Đánh giá tác dụng giảm đau của viên nang độc hoạt ký sinh thang LĐ trên chuột nhắt trắng

Tài liệu Đánh giá tác dụng giảm đau của viên nang độc hoạt ký sinh thang LĐ trên chuột nhắt trắng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 121 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA VIÊN NANG ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG LĐ TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG Đỗ Thị Thùy Nhân*, Lê Thị Lan Phương*, Nguyễn Thị Sơn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viên nang Độc hoạt ký sinh thang LĐ (ĐHLĐ) có thành phần gồm bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh và Dây đau xương, đang được dùng trên lâm sàng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp, nhưng chưa có nghiên cứu ghi nhận tác dụng giảm đau thật sự. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng giảm đau của ĐHLĐ trên chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ĐHLĐ (thành phần: Độc hoạt, Tang ký sinh, Bạch thược, Tần giao, Thục địa, Đương quy, Đỗ trọng, Phục linh, Phòng phong, Xuyên khung, Ngưu tất, Đảng sâm, Quế chi, Cam thảo, Tế tân, Dây đau xương). Đánh giá tác dụng giảm đau của ĐHLĐ liều 450 mg/kg, 560 mg/kg và 750 mg/kg trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino với mô hình gây đau quặn...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác dụng giảm đau của viên nang độc hoạt ký sinh thang LĐ trên chuột nhắt trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 121 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA VIÊN NANG ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG LĐ TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG Đỗ Thị Thùy Nhân*, Lê Thị Lan Phương*, Nguyễn Thị Sơn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viên nang Độc hoạt ký sinh thang LĐ (ĐHLĐ) có thành phần gồm bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh và Dây đau xương, đang được dùng trên lâm sàng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp, nhưng chưa có nghiên cứu ghi nhận tác dụng giảm đau thật sự. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng giảm đau của ĐHLĐ trên chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ĐHLĐ (thành phần: Độc hoạt, Tang ký sinh, Bạch thược, Tần giao, Thục địa, Đương quy, Đỗ trọng, Phục linh, Phòng phong, Xuyên khung, Ngưu tất, Đảng sâm, Quế chi, Cam thảo, Tế tân, Dây đau xương). Đánh giá tác dụng giảm đau của ĐHLĐ liều 450 mg/kg, 560 mg/kg và 750 mg/kg trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino với mô hình gây đau quặn bằng acid acetic và mô hình mâm nóng. Tác dụng giảm đau trong mô hình gây đau quặn bằng acid acetic được đánh giá thông qua sự thay đổi số cơn đau quặn ở các lô chuột thí nghiệm. Tác dụng giảm đau trong mô hình mâm nóng được đánh giá thông qua sự thay đổi thời gian phản ứng với nhiệt ở các lô chuột thí nghiệm. Kết quả: Trong mô hình gây đau quặn bằng acid acetic: Sau gây đau 20 phút, ĐHLĐ liều 450 mg/kg làm giảm số cơn đau quặn khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng; ĐHLĐ liều 560 mg/kg làm giảm số cơn đau quặn 48,77% so với lô chứng (p <0,001); ĐHLĐ liều 750 mg/kg chuột làm giảm số cơn đau quặn 57,61 % so với lô chứng (p <0,001). Trong mô hình mâm nóng: Sau uống thuốc 30 phút và 90 phút ĐHLĐ liều 450 mg/kg làm tăng thời gian phản ứng với nhiệt lần lượt là 4,07% và 1,6% so với ban đầu, khác biệt không có ý nghĩa thống kê; ĐHLĐ liều 560 mg/kg làm tăng thời gian phản ứng với nhiệt lần lượt là 32,76% (p <0,001) và 3,47% so với ban đầu; ĐHLĐ liều 750 mg/kg chuột làm tăng thời gian phản ứng với nhiệt lần lượt là 51,91% (p <0,001) và 15,57% (p <0,05) so với ban đầu. Kết luận: ĐHLĐ có khả năng giảm đau trong mô hình gây đau quặn bằng acid acetic và mô hình mâm nóng ở 2 liều 560 mg/kg và 750 mg/kg. Từ khóa: giảm đau, acid acetic, mâm nóng, độc hoạt tang ký sinh, dây đau xương ABSTRACT EVALUATION THE ANALGESIC EFFECT OF DU-HOU-JI-SHENG-TANG LD CAPSULE IN MICE Do Thi Thuy Nhan, Le Thi Lan Phuong, Nguyen Thi Son * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 121 – 127 Objectives: Du-hou-ji-sheng-tang LD capsule (DHLD) including Du-hou-tang-ji-sheng and Caulis Tinosporae tomentosae, is clinically being used to support the treatment of musculoskeletal diseases, but no studies have documented the true analgesic effect. The study was designed to evaluate the analgesic effect of DHLD capsule in mice. Materials and Methods: DHLD (Radix angelicae pubescentis, Herba loranthi, Radix paeoniae lactiflorae, Radix gentianae, Radix rehmanniae glutinosae praeparata, Radix angelicae sinensis, Cortex eucommiae, Poria cocos, Radix saposhnikoviae divaricatae, Rhizoma ligustici wallichii, Radix achyranthis bidentatae, Radix *Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Thị Thùy Nhân ĐT: 0979160715 Email: thuynhando90@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 122 codonopsis pilosula, Ramunlus cinnamomi, Radix glycyrrhizae, Herba asari, Caulis tinosporae tomentosae). For evaluating analgesic effect of DHLD with doses 450 mg/kg, 560 mg/kg, 750 mg/kg, acetic acid writhing and hot plate models in mice-Swiss albino were used. The analgesic effect in acetic acid writhing model was evaluated by changing of the number of writhings. The analgesic effect in hot plate model, was evaluated by changing of the heat response time (s). Results: In the acetic acid writhing model: After 20 minutes of acetic acid 1% injection, DHLD at the dose of 450 mg/kg reduced the number of writhings without statistical significance compared to the control group; DHLD at the dose of 560 mg/kg reduced the number of writhings 48.77% compared to the control group (p <0.001); DHLD at the dose of 750 mg/kg reduced the number of writhings 57.61% compared to the control group (p <0.001). In hot plate model: After treatments 30 and 90 minutes, DHLD at the dose of 450 mg/kg increased reaction times with heat 4.07% and 1.6% compared to before treatment, not significantly different; DHLD at the dose of 560 mg/kg increased reaction times 32.76% (p <0.001) and 3.47% compared to before treatment; DHLD at the dose of 750 mg/kg increased reaction times 51.91% (p <0.001) and 15.57% (p <0.05) compared to before treatment. Conclusion: DHLD h analgesic effect in acetic acid writhing and hot plate models at the dose of 560 mg/kg and 750 mg/kg. Key words: analgesic, acid acetic, hot plate, du-hou-tang-ji-sheng, caulis tinosporae tomentosae ĐẶT VẤN ĐỀ Độc hoạt tang kí sinh là một bài thuốc cổ phương được sử dụng trên lâm sàng từ lâu và có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp(1,2,23). Dây đau xương là vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị đau xương khớp(4), cũng có nhiều nghiên cứu về tác dụng kháng viêm, giảm đau(17,20). Chế phẩm ĐHLĐ là sự kết hợp bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh và Dây đau xương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp trên lâm sàng, nhưng chưa có nghiên cứu ghi nhận tác dụng giảm đau thật sự của chế phẩm này. Nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng ĐHLĐ nói riêng và sử dụng nguồn thuốc nam nói chung trong điều trị bệnh lý xương khớp bằng Y học cổ truyền, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng giảm đau của ĐHLĐ trên chuột nhắt trắng. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm ĐHLĐ trên chuột nhắt trắng qua mô hình gây đau quặn bằng acid acetic 1% và mô hình mâm nóng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thí nghiệm. Đối tượng nghiên cứu Nguyên liệu nghiên cứu ĐHLĐ chứa bột khô các dược liệu: Độc hoạt 37,8 mg; Tang ký sinh 54 mg; Dây đau xương 42,3 mg; Bạch thược 32,4 mg; Tần giao 32,4 mg; Thục địa 32,4 mg; Đương quy 32,4 mg; Đỗ trọng 32,4 mg; Phục linh 32,4 mg; Phòng phong 27mg; Xuyên khung 27 mg; Ngưu tất 27 mg; Đảng sâm 27 mg; Quế chi 21,6 mg; Cam thảo 16,2 mg; Tế tân 10,8 mg; tá dược vừa đủ 1 viên nang cứng. Viên nang thí nghiệm được cung cấp bởi công ty cổ phần Dược Phẩm Tâm Anh Minh, hạn dùng 15/11/2020, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Liều tối đa ĐHLĐ có thể hòa tan và bơm qua kim đầu tù cho uống mà không làm chết chuột (Dmax) là 11,2 g/kg. Liều an toàn có thể dùng trong thí nghiệm dược lý là nhỏ hơn 1/5 Dmax(5). Từ đó, chọn liều ĐHLĐ dùng cho các thí nghiệm là 1/25, 1/20 và 1/15 Dmax, tương ứng 450 mg/kg, 560 mg/kg và 750 mg/kg chuột. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 123 Động vật thí nghiệm Chuột nhắt trắng đực chủng Swiss albino, khỏe mạnh, 6-8 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 20 ± 5 g, cung cấp bởi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, được nuôi ổn định ít nhất 1 tuần trước khi thí nghiệm, với cám viên mua từ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và nước uống đầy đủ. Thuốc, hóa chất Meloxicam (Meloxicam 7,5 mg Stada®) hạn dùng 10/11/2020. Carrageenan (Sigma-Aldrich, Mỹ) hạn dùng 10/08/2020. Thiết bị Thiết bị đo thể tích chân chuột-Ugo Basile 7141 (Ý), đơn vị ml, độ chính xác 0,1 ml, sai số ± 0,01 ml. Cân kỹ thuật 4 số ABJ 220 – 4NM, độ chính xác 1 mg, sai số ± 0,1 mg; cân kỹ thuật 2 số MH 555, độ chính xác 0,01 g, sai số ± 0,001 g; một số dụng cụ thường quy trong phòng thí nghiệm Y dược cổ truyền – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Thiết kế thực nghiệm Đánh giá tác dụng giảm đau trong mô hình gây đau quặn bằng acid acetic Thực hiện mô hình theo mô tả của Koster R(10). Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con (độc lập, không lặp), cho uống nước cất hoặc thuốc cùng thể tích 0,1 ml/10g thể trọng. Lô chứng: Uống nước cất, Lô Melo: Uống meloxicam liều 8 mg/kg thể trọng, Lô ĐH 450: Uống ĐHLĐ liều 450 mg/kg thể trọng, Lô ĐH 560: Uống ĐHLĐ liều 560 mg/kg thể trọng, Lô ĐH 750: Uống ĐHLĐ liều 750 mg/kg thể trọng. Sau uống thuốc 30 phút, tiến hành gây đau quặn bằng cách tiêm phúc mạc dung dịch acid acetic 1% liều 0,1 ml/10g thể trọng. Chuột sẽ xuất hiện những cơn đau quặn biểu hiện như thóp bụng lại, áp bụng xuống sàn, duỗi dài thân và chân sau. Đếm số cơn đau quặn mỗi 5 phút trong thời gian 20 phút kể từ khi tiêm acid acetic. Tác dụng giảm đau được đánh giá qua tác dụng làm giảm số cơn đau quặn ở lô uống thuốc so với lô chứng. Tính % ức chế đau quặn theo công thức: A= (Dc – Dt) x 100/ Dc Trong đó: A: Tỉ lệ % giảm số cơn đau quặn ở lô uống thuốc so với lô chứng. Dc: Số cơn đau quặn ở lô chứng. Dt: Số cơn đau quặn ở lô uống thuốc. Đánh giá tác dụng giảm đau với mô hình mâm nóng Thực hiện theo mô tả của Nathan Eddy và Dorothy Leimbach(6). Dùng chuột Swiss albino đực. Đo thời gian phản ứng với nhiệt của chuột trước khi thí nghiệm (T0). Đặt chuột lên mâm nóng luôn duy trì ở nhiệt độ 55±0,1oC bằng hệ thống ổn nhiệt. Thời gian phản ứng với kích thích được tính từ lúc đặt chuột lên mâm nóng đến khi chuột có phản xạ liếm chân, hay giẫy chân sau hay nhảy chồm lên. Loại bỏ những chuột phản ứng quá nhanh trước 8 giây hoặc quá chậm sau 20 giây. Sau đó, chuột được chia ngẫu nhiên làm 4 lô, mỗi lô 10 con cho uống thuốc cùng thể tích 0,1 ml/10g thể trọng. - Lô Melo: Uống meloxicam liều 8 mg/kg thể trọng, - Lô ĐH 450: Uống ĐHLĐ liều 450 mg/kg thể trọng, - Lô ĐH 560: Uống ĐHLĐ liều 560 mg/kg thể trọng, - Lô ĐH 750: Uống ĐHLĐ liều 750 mg/kg thể trọng. Đo thời gian phản ứng với nhiệt của chuột sau khi cho uống thuốc 30 phút (T30), và 90 phút (T90). Đánh giá kết quả So sánh thời gian phản ứng với nhiệt của chuột ở các thời điểm sau khi uống thuốc 30 phút và 90 phút với trước thí nghiệm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 124 Khả năng giảm đau được tính bằng công thức được đưa ra bởi Luciana Pontes Coelho, Marsen Garcia Pinto Coelho và các cộng sự(3): X: Phần trăm hiệu quả tối đa có thể. T0: Thời gian phản ứng với nhiệt của chuột trước thí nghiệm. Ti: Thời gian phản ứng với nhiệt của chuột sau uống thuốc 30 phút, 90 phút. 30: Thời gian cắt 30 giây. Phương pháp thống kê - xử lý dữ liệu Số liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (Mean ± SD). Dùng phép kiểm T-test và Anova một chiều, một yếu tố với phần mềm Stata 13.0 để thống kê dữ liệu. Sự khác biệt giữa các lô được coi là có ý nghĩa thống kê khi p <0,05; độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Tác dụng giảm đau của ĐHLĐ trong mô hình gây đau quặn bằng acid acetic Từ Bảng 1 cho thấy: Ở lô chứng, số cơn đau quặn trong bốn khoảng thời gian quan sát cao hơn các lô còn lại. Ở tất cả các lô, số cơn đau quặn xuất hiện ngay sau tiêm acid acetid. Từ những kết quả trên cho thấy độ tin cậy của mô hình gây đau quặn bằng acid acetic. Lô Melo có số cơn đau quặn tăng dần và cao nhất trong khoảng 10-15 phút, sau đó giảm. Số cơn đau quặn giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng ở tất cả các khoảng 5 phút và tổng 20 phút (p <0,001). Lô ĐH 450 có số cơn đau quặn tăng dần và cao nhất trong khoảng 5-10 phút sau đó giảm. Số cơn đau quặn khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Lô ĐH 560 có số cơn đau quặn tăng dần và cao nhất trong khoảng 10-15 phút, sau đó giảm. Số cơn đau quặn giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng ở tất cả các khoảng 5 phút, và tổng 20 phút (với p <0,001; riêng từ 15-20 phút có p <0,01). Lô ĐH 750 có số cơn đau quặn tăng dần và cao nhất trong khoảng 10-15 phút, sau đó giảm. Số cơn đau quặn giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng ở tất cả các khoảng 5 phút, và tổng 20 phút (p <0,001). Số cơn đau quặn giảm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô Melo trong 20 phút quan sát. Bảng 1. Số cơn đau quặn sau tiêm acid acetic Lô Khoảng thời gian sau tiêm acid acetic (phút) Tổng cơn đau trong 20 phút 0-5 >5-10 >10-15 >15-20 Chứng Số cơn đau 8 ± 2,07 21,4 ± 3,31 17,6 ± 2,41 13,6 ± 3,17 61,1 ± 8,23 Melo Số cơn đau 0,8 ± 0,79*** 3,3 ± 0,95*** 9,3 ± 2*** 6,7 ± 1,95*** 20,1 ± 4,84*** % ức chế 90,00 84,58 47,16 50,74 67,10 ĐH 450 Số cơn đau 8,2 ± 1,81 20,3 ± 2,45 17,1 ± 1,52 12 ± 2 57,6 ± 5,35 % ức chế - 5,14 2,84 11,76 5,72 ĐH 560 Số cơn đau 2,8 ± 0,92*** 5,7 ± 1,57*** 13,1 ± 2,42*** 9,7 ± 2,06** 31,3 ± 6*** % ức chế 65,00 73,36 25,57 28,68 48,77 ĐH 750 Số cơn đau 1,2 ± 0,92*** 4,3 ± 1,34*** 11,9 ± 2,42*** 8,5 ± 2,59*** 25,9 ± 5,74*** % ức chế 85,00 79,91 32,39 37,50 57,61 ** p <0,01 so với lô chứng *** p <0,001 so với lô chứng Tác dụng giảm đau của ĐHLĐ trong mô hình mâm nóng Từ Bảng 2 cho thấy: Thời gian phản ứng với nhiệt trước thí nghiệm của chuột ở các lô khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Ở lô Melo, sau khi uống thuốc 30 phút, thời gian phản ứng với nhiệt của chuột tăng so với ban đầu 60,66% (p <0,001) và kéo dài tác dụng tới sau 90 phút uống thuốc tăng 24,39% (p <0,01). Kết quả tương tự với các nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 125 trước(11,16). Ở lô ĐH 450, sau khi uống thuốc 30 phút và 90 phút, thời gian phản ứng với nhiệt của chuột đều tăng hơn so với ban đầu lần lượt là 4,07% và 1,6% nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Ở lô ĐH 560, sau khi uống thuốc 30 phút, thời gian phản ứng với nhiệt của chuột đã tăng 32,76% khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p <0,001). Tuy nhiên sau uống thuốc 90 phút, thời gian phản ứng với nhiệt tăng 3,47% khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với ban đầu. Ở lô ĐH 750, sau khi uống thuốc 30 phút thời gian phản ứng với nhiệt của chuột đã tăng 51,91% khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p <0,001). Sau 90 phút uống thuốc thời gian phản ứng với nhiệt của chuột tăng 15,57% khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p <0,05). Bảng 2. Tác dụng của ĐHLĐ lên thời gian phản ứng với nhiệt Lô Thời gian phản ứng với nhiệt (giây) T0 T30 T90 Melo Thời gian phản ứng 14,64±3,41 23,52±2,69 ### 18,21±3,57 ## % tăng so với T0 60,66 24,39 ĐH 450 Thời gian phản ứng 14,99±3,65 15,60±3,11 15,23±3,03 % tăng so với T0 4,07 1,6 ĐH 560 Thời gian phản ứng 15,57±4,51 20,67±3,15 ### 16,11±3,34 % tăng so với T0 32,76 3,47 ĐH 750 Thời gian phản ứng 15,22±3,75 23,12±3,09 ### 17,59±2,98 # % tăng so với T0 51,91 15,57 # p<0,05 so với T0 ## p < 0,01 so với T0 ### p < 0,001 so với T0 BÀN LUẬN Theo tổ chức Y tế thế giới: Đau là một cảm giác khó chịu và là một kinh nghiệm cảm xúc gây ra bởi tổn thương tế bào thực thể hoặc tiềm tàng. Đau là một cơ chế tự bảo vệ cơ thể, cảm giác đau xuất hiện tại một vị trí nào đó khi bị tổn thương, tạo nên một đáp ứng nhằm tránh tác nhân gây đau. Đau là triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh lý xương khớp và làm hạn chế các hoạt động thường ngày của người bệnh(13). Phần lớn các trạng thái đau trên lâm sàng liên quan đến đau phát sinh từ các mô sâu và đau nội tạng. Những dạng đau này thường cục bộ hóa kém, có thể lan rộng một khoảng đáng kể. Mô hình đau quặn do acid acetic là mô hình thường được sử dụng trên chuột nhắt trắng để đánh giá đau nội tạng(18). Cảm giác đau trong mô hình gây đau quặn bằng acid acetic được kích thích bằng phản ứng viêm cục bộ giải phóng acid arachidonic khỏi phospholipid mô qua hoạt động của COX-1 và COX-2, sau đó sinh tổng hợp PG (prostaglandin), đặc biệt là PGE2 và PGF2, cùng với sản phẩm lipoxygenase, tăng lên trong dịch màng bụng chuột(12). Acid acetic gây đau qua 2 pha, pha đầu tiên là do sự kích thích trực tiếp của nó lên các thụ thể cảm nhận đau tại chỗ gây đáp ứng đau quặn; pha muộn hơn là các tín hiệu được truyền đến hệ thần kinh trung ương để đáp ứng với cơn đau do kích ứng, gây giải phóng các chất trung gian như PG góp phần tăng độ nhạy cảm của các thụ thể cảm nhận đau(22). Mô hình mâm nóng gây đau bằng kích thích nhiệt trên da là một trong những mô hình phổ biến nhất sử dụng để đánh giá ngưỡng nhận cảm đau, kiểm tra hiệu quả của thuốc giảm đau ở động vật thí nghiệm nhỏ. Các thuốc giúp kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt trong mô hình này sẽ là các thuốc giảm đau đầy hứa hẹn(15). Các kích thích nhiệt trên 45oC sẽ kích hoạt các sợi cảm giác ngưỡng cao làm tê liệt da. Các sợi trục này phản ứng với những nhiệt độ nằm trong phạm vi gây ra hành vi trốn thoát, với tần suất phóng thích tương ứng với cường độ của các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 126 kích thích lên vùng da bị phơi nhiễm(21). Những hành vi trốn thoát như liếm chân sau và nhảy chồm lên của chuột được cho là các phản ứng kiểm soát bởi những cơ chế trên tủy, tức não bộ(8). Trong các hệ thống kiểm soát đau, cơ chế tích hợp tín hiệu tủy-trên tủy gồm giải phóng một số chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là các opioid nội sinh, noradrenalin, serotonin, acetylcholin và các dẫn chất của chúng(7). Kết quả từ hai mô hình trên hỗ trợ cho giả thuyết khả năng giảm đau của ĐHLĐ có thể bằng cách ức chế tổng hợp các PG tham gia quá trình viêm thông qua ức chế hoạt động của COX-2. Bên cạnh đó, có thể có sự liên quan đến các hệ thống dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như opioid, serotonin, purin, cholin, catecholaminc, cannabinoid, hệ thống acid gamma-aminobutyric cũng như các kênh kali- adenosin triphosphat tham gia vào. Những thực vật có hoạt tính giảm đau chủ yếu chứa các hoạt chất alkaloid, flavonoid, saponin, hợp chất phenolic, tannin, glycosid, coumarin và triterpenoid(1,19). Tannin, flavonoid và saponin nổi tiếng với khả năng ức chế nhận cảm đau và đặc tính kháng viêm do ức chế enzym liên quan đến viêm, đặc biệt thông qua con đường chuyển hóa acid arachidonic, tổng hợp PG(20). Tannin có thể ảnh hưởng đến phản ứng viêm thông qua các đặc tính tiêu diệt gốc tự do và ức chế các nitric oxid trong đại thực bào(14). Saponin ức chế đau và viêm thông qua qua ức chế nitric oxid(9). Hầu hết các vị thuốc trong ĐHLĐ đều chứa ít nhất một trong các hoạt chất kể trên là hoạt chất chính, như: Độc hoạt chứa coumarin (Viện dược liệu, 2004). Dây đau xương chứa glycosid (Sachet Hegde, 2016). Bạch thược chứa flavonoid, glycosid, tannin (Parker Shefton, 2016). Tần giao chứa alkaloid (Pan Yu, 2016). Thục địa chứa glycosid (Liu Dao Gang, 2015). Đương quy chứa flavonoid (Wei Wen Long, 2016). Đỗ trọng chứa các phenolic, flavonoid (Hussain Tarique, 2016). Phục linh chứa các triterpenoid (Sun Yi Chun, 2014). Phòng phong chứa coumarin (Wang Xiao Yu, 2017). Xuyên khung chứa alkaloid (Li Wei Xia, 2012). Ngưu tất chứa triterpenoid, saponin, alkaloid, flavonoid (He Xi Rui, 2017). Đảng sâm chứa alkaloid, triterpenoid (He Jing Yu, 2015). Quế chi chứa coumarin (Syed Faisal Zaidi, 2015). Cam thảo chứa triterpenoid, flavonoid (Yang Ru, 2017) Sự hiện diện của các saponin, alkaloid, flavonoid, tannin, terpenoid và phenol trong các vị thuốc cấu thành có thể tạo ra khả năng giảm đau của ĐHLĐ. Điều này cho thấy có sự tương quan giữa thành phần của chế phẩm với hiệu quả quan sát được. KẾT LUẬN Trên chuột nhắt trắng, trong mô hình gây đau quặn bằng acid acetic 1% và mô hình mâm nóng, ĐHLĐ có khả năng giảm đau qua đường uống ở 2 liều 560 mg/kg và 750 mg/kg. Khả năng giảm đau của ĐHLĐ liều 750 mg/kg trong mô hình gây đau quặn bằng acid acetic 1 % tương đương với meloxicam liều 8 mg/kg. Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ của Phòng thí nghiệm Y Dược Cổ Truyền - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beg S, Sarwar S, Hasan H, et al (2011). “Systematic review of herbals as potential anti-inflammatory agents: Recent advances, current clinical status and future perspectives”. Pharmacognosy reviews, 5(10):120-137. 2. Chen Y, et al (2016). “Du-Huo-Ji-Sheng-Tang Attenuates Inflammation of TNF-Tg Mice Related to Promoting Lymphatic Drainage Function”. Evid Based Complement Alternat Med; 2016:7067691. 3. Coelho LP, Reis PA, Castro FL, et al (2005). “Antinociceptive properties of ethanolic extract and fractions of Pterodon pubescens Benth Seeds”. Journal of Ethnopharmacology, 98(1- 2):109-116. 4. Đỗ Tất Lợi (2003). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y Học, pp.492-493. 5. Đỗ Trung Đàm (2014). Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc. NXB Y Học, pp.57. 6. Eddy N and Leimbach D (1953). “Synthetic analgesics. II. Dithienylbutenyl-and dithienylbutylamines”. Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics, 107(3):385-393. 7. Fiorino DF and Guzman MG (2012). “Muscarinic pain pharmacology: realizing the promise of novel analgesics by overcoming old challenges”. Muscarinic Receptors, pp.191-221. Springer. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 127 8. Flores JA, Banoua FE, Rodríguez BG and Espejo EF (2004). “Opiate anti-nociception is attenuated following lesion of large dopamine neurons of the periaqueductal grey: critical role for D1 (not D2) dopamine receptors”. Pain, 110(1-2):205-214. 9. Hassan HS, Sule MI, Musa AM, Musa KY, Abubakar MS and Hassan AS (2012). “Anti-inflammatory activity of crude saponin extracts from five Nigerian medicinal plants”. African Journal of Traditional, Complementary and Alternative Medicines, 9(2):250-255. 10. Koster R, et al (1959). “Acetic acid for analgesic screening”. Fed proc, 18:412. 11. Lê Thị Lan Phương, Nguyễn Phương Dung (2012). “Đánh giá khả năng kháng viêm, giảm đau của viên nang PT5 trên chuột nhắt trắng”. Y Học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1):135-139. 12. Mali AA, Bandawane DD and Hivrale MG (2013). “Anti- inflammatory and analgesic activities of ethyl acetate and petroleum ether fractions of Cassia auriculata Linn. Leaves”. Oriental Pharmacy and Experimental Medicine, 13(3):191-197. 13. McPhee SJ, Papadakis MA and Rabow MW (2010). Current medical diagnosis & treatment 2010. McGraw-Hill Medical New York, pp.191-197. 14. Melanie Diane Jeffers (2006). Tannins as anti-inflammatory agents. Miami University Oxford, pp.65-79. 15. Milind P and Monu Y (2013). “Laboratory models for screening analgesics”. Int Res J Pharm, 4:15-19. 16. Nguyễn Phương Dung, Lê Thị Lan Phương, Vũ Thị Hiệp (2015). “Tác dụng hạ acid uric và kháng viêm thực nghiệm của bài thuốc Bạch hổ quế chi gia vị”. Y học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 19(1):335-336. 17. Punitha D, et al (2013). “Anti-inflammatory Activity of Characterized Compound Diosgenin Isolated from Tinospora malabarica Miers in Ann.(Menispermaceae) in Animal Model”. International Journal of Herbal Medicine; 1(3):76-78. 18. Rácz I and Zimmer A (2006). “Animals Models of Nociception”. Standards of Mouse Model Phenotyping, pp.221-235. 19. Salminen A, Lehtonen M, Suuronen T, Huuskonen J and Kaarniranta K (2008). “Terpenoids: natural inhibitors of NF-κB signaling with anti-inflammatory and anticancer potential”. Cellular and Molecular Life Sciences, 65(19):2979-2999. 20. Serafini M, Ilaria P and Raguzzini A (2010). “Flavonoids as anti- inflammatory agents”. Proceedings of the Nutrition Society, 69(3):273-278. 21. Treede RD, Meyer RA, Raja SN and Campbell JN (1992). “Peripheral and central mechanisms of cutaneous hyperalgesia”. Progress in Neurobiology, 38 (4):397-421. 22. Vogel Hans G. and Vogel Wolfgang H. (2013). Drug discovery and evaluation: pharmacological assays. Springer Science & Business Media New York, pp.413-419. 23. Wang JY, et al (2017). “Du-huo-ji-sheng-tang and its active component Ligusticum chuanxiong promote osteogenic differentiation and decrease the aging process of human mesenchymal stem cells”. J Ethnopharmacol, 198:64-72. Ngày nhận bài báo: 28/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tac_dung_giam_dau_cua_vien_nang_doc_hoat_ky_sinh_th.pdf