự phát với oxy để cho ra P2O5, kết hợp với nước tạo ra axit
orthophosphoric.
Hàm lượng lân dễ tiêu và lân tổng số có mối tương quan chặt với hàm lượng As trong
đất với hệ số xác định lần lượt R2 = 0,57**; R2= 0,62** (Hình 7c và d). Trong đất As được
phóng thích thông qua nhiều cơ chế khác nhau phụ thuộc vào điều kiện môi trường trong đó
có cơ chế sự thay thế As bởi phosphate. Vì thế, bón phân có chứa nhiều lân thì lân vào đất sẽ
thay thế As làm cho As phóng thích ra môi trường càng nhiều.
(a)
(b)
(c)
(d)
Hình 7: Hồi qui giữa As trong đất và (a) As trong nước giếng; (b) pH đất;(c) lân dễ tiêu; và (d) lân
tổng số trong đất.
Khảo sát As trên đất An Phú bằng hồi qui đa biến với As trong đất là biến phụ thuộc và
As trong nước giếng khoan, pH đất, lân dễ tiêu và lân tổng số trong đất là biến độc lập, kết
quả được thể hiện qua Bảng 2.
16
Từ phương trình trên cho thấy trong phạm vi nghiên cứu tại huyện An Phú, nếu ta biết được
As trong nước giếng khoan, pH đất, lân dễ tiêu và lân tổng số trong đất thì ta tính được giá trị
As trong đất tương ứng là Y. Từ phương trình ta thấy các hệ số của bốn biến X đều dương, có
nghĩa là khi hàm lượng As trong nước giếng cao, giá trị pH, lân dễ tiêu và hàm lượng lân tổng
số trong đất tăng thì hàm lượng As trong đất cũng tăng. Điều đó cho biết As trong đất được
quyết định chủ yếu bởi lân tổng số. Vì khi lân tổng số gia tăng các biến còn lại không thay đổi
thì As trong đất sẽ gia tăng nhanh nhất. Kết quả nghiên cứu này giống với nghiên cứu của
Chang và cộng sự., (2004) cho thấy Hàm lương As trong đất trồng tại California tương quan
rất chặt chẽ với lân tổng số trong đất.
Bảng 2. Thông số xác định qua khảo sát hồi qui đa biến giữa As
trong nước giếng khoan, pH đất, lân dễ tiêu và lân tổng số và As trong đất
Loại đất
Giá trị chặn
(Intercept)
Hệ số R2 n
X1 X2 X3 X4
An Phú -46,4 0,08 7,07 0,47 32,0 0,86*** 151
Ghi chú: Y là As trong đất (mg/kg) ; X1 là hàm lượng As trong nước giếng (µg/l) ; X2 là pH ;
X3 là lân dễ tiêu ( mgP/kg); X4 là lân tổng số (%P2O5).
Từ Bảng 2, phương trình hồi qui để xác định As của đất An Phú là:
Y= 0,08X1+ 7,07X2 + 0,47X3 + 32X4 - 46,4
Với R2 = 0,86*** tin cậy ở mức 99% và số mẫu là n=151
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Tất cả các mẫu nước giếng khoan được khảo sát ở huyện An Phú đều nhiễm As vượt
mức cho phép theo TCVN và WHO (<10 µg/l). Tuy nhiên, có đến 69,6% hộ nông dân sử
dụng nước giếng khoan để tưới cho cây trồng tại các xã trong vùng nghiên cứu.
Phương trình hồi qui được xác định để ước đoán As trong đất canh tác An Phú là: Y=
0,08X1+ 7,07X2 + 0,47X3 + 32X4 - 46,4 (R
2= 0,86***) với Y là As trong đất (mg/kg); X1 là
hàm lượng As trong nước giếng (µg/l); X2 là pH; X3 là lân dễ tiêu (mgP/kg); X4 là lân tổng số
(%P2O5) cho thấy pH đất ảnh hưởng lớn nhất đến nồng độ As trong đất trồng tại vùng khảo
sát trong huyện An Phú.
Tất cả các mẫu đất trồng lúa, bắp và đậu xanh trong đê có hàm lượng As đều cao hơn
ngoài đê từ 1,5 đến 2 lần. Đất trồng bắp, lúa và đậu xanh trong đê cũng như ngoài đê có hàm
lượng As trung bình dao động từ 12,6 đến 31,8 mg/kg.
4.2. Kiến nghị
Đề nghị cần có thêm những nghiên cứu qua nhiều mùa vụ để thấy được tác hại của As
đối với đất trồng trong đê làm giảm năng suất của cây trồng khi canh tác trên đất trồng có sử
dụng nước tưới nhiễm As.
Đề nghị cải tạo hệ thống thủy lợi để cung cấp nước sông phục vụ canh tác để làm giảm
tích lũy As trong đất và cây trồng.
17
Cần có nhiều nghiên cứu về các biện pháp canh tác, bón phân, sử dụng nước tưới và
giống cây trồng có khả năng giảm thiểu As vào trong nông sản.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1] A.T. de, Fontes M.P.F., Costa L.M. da , Martinez M.A., 2001, Mobility of heavy metals
as related to soil chemical and mineral ogical characteristics of Brazilian soils,
Environmental Pollution, vol. 111, pp. 429-435
[2] Abedin M.J., Cotter-Howells J. & Meharg A.A. 2002, Arsenic uptake and accumulation
in rice (Oriza sativa L.) irrigated with contaminated water, Plant Soil, 240: 311-319.
[3] Abedin M.J., Cressner M.S., Meharg A.A., Feldmann J. & Cotter-Howells J. 2002b,
Arsenic accumulation and metabolism in rice (Oryza sativa L.), Environ Sci Technol,
36: 962-968.
[4] Abedin, M.J., 2002, Arsenic accumulation in paddy soils, grain and straw. Ph.D.
Thesis, Department of Plant and Soil Science, University of Aberdeen, Scotland, UK
[5] Alam, M.B., Sattar, M.A., 2000, Assessment of arsenic contamination in soils and
waters in some areas of Bangladesh, Water Sci. Technol. 42, 185–193. Alam, M.G.M.,
Snow,
[6] Ali, B., I. Rani, S. Hayat and A. Ahmad, 2007, Effect of 4-Cl-indole-3-acetic acid on the
seed germination of Cicer arietinum exposed to cadmium, ActaBot. Croat., 66, 57-
65. and arsenic mitigation, Workshop in Tp. HCM, 31/05/2006.
[7] Andrew C. Chang, Albert L. Page, and Natalie J. Krage, 2004, Role of Fertilizer and
Micronutrient Applications on Arsenic, Cadmium, and Lead Accumulation in California
Cropland Soils, Department of Environmental Sciences, University of California,
Riverside, California. Vol 124, pp 79-90.Arsenic in groundwater of lower Mekong.
[8] Azizur Rahman, M., Hasegawa, H., Mahfuzur Rahman, M., Nazrul Islam, M., Nazrul
Islam, M., Majid Miah, M.A.&Tasmen, A., 2007, Accumulation of arsenic in tissues of
rice plant (Oryza Sativa L.) and its distributions in fractions of rice grains,
Chemosphere 69, 942-948.
[9] E.T., Tanaka, A., 2003, Arsenic and heavy metal contamination of vegetables grown in
Samta village, Bangladesh, Sci. Total Environ. 308, 83-96.
[10] Gordon Stanger, To Van Truong, Le TM Ngoc, TV Luyen and Tuyen Tran Thanh
(2005),
[11] Karim, M.A.,Y. Komori, M. Alam, 1997, Subsurface arsenic occurrence and depth of
contamination in Bangladesh, J. Environment Chemistry Vol. 7, pp. 783-792.
[12] Kataba-Pendias, A. and Mukherjee, A.B., 2007, Trace Elements from Soil to Human,
Berlin: Springer-Verlag.
[13] Land subsidence, Edited by Jerome Nriagu, University of Michigan, Ann Arbor, MI,
and accepted by the Editorial Board, Vol. 110, pp 77-79.
[14] Laura E., Erban, Steven M. Gorelick , Howard A. Zebker and Scott Fendorf, 2013,
Release of arsenic to deep groundwater in the Mekong Delta, Vietnam, linked to
pumping-induced.
18
[15] Laurent Matini, Pascal R. Ongoka and Jean P. Tathy, 2011, Heavy metals in soil on
spoil heap of an abandoned lead ore treatment plant, SE Congo Brazzaville, African
Journal of Environmental Science and echnology Vol. 5(2), pp. 89-97.
[16] Mandal BK, Ogra Y, Suzuki KT. 2001, Identification of dimethylarsinous and
monomethylarsonous acids in human urine of the arsenic-affected areas in West
Bengal, India, Chemical Research in Toxicology. 14(4):371-378.
[17] Martin T. A. and M. V. Ruby, 2004, Review of in situ remediation technologies for
lead, zinc and cadmium in soil, Remedia-tion, vol. 14, no. 3, pp. 35–53.
[18 Nguyễn Khắc Hải (2006), Ảnh hưởng của ô nhiễm Asen trong nguồn nước sinh hoạt
đến sức khỏe con người, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.
[19] Trần Anh Thư, Trần Kim Tính và Võ Quang Minh, 2011, Nghiên cứu nguồn ô nhiễm
Asen trong nước ngầm tại huyện An Phú tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học. Số 17a,
trang 118-123. Trường đại học Cần Thơ.
[20] Trần Thị Nhe và Nguyễn Mỹ Hoa, 2010, Sự phóng thích kim loại nặng trong đất phèn,
Nxb Nông Nghiệp, số 2, trang 29-50.
[21] Unicef và Viện Vệ sinh Y tế Công cộng (2006), Arsenic issue in Mekong, Red river
deltas.
AN EVALUATION ON THE QUANTITY OF ARSENIC IN WATER
AND SOIL USED FOR CULTIVATION
IN AN PHU DISTRICT, AN GIANG PROVINCE
Nguyen Van Chuong
An Giang University
Abstract: Deep aquifers in South and Southeast Asia are increasingly exploited as the presumed sources
of pathogen and arsenic-free water, although the limitedly-understood pathogenic processes may compromise
their long-term viability. Arsenic (As) contamination in deep-well water has been warned in some areas in An
Giang province.
This research indicated that all of deep-well water samples were contaminated with As; the highest level at 469
µg/l and lowest level at 97.5 µg/l. These levels exceed Vietnamese and WHO standards (<10 µg/l), with 0.63%,
Most rural people in the studied areas are using deep-well water for their daily need and all studied communes
used deep-well water for watering their crops (69.6%).
There was linearly correlation between As content in arable land with As contamination water, pH, total
phosphorus, dissolved phosphorus in soils. Regression equations that were determined to estimate the As in An
Phu arable land were : Y= 0.08X1+ 7.07X2 + 0.47X3 + 32X4 – 46.4 (R2= 0.86***) with Y, X1, X2, X3, X4 as the
arsenic content in soils (mg/kg), arsenic content in deep well water (µg/L), pH, dissolved phosphorus (mg/kg),
total phosphorus (%) in soils. The As averages of rice, corn and green beans soil samples inside dikes were
higher than the outside ones from 1.5 to 2 times. The averages of As levels of arable land samples inside and
outside dikes of An Phu district were from 12.6 to 31.8 mg/kg.
Keywords: Arsenic (As), An Phu district, deep-well water, river water, inside dikes, outside dikes.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_3644_2136090.pdf