Tài liệu Đánh giá tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động kinh tế - Xã hội trong lưu vực sông Cầu tại các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Bắc Ninh - Phạm Thị Thu Hà: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 2018 43
1. Mở đầu
Sông Cầu là một trong những sông chính của hệ
thống sông Thái Bình với 47% diện tích toàn lưu vực,
diện tích lưu vực khoảng 6.030 km2. Sông Cầu bắt
nguồn từ núi Vân Ôn, với độ cao 1.527 m về phía Đông
Nam của dãy Phia Boóc, tỉnh Bắc Cạn. Chiều dài sông
Cầu là 288 km chảy qua huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn),
Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và điểm cuối của
con sông này là phường Phả Lại (thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dương).
Nguồn nước sông Cầu là nguồn cung cấp nước
chính cho việc sử dụng trong sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của các tỉnh thuộc
LVS. Theo tính toán của Phạm Xuân Sự và các cộng sự,
tổng lượng nước trung bình hàng năm của sông Cầu
đến trạm thủy văn Thác Giềng là khoảng 546 triệu m3
một năm, lưu lượng trung bình năm đến Trạm thủy
văn Thác Bưởi khoảng 1.600 triệu m3/năm và lưu lượng
trung bình hàng năm vào cửa sông Cầu khoảng 4...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động kinh tế - Xã hội trong lưu vực sông Cầu tại các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Bắc Ninh - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 2018 43
1. Mở đầu
Sông Cầu là một trong những sông chính của hệ
thống sông Thái Bình với 47% diện tích toàn lưu vực,
diện tích lưu vực khoảng 6.030 km2. Sông Cầu bắt
nguồn từ núi Vân Ôn, với độ cao 1.527 m về phía Đông
Nam của dãy Phia Boóc, tỉnh Bắc Cạn. Chiều dài sông
Cầu là 288 km chảy qua huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn),
Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và điểm cuối của
con sông này là phường Phả Lại (thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dương).
Nguồn nước sông Cầu là nguồn cung cấp nước
chính cho việc sử dụng trong sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của các tỉnh thuộc
LVS. Theo tính toán của Phạm Xuân Sự và các cộng sự,
tổng lượng nước trung bình hàng năm của sông Cầu
đến trạm thủy văn Thác Giềng là khoảng 546 triệu m3
một năm, lưu lượng trung bình năm đến Trạm thủy
văn Thác Bưởi khoảng 1.600 triệu m3/năm và lưu lượng
trung bình hàng năm vào cửa sông Cầu khoảng 4.500
triệu m3/năm. Trong đó, tổng lưu lượng nước sông
Công hàng năm là 899 triệu m3/năm (chiếm khoảng
19,8% tổng dòng chảy hàng năm của sông Cầu), dòng
chảy hàng năm của sông Cà Lồ khoảng 880 triệu m3/
năm (khoảng 19,5% dòng chảy hàng năm của sông
Cầu). Tài nguyên nước của LVS Cầu rất dồi dào nhưng
thay đổi theo thời gian. Tổng lưu lượng nước trong 5
tháng vào mùa lũ (từ tháng 6 - 10) chiếm từ 80% - 85%
tổng lưu lượng hàng năm; tổng lưu lượng cho 7 tháng
khác (mùa khô) chỉ chiếm 15 - 20% tổng lưu lượng
hàng năm [2]. Hồ Núi Cốc là hồ chứa lớn nhất được
xây dựng trên sông Công và nguồn nước cung cấp cho
ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM PHÁT SINH TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG LƯU VỰC SÔNG CẦU TẠI CÁC TỈNH
BẮC CẠN, THÁI NGUYÊN, BẮC GIANG VÀ BẮC NINH
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
2Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT
Nguồn nước sông Cầu là nguồn cung cấp nước chính cho việc sử dụng trong sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, chế độ dòng chảy và chất lượng nước của lưu vực sông (LVS) Cầu
đã và đang bị ảnh hưởng bởi nhiều hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) trong vùng lưu vực. Nghiên cứu này
đã ước tính tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động KT-XH trong LVS Cầu trên cơ sở các số liệu thu
thập được và từ niên giám thống kê năm 2014, 2015, 2016 của các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc
Ninh. Phương pháp tính toán được sử dụng là phương pháp đánh giá nhanh (rapid assessment method) tải
lượng ô nhiễm của các nguồn ô nhiễm khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày, sông Cầu nhận
khoảng 634 tấn COD, 357 tấn BOD5 , 127 tấn Tổng N, 33 tấn Tổng P từ các nguồn thải điểm công nghiệp và
nguồn thải phân tán như sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản... tại các tỉnh nghiên cứu thuộc
LVS Cầu. Chăn nuôi được xem là nguồn ô nhiễm chính, khoảng 50% tải lượng ô nhiễm ở khu vực nghiên
cứu được đóng góp bởi chăn nuôi. Sau đó, tải lượng ô nhiễm được phân bổ cho các tiểu lưu vực của sông Cầu
để đánh giá thực chất các nguồn thải được tiếp nhận bởi sông Cầu và phục vụ cho việc thiết lập mô hình mô
phỏng chất lượng nước cho LVS. Kết quả tính toán cho thấy, chất lượng nước sông Cầu đã và đang chịu áp
lực lớn từ các hoạt động KT-XH của lưu vực, cần có các biện pháp quản lý và xử lý các nguồn thải này để giảm
tải cho sông Cầu.
Từ khóa: Tải lượng ô nhiễm, lưu vực sông Cầu, phương pháp đánh giá nhanh, tải lượng đơn vị.
Phạm THị THu Hà*
Nguyễn Văn Tâm
Hà Ngọc Hiến
Bùi Huy Hoàng
(1)
(2)
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 201844
TP. Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các hoạt động
nông nghiệp ở hạ du. Hồ chứa Đại Lải được xây dựng
ở sông Cà Lồ cung cấp nước cho huyện Xuân Hòa và
Mê Linh (Vĩnh Phúc). Tại TP. Thái Nguyên, đập Thác
Huống được xây dựng trên sông Cầu nhằm tăng mực
nước cho thủy lợi ở tỉnh Bắc Giang. Trong những
tháng mùa khô, mực nước thượng lưu đập Thác Huống
thấp hơn mực nước đập tràn, do đó, hầu hết nước sông
Cầu chảy vào kênh tưới tiêu và chỉ một lượng nước nhỏ
chảy xuống các khu vực hạ lưu của đập Thác Huống.
Có thể nói, chế độ dòng chảy và chất lượng nước của
LVS Cầu đã bị ảnh hưởng bởi nhiều hoạt động trong
vùng lưu vực.
Hiện tại, sông Cầu đang chịu tác động rất lớn từ
nguồn nước thải địa phương, ảnh hưởng tới chất lượng
nước sông, cũng như đời sống của các sinh vật thủy
sinh. Việc tính toán tải lượng ô nhiễm từ nguồn phát
sinh của các tỉnh thuộc LVS để có hướng quy hoạch và
quản lý nguồn nước sông Cầu là rất cần thiết.
Bài viết trình bày kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm
phát sinh từ nguồn dân cư, nuôi trồng thủy sản, chăn
nuôi, dịch vụ và thương mại, công nghiệp, sử dụng đất
năm 2016 của các tỉnh, dựa trên niên giám thống kê
và tài liệu thu thập được. Từ đó, ước tính lượng chất ô
nhiễm đưa vào LVS Cầu hàng năm. Kết quả tính toán
tải lượng ô nhiễm được phân bổ cho các tiểu lưu vực
của sông Cầu để đánh giá thực chất nguồn thải được
tiếp nhận bởi sông Cầu và phục vụ cho việc thiết lập
mô hình mô phỏng chất lượng nước sông.
2. Tài liệu và phương pháp
Tài liệu phục vụ cho việc tính toán bao gồm, niên
giám thống kê năm 2014, 2015, 2016 của các tỉnh Bắc
Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Số liệu phân
chia các tiểu lưu vực trong Báo cáo tổng kết của Viện
Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam) (Hình 1) [2]; Quyết định số
88/QĐ-UBND ngày 13/1/2014 của UBND tỉnh Bình
Dương ban hành hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ
thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn
2013 - 2020 [8] và các tài liệu liên quan khác [1, 3, 10].
Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá nhanh
môi trường (rapid assessment method) để tính tải
lượng ô nhiễm của các nguồn ô nhiễm khác nhau.
Phương pháp tính toán tải lượng thải phát sinh dựa
trên cơ sở các hệ số phát thải được sử dụng để tính
toán tải lượng ô nhiễm các nguồn phân tán và được
trình bày trong Báo cáo tổng kết Hợp phần mô hình
mô phỏng của Dự án Tăng cường năng lực quản lý môi
trường nước trong LVS của Jica (Nhật Bản), thực hiện
bởi Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam) [2]. Phương pháp đánh
giá nhanh thường được sử dụng trong trường hợp hạn
chế về số liệu quan trắc và kinh phí thực hiện. Trong
phần lớn các trường hợp, phương pháp đánh giá nhanh
cho kết quả có độ chính xác chấp nhận được và có thể
sử dụng tốt cho bài toán quy hoạch. Trong khi đó, các
phương pháp khác như phương pháp mô hình hóa có
thể cho kết quả tính toán chính xác hơn, tuy nhiên,
phương pháp này đòi hỏi bộ số liệu chi tiết và kinh phí
thực hiện lớn hơn. Trong thực tế, phương pháp đánh
giá nhanh được sử dụng rộng rãi hơn vì hầu hết các
LVS không có đầy đủ bộ số liệu chi tiết và chính xác để
thiết lập mô hình.
Ở nghiên cứu này, LVS Cầu được chia làm 58 tiểu
lưu vực dựa trên bản đồ DEM của USGS độ phân giải
1-arc [2], các tiểu lưu vực được sử dụng như là đơn
vị diện tích để phân tích tải lượng ô nhiễm. Số lượng
tiểu lưu vực được xác định dựa trên mức độ chi tiết của
số liệu thu thập được, số liệu càng chi tiết thì số tiểu
lưu vực cần nhiều hơn để nâng cao độ chính xác trong
tính toán. Các nguồn phân tán sẽ được định lượng dựa
trên bản đồ dữ liệu cụ thể theo các loại khác nhau như
sinh hoạt, chăn nuôi, nông nghiệp, rừng, thương mại
và dịch vụ...
Nguồn thải từ công nghiệp được xem là nguồn
điểm. Các nguồn điểm sẽ chia thành 2 nhóm: Nguồn
thải trực tiếp vào sông Cầu, hoặc nhánh sông và nguồn
nằm cách xa sông.
Phương pháp tính toán chi tiết cho từng nguồn:
Nguồn từ dân sinh (nước thải từ các hộ gia đình)
Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ dân cư được tính
dựa trên tính toán số lượng dân cư trong tiểu lưu vực
và hệ số phát thải ô nhiễm theo đầu người. Tính toán
dân cư trong các tiểu lưu vực dựa vào số liệu thống kê
2016 của các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang,
Bắc Ninh về dân số của các đơn vị hành chính quận,
huyện và tỉ lệ của các tiểu lưu vực. Các thành phần lựa
chọn để tính tải lượng ô nhiễm là BOD, COD, Tổng N,
Tổng P. Công thức tính nguồn thải từ dân cư [8]:
Qds = Pi*Qi*10-3
Qds: Tải lượng thải từ dân cư (kg/ngày); Pi: Dân số
của các tiểu lưu vực (người); Qi: Đơn vị tải lượng thải
sinh hoạt (g/người/ngày, đêm).
Nguồn từ dịch vụ
Nước thải từ các trung tâm thương mại, nhà hàng,
khách sạn, giao thông vận tải, du lịch; nước thải từ
các bệnh viện, trạm y tế cũng thải chất ô nhiễm vào
LVS Cầu. Tải lượng ô nhiễm từ nguồn dịch vụ được
▲Hình 1. Phân chia các tiểu LVS Cầu cho các tỉnh Bắc Cạn,
Thái Nguyên, Bắc Ninh và Bắc Giang (nguồn từ dịch vụ)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 2018 45
tính bằng tổng tải lượng ô nhiễm của thương mại và
tải lượng từ các bệnh viện, trạm y tế.
Qdv = Qtm + Qyt (kg/ngày)
Tính toán tải lượng của thương mại dựa trên doanh
thu của các tiểu lưu vực được tính từ doanh thu của
các đơn vị hành chính địa phương.
Qtm = Di*Pi*Qi*10-3/365 [8]
Qtm: Tải lượng thải của thương mại (kg/ngày); Di:
Doanh thu của các tiểu lưu vực (triệu VND/năm); Di:
Doanh thu của các tiểu lưu vực (triệu VND/năm); Pi:
Hệ số phát thải nước thải dựa trên doanh thu (m3/triệu
VND); Qi: Đơn vị tải lượng ô nhiễm theo thương mại
(mg/l);
Đối với các bệnh viện và trạm y tế tính toán tải
lượng theo số giường bệnh:
Qyt = Gi*Pi*Qi*10-3/365 [8]
Gi: Số giường bệnh (giường); Pi: Hệ số phát thải
nước thải theo số giường (m3/giường. năm); Qi: Đơn
vị tải lượng ô nhiễm theo số giường bệnh (mg/l).
Nguồn thải từ chăn nuôi
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2016, số lượng
vật nuôi (Trâu, bò, lợn, gà, dê, ngựa) của các tỉnh
thuộc LVS Cầu phần lớn tăng từ 5 - 10% số lượng vật
nuôi so với năm trước, vì vậy, lượng thải chất ô nhiễm
vào LVS cũng tăng. Tải lượng ô nhiễm từ nguồn chăn
nuôi được tính theo số lượng vật nuôi và số lứa (theo
tháng nuôi):
Qcn = Pi*Ti*i/(12*365) kg/ngày [8]
Qcn: Tải lượng từ nguồn chăn nuôi (kg/ngày); Pi:
Hệ số phát thải vật nuôi (kg/con/năm); Ti: Thời gian
nuôi trung bình của từng vật nuôi (tháng); Ni: Số
lượng vật nuôi (con).
Hệ số phát thải của vật nuôi theo Quyết định số 88/
QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương.
Di: Diện tích của các tiểu lưu vực được tính toán (ha);
Qi: Đơn vị tải lượng theo nguồn sử dụng đất (kg/
ha.năm).
Nguồn thải điểm (nguồn thải từ công nghiệp)
Nguồn thải công nghiệp được xem là nguồn thải
điểm. Phần lớn các nguồn điểm thải vào các nhánh
sông, chỉ có một vài nguồn điểm chảy trực tiếp vào
dòng chính sông Cầu.
Bảng 1. Hệ số phát thải của các loài vật nuôi
Loại vật
nuôi
Hệ số phát
thải
Loại vật
nuôi
Hệ số phát
thải
Trâu 164 Ngựa 146
Bò 164 Dê 33,7
Lợn 32,9 Gà 1,61
Thời gian nuôi trung bình của trâu, bò, ngựa (12 tháng); lợn,
dê (6 tháng); gà (3 tháng).
Tải lượng của nguồn thải công nghiệp được tính
bằng nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải (mg/l)
và lưu lượng nước thải công nghiệp (m3/năm). Lưu
lượng nước thải công nghiệp được tính từ hệ số phát
thải theo giá trị sản xuất từng ngành (m3/triệu đồng)
và giá trị sản xuất công nghiệp của từng ngành (triệu
đồng/năm) [8]. Nghiên cứu tập trung vào 3 tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, nơi tập trung nhiều các
cơ sở công nghiệp trong LVS Cầu.
3. Kết quả và thảo luận
Ước tính tổng lượng nước thải (m3/ngày đêm)
Tổng lưu lượng nước thải phát sinh từ các hoạt
động KT - XH của các tỉnh nghiên cứu được ước tính
khoảng 450.000 m3/ngày, đêm. Lượng nước thải của
từng nguồn được trình bày ở Biểu đồ 1:
Bảng 2. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp
TT THông số Nồng độ trung bình
(đã xử lý)
1 BOD5 21
2 COD 50,5
3 Tổng-N 14,75
4 Tổng-P 1,32
▲Biểu đồ 1. Lưu lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động
KT - XH
Nguồn sử dụng đất
Đất được sử dụng gồm: Đất sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, chuyên dùng, nhà ở và nuôi trồng thủy
sản. Tải lượng ô nhiễm từ nguồn sử dụng đất được
tính từ nước thải của nông nghiệp, hoạt động nuôi
trồng thủy, hải sản và dòng chảy thoát từ rừng (đơn
vị tải lượng ô nhiễm dựa trên diện tích có trong niên
giám thống kê của các tỉnh).
Qsdd = Di*Qi/365 [1,3,9.10]
Qsdd: Tải lượng từ nguồn sử dụng đất (kg/ngày);
Lưu lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động
KT-XH khá lớn, trong đó nguồn công nghiệp phát
sinh nước thải chiếm khoảng 50%, tập trung nhiều
tại lưu vực 37, 49, 50 đến 58. Đây là những lưu vực
thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, nơi
tập trung nhiều khu công nghiệp như Quế Võ, Yên
Phong, Từ Sơn (Bắc Ninh); Quang Châu, Đình Trám
(Bắc Giang)
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 201846
Ước tính tổng tải lượng COD vào LVS Cầu khoảng
634 tấn/ ngày. Trong đó, đóng góp vào tải lượng COD
lớn nhất vẫn là chăn nuôi (40,6%) vào khoảng 258 tấn/
ngày, dân sinh (24,2%), dịch vụ (1,9%), công nghiệp
(13,4%), sử dụng đất (19,9%).
Ước tính tổng tải lượng T - N (kg/ngày)
▲Biểu đồ 2. Tải lượng BOD đóng góp hàng năm của các loại
nguồn ô nhiễm
▲Biểu đồ 3. Tải lượng COD đóng góp hàng năm của các loại
nguồn ô nhiễm
49,8%, khu vực phát sinh thuộc lưu vực 41 thuộc các
huyện Phổ Yên, Phú Bình (Thái Nguyên).
Ước tính tổng tải lượng T - P (kg/ngày)
▲Biểu đồ 4. Tải lượng T-N đóng góp hàng năm của các loại
nguồn ô nhiễm
Hàng năm, các nguồn ô nhiễm đóng góp khoảng
33 tấn T - P vào LVS Cầu. Các nguồn ô nhiễm đóng
góp tải lượng khác nhau: Dân sinh (12,8%), chăn nuôi
(69%), dịch vụ (5%), công nghiệp (11%), sử dụng đất
(1,7%). Chăn nuôi vẫn là nguồn ô nhiễm đóng góp tải
lượng lớn nhất, chiếm phần lớn tổng tải lượng T – P.
4. Kết luận
Tải lượng ô nhiễm đưa vào LVS Cầu
Theo kết quả tính toán tải lượng của nguồn thải
điểm công nghiệp và nguồn phân tán (sinh hoạt, chăn
nuôi, sử dụng đất, thương mại và dịch vụ) của các
tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, có
thể ước tính tải lượng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động
KT-XH của các tỉnh vào LVS Cầu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, mỗi ngày, Sông Cầu nhận khoảng 634 tấn
COD, 357 tấn BOD, 127 tấn Tổng N, 33 tấn Tổng P
từ các nguồn thải điểm công nghiệp và các nguồn thải
phân tán như sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, nuôi
trồng thủy sản
Có thể thấy, chăn nuôi là nguồn ô nhiễm chính ở
khu vực tính toán, sự đóng góp của nó thay đổi từ tiểu
lưu vực đến tiểu lưu vực khác, nhưng tổng cộng nó
cung cấp khoảng 50% tải lượng ô nhiễm của khu vực.
Phát thải chất thải tập trung từ lưu vực 29 - 57. Đặc
biệt tiểu lưu vực 37, 41, 42, 56, 57 là những vùng phát
thải nhiều vì là vùng có mật độ dân cư cao, ngành nông
nghiệp, chăn nuôi số lượng lớn, công nghiệp làm giấy,
làng nghề.... thuộc các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh.
Ví dụ, các huyện phát thải vào tiểu lưu vực 37 là TP.
Thái Nguyên, Sông Công, Đại từ, Phổ Yên, hay tiểu lưu
Theo tính toán, ước tính tổng tải lượng ô nhiễm
BOD phát sinh khoảng 357 tấn/ngày. Các hoạt động
KT-XH đóng góp tải lượng BOD khác nhau (dân sinh
chiếm 22,7%, dịch vụ 2%, công nghiệp 15,7%, sử dụng
đất 19,6%. Chăn nuôi phát sinh lớn nhất khoảng 143
tấn BOD/ngày, chiếm 40% lượng phát sinh. Vùng chịu
tải lượng BOD lớn nhất thuộc các huyện Phú Bình và
Phổ Yên (Thái Nguyên), khu vực phát triển kinh tế
chủ yếu nhờ trồng trọt, chăn nuôi. Lượng gia súc, gia
cầm lớn nên lượng phát thải chất ô nhiễm vào sông
Cầu là nhiều nhất trong khu vực nghiên cứu.
Ước tính tổng tải lượng COD (kg/ngày)
▲Biểu đồ 5. Tải lượng T - P đóng góp hàng năm của các loại
nguồn ô nhiễm
Bảng 3. Sự đóng góp hàng năm (%) của các hoạt động vào
tổng tải lượng ô nhiễm
Chỉ tiêu Sinh
hoạt
Chăn
nuôi
Dịch vụ Sử
dụng
đất
Nguồn
điểm
BOD 22.71 40.00 2.04 19.59 15.65
COD 24.21 40.62 1.88 19.89 13.40
T-N 11.72 49.81 4.81 22.67 10.99
T-P 12.81 67.37 4.98 1.67 11.16
Tổng tải lượng T - N hàng năm từ các loại nguồn
ô nhiễm khoảng 127 tấn. Trong đó, dân sinh (11,7%),
dịch vụ (4,8%), công nghiệp (11%), sử dụng đất
(22,7%). Đóng góp nhiều nhất vẫn là chăn nuôi chiếm
Ước tính tổng tải lượng BOD (kg/ngày)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 2018 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết mô hình mô phỏng dự án “Tăng cường năng
lực quản lý môi trường nước trong LVS” của viện Công Nghệ
Môi Trường – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt
Nam, (2017).
2. Cao Văn Thích (2009), Báo cáo khoa học, ĐH Cần Thơ. Tích
lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra thâm canh.
3. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017). Niên giám thống kê tỉnh
Bắc Ninh năm 2016.
4. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2017). Niên giám thống kê tỉnh
Bắc Giang năm 2016.
5. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017). Niên giám thống kê
tỉnh Thái Nguyên năm 2016.
6. Cục Thống kê tỉnh Bắc Cạn (2017). Niên giám thống kê tỉnh
Bắc Cạn năm 2016.
7. UBND tỉnh Bình Dương (2014). Quyết định số 88/QĐ-UBND
ban hành hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường
trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2020 của UBND
tỉnh Bình Dương ngày 13/1/2014.
8. Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Msc. Thesis, ĐHKHTN-
ĐHQGHN: "Đánh giá ngưỡng chịu tải và đề xuất các giải
pháp BVMT nước sông Nhuệ, khu vực qua TP. Hà Nội.
9. Alexander P. Economonpoulos (1993). Assessment of
sources of air, water, and land pollution – A guide to rapid
source inventory techniques and their use in formulating
environmental control strategies. Part one: rapid inventory
techniques in environmental pollution. World Health
Organisation. Geneva.
10. Institute of Environmental Technology (IET) (2012), Project
under protocol with Canada “Integrated water resource
management of Cau River Basin.
vực 57 có các huyện Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du, nơi
có mật độ dân cư cao và các làng nghề.
Tải lượng ô nhiễm được xác định theo từng đơn vị
hành chính (huyện) và được phân bổ cho 58 tiểu lưu
vực của sông Cầu. Đây là số liệu đầu vào để phục vụ
cho việc thiết lập mô hình mô phỏng chất lượng nước
cho LVS. Kết quả tính toán cho thấy, chất lượng nước
sông Cầu đã và đang chịu áp lực lớn từ các hoạt động
KH-XH của lưu vực. KH-XH ngày càng phát triển,
lượng thải chất ô nhiễm ngày một tăng, cần có các biện
pháp quản lý và xử lý các nguồn thải này để giảm tải
cho sông Cầu.
Lời cảm ơn: Bài báo được viết trên cơ sở nguồn tài
liệu Báo cáo tổng kết hợp phần mô hình mô phỏng
Dự án Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước
trong LVS của Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và một phần
tài trợ kinh phí của đề tài cấp Viện Hàn lâm KHCNVN
VAST07.05/18-19■
ASSESSMENT OF POLLUTANT LOADS ARISING FROM SOCIO-
ECONOMIC ACTIVITIES OF THE CAU RIVER BASIN IN BAC CAN,
THAI NGUYEN, BAC GIANG AND BAC NINH PROVINCES
Phạm THị THu Hà, Nguyễn Văn Tâm
Faculty of Environmental Sciences, VNU University of Science
Hà Ngọc Hiến, Bùi Huy Hoàng
Institute of Environmental Technology, Vietnam Academy of Science and Technology
ABSTRACT
Cau River is the main water supplying source for domestic use, industry, agriculture and aquaculture. However,
the flow regime and water quality of Cau River basin have been affected by many socio-economic activities within
the watershed. This study estimated the pollution loads arising from socio-economic activities in the Cau River
basin based on the collected data and Statistical Yearbooks of the years of 2014, 2015, 2016 of Bac Can, Thai
Nguyen, Bac Giang and Bac Ninh provinces. The rapid assessment method was used to calculate the pollutant loads
of varied pollution sources. The research results shows that Cau River receives about 634 tons of COD, 357 tons of
BOD5, 127 tons of Total N, 33 tons of Total P per day from industrial point sources and diffused sources such as
domestic waste, husbandry, cultivation, aquaculture, etc... in the studied provinces of Cau River basin. Husbandry
is considered as the main pollution source which contributed about 50% of the pollutant load to the study area.
Then, the pollutant load is allocated to the sub basins of the Cau River watershed to assess the actual pollution
sources discharging to the Cau River and to serve for the establishment of a model for water quality simulation in
the river basin. The estimation results indicate that the water quality of the Cau River has been under great pressure
from socio-economic activities of the basin, needing treatment and management measures for these pollution
sources to reduce the pollutant loads for the Cau River.
Key words: Pollutant loads, Cau River basin, rapid assessment method, PLU-pollution load unit/emission
coefficient.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34_1196_2201394.pdf