Tài liệu Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị - Nguyễn Thám: 203
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 65, 2011
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ
Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Các yếu tố khí tượng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, quyết định đến
các loại hình hoạt động du lịch trên một lãnh thổ nhất định.
Ở tỉnh Quảng Trị, các yếu tố bức xạ, mây, nắng, chế độ gió, độ ẩm không khí, chế độ
mưa đều thuộc loại tốt đối với sức khỏe con người và thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Tuy
nhiên, trong hoạt động du lịch ở Quảng Trị cần chú ý đến các thời điểm: từ tháng III đến tháng
VIII có gió Tây khô nóng, tháng IV, tháng V lốc thường xảy ra và từ tháng VII đến tháng XI có
bão xuất hiện.
1. Đặt vấn đề
Quảng Trị có tiềm năng khá lớn trong việc phát triển du lịch với nguồn tài
nguyên tự nhiên và nhân văn có giá trị như bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt, khu danh thắng
ĐaKrông, trằm Trà Lộc, Rú Lịnh... sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, th...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị - Nguyễn Thám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
203
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 65, 2011
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ
Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Các yếu tố khí tượng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, quyết định đến
các loại hình hoạt động du lịch trên một lãnh thổ nhất định.
Ở tỉnh Quảng Trị, các yếu tố bức xạ, mây, nắng, chế độ gió, độ ẩm không khí, chế độ
mưa đều thuộc loại tốt đối với sức khỏe con người và thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Tuy
nhiên, trong hoạt động du lịch ở Quảng Trị cần chú ý đến các thời điểm: từ tháng III đến tháng
VIII có gió Tây khô nóng, tháng IV, tháng V lốc thường xảy ra và từ tháng VII đến tháng XI có
bão xuất hiện.
1. Đặt vấn đề
Quảng Trị có tiềm năng khá lớn trong việc phát triển du lịch với nguồn tài
nguyên tự nhiên và nhân văn có giá trị như bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt, khu danh thắng
ĐaKrông, trằm Trà Lộc, Rú Lịnh... sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị,
địa đạo Vịnh Mốc, căn cứ Dốc Miếu, hàng rào điện tử Macnamara, Khe Sanh, đảo Cồn
Cỏ... Đặc biệt, với đường bờ biển kéo dài 75 km, ánh nắng chan hòa gần như quanh
năm, nước biển trong xanh, bãi cát trắng mịn trải dài theo bờ biển, du lịch vùng ven
biển hứa hẹn trong tương lai gần sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng
cao đời sống của nhân dân, và phục vụ đắc lực cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng còn chưa hợp lý nên chưa phát huy hết
tiềm năng vốn có, thậm chí nhiều nơi còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị chính
là nhằm xác định mức độ thuận lợi của điều kiện khí hậu đối với sức khỏe du khách, từ
đó đề ra các phương hướng và biện pháp để khai thác sử dụng hợp lí, phát huy hơn nữa
tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh.
2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá
Khí hậu tác động lên con người cũng như các hoạt động dân sinh kinh tế một
cách tổng hợp và đồng bộ. Khí hậu có liên quan trực tiếp và có ảnh hưởng nhiều nhất
đến toàn bộ hoạt động du lịch. Các điều kiện khí hậu đa dạng và đặc sắc đã được khai
thác để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau. Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu
phục vụ mục đích phát triển du lịch cũng chính là sự đánh giá tổng hợp các yếu tố khí
204
tượng (nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh nắng) thích hợp hay không thích hợp đối với sức
khỏe con người. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi sử dụng chuỗi số liệu khí hậu
của các trạm khí tượng Cồn Cỏ, Đông Hà, Khe Sanh và số liệu của các trạm đo mưa
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Bảng 1. Danh sách các trạm khí tượng
STT Trạm Vĩ độ Kinh độ Độ cao (m)
1 Cồn Cỏ 17o10’ 107o20’ 3,7
2 Đông Hà 16o59’ 107o05’ 8
3 Khe Sanh 16o38’ 106o44’ 394,6
Chuỗi số liệu được sử dụng trước hết là các số liệu được Tổng cục KTTV công
bố trong đề tài nhà nước 42A, nhiều đặc trưng khí hậu được thống kê mới đến năm
2008, 2009.
Các phương pháp đánh giá tài nguyên khí hậu Quảng Trị phục vụ cho hoạt động
du lịch là:
- Thống kê khí hậu.
- Phân loại và đánh giá mức độ thích hợp của một số đặc trưng khí hậu riêng.
- Đánh giá mức độ thích hợp của một số chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp.
3. Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị
Khí hậu Quảng Trị được hình thành dưới sự tác động của các nhân tố như bức xạ
Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và đặc điểm bề mặt đệm. Nét chung của khí hậu Quảng
Trị là nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt dồi dào, số giờ nắng trong
năm rất thuận lợi cho hoạt động du lịch. Khí hậu còn có sự phân hóa sâu sắc do tác dụng
của địa hình, cùng với sự tham gia của mạng lưới thủy văn và thảm thực vật.
3.1. Phân loại, đánh giá một số đặc trưng khí hậu
* Chế độ bức xạ, mây và nắng
Nằm trong vùng nội chí tuyến nên bức xạ Mặt Trời là nhân tố đầu tiên và quan
trọng chi phối chế độ thời tiết của tỉnh. Bức xạ tổng cộng của Quảng Trị dao động trong
khoảng 100 - 130 Kcal/cm2/năm.
Thời gian chiếu sáng biến đổi theo chu kì năm tương tự như độ cao Mặt Trời.
Thời gian chiếu sáng thường cao vào thời kì mùa hè, thấp vào thời kì mùa đông, với
trên 1.700 giờ nắng/năm. Số giờ nắng trung bình tháng và năm thể hiện sâu sắc chế độ
bức xạ ở đây.
205
Bảng 2. Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)[1, 3, 10]
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Đông Hà 106,3 90,2 127,9 173,0 219,1 218,0 229,9 200,0 164,0 138,9 95,8 84,8 1.848,0
Khe Sanh 152,0 126,2 169,7 190,9 197,8 170,9 155,1 148,1 142,6 119,8 101,6 97,7 1.772,5
Bảng 3. Lượng mây trung bình tháng và năm (Phần mười bầu trời) [1, 3, 10]
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cồn Cỏ 7,4 7,7 7,3 7,2 7,1 7,8 7,0 7,9 7,3 7,2 7,8 7,7 7,4
Đông Hà 8,3 8,2 7,7 7,5 7,4 7,9 7,2 8,0 7,8 7,6 8,2 8,3 7,8
Khe Sanh 8,0 7,9 7,3 7,3 7,9 8,2 7,9 8,6 8,3 7,9 8,5 8,2 8,0
Phần lớn thời gian trong năm có lượng mây khoảng 7/10 - 8/10 bầu trời trở lên,
lượng mây mùa đông thường nhiều hơn mùa hạ. Trong những tháng mùa đông lượng
mây trung bình tháng đạt 8/10 bầu trời. Trong mùa đông mỗi tháng có 15 - 20 ngày
nhiều mây ở vùng đồng bằng ven biển; 17 - 22 ngày ở vùng đồi núi. Mùa hè trung bình
mỗi tháng có 10 - 15 ngày nhiều mây. Sau khi Mặt Trời mọc, lượng mây giảm dần cho
đến trưa và sau đó tăng dần đến chiều tối.
Bảng 4. Phân loại khí hậu tốt - xấu đối với sức khỏe [2]
Mức độ
đánh giá
Số tháng có
nhiệt độ
≥ 270C
Số tháng có
độ ẩm
≥ 90%
Số giờ nắng
toàn năm
Số ngày
trời đầy
mây
Tốc độ gió
trung bình
m/s
Không tốt 5 4 1.000 100 1
Bình thường 4-5 3 1.200 80 1-1,5
Tốt 2-3 2 1.200 80 1,5
Rất tốt 0 0 1.500 50 2-3
Đối chiếu với bảng 4 cho thấy, lượng mây và số giờ nắng của Quảng Trị thuộc
loại tốt đến rất tốt cho sức khỏe của con người.
* Chế độ gió
Hàng năm có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ. Ở vùng đồng
bằng ven biển và hải đảo, về mùa đông hướng gió thịnh hành chủ yếu là Tây - Bắc. Xen
kẽ giữa hai đợt gió mùa Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông - Nam. Về mùa
hạ, hướng gió thịnh hành là hướng Tây - Nam. Ngoài ra còn thấy hướng gió khác thổi
xen kẽ theo hướng Đông hoặc Đông - Nam. Tốc độ gió trung bình năm từ 2,4 - 2,6 m/s.
206
Bảng 5. Tốc độ gió trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Quảng Trị (m/s) [1, 3, 10]
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Đông Hà 2,2 2,2 1,9 1,8 2,2 3,4 3,8 3,2 1,7 1,9 2,4 2,4 2,4
Khe Sanh 3,1 2,9 2,7 2,3 2,2 2,8 3,0 2,5 1,6 2,4 3,1 3,1 2,6
Vận tốc gió hầu hết các tháng trong năm đều ở mức độ trung bình từ 2 - 3 m/s,
không khí được lưu thông tốt. Tốc độ gió ở Quảng Trị được đánh giá ở mức rất tốt,
thuận lợi cho các hoạt động du lịch.
* Chế độ nhiệt
Chế độ nhiệt trong năm biến đổi khá phức tạp, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè
có nền nhiệt khá cao, mùa đông nền nhiệt thấp, biên độ dao động nhiệt trong ngày lớn.
Đặc biệt nhiệt độ có sự phân hóa rất lớn theo độ cao địa hình, càng lên cao tổng nhiệt và
nhiệt độ trung bình năm càng thấp.
Bảng 6. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0C) [1, 3, 10]
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cồn Cỏ 20,8 20,8 22,2 24,6 27,7 29,5 29,5 29,4 28,2 26,7 24,4 22,0 25,5
Đông Hà 19,8 20,3 22,8 25,9 28,2 29,6 29,6 28,9 27,1 25,2 22,7 20,3 25,0
Khe Sanh 18,1 19,0 21,8 24,5 25,6 25,7 25,3 24,8 24,2 22,9 20,5 18,3 22,6
Hàng năm vào mùa đông, không khí lạnh mặc dù đã bị biến tính đi nhiều nhưng
vẫn có điều kiện xâm nhập vào khu vực này. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông
xuống dưới 19oC chỉ phân bố ở khu vực vùng núi phía Tây như ở Khe Sanh. Chế độ
nhiệt trong năm không có những biến động lớn trong không gian. Nhiệt độ trung bình
năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và giảm dần từ Đông sang Tây.
Bảng 7. Biên độ nhiệt độ ngày trung bình tháng và năm (0C) [1, 3, 10]
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cồn Cỏ 2,7 2,8 4,1 5,9 7,0 6,5 6,7 5,7 4,9 3,2 2,4 2,3 4,5
Đông Hà 5,6 6,1 7,2 8,5 8,7 8,3 8,5 8,2 7,1 5,8 5,2 5,0 7,0
Khe Sanh 6,5 7,3 9,2 10,1 9,0 7,2 7,1 6,5 7,0 6,0 5,0 5,0 7,2
Theo số liệu thống kê nhiều năm tại các trạm khí tượng, ở Quảng Trị nhiệt độ
207
cao nhất tuyệt đối có thể lên đến 42,10C (Đông Hà), nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt
đối vào khoảng 7,70C (Khe Sanh). Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm tại tỉnh
Quảng Trị dao động khá lớn, khoảng từ 4,50C ở Cồn Cỏ đến 7,20C ở Khe Sanh.
Bảng 8. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người [8]
Hạng Ý nghĩa
Nhiệt độ
trung bình
năm (0C)
Nhiệt độ trung
bình tháng nóng
nhất (°C)
Biên độ nhiệt
độ năm (°C)
Lượng mưa
năm (mm)
1 Thích nghi 18 - 24 24 - 27 < 6 1.250 - 1.900
2 Khá thích nghi >24 - 27 >27 - 29 6 - 1.900 - 2.550
3 Nóng >27 - 29 >29 - 32 8 - 2.550
4 Rất nóng >29 - 32 >32 - 35 14 - 19 < 1.250
5 Không thích nghi > 32 > 35 > 19 < 650
Sử dụng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người để đánh giá tài nguyên khí
hậu do học giả người Ấn Độ đưa ra (bảng 8) có thể xếp chế độ nhiệt tại Quảng Trị vào
hạng khá thích nghi.
* Độ ẩm không khí
Quảng Trị có độ ẩm tương đối cao đạt giá trị trung bình từ 83 - 88%. Tháng có
độ ẩm thấp nhất đạt trên 70%, độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống đến 19 - 28% tuỳ
theo từng nơi. Sự chênh lệch giữa vùng thấp và vùng cao cũng không quá 10%. Chỉ có
2 tháng tại Khe Sanh (tháng XI và XII) độ ẩm lên tới trên 90%. Một đặc điểm đáng
lưu ý về tính chất cực đoan của độ ẩm thể hiện ở chỗ trong những giai đoạn ẩm ướt
kéo dài cũng có thể xuất hiện những ngày khô nóng khi độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể
hạ xuống đến mức thấp kỷ lục như ở Tuyên Hoá và Khe Sanh trong thời kỳ ẩm ướt
của tháng II, III. Nhìn chung độ ẩm không khí ở Quảng Trị thuộc loại tốt cho sức khỏe.
Bảng 9. Độ ẩm tương đối không khí trung bình tháng và năm (%)[1, 3, 9]
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cồn Cỏ 90 93 92 90 84 79 76 76 82 85 86 85 85
Đông Hà 89 90 88 83 79 72 70 74 84 88 88 88 83
Khe Sanh 90 90 85 83 84 85 86 89 90 90 91 91 88
* Chế độ mưa
Quảng Trị có lượng mưa bình quân khá cao, ở vùng núi, trung du và đồng bằng
ven biển là 2.200 - 2.600 mm. Tại các thung lũng, núi thấp và vùng cát ven biển và hải
đảo, tổng lượng mưa đạt dưới 2.200 mm.
208
Bảng 10. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Quảng Trị (mm) [1, 3, 9]
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cửa Tùng 112,0 78,7 48,9 49,6 96,7 92,0 90,5 119,6 514,0 726,1 453,4 197,0 2.578,4
Vĩnh Linh 130,3 82,8 53,5 46,7 105,7 99,2 101,3 123,1 429,6 732,9 471,8 234,1 2.611,0
Gia Vòng 60,3 48,0 40,6 70,4 142,6 98,0 72,4 155,1 471,9 667,8 454,5 190,9 2.472,5
Cửa Việt 64,7 50,0 39,0 55,2 115,1 62,6 57,6 157,7 364,2 575,7 452,0 228,6 2.222,3
Đông Hà 49,0 35,9 34,6 64,0 122,3 86,4 63,2 161,4 368,3 664,8 462,4 181,3 2.293,6
Quảng Trị 88,7 60,5 48,8 70,1 134,2 90,1 75,5 154,4 451,3 715,7 457,3 231,6 2.578,2
Cồn Cỏ 137,1 76,0 57,7 47,7 90,4 84,4 76,7 179,1 399,8 481,9 327,2 211,6 2.169,5
Khe Sanh 17,6 20,5 34,2 85,8 167,7 193,7 197,6 290,1 371,0 427,5 190,0 59,6 2.055,3
Thạch Hãn 75,6 56,1 52,2 63,9 153,3 83,8 62,8 147,7 396,1 712,6 493,4 252,7 2.550,1
Ba Lòng 104,0 85,3 59,1 70,8 121,4 148,3 72,2 146,3 411,0 626,8 368,7 199,1 2.412,9
Tà Rụt 55,3 28,1 55,7 73,8 168,8 230,9 163,8 240,0 274,5 687,4 240,9 153,7 2.372,8
Mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng VIII - XII ở các vùng núi, trung du và vùng
đồng bằng ven biển và hải đảo. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng IX, X, XI,
chiếm tới 55 - 56% lượng mưa năm, 70 - 80% lượng mưa mùa. Trong thời kì này phải
hết sức chú ý đến những trận mưa lớn do được tăng cường bởi các cơn bão, có thể sinh
ra lũ đột ngột gây cản trở du lịch leo núi tham quan nghiên cứu tự nhiên.
Mùa khô là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam. Đây là thời kỳ mà các
tháng liên tục có lượng mưa dưới 100 mm. Tổng lượng mưa từ tháng II đến tháng IV
chỉ đạt 5 - 8% lượng mưa năm.
Trung bình hàng năm Quảng Trị có khoảng 143 - 161 ngày mưa. Lượng mưa
ngày cực đại thường khoảng 400 mm/ngày, thậm chí có nơi như ở Cồn Cỏ vào ngày
22/IX/1979 đã quan trắc được lượng mưa ngày tới 727,5 mm/ngày, gần bằng 1/3 tổng
lượng mưa năm. Các giá trị cực đại này thường xảy ra vào giữa mùa khi bão và hội tụ
nhiệt đới hoạt động mạnh.
Bảng 11. Số ngày mưa trung bình tháng và năm (0C) [1, 3, 9]
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cồn Cỏ 15,8 14,5 11,2 8,2 6,4 6,6 3,8 7,9 13,6 19,2 18,3 17,7 143,2
209
Đông Hà 12,3 11,0 9,7 9,7 10,3 8,7 7,7 10,4 16,5 21,0 20,9 17,0 155,0
Quảng Trị 14,6 11,7 11,6 8,7 9,9 7,0 6,7 8,3 15,4 19,0 20,4 17,9 151,2
Khe Sanh 8,0 4,5 4,9 10,4 13,5 14,7 17,1 20,0 19,7 17,0 17,8 13,5 161,1
Xét theo chỉ tiêu sinh học đối với con người (bảng 8), lượng mưa ở Quảng Trị có
thể xếp hạng khá thích nghi.
* Các hiện tượng thời tiết đặc trưng khác
- Gió Tây khô nóng - gió Lào: Vào mùa hè (đầu tháng III đến cuối tháng VIII),
Quảng Trị chịu ảnh hưởng nặng nề của gió khô nóng. Hàng năm số ngày khô nóng
(nhiệt độ không khí trên 350C và độ ẩm tương đối dưới 65%) ở đây dao động từ 45 - 50
ngày và nhiều nhất trong các tháng V, VI, VII với số ngày khô nóng mỗi tháng từ 8 - 12
ngày. Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh ở địa bàn tỉnh đã có ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe của con người, đặc biệt là người già.
- Lốc: Là hiện tượng thời tiết đặc biệt, biểu thị bằng gió giật, xoáy cuốn theo các
khối không khí vừa theo chiều ngang vừa theo chiều thẳng đứng. Thực chất lốc là một
loại gió xoáy mạnh với đường kính khoảng 50 - 150m. Lốc thường xảy ra vào thời kì
chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng (tháng IV, tháng V).
- Bão: Quảng Trị là một trong những tỉnh hàng năm chịu tác động của bão mạnh
mẽ nhất so với nước ta. Theo số liệu thống kê, hàng năm trung bình dải ven biển Quảng
Trị có 1 - 2 trận bão đổ bộ trực tiếp, tuy nhiên ở đây còn chịu ảnh hưởng của các cơn
bão đổ bộ vào các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Theo số liệu thống kê
trong vòng 27 năm từ 1959 - 2006, tổng số cơn bão đổ bộ vào dải ven biển từ đèo
Ngang đến đèo Hải Vân là 38 cơn bão, tập trung chủ yếu vào tháng IX (14 cơn bão) và
tháng X (10 cơn bão). Bão đổ bộ vào thường gây mưa lớn và cực lớn cùng với nước
dâng do bão và triều cường gây hậu quả hết sức nặng nề không chỉ trong sản xuất nông,
ngư, lâm nghiệp nói riêng, trong hoạt động kinh tế nói chung mà cả đến tài sản và sức
khỏe, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
3.2. Đánh giá bằng các chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp.
* Chỉ số bất tiện nghi - DI: được xây dựng trên cơ sở tính toán đến ảnh hưởng
tổng hợp của nhiệt độ, độ ẩm không khí (được tính đến thông qua nhiệt độ ướt).
DI = 0,4 (tk + tu) + 4,8
Trong đó: tk là nhiệt độ không khí khô; tu là nhiệt độ không khí ướt.
Nếu: DI > 21°C - Khí hậu hơi nóng
DI > 24°C - Khí hậu nóng
210
Bảng 12. Chỉ số bất tiện nghi trung bình tháng và năm (°C)
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Đông Hà 20,2 20,6 22,5 24,7 26,2 26,9 26,8 26,5 25,6 24,4 22,4 20,5 24,0
Khe Sanh 18,9 19,6 21,6 23,6 24,5 24,6 24,4 24,1 23,7 22,6 20,8 19,1 22,3
Vùng đồng bằng ven biển Quảng Trị có 3 tháng khí hậu mát mẻ, 2 tháng khí
hậu hơi nóng, còn lại là các tháng nóng. Trong khi đó vùng núi có 4 tháng mát mẻ, 4
tháng hơi nóng và 4 tháng nóng.
* Nhiệt độ hiệu dụng( τ): Được dùng để đánh giá điều kiện sinh khí hậu cho các
hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, dưỡng bệnh. Chỉ số này phản ánh ảnh hưởng tổng hợp các
yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió lên cảm thụ về nhiệt của con người.
Bảng 13. Nhiệt độ hiệu dụng trung bình tháng và năm (°C)
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Đông Hà 16,4 16,9 19,5 22,3 24,0 24,2 23,8 23,7 23,6 21,8 19,1 16,9 21,0
Khe Sanh 14,3 15,3 17,8 20,6 21,8 21,6 21,2 21,1 21,2 19,4 16,7 14,5 18,8
So sánh với những ngưỡng cảm ứng nhiệt của cơ thể, dựa trên thực nghiệm
(theo nhiệt độ hữu hiệu).
Giới hạn cảm giác lạnh: 17°C Giới hạn cảm giác nóng: 30°C
Vùng nhiệt độ dễ chịu 20 - 25°C Cảm giác ngột ngạt 33°C [2, 7]
Ta thấy nhiệt độ hiệu dụng ở Quảng Trị trong khoảng thời gian từ khoảng tháng XI
đến tháng III năm sau là lạnh, từ tháng IV đến tháng X, τ nằm trong vùng nhiệt độ dễ chịu.
* Điều kiện tiện nghi nhiệt:
Những điều kiện của môi trường ứng với trạng trạng thái cân bằng, đòi hỏi sự
điều tiết ít nhất của cơ thể, con người thường cảm thấy thoải mái nhất được coi là “điều
kiện tiện nghi nhiệt”. Từ đó người ta thường tính toán nhiệt độ cần thiết tăng hoặc giảm
để đảm bảo điều kiện đó.
Bảng 14. Nhiệt độ cần thiết tăng (+) hoặc giảm (-) để đảm bảo “tiện nghi nhiệt”(°C) [4]
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đông Hà 2,2 1,0 -3,9 -9,9 -13,1 -14,2 -14,5 -13,7 -12,0 -9,2 -3,7 1,0
211
Ở Quảng Trị từ tháng XII đến tháng II năm sau là khoảng thời gian cần thiết
phải có sự tăng nhiệt để duy trì trạng thái "tiện nghi nhiệt". Ngược lại từ tháng III đến
tháng XI là các tháng cần phải giảm nhiệt, đặc biệt trong tháng VII cần giảm xuống
khoảng 14,50C.
Điều kiện tiện nghi nhiệt cũng được đảm bảo thông qua việc tăng hoặc giảm tốc
độ chuyển động của lớp không khí xung quanh.
Bảng 15. Độ lệch giữa tốc độ gió tự nhiên và tốc độ gió cần thiết
để đảm bảo“tiện nghi nhiệt”(m/s) [4]
Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đông Hà 1,8 2,0 1,6 1,3 0,6 0,7 0,9 1,6 0,9 1,6 2,4 2,6
Các kết quả tính toán (bảng 15) cho thấy, sự chênh lệch này lớn nhất vào các
tháng đông và thấp nhất vào các tháng hè. Nói cách khác mùa đông cần kín gió nhiều
hơn so với mùa hè để cơ thể con người có thể đạt được trạng thái “tiện nghi nhiệt”.
3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du
lịch tỉnh Quảng Trị
Bảng 16. Tổng hợp kết quả đánh giá tài nguyên sinh khí hậu Quảng Trị cho du lịch
Đặc trưng
Sinh khí hậu
Đánh giá mức độ thích nghi Nhận định chung
Chế độ bức xạ, mây, nắng Rất tốt - tốt - Chế độ bức xạ, mây nắng,
điều kiện nhiệt độ, độ ẩm
chế độ mưa đều tốt cho sức
khoẻ con người.
Trong hoạt động du lịch
cần lưu ý những điểm cụ
thể là:
- Gió tây khô nóng từ
tháng III đến tháng VIII.
- Lốc thường xảy ra vào
thời kì chuyển tiếp từ mùa
lạnh sang mùa nóng (tháng
IV, tháng V)
- Để đạt được trạng thái
“tiện nghi nhiệt” tối ưu (cơ
Gió Rất tốt
Nhiệt độ Khá thích nghi
Độ ẩm Tốt
Mưa Khá thích nghi
Thời tiết đặc biệt:
- Gió Tây khô nóng
- Lốc
- Bão
- Bình thường đến rất xấu
- Rất xấu
- Rất xấu
Chỉ số bất tiện nghi- DI
Bình thường từ tháng V đến
tháng IX. Còn lại trong năm khí
hậu tốt đến rất tốt đối với con
người.
212
Nhiệt độ hiệu dụng - τ
Thời gian lạnh từ tháng XI đến
tháng III năm sau. Nhiệt độ dễ
chịu từ tháng IV đến tháng X.
thể không cần bất cứ sự
điều chỉnh nào), quanh
năm cần giảm gió, từ tháng
III đến tháng XI cần giảm
nhiệt, thời gian còn lại cần
tăng nhiệt.
Tiện nghi nhiệt:
- Nhiệt độ
- Tốc độ gió
- Cần tăng nhiệt từ tháng XI đến
tháng III năm sau. Từ tháng IV
đến tháng X cần giảm nhiệt.
- Cần giảm gió để đạt được trạng
thái “tiện nghi nhiệt”.
4. Kết luận
Đối với hoạt động du lịch các yếu tố khí tượng đóng vai trò quan trọng, quyết
định tới việc hình thành và phát triển các loại hình du lịch.
Ở Quảng Trị chế độ bức xạ, mây, nắng, gió, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và chế độ
mưa đều tốt cho sức khỏe con người, thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Trong hoạt động du lịch cần chú ý đến các thời điểm: từ tháng III đến tháng VIII
có gió Tây khô nóng, tháng IV, tháng V lốc thường xảy ra và từ tháng VII đến tháng XI
có bão xuất hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Duy Chinh (chủ biên), Đánh giá đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Trị; Đề tài
nhánh thuộc đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc điểm khí tượng thủy văn
phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Trị”, Lưu trữ Sở KH&CN Quảng Trị,
2002.
[2]. Phan Tất Đắc, Phạm Ngọc Toàn, Khí hậu với đời sống (Những vấn đề cơ sở của sinh
khí hậu học), Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, 1980.
[3]. Nguyễn Trọng Hiệu, Nông Thị Lộc, Nguyễn Đức Ngữ & nnk, “Số liệu Khí hậu” thuộc
Chương trình Nhà nước 42A: “Đánh giá tài nguyên và điều kiện thiên nhiên về KTTV
phục vụ sản xuất và quốc phòng, trọng tâm là phục vụ nông nghiệp”, Tổng cục KTTV,
1989.
[4]. Trần Việt Liễn & nnk, Khí hậu với vấn đề tổ chức lao động nghỉ ngơi và du lịch trên
lãnh thổ Việt Nam. Đề tài khoa học. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn. Hà Nội, 1993.
[5]. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Tài nguyên khí hậu Việt Nam, Nxb Khoa học
Kỹ thuật, Hà Nội, 1988.
[6]. Đào Ngọc Phong, Thời tiết với bệnh tật, Nxb Y học, Hà Nội, 1972.
[7]. Nguyễn Hoàng Sơn, Nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh
Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ khoa học, Huế, 2003.
213
[8]. Nguyễn Khanh Vân, Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,
2006.
[9]. Phùng Đức Vinh, Phân tích và đánh giá chế độ mưa, ẩm khu vực Bắc Trung Bộ, Luận
án PTS khoa học Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội, 2001.
[10]. UBND tỉnh Quảng Trị, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2009, Quảng Trị,
2010.
BIOCLIMATIC RESOURCE ASSESSMENT FOR THE DEVELOPMENT OF
TOURISM IN QUANG TRI PROVINCE
Nguyen Tham, Nguyen Hoang Son
College of Pedagogy, Hue University
SUMMARY
Meteorological factors play an important role in tourism; they have an influence on
kinds of tourism and types of tourism activities in a specific region.
Radiation, cloud, sunlight, windy regimes, temperature, humidity conditions and
rainfall regimes are good for human health and favorable for the development of tourism in
Quang Tri.
In tourism activities, the following points should be paid attention to:
+ The hot and dry West Wind from April to June.
+ Thunderstorm often occurring in April and May.
+ Storm from July to November.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 65_19_3167_4167_2117866.pdf