Tài liệu Đánh giá thang moca trong tầm soát suy giảm nhận thức ở người Việt Nam: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 210
ĐÁNH GIÁ THANG MOCA TRONG TẦM SOÁT SUY GIẢM NHẬN THỨC
Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Xuân Lan*, Trần Công Thắng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Thang MoCA, được Nasreddine và cộng sự đề xuất, công cụ đánh giá chức năng nhận thức hữu
dụng, cho thấy là có khả năng chẩn đoán tốt rối loạn thần kinh nhận thức.
Mục tiêu: Đánh giá vai trò thang MoCA trong tầm soát rối loạn thần kinh nhận thức ở người Việt Nam
trong cộng đồng.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Toàn bộ đối tượng từ 50 tuổi trở lên gồm 28 rối loạn thần kinh
nhận thức điển hình, 40 rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ, 72 bình thường đều được thực hiện thang MoCA. Sau
đó điểm MoCA được đánh giá giá trị thông qua quá trình chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM – 5 về rối loạn thần
kinh nhận thức nhẹ và điển hình. Phân tích thống kê dùng đường cong ROC để xác định điểm cắt tối ưu.
Kết quả: Điểm cắt tối ưu để phân định nhóm rối loạn thần...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thang moca trong tầm soát suy giảm nhận thức ở người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 210
ĐÁNH GIÁ THANG MOCA TRONG TẦM SOÁT SUY GIẢM NHẬN THỨC
Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Xuân Lan*, Trần Công Thắng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Thang MoCA, được Nasreddine và cộng sự đề xuất, công cụ đánh giá chức năng nhận thức hữu
dụng, cho thấy là có khả năng chẩn đoán tốt rối loạn thần kinh nhận thức.
Mục tiêu: Đánh giá vai trò thang MoCA trong tầm soát rối loạn thần kinh nhận thức ở người Việt Nam
trong cộng đồng.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Toàn bộ đối tượng từ 50 tuổi trở lên gồm 28 rối loạn thần kinh
nhận thức điển hình, 40 rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ, 72 bình thường đều được thực hiện thang MoCA. Sau
đó điểm MoCA được đánh giá giá trị thông qua quá trình chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM – 5 về rối loạn thần
kinh nhận thức nhẹ và điển hình. Phân tích thống kê dùng đường cong ROC để xác định điểm cắt tối ưu.
Kết quả: Điểm cắt tối ưu để phân định nhóm rối loạn thần kinh nhận thức (nhẹ và điển hình) so với nhóm
bình thường là 21/22 với các thông số giá trị độ nhạy 91,2%, độ đặc hiệu 94,4%. Điểm cắt tối ưu để phân định
nhóm rối loạn thần kinh nhận thức điển hình so với nhóm không rối loạn thần kinh nhận thức điển hình là 16/17
với các thông số giá trị độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 98,2%.
Kết luận: Thang MoCA là công cụ tầm soát nhận thức hữu ích với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc
tầm soát rối loạn thần kinh nhận thức trong cộng đồng.
Từ khóa: thang MoCA, rối loạn thần kinh nhận thức, tiêu chuẩn DSM – 5
ABSTRACT
MOCA TEST IN SCREENING FOR THE COGNITIVE IMPAIREMENT IN VIETNAMESE
Nguyen Thi Xuan Lan, Tran Cong Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 210 - 215
Background: Montreal Cognitive Assessment, developed by Nasreddine et al, a convenient bedside cognitive
test, has been shown to have good diagnostic utility for neurocognitive disorder.
Objective: Evaluate the usefulness of the MoCA test in screening for neurocognitive disorder in the
Vietnamese community.
Methods: Descriptive cross – sectional study. A total of 140 participants (28 major NCD, 40 mild NCD, 72
normal controls) aged 50 years or above were assessed by MoCA. The MoCA scores were validated against
diagnosis according to the DSM – 5 for major and mild NCD. Statistical analysis was performed using receiver
operating characteristic curve and regression analyses.
Results: The optimal cutoff score for the MoCA test to differentiate NCD (major and mild) from normal
control was 21/22, giving a sensitivity of 0.912, specificity of 0.944. The optimal cutoff score for the MoCA test to
differentiate major NCD from control was 16/17, giving a sensitivity of 1.00, specificity of 0.982.
Conclusion: The MoCA test is a useful cognitive screening instrument with high sensitivity and specificity
for screening NCD in the Vietnamese community.
*Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn ** Bộ môn Thần kinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Xuân Lan ĐT: 01695529082 Email: xuanlannguyenmd@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 211
Keywords: MoCA, neurocognitive disorder (NCD), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
– Fifth Edition (DSM – 5)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với xu hướng già hóa dân số hiện nay, tỉ lệ
người lớn tuổi tăng lên thì tỉ lệ bệnh liên quan
tuổi già cũng gia tăng đáng kể, trong đó chiếm
một phần không nhỏ là bệnh lý về các rối loạn
thần kinh nhận thức. Với sự ra đời của tiêu
chuẩn DSM – 5, khái niệm rối loạn thần kinh
nhận thức đã thay đổi để bắt kịp với các tiến bộ
của công tác chẩn đoán và điều trị những năm
gần đây.
Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu thực hiện đánh giá giá trị thang
MoCA cũng như vấn đề tầm soát rối loạn thần
kinh nhận thức trong cộng đồng, các nghiên cứu
chưa đưa ra được điểm cắt khuyến cáo cho
người Việt Nam mà áp dụng điểm cắt của
nghiên cứu gốc tại Canada trong khi trình độ
học vấn của ta thấp hơn, phiên bản MoCA áp
dụng cho nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chưa
thống nhất. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm mục đích đánh giá giá trị của
thang MoCA trong tầm soát rối loạn thần kinh
nhận thức ở người Việt Nam trong cộng đồng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các đối tượng từ 50 tuổi trở lên đến dự
chương trình Khám và Tư vấn sức khỏe miễn
phí tại ba địa điểm sau đây từ 01/03/2016 đến
30/05/2016.
Phòng khám Mai Khôi, 54 Thành Thái,
phường 12, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Nhân dân xã Tân Phú Trung, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Nhân dân xã An Nhật Tân, huyện Tân Trụ,
tỉnh Long An.
Tiêu chuẩn nhận vào
Chọn đối tượng từ 50 tuổi trở lên.
Là người Việt Nam, biết nói, đọc và viết
tiếng Việt.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng bị loại ra khỏi nghiên cứu nếu có
một trong các đặc điểm sau:
Có bệnh lý tâm thần nặng, tâm thần phân
liệt, sảng, trầm cảm nặng gây ảnh hưởng đến
tình trạng nhận thức.
Đối tượng mất ngôn ngữ, yếu tay thuận,
khiếm khuyết thị giác hoặc thính giác làm ảnh
hưởng đến khả năng thực hiện thang điểm.
Đối tượng có bệnh lý nội ngoại khoa nặng
không đủ khả năng hoàn thành thang điểm.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu: Bảng thu thập số
liệu dựa theo tiêu chuẩn DSM – 5.
Quá trình nghiên cứu chia thành hai giai
đoạn nối tiếp nhau.
Giai đoạn 1: Thử nghiệm thang MoCA
Tiếng Việt
Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 50 người bình
thường trong cộng đồng biết nói và viết tiếng
Việt. Các đối tượng được đánh giá thang MoCA
Tiếng Việt đã được Việt hóa từ phiên bản MoCA
gốc. Sau đó chúng tôi đề nghị thang MoCA
Tiếng Việt với một vài đặc điểm thay đổi so với
phiên bản MoCA gốc rồi tiến hành nghiên cứu
bằng sử dụng phiên bản MoCA đề nghị này.
Giai đoạn 2: Chính thức đánh giá giá trị
của thang điểm MoCA trong tầm soát rối
loạn thần kinh nhận thức ở người
Việt Nam.
Tất cả đối tượng thỏa tiêu chuẩn nhận vào
nghiên cứu. Thực hiện thang MoCA tiếng Việt
đã được hiệu chỉnh.
Thực hiện bộ câu hỏi nghiên cứu đánh giá
chức năng nhận thức theo DSM –5. Quá trình
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 212
đánh giá gồm 2 phần: ghi nhận thông tin và
đánh giá kỹ năng. Cả hai phần chúng tôi đều
thực hiện đánh giá sáu lĩnh vực: sự chú ý, chức
năng điều hành, học tập và nhớ, chức năng ngôn
ngữ, giác quan vận động và nhận thức xã hội.
Riêng phần đánh giá kỹ năng, các chi tiết lựa
chọn để đánh giá chúng tôi chọn theo tiêu chẩn
DSM – 5. Sau đó chúng tôi tiến hành đánh giá
thang IADL. Chi tiết về bộ câu hỏi với các phần
đánh giá xin xem ở phần phụ lục.
Dùng tiêu chuẩn DSM – 5 và thang IADL để
kết luận chẩn đoán là rối loạn nhận thức thần
kinh điển hình, rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ
hay bình thường.
Xử lý số liệu
Áp dụng phép kiểm Chi bình phương kiểm
định mối liên quan giữa các biến định tính.
Dùng hệ số tương quan Pearson và mô hình hồi
quy tuyến tính để kiểm định mối tương quan
giữa các biến định lượng có phân phối chuẩn. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05.
Xác định điểm cắt tối ưu tức là tìm ngưỡng
có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất dựa trên
phân tích đường cong ROC. Dùng chỉ số Youden
J để xác định giá trị nào có độ nhạy và độ đặc
hiệu cao nhất. Chỉ số J là trị số cao nhất của tổng
độ nhạy và độ đặc hiệu trừ đi 1.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Có tất cả 140 người tham gia nghiên cứu, độ
tuổi thấp nhất là 50 tuổi, tuổi cao nhất là 96 tuổi,
tuổi trung vị là 63 tuổi, trong đó nam chiếm
37,9% và nữ 62,1%. Có 54,3% đối tượng sống ở
thành thị và 45,7% sống ở nông thôn. Về trình độ
học vấn, số năm đi học thấp nhất là 1 năm, cao
nhất là 16 năm, số trung vị là 6 năm, trong đó tỉ
lệ học cấp I chiếm đa số 47,1%, học cấp II và cấp
III gần tương đương nhau là 24,3% và 25%, trình
độ đại học khá khiêm tốn chỉ 3,6%.
Tình trạng rối loạn thần kinh nhận thức
khi đánh giá bằng tiêu chuẩn DSM – 5
Tỉ lệ rối loạn thần kinh nhận thức điển hình
là 20%, rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ là 28,6%
và tỉ lệ của nhóm bình thường là 51,4%.
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu khi đánh giá
bằng tiêu chuẩn DSM – 5
Các yếu tố dịch tễ học
Bảng 1: Mối liên quan giữa rối loạn thần kinh nhận
thức với các yếu tố dịch tễ học
Các yếu tố
dịch tễ
RLTKNT
điển hình
RLTKNT nhẹ
Bình
thường
Tổng P
Tuổi trung
bình
74,4 tuổi
± 9,2
62,7 tuổi
± 7,5
61,2 tuổi
± 6,7
64,3 tuổi
± 9,0
< 0,001
Tỉ lệ nữ % 78,5% 62,5% 55,5% 62,1% 0,103
Tỉ lệ thành
thị %
25% 60% 62,5% 54,3% 0,002
Học vấn
3,29 năm
± 2,65
5,55 năm
± 2,45
8,78 năm
± 3,33
6,76
năm
± 3,70
< 0,001
Đặc điểm thang MoCA của mẫu nghiên
cứu
Đặc điểm tổng MoCA
Điểm tổng MoCA thấp nhất là 10 điểm, cao
nhất là 30 điểm, điểm trung bình tổng MoCA là
21,06 ± 4,9 điểm.
Đặc điểm từng thành phần MoCA của mẫu
nghiên cứu
100% các đối tượng đều thực hiện được vẽ
hình tròn, nhắc lại theo chiều xuôi, trả lời đúng
năm, địa điểm và thành phố. Tỉ lệ làm đúng nối
theo thứ tự xen kẽ và vẽ hình khối xấp xỉ 50%.
Khi đánh giá kỹ năng vẽ đồng hồ, tất cả các đối
tượng đều vẽ được hình tròn, tuy nhiên chỉ
khoảng 70% trong số đó vẽ được số, khoảng 70%
vẽ được kim.
Gọi tên ba con vật, tỉ lệ gọi đúng tên tê giác là
45,7% trong khi sư tử và lạc đà thì tương ứng tỉ
lệ là 70% và 66,4%.
Khi đánh giá sự lưu loát, tức là kể tên các từ
bắt đầu bằng chữ M, chỉ 4,3% đối tượng thực
hiện được. Tỉ lệ trả lời đúng sự giống nhau giữa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 213
tàu hỏa – xe đạp, đồng hồ - cây thước chỉ là
17,9%; tỉ lệ nhắc lại đúng hai câu là 23,6%, tỉ lệ
nhớ đủ năm từ là 10,7%.
Giá trị của thang MoCA trong tầm soát
rối loạn thần kinh nhận thức ở người việt
nam trong cộng đồng
Đặc điểm tổng MoCA phân theo tình trạng
nhận thức
Tổng MoCA trung bình của nhóm rối loạn
thần kinh nhận thức điển hình, rối loạn thần
kinh nhận thức nhẹ và bình thường lần lượt là
13,57; 19,45 và 24,87 điểm. Sự khác biệt này là có
ý nghĩa thống kê với P < 0,001.
Đặc điểm từng thành phần thang MoCA phân
theo tình trạng nhận thức
Đa số từng thành phần MoCA biểu hiện ở ba
nhóm rối loạn thần kinh nhận thức là khác biệt
có ý nghĩa thống kê với P < 0,001, ngoại trừ một
vài thành phần như vẽ hình tròn của đồng hồ,
nhắc lại theo chiều xuôi, sự lưu loát và sáu thành
phần chức năng định hướng ngày, tháng, năm,
thứ, địa điểm, thành phố.
Đặc điểm các lĩnh vực nhận thức thang MoCA
phân theo tình trạng nhận thức
Khi đánh giá MoCA phân theo các lĩnh vực
nhận thức ở ba nhóm rối loạn nhận thức thần
kinh là có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê
với P < 0,001, ngoại trừ chức năng định hướng
thời gian và không gian là khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với P = 0,111.
Giá trị thang MoCA trong việc phát hiện rối
loạn thần kinh nhận thức điển hình
Bảng 2: Các thông số giá trị của thang MoCA
trong việc phát hiện rối loạn thần kinh nhận thức
điển hình
Điểm cắt SE SP J index PPV NPV
13/14 0,429 1,00 0,429 1,00 0,875
14/15 0,679 1,00 0,679 1,00 0,925
15/16 0,821 0,991 0,812 0,958 0,957
16/17 1,00 0,982 0,982 0,933 1,00
17/18 1,00 0,934 0,934 0,800 1,00
Giá trị thang MoCA trong việc phát hiện rối
loạn thần kinhnhận thức
Bảng 3: Các thông số giá trị của thang MoCA trong
việc phát hiện rối loạn thần kinh nhận thức
Điểm cắt SE SP J index PPV NPV
19/20 0,706 0,986 0,692 0,979 0,780
20/21 0,794 0,972 0,766 0,964 0,833
21/22 0,912 0,944 0,856 0,939 0,912
22/23 0,971 0,847 0,818 0,857 0,968
23/24 1,00 0,708 0,708 0,764 1,00
BÀN LUẬN
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu khi đánh giá
bằng tiêu chuẩn DSM – 5
Tuổi già là yếu tố nguy cơ hàng đầu của rối
loạn thần kinh nhận thức, theo đó tuổi càng cao
thì rối loạn thần kinh nhận thức càng nặng nề. Vì
vậy, kết quả của các nghiên cứu cho thấy đặc
điểm về tuổi giữa ba nhóm tình trạng rối loạn
thần kinh nhận thức có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê là điều phù hợp với y văn và lâm sàng.
Tỉ lệ nữ phân theo ba nhóm tình trạng nhận
thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Điều này cũng phù hợp với y văn, lâm sàng và
các nghiên cứu khoa học là rối loạn thần kinh
nhận thức không bị ảnh hưởng bởi giới tính.
Người dân sống ở nông thôn thì khả năng bị
rối loạn thần kinh nhận thức nhiều hơn là người
sống ở thành thị và sự khác biệt này là có ý nghĩa
thống kê. Có thể người sống ở thành thị có tỉ lệ
phơi nhiễm nhiều hơn với các yếu tố bảo vệ như
là học vấn cao hơn, môi trường hiện đại hơn,
tiếp cận chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Trình độ học vấn cao là yếu tố bảo vệ hàng
đầu của rối loạn thần kinh nhận thức, theo đó dù
là cơ chế sinh học như thế nào thì học vấn càng
cao liên quan với độ lưu hành thấp của rối loạn
thần kinh nhận thức. Vì vậy, kết quả của nghiên
cứu cho thấy đặc điểm về trình độ học vấn giữa
ba nhóm tình trạng rối loạn thần kinh nhận thức
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê là điều phù
hợp với y văn và lâm sàng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 214
Phiên bản MoCA đề xuất cho người Việt
Nam
Chúng tôi đề nghị thang MoCA Tiếng Việt
với một vài đặc điểm thay đổi so với phiên bản
MoCA gốc như sau.
Các phần nối theo thứ tự xen kẽ, vẽ lại hình
khối vuông, vẽ đồng hồ và gọi tên ba con vật
chúng tôi giữ nguyên nội dung gốc. Chúng tôi
chỉ thiết kế lại các phần này bằng cách phóng to
thành trang lớn vì các đối tượng thử nghiệm
nhận xét là chữ và hình nhỏ nên không nhìn rõ
được, không đủ chỗ trống để vẽ hình. Ba con vật
gọi tên chúng tôi để nguyên hình gốc mà không
thay đổi bởi vì chúng tôi muốn bảo toàn mục
đích của tác giả Nasreddine. Ba con vật sư tử, tê
giác và lạc đà là các con vật không thường gặp ở
các nước phương Tây lẫn ở các nước châu Á.
Tuy nhiên được chọn để đánh giá vì phản ánh
khả năng học tập và hiểu biết thông qua các
phương tiện thông tin từ xa chứ không nhất thiết
là phải gần gũi thì mới biết được.
Phần đánh giá trí nhớ chúng tôi quyết định
thay ”vẻ mặt” thành ”khuôn mặt” với lý do
người nghe hay nhầm lẫn về mặt phát âm giữa
”vẻ mặt” và ”vẽ mặt” tức là vẽ hình khuôn mặt.
Chúng tôi thay ”vải nhung” thành ”vải lụa” bởi
vì có số lượng không nhỏ các đối tượng khi được
yêu cầu là ghi nhớ từ ”vải nhung” thì họ lại nhớ
là ”vải lụa”, có lẽ trong văn hóa Việt Nam vải lụa
phổ biến và thông dụng hơn. Chúng tôi thay
”nhà thờ” thành ”trường học” bởi vì tránh nhạy
cảm về mặt tôn giáo tín ngưỡng.
Phần đánh giá ngôn ngữ chúng tôi thay
”Con mèo luôn luôn trốn dưới đi văng khi con
chó ở trong phòng” thành ”Con mèo luôn luôn
trốn dưới ghế khi con chó ở trong phòng” với lý
do là ”đi văng” là từ mượn nên ít có người nghe
mà hiểu được để nhắc lại nên dễ xảy ra lỗi nhầm
lẫn, chúng tôi muốn sử dụng ”ghế” là từ thuần
việt để phần đông người nghe hiểu dễ dàng.
Phần đánh giá sự lưu loát chúng tôi thay”
Kể các từ bắt đầu bằng L trong một phút”
thành ”Kể các từ bắt đầu bằng M trong một
phút” với lý do chữ ”L” dễ nhầm lẫn về mặt
phát âm ”L và N” nhất là các vùng miền thuộc
Bắc Trung Bộ. Trong số các chữ cái Tiếng Việt,
chúng tôi cần lựa chọn một chữ mà đảm bảo
các tiêu chí sau đây, đó phải là một phụ âm, có
khả năng ghép âm đa dạng với nhiều nguyên
âm, tạo thành từ có nghĩa với số lượng nhiều.
Đó không phải là phụ âm ghép như ”N, NH,
NG, NGH”, ”T, TH, TR”, ”G, GH”, ”K, KH”,
”P, PH”. Chữ cái này phải đảm bảo không
nhầm lẫn về mặt phát âm như ”S và X”, ”CH
và TR”. Và cuối cùng chúng tôi nhận thấy chỉ
có chữ ”M” là thỏa các tiêu chí đặt ra.
Phần đánh giá tư duy trừu tượng chúng
tôi bổ sung ”tàu” thành ”tàu hỏa” với lý do
dịch chính xác theo phiên bản MoCA nguyên
gốc, và để trở thành danh từ cụ thể thay vì là
danh từ chung. Chúng tôi thay ”thước kẻ”
thành ”cây thước”với lý do tránh nhầm lẫn về
mặt tư duy rằng ”thước kẻ” chỉ dùng để kẻ
đường thẳng chứ không dùng để đo.
Giá trị thang MoCA trong việc phát hiện
rối loạn thần kinh nhận thức điển hình
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi lựa
chọn điểm cắt thích hợp để phân định nhóm rối
loạn thần kinh nhận thức điển hình so với nhóm
không rối loạn thần kinh nhận thức điển hình thì
nhận thấy rằng tại điểm cắt 16/17 là có các thông
số giá trị tối ưu nhất, độ nhạy 100%, độ đặc hiệu
98,2%, giá trị tiên đoán dương 93,3%, giá trị tiên
đoán âm 100%.
Nghiên cứu của chúng tôi chọn điểm cắt
thấp hơn so với các nghiên cứu trên thế giới.
Có điểm đặc biệt là nghiên cứu của MoCA
gốc(5) và của Nhật Bản(1), Hàn Quốc(2) có điểm
cắt để xác định nhóm rối loạn thần kinh nhận
thức điển hình và rối loạn thần kinh nhận thức
nhẹ là bằng nhau. Còn các nước như Hồng
Kông(6), Ba Lan(4), Singapore(3) và chúng tôi đều
có hai lựa chọn điểm cắt cho hai mục đích
phát hiện bệnh khác nhau. Điều này chúng tôi
vẫn chưa lý giải là tại sao.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Thần kinh 215
Giá trị thang MoCA trong việc phát hiện
rối loạn thần kinh nhận thức
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi lựa
chọn điểm cắt thích hợp để phân định nhóm có
rối loạn thần kinh nhận thức so với nhóm bình
thường thì nhận thấy rằng tại điểm cắt 21/22 là
có các thông số giá trị tối ưu nhất, độ nhạy
91,2%, độ đặc hiệu 94,4%, giá trị tiên đoán dương
93,9%, giá trị tiên đoán âm 91,2%.
Nghiên cứu gốc(5) chọn điểm cắt là 25/26,
chúng tôi thấp hơn 4 điểm, Nhật Bản(1) cũng
chọn điểm cắt 25/26, Ba Lan(4) và Singapore(3)
chọn điểm cắt 24/25, Hàn Quốc(2) chọn điểm
cắt 22/23, nghiên cứu của chúng tôi và Hồng
Kông(6) cùng chọn điểm cắt là 21/22. Điều này
có thể lý giải như ban đầu đã nói là trình độ
học vấn của Nhật Bản(1) và Canada(5) cao hơn
so với các nước còn lại.
Tuy nhiên điều chúng tôi nhận thấy là các
thông số giá trị của các nghiên cứu trên thế giới
hơi thấp. Như Singapore(3) tại điểm cắt 24/25 đã
chọn thì độ nhạy phát hiện nhóm có rối loạn
thần kinh nhận thức so với nhóm chứng bình
thường là 78%, độ đặc hiệu là 62%. Trong khi
nghiên cứu của chúng tôi, tại điểm cắt 21/22 độ
nhạy tương ứng là 91,2%, độ đặc hiệu là 94,4%.
KẾT LUẬN
Điểm trung bình tổng MoCA tương quan
nghịch với sự tăng của tuổi và tương quan thuận
với sự tăng của trình độ học vấn.
Điểm trung bình tổng MoCA liên quan với
tình trạng rối loạn thần kinh nhận thức và sự
khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Các lĩnh
vực nhận thức của thang MoCA ở ba nhóm rối
loạn nhận thức thần kinh thì có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ngoại trừ chức năng định hướng
thời gian và không gian là khác biệt không có ý
nghĩa thống kê.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi có đề
nghị phiên bản MoCA Tiếng Việt có vài đặc
điểm hiệu chỉnh so với phiên bản MoCA
Tiếng Việt gốc.
Điểm cắt tối ưu để phân định nhóm có rối
loạn thần kinh nhận thức so với nhóm bình
thường là 21/22 với các thông số giá trị độ nhạy
91,2%, độ đặc hiệu 94,4%, giá trị tiên đoán dương
93,9%, giá trị tiên đoán âm 91,2%.
Điểm cắt tối ưu để phân định nhóm rối loạn
thần kinh nhận thức điển hình so với nhóm
không rối loạn thần kinh nhận thức điển hình là
16/17 với các thông số giá trị độ nhạy 100%, độ
đặc hiệu 98,2%, giá trị tiên đoán dương 93,3%,
giá trị tiên đoán âm 100%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fujiwara Y, et al (2010). Brief screening tool for mild cognitive
impairment in older Japanese: validation of the Japanese
version of the Montreal Cognitive Assessment. Geriatr Gerontol
Int, 10(3): 225-232.
2. Lee JY, Lee DW, et al (2008). Brief screening for mild cognitive
impairment in elderly outpatient clinic: validation of the
Korean version of the Montreal Cognitive Assessment. Journal
of geriatric psychiatry and neurology, 21(2): 104-110.
3. Liew TM, et al (2015). Diagnostic utility of Montreal Cognitive
Assessment in the Fifth Edition of Diagnostic and Statistical
Manual of Mental Disorders: major and mild neurocognitive
disorders. J Am Med Dir Assoc, 16(2): 144-148.
4. Magierska J, et al (2012). Clinical application of the Polish
adaptation of the Montreal Cognitive Assessment (MoCA) test
in screening for cognitive impairment. Neurol Neurochir Pol,
46(2): 130-139.
5. Nasreddine ZS, Phillips NA, et al (2005). The Montreal
Cognitive Assessment, MoCA: a brief screening tool for mild
cognitive impairment. J Am Geriatr Soc, 53(4): 695-699.
6. Yeung PY, et al (2014). A validation study of the Hong Kong
version of Montreal Cognitive Assessment (HK-MoCA) in
Chinese older adults in Hong Kong. Hong Kong Med J, 20(6):
504-510.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_thang_moca_trong_tam_soat_suy_giam_nhan_thuc_o_nguo.pdf