Tài liệu Đánh giá tác dụng kháng viêm của viên nang độc hoạt ký sinh thang lđ trên chuột nhắt trắng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
10
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM CỦA VIÊN NANG
ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG LĐ TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Đỗ Thị Thùy Nhân*, Lê Thị Lan Phương*, Nguyễn Thị Sơn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Viên nang Độc hoạt ký sinh thang LĐ (ĐHLĐ) có thành phần gồm
bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh và Dây đau xương, đang được dùng trên lâm sàng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý
xương khớp, nhưng chưa có nghiên cứu ghi nhận tác dụng kháng viêm thật sự. Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm đánh giá tác dụng kháng viêm cấp tính và mạn tính của ĐHLĐ trên chuột nhắt trắng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ĐHLĐ (thành phần: Độc hoạt, Tang ký sinh, Bạch thược, Tần
giao, Thục địa, Đương quy, Đỗ trọng, Phục linh, Phòng phong, Xuyên khung, Ngưu tất, Đảng sâm, Quế chi,
Cam thảo, Tế tân, Dây đau xương). Đánh giá tác dụng kháng viêm cấp của ĐHLĐ liều 450 mg/kg chuột, 560
mg/kg chuột và 750 mg/kg chuột trên chuột nhắt trắng chủng...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác dụng kháng viêm của viên nang độc hoạt ký sinh thang lđ trên chuột nhắt trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
10
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM CỦA VIÊN NANG
ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG LĐ TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Đỗ Thị Thùy Nhân*, Lê Thị Lan Phương*, Nguyễn Thị Sơn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Viên nang Độc hoạt ký sinh thang LĐ (ĐHLĐ) có thành phần gồm
bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh và Dây đau xương, đang được dùng trên lâm sàng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý
xương khớp, nhưng chưa có nghiên cứu ghi nhận tác dụng kháng viêm thật sự. Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm đánh giá tác dụng kháng viêm cấp tính và mạn tính của ĐHLĐ trên chuột nhắt trắng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ĐHLĐ (thành phần: Độc hoạt, Tang ký sinh, Bạch thược, Tần
giao, Thục địa, Đương quy, Đỗ trọng, Phục linh, Phòng phong, Xuyên khung, Ngưu tất, Đảng sâm, Quế chi,
Cam thảo, Tế tân, Dây đau xương). Đánh giá tác dụng kháng viêm cấp của ĐHLĐ liều 450 mg/kg chuột, 560
mg/kg chuột và 750 mg/kg chuột trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino với mô hình gây phù gan bàn chân
chuột bằng carrageenan 1%, tiêm trong da (ID). Tác dụng kháng viêm cấp được đánh giá thông qua sự thay đổi
thể tích chân chuột trước và sau điều trị. Đánh giá tác dụng kháng viêm mạn trong mô hình tạo u hạt bằng cấy
viên cotton dưới da lưng chuột; chuột nhắt sau khi cấy viên cotton được điều trị bằng ĐHLĐ các liều 450 mg/kg
chuột, 560 mg/kg chuột và 750 mg/kg chuột trong 7 ngày. Đánh giá tác dụng kháng viêm mạn thông qua trọng
lượng của u hạt cuối thí nghiệm. Mỗi mô hình đều có 5 lô, mỗi lô 8 chuột.
Kết quả: Trong mô hình gây viêm cấp bằng carrageenan: Sau gây viêm 5 giờ, ĐHLĐ liều 450 mg/kg chuột
làm giảm thể tích chân chuột khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng; ĐHLĐ liều 560 mg/kg chuột
làm giảm thể tích chân chuột 44,25% so với lô chứng (P<0,01); ĐHLĐ liều 750 mg/kg chuột làm giảm phù chân
chuột 54,08 % so với lô chứng (P < 0,001). Trong mô hình gây viêm mạn: ĐHLĐ liều 450 mg/kg chuột làm giảm
17,1% trọng lượng u hạt so với lô chứng (P<0,01). ĐHLĐ liều 560 mg/kg chuột làm giảm 25,51% trọng lượng u
hạt so với lô chứng (P<0,001). Liều 750 mg/kg chuột làm giảm 26,54% trọng lượng u hạt so với lô chứng
(P<0,001).
Kết luận: ĐHLĐ liều 450 mg/kg chuột chỉ có tác dụng kháng viêm mạn trong mô hình gây u hạt bằng cấy
viên cotton vào da lưng chuột. ĐHLĐ liều 560 mg/kg chuột và 750 mg/kg chuột có tác dụng kháng viêm cấp và
mạn trên mô hình gây viêm cấp bằng carrageenan và mô hình viêm mạn tạo u hạt bằng cấy viên cotton vào da
lưng chuột; tác dụng kháng viêm cấp và mạn của 2 liều này tương đương meloxicam 8 mg/kg.
Từ khóa: Kháng viêm, carrageenan, viên cotton, Độc hoạt tang ký sinh, Dây đau xương.
ABSTRACT
EVALUATION THE ANTI-INFLAMMATORY EFFECT OF DU-HOU-JI-SHENG-TANG LD CAPSULE
IN MICE
Do Thi Thuy Nhan, Le Thi Lan Phuong, Nguyen Thi Son
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 10 – 16
Background and Aims: Du-hou-ji-sheng-tang LD capsule (DHLD) including Du-hou-tang-ji-sheng and
Caulis Tinosporae tomentosae, is being used clinically to support the treatment of musculoskeletal diseases, but no
studies have documented the true anti-inflammatory effect. The study was designed to evaluate the acute and
chronic anti-inflammatory effect of DHLD capsule in mice.
* Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Thị Thùy Nhân ĐT: 0979160715 Email: thuynhando90@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
11
Materials and Methods: DHLD (Radix Angelicae pubescentis, Herba Loranthi, Radix Paeoniae
lactiflorae, Radix Gentianae, Radix Rehmanniae glutinosae praeparata, Radix Angelicae sinensis, Cortex
Eucommiae, Poria cocos, Radix Saposhnikoviae divaricatae, Rhizoma Ligustici wallichii, Radix Achyranthis
bidentatae, Radix Codonopsis pilosula, Ramunlus Cinnamomi, Radix Glycyrrhizae, Herba Asari, Caulis
Tinosporae tomentosae). Evaluating the acute anti-inflammatory effect of DHLD with doses 450 mg/kg
mouse, 560 mg/kg mouse, 750 mg/kg mouse in the model of carrageenan 1% ID-induced paw edema in
mice-Swiss albino. The acute anti-inflammatory effect was evaluated by changing the paw volume before
and after treatment. Using the model of granuloma formation following implantation cotton pellets in mice
to evaluate chronic anti-inflammatory effect. These mice were treated with DHLD capsules at doses of 450
mg/kg mouse, 560 mg/kg mouse and 750 mg/kg mouse for 7 days. Evaluating the chronic anti-
inflammatory effect by weight of end-granuloma. Every model had 5 groups; every group had 8 mice.
Results: In the carrageenan-induced paw edema model: After 5 hours of inflammation, DHLD at the dose of
450 mg/kg mouse reduced the paw volume without statistical significance compared to the control group; DHLD
at the dose of 560 mg/kg mouse reduced the paw volume 44.25% compared to the control group (P<0.01); DHLD
at the dose of 750 mg/kg reduced the paw volume 54.08% compared to the control group (P < 0.001). In the model
of granuloma formation following implantation cotton pellets in mice: DHLD at the dose of 450 mg/kg mouse
reduced 17.1% the granuloma weight compared to the control group (P < 0.01); DHLD at the dose of 560 mg/kg
mouse reduced 25.51% the granuloma weight compared to the control group (P<0.001); DHLD at the dose of 750
mg/kg mouse reduced 26.54% the granuloma weight compared to the control group (P<0.001).
Conclusion: The dose of 450 mg/kg mouse of DHLD only had chronic anti-inflammatory effect in the model
of granuloma formation following implantation cotton pellets in mice. The dose of 560 mg/kg mouse and 750
mg/kg mouse of DHLD had acute and chronic anti-inflammatory effect in the carrageenan-induced paw edema
model and the model of granuloma formation following implantation cotton pellets in mice. The effects were
equivalent with meloxicam 8 mg/kg mouse.
Keywords: Anti-inflammatory, carrageenan, cotton pellet, Du-hou-tang-ji-sheng, Caulis Tinosporae
tomentosae.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Độc hoạt tang kí sinh là một bài thuốc cổ
phương được sử dụng trên lâm sàng từ lâu và
có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng
trong điều trị các bệnh lý về xương khớp(1,3,15).
Dây đau xương là vị thuốc nam được sử dụng
rộng rãi trong dân gian để điều trị đau xương
khớp(5), cũng có nhiều nghiên cứu về tác dụng
kháng viêm, giảm đau(12,13).
Chế phẩm ĐHLĐ là sự kết hợp bài thuốc
Độc hoạt tang kí sinh và Dây đau xương, hỗ trợ
điều trị các bệnh lý xương khớp trên lâm sàng,
nhưng chưa có nghiên cứu ghi nhận tác dụng
kháng viêm thật sự của chế phẩm này.
Nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử
dụng ĐHLĐ nói riêng và sử dụng nguồn thuốc
nam nói chung trong điều trị bệnh lý xương
khớp bằng Y học cổ truyền, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đánh giá tác dụng kháng viêm của
ĐHLĐ trên chuột nhắt trắng.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác dụng kháng viêm cấp của
ĐHLĐ trên chuột nhắt trắng trong mô hình
gây phù chân chuột bằng carrageenan 1%.
Đánh giá tác dụng kháng viêm mạn của
ĐHLĐ trên chuột nhắt trắng trong mô hình
tạo u hạt bằng viên cotton.
PHƯƠNG TIỆN-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương tiện nghiên cứu
Nguyên liệu nghiên cứu
ĐHLĐ chứa bột khô các dược liệu: Độc hoạt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
12
37,8 mg; Tang ký sinh 54 mg; Dây đau xương
42,3 mg; Bạch thược 32,4 mg; Tần giao 32,4 mg;
Thục địa 32,4 mg; Đương quy 32,4 mg; Đỗ trọng
32,4 mg; Phục linh 32,4 mg; Phòng phong 27mg;
Xuyên khung 27mg; Ngưu tất 27 mg; Đảng sâm
27 mg; Quế chi 21,6 mg; Cam thảo 16,2 mg; Tế
tân 10,8 mg; tá dược vừa đủ 1 viên nang cứng.
Viên nang thí nghiệm được cung cấp bởi công ty cổ
phần Dược Phẩm Tâm Anh Minh, hạn dùng
15/11/2020, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Pha thuốc: cho bột thuốc vào có mỏ, thêm
nước cất, khuấy đều. Cho chuột uống thuốc
ngay sau khi pha.
Liều tối đa ĐHLĐ có thể hòa tan và bơm qua
kim đầu tù cho uống mà không làm chết chuột
(Dmax) là 11,2 g/kg. Liều an toàn có thể dùng
trong thí nghiệm dược lý là nhỏ hơn 1/5 Dmax(6).
Từ đó, chọn liều ĐHLĐ dùng cho các thí nghiệm
là 1/25, 1/20 và 1/15 Dmax, tương ứng 450 mg/kg,
560 mg/kg và 750 mg/kg chuột.
Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng đực chủng Swiss albino,
khỏe mạnh, 6-8 tuần tuổi, trọng lượng trung
bình 20 ± 5 g, cung cấp bởi Viện Pasteur TP. Hồ
Chí Minh, được nuôi ổn định ít nhất 1 tuần trước
khi thí nghiệm, với cám viên mua từ Viện
Pasteur TP. Hồ Chí Minh và nước uống đầy đủ.
Thuốc, hóa chất
Meloxicam (Meloxicam 7,5 mg Stada®) hạn
dùng 10/11/2020.
Carrageenan (Sigma-Aldrich, Mỹ) hạn dùng
10/08/2020.
Thiết bị
Thiết bị đo thể tích chân chuột-Ugo Basile
(Ý); đơn vị ml, độ chính xác 0,1 ml, sai số ±
0,01 ml. Cân kỹ thuật 4 số BOECO, độ chính
xác 1 mg, sai số ± 0,1 mg; cân kỹ thuật 2 số
Sartorius, độ chính xác 0,01 g, sai số ± 0,001 g;
một số dụng cụ thường quy trong phòng thí
nghiệm Y dược cổ truyền -Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế thực nghiệm.
Đánh giá tác dụng kháng viêm cấp với mô hình
gây phù chân chuột bằng carrageenan
Thực hiện theo mô hình gây phù chân chuột
bằng carrageenan của Winter và cộng sự(16). Đo
thể tích chân phải sau của chuột trên máy đo thể
tích chân chuột trước khi thí nghiệm (V0), gây
viêm bằng cách tiêm trong da gan bàn chân sau
chuột 0,05 ml hỗn hợp dung dịch carrageenan
1%. Đo thể tích chân chuột sau gây viêm 3 giờ
(V3), các chuột có chân sưng phù trên 50% so với
V0 được chọn cho thí nghiệm và chia ngẫu nhiên
vào 5 lô mỗi lô 8 chuột.
Lô chứng: Uống nước cất.
Lô Melo: Uống meloxicam liều 8 mg/kg chuột.
Lô ĐH 450: Uống ĐHLĐ với liều 450 mg/kg chuột.
Lô ĐH 560: Uống ĐHLĐ với liều 560 mg/kg chuột.
Lô ĐH 750: Uống ĐHLĐ với liều 750 mg/kg chuột.
Chuột trong mỗi lô được cho uống nước cất
hoặc thuốc cùng thể tích 0,1 ml/10g chuột.
Đo thể tích chân chuột sau gây viêm 5 giờ
(V5) và 24 giờ (V24).
Đánh giá mức độ viêm cấp bằng độ phù
chân chuột tính theo công thức:
X=(Vt-V0)/V0×100%.
X: Độ phù tính theo %.
V0: Thể tích chân chuột trước khi gây viêm.
Vt: Thể tích chân chuột ở thời điểm t sau khi
gây viêm.
Đánh giá tác dụng kháng viêm cấp bằng tỉ lệ
% giảm phù chân chuột ở các lô uống thuốc so
với lô chứng tính theo công thức:
I %=(∆Vc %- ∆Vt %)/∆Vc %.
∆Vc %: Trung bình độ tăng thể tích chân
chuột ở lô chứng.
∆Vt %: Trung bình độ tăng thể tích chân
chuột ở các lô uống thuốc.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
13
Đánh giá tác dụng kháng viêm mạn với mô
hình gây u hạt bằng viên cotton
Thực hiện mô hình theo mô tả của Bush IE.
và Alexander RW(1).
Cấy viên cotton có trọng lượng 10 ± 0,1 mg
đã được vê tròn tiệt trùng (hấp tiệt trùng, sấy
trong 2 giờ ở nhiệt độ 90oC) và tẩm carrageenan
1% vào da lưng mỗi chuột, chia ngẫu nhiên vào 5
lô, mỗi lô 8 chuột (không lặp lại).
Lô chứng: Uống nước cất.
Lô Melo: Uống meloxicam liều 8 mg/kg chuột.
Lô ĐH 450: Uống ĐHLĐ với liều 450 mg/kg chuột.
Lô ĐH 560: Uống ĐHLĐ với liều 560 mg/kg chuột.
Lô ĐH 750: Uống ĐHLĐ với liều 750 mg/kg chuột.
Chuột trong mỗi lô được cho uống nước cất
hoặc thuốc cùng thể tích 0,1 ml/10g chuột, liên
tục trong 7 ngày. Ngày thứ 8, tiến hành bóc tách
khối u hạt, sau đó sấy khô khối u hạt ở nhiệt độ
90℃ đến khối lượng không đổi (khoảng 4 giờ).
Cân trọng lượng hạt sau khi đã sấy khô.
Tác dụng kháng viêm mạn thể hiện qua khả
năng làm giảm trọng lượng u hạt ở các lô uống
thuốc so với lô chứng. Tỉ lệ % giảm trọng lượng
u hạt tính bằng công thức:
X %=[(Mch-Mth)/Mch] × 100.
X %: Tỉ lệ % giảm trọng lượng u hạt của lô
uống thuốc so với lô chứng.
Mch: Trọng lượng u hạt trung bình của lô chứng.
Mth: Trọng lượng u hạt trung bình của lô
uống thuốc.
Phương pháp thống kê - xử lý dữ liệu
Số liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình
± độ lệch chuẩn (Mean ± SD). Dùng phép kiểm
T-test và Anova một chiều, một yếu tố với phần
mềm Stata 13.0 để thống kê dữ liệu.
Sự khác biệt giữa các lô được coi là có ý
nghĩa thống kê khi P<0,05; độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Tác dụng kháng viêm cấp của ĐHLĐ trong mô
hình gây phù chân chuột bằng carragenan
Bảng 1. Thể tích chân chuột theo thời gian (n=8)
Lô chuột
thí
nghiệm
Thể tích chân chuột (ml)
V0 V3 V5 V24
Chứng 0,5±0,06 0,85±0,09 0,81±0,08 0,54±0,06
Melo 0,51±0,07 0,87±0,14 0,65±0,09*** 0,54±0,08
ĐH 450 0,5±0,08 0,86±0,15 0,79±0,13 0,54±0,09
ĐH 560 0,48±0,06 0,83±0,14 0,66±0,12** 0,52±0,07
ĐH 750 0,5±0,07 0,85±0,14 0,65±0,09*** 0,54±0,08
** P < 0,01 so với lô chứng, *** P < 0,001 so với lô chứng.
Bảng 2. Độ phù chân chuột theo thời gian
Lô chuột
thí nghiệm
(n=8)
Độ phù chân chuột (%)
Sau gây viêm
3h
Sau gây viêm
5h
Sau gây viêm
24h
Chứng 71,41±15,68 64,41±26,22 8,9±3,13
Melo 74,15±23,98 29,48±4,95*** 6,35±2.14
ĐH 450 73,05±13,18 59,1±9,46 8,9±1,82
ĐH 560 72,54±15,35 35,91±16,14** 8,66±3,24
ĐH 750 70,66±13 29,58±2,85*** 7,59±3.17
** P < 0,01 so với lô chứng, *** P < 0,001 so với lô chứng.
Nhận xét: Từ bảng 1 và bảng 2 cho thấy,
Trước gây viêm, thể tích chân chuột ở các lô
thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Sau gây viêm 3 giờ, thể tích chân chuột ở các
lô thí nghiệm đều tăng > 70% so với thể tích chân
chuột trước gây viêm, khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa các lô thí nghiệm.
Sau gây viêm 5 giờ, tức 2 giờ sau dùng thuốc,
ở lô Melo mức độ phù chân chuột giảm có ý
nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,001). Điều
này cho thấy meloxicam 8 mg/kg có tác dụng
kháng viêm cấp trên mô hình gây phù chân
chuột bằng carrageenan 1%. Kết quả tương tự
các nghiên cứu trước(8,10).
Sau gây viêm 24 giờ, thể tích chân chuột ở
các lô thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩ
thống kê so với thể tích chân chuột trước khi gây
viêm và giữa các lô với nhau.
Từ những kết quả trên chứng tỏ mô hình
viêm cấp gây phù chân chuột bằng carrageenan
1% đã được xây dựng thành công.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
14
So sánh tác dụng kháng viêm của các lô sau
gây viêm 5 giờ.
Bảng 3. Mức độ giảm phù chân chuột ở các lô uống
thuốc so với lô chứng
Lô chuột thí
nghiệm (n=8)
Mức độ giảm phù chân chuột (%)
Sau gây viêm 5h
Melo 54,23
ĐH 450 8,24
ĐH 560 44,25
ĐH 750 54,08
Nhận xét: Sau gây viêm 5 giờ:
Ở lô Melo, mức độ giảm phù chân chuột là
54,23%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô
chứng (p < 0,001).
Ở lô ĐH 450, mức độ giảm phù chân chuột là
8,24%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so
với lô chứng.
Ở lô ĐH 560, mức độ giảm phù chân chuột là
44,25%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô
chứng (p < 0,01); khác biệt không có ý nghĩa
thống kê so với lô Melo.
Ở lô ĐH 750, mức độ giảm phù chân chuột là
54,08%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô
chứng (p < 0,001); khác biệt không có ý nghĩa
thống kê so với lô Melo.
Tác dụng kháng viêm mạn của ĐHLĐ trong mô
hình tạo u hạt bằng viên cotton
U hạt tươi sau khi lấy ra khỏi vị trí cấy ban
đầu vẫn ở dạng viên tròn chứa nhiều dịch màu
hồng, đỏ nhạt, mủ tùy từng lô thí nghiệm.
Bảng 4. Tác dụng của ĐHLĐ trên trọng lượng u hạt
(sau khi sấy khô)
Lô chuột thí
nghiệm (n=8)
U hạt
Trọng lượng
(mg)
Tỉ lệ giảm trọng lượng
(%)
Chứng 23,21±1,82 0
Melo 16,15±1,22*** 30,42***
ĐH 450 19,24±2,66** 17,10**
ĐH 560 17,29±1,80*** 25,51***
ĐH 750 17,05±1,99*** 26,54***
** P < 0,01 so với lô chứng, *** P < 0,001 so với lô chứng.
Nhận xét: Ở lô chứng, trọng lượng u hạt khô là
23,21 mg tăng khoảng 2,3 lần so với viên cotton
ban đầu là 10 mg. Ở lô Melo, trọng lượng u hạt
khô là 16,15 mg, tỉ lệ ức chế trọng lượng u hạt là
30,42% giảm rõ rệt so với lô chứng (p < 0,001). Từ
những kết quả trên chứng tỏ mô hình tạo u hạt
bằng viên cotton đã được xây dựng thành công.
Ở lô ĐH 450, tỉ lệ giảm trọng lượng u hạt so
với lô chứng là 17,1% khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,01).
Ở lô ĐH 560, tỉ lệ giảm trọng lượng u hạt so
với lô chứng là 25,51% khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001); khác biệt không có ý nghĩa
thống kê so với lô Melo.
Ở lô ĐH 750, tỉ lệ giảm trọng lượng u hạt so
với lô chứng là 26,54% khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001); khác biệt không có ý nghĩa
thống kê so với lô Melo.
BÀN LUẬN
Viêm là triệu chứng thường gặp trong nhiều
bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa
khớp, gout... Viêm vừa là một phản ứng bảo vệ
cơ thể vừa là phản ứng bệnh lý. Quá trình viêm
gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạn chức năng cơ
quan..., vì thế phản ứng viêm gây ra nhiều ảnh
hưởng đến cơ thể. Viêm nặng và cấp tính gây
đau đớn, khiến bệnh nhân giảm ngon miệng,
mất ngủ và ảnh hưởng xấu đến toàn trạng(11).
Carrageenan là một mucopolysaccharid
gây ra phản ứng viêm gồm ba pha. Pha đầu
tiên được đầu tiên (0 - 90 phút sau gây viêm),
được đặc trưng bởi sự giải phóng serotonin,
histamin, 5-hydroxytryptamin. Pha thứ hai (90
- 150 phút sau gây viêm), là giai đoạn trung
gian kinin thứ phát, với hóa chất trung gian
đáng chú ý là bradykinin không peptid nội
sinh được sản xuất bởi kallikrein, một dạng
enzym protease đặc hiệu. Pha cuối cùng (sau
180 phút sau gây viêm), được quy cho sản
xuất PG (prostaglandin) tại chỗ, đặc biệt là các
PG dòng E(4). Các hóa chất trung gian trên gây
tăng tính thấm thành mạch dẫn tới hiện tượng
thoát dịch làm phù chân chuột. Do đó quá
trình viêm gây bởi carragenan sẽ bị ức chế bởi
những thuốc có khả năng ức chế các hóa chất
trung gian trong dòng thác viêm này(9).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
15
Các PG có nguồn gốc từ acid arachodonic,
được sản xuất dưới tác động của các enzym
cyclooxygenase (COX). Trong đó, COX-2 là
enzym có nhiệm vụ sản xuất các PG tham gia
viêm, cũng là đích tác động của các kháng viêm
không steroid (NSAID) như meloxicam nhắm
vào(2). Tuy nhiên, COX-2 thường được sản xuất
trong vòng hai giờ sau khi tiêm carrageenan gây
viêm. Điều này có nghĩa PG không tham gia vào
sự hình thành phù nề trong giờ đầu tiên mà thay
vào đó đóng góp vào phù nề trong vòng hai giờ
sau đó(4). Kết quả thí nghiệm trong mô hình gây
phù chân chuột bằng carragenan cho thấy, sau 5
giờ gây viêm (2 giờ sau uống thuốc), ĐHLĐ liều
560 mg/kg và 750 mg/kg đều có tác dụng giảm
phù chân chuột rõ rệt (lần lượt là p < 0,01 và p <
0,001), tác dụng tăng theo liều, và khác biệt
không có ý nghĩa thống kê so với meloxicam liều
8 mg/kg. ĐHLĐ liều 450 mg/kg dường như chưa
đủ để tạo được tác dụng kháng viêm rõ rệt. Như
vậy, cơ chế hoạt động kháng viêm cấp của
ĐHLĐ có thể là tương như meloxicam, tác dụng
kháng viêm quan sát được là do sự ức chế hoạt
tính của COX-2, ngăn cản sự hình thành các PG
tham gia quá trình viêm.
Viên cotton là dị vật, khi vào cơ thể, cơ thể sẽ
phản ứng bằng cách tập trung nhiều loại tế bào
viêm bao quanh viên cotton, tạo thành một khối
u gọi là u hạt thực nghiệm tương tự với tiến triển
của quá trình viêm mạn tính. Viên cotton sẽ khởi
động quá trình viêm mạn, bản chất cũng là một
sự đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. Vì vậy,
mô hình gây u hạt bằng viên cotton thường được
sử dụng để đánh giá các thành phần chuyển hóa
và tiến trình của viêm mãn tính. Quá trình viêm
mạn gây ra do viên cotton có sự tham gia của
đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào do các
lympho bào T phụ trách(14).
Kích thước của u hạt bị ức chế bởi các
NSAID bằng cách ức chế sự tạo ra các sợi
collagen và mucopolysaccharid(7). Bên cạnh đó,
viên cotton được tẩm carragenan 1%, cũng là
một tác nhân gây viêm, sẽ tạo u hạt lớn hơn, dễ
phân tích hơn so với chỉ sử dụng viên cotton
không tẩm(1). Carragenan được tẩm sẽ kích hoạt
quá trình viêm tạo các hóa chất trung gian như
đã nói ở trên. Kết quả thí nghiệm trong mô hình
tạo u hạt bằng viên cotton tẩm carragenan 1%
cho thấy, ĐHLĐ cả 3 liều 450 mg/kg, 560 mg/kg
và 750 mg/kg đều giảm trọng lượng u hạt đáng
kể (lần lượt là p < 0,01; p < 0,001 và p < 0,001), tác
dụng tăng dần theo liều. Trong đó, 2 liều ĐHLĐ
560 mg/kg và 750 mg/kg có tác dụng khác biệt
không có ý nghĩa thống kê so với meloxicam liều
8 mg/kg. Do đó, cơ chế hoạt động kháng viêm
mạn của ĐHLĐ có thể là tương tự như
meloxicam, tác dụng kháng viêm quan sát được
là do ức chế sự tạo ra các sợi collagen và
mucopolysaccharid, làm giảm trọng lượng u hạt,
bên cạnh khả năng ức chế hoạt tính của COX-2,
ngăn cản sự hình thành các PG tham gia quá
trình viêm.
KẾT LUẬN
Trên chuột nhắt trắng, trong mô hình gây
phù chân chuột bằng carrageenan 1 %, ĐHLĐ
thể hiện tác dụng kháng viêm cấp rõ rệt ở 2 mức
liều 560 mg/kg chuột và 750 mg/kg chuột; tác
dụng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với
meloxicam liều 8 mg/kg.
Trên chuột nhắt trắng, trong mô hình tạo u
hạt bằng viên cotton, ĐHLĐ thể hiện tác dụng
kháng viêm mạn rõ ở cả 3 mức liều 450 mg/kg
chuột, 560 mg/kg chuột và 750 mg/kg chuột.
Trong đó tác dụng của 2 mức liều 560 mg/kg
chuột và 750 mg/kg chuột khác biệt không có ý
nghĩa thống kê so với meloxicam liều 8 mg/kg.
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ
của Phòng thí nghiệm Y Dược Cổ Truyền - Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bush IE and Alexander RW (1960). "An improved method for
the assay of anti-inflammatory substances in rats". Acta
endocrinological; 35(II): 268-276.
2. Chen C (2010). "Lipids: COX-2's new role in inflammation".
Nature chemical biology; 6(6): 401.
3. Chen Y et al. (2016). “Du-Huo-Ji-Sheng-Tang Attenuates
Inflammation of TNF-Tg Mice Related to Promoting Lymphatic
Drainage Function”. Evid Based Complement Alternat Med; 2016:
7067691.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
16
4. Di Rosa M, Giroud JP and Willoughby DA (1971). "Studies of the
mediators of the acute inflammatory response induced in rats in
different sites by carrageenan and turpentine". The Journal of
pathology; 104(1): 15-29.
5. Đỗ Tất Lợi (2003). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB
Y Học, tr. 492-493.
6. Đỗ Trung Đàm (2014). Phương pháp xác định độc tính cấp của
thuốc. NXB Y Học, tr. 57
7. Ionac M et al (1996). "Oxaceprol, an atypical inhibitor of
inflammation and joint damage". Pharmacological research; 33(6):
367-373.
8. Lê Thị Lan Phương, Nguyễn Phương Dung (2012). “Đánh giá
tác dụng kháng viêm giảm đau của viên nang PT5 trên chuột
nhắt.” Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh; 16(1): 135-139.
9. Morris CJ (2003). "Carrageenan-induced paw edema in the rat
and mouse". Inflammation protocols. Springer; 115-121.
10. Nguyễn Thị Diệu Huyền, Nguyễn Phương Dung (2017). “Khảo
sát tác dụng kháng viêm giảm đau của phối hợp bài thuốc PT5
và meloxicam trên mô hình thực nghiệm”. Tạp chí Y học TP. Hồ
Chí Minh; 21(6): 79-87.
11. Phạm Hoàng Phiệt (2006). Miễn dịch-sinh lý bệnh. NXB Y Học, tr.
176-188.
12. Punitha D et al (2013). “Anti-inflammatory Activity of
Characterized Compound Diosgenin Isolated from Tinospora
malabarica Miers in Ann.(Menispermaceae) in Animal Model”.
International Journal of Herbal Medicine; 1(3): 76-78.
13. Sandhyarani G and Praveen KK (2014). “Evaluation of analgesic
activity of ethanolic extract of Tinospora sinensis leaves in rats”.
International Journal of Preclinical and Pharmaceutical Research; 5(1):
34-37.
14. Vogel HG and Vogel WH (2013). Drug discovery and evaluation:
pharmacological assays. Springer Science & Business Media, pp.
413-414.
15. Wang JY et al (2017). “Du-Huo-Ji-Sheng-Tang and its active
component Ligusticum chuanxiong promote osteogenic
differentiation and decrease the aging process of human
mesenchymal stem cells”. J Ethnopharmacol; 198: 64-72.
16. Winter CA, Risley EA and Nuss GW (1962). “Carrageenan-
induced edema in hind paw of the rat as an assay for
antiiflammatory drugs”. Proc Soc Exp Biol Med; 111: 544-7.
Ngày nhận bài báo: 25/04/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_2_787_2168661.pdf