Tài liệu Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của cốm bụp giấm trên chuột nhắt trắng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
58
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU
CỦA CỐM BỤP GIẤM TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Lê Thị Lan Phương*, Nguyễn Phương Dung*
TÓM TẮT
Mở đầu: Theo dự đoán, đến năm 2020, trên toàn thế giới, những bệnh mạn tính sẽ chiếm tới 3/4 nguyên
nhân gây ra các trường hợp tử vong. Trong đó, gần 70% là những bệnh tim mạch có liên quan đến xơ vữa động
mạch. Nguyên nhân của xơ vữa động mạch chủ yếu là do rối loạn lipid máu. Từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã
tiến hành bào chế và xây dựng tiêu chuẩn của chế phẩm cốm Bụp giấm từ đài hoa Bụp giấm, Hibiscus sabdariffa
L. Malvaceae, là một loài dược liệu được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý
khác nhau, trong đó có rối loạn lipid máu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu đánh
giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của chế phẩm trên thực nghiệm, để góp phần đưa dạng chế phẩm này vào
trong nghiên cứu và điều...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của cốm bụp giấm trên chuột nhắt trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
58
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU
CỦA CỐM BỤP GIẤM TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Lê Thị Lan Phương*, Nguyễn Phương Dung*
TÓM TẮT
Mở đầu: Theo dự đoán, đến năm 2020, trên toàn thế giới, những bệnh mạn tính sẽ chiếm tới 3/4 nguyên
nhân gây ra các trường hợp tử vong. Trong đó, gần 70% là những bệnh tim mạch có liên quan đến xơ vữa động
mạch. Nguyên nhân của xơ vữa động mạch chủ yếu là do rối loạn lipid máu. Từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã
tiến hành bào chế và xây dựng tiêu chuẩn của chế phẩm cốm Bụp giấm từ đài hoa Bụp giấm, Hibiscus sabdariffa
L. Malvaceae, là một loài dược liệu được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý
khác nhau, trong đó có rối loạn lipid máu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu đánh
giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của chế phẩm trên thực nghiệm, để góp phần đưa dạng chế phẩm này vào
trong nghiên cứu và điều trị trên lâm sàng.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của cốm Bụp giấm trên mô hình gây rối
loạn lipid máu nội sinh và ngoại sinh ở chuột nhắt trắng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chế phẩm cốm Bụp giấm có thành phần gồm cao khô Bụp giấm,
manitol, aspartam, nước cất. Chế phẩm được đóng gói kín, tránh ẩm và ánh sáng, khối lượng mỗi gói 2 g (± 5%),
trong đó có 0,123% delphinidin-3-O-sambubiosid và 0,034% cyanidin-3-O-sambubiosid. Nghiên cứu được thực
hiện trên chuột nhắt đực trắng, chủng Swiss albino, với mô hình gây rối loạn lipid máu nội sinh bằng tyloxapol
500 mg/kg, I.P. liều duy nhất và mô hình gây rối loạn lipid máu ngoại sinh bằng chế độ ăn giàu lipid (cholesterol
25 mg, acid cholic 1%, dầu thực vật) trong 8 tuần. Chuột được điều trị bằng cốm Bụp giấm với liều 400 mg/kg
chuột. Định lượng nồng độ lipid máu (cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL, LDL) bằng phương pháp đo
quang để đánh giá hiệu quả điều trị của cốm Bụp giấm.
Kết quả: Cốm Bụp giấm sử dụng đường uống liều 400 mg/kg chuột nhắt làm giảm triglycerid máu 16% (p
< 0,05), tăng HDL 51% (p < 0,001) và làm giảm LDL 53% (p < 0,01) trên chuột nhắt gây rối loạn lipid máu nội
sinh bằng tyloxapol 500 mg/kg trong 48 giờ. Cốm Bụp giấm sử dụng đường uống liều 400 mg/kg chuột
nhắt/ngày liên tục trong 7 ngày làm giảm triglycerid máu 19% (p < 0,01), cải thiện HDL trên chuột nhắt gây rối
loạn lipid máu ngoại sinh bằng dung dịch giàu lipid trong 8 tuần.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, cốm Bụp giấm có khả năng điều trị rối loạn lipid máu trên cả hai mô
hình gây rối loạn lipid máu nội sinh và ngoại sinh.
Từ khóa: Cốm Bụp giấm, Hibiscus sabdariffa L. Malvaceae, tyloxapol, cholesterol.
ABSTRACT
EVALUATE THE EFFECT OF TREATING DYSLIPIDEMIA OF BUP GIAM GRANULES IN MICE
Le Thi Lan Phương, Nguyen Phuong Dung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 58 - 64
Background: According to the prediction, the rate of chronic diseases will reach to three-quarters of the
causes of death in 2020. Nearly 70% of chronic diseases are cardiovascular diseases associated with atherosclerosis.
Atherosclerosis is mainly caused by dyslipidemia. From this fact, we prepared and determined the standard of Bup
giam granules which are the product from Hibiscus sabdariffa L. Malvaceae, a herbal medication widely used to
* Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.DS. Lê Thị Lan Phương ĐT: 0907748591 Email: ltlphuong@ump.edu.vn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
59
support treatment many different diseases including dyslipidemia. In this study, we conducted a research to assess
the dyslipidemia therapeutic efficacy of Bup giam granules in vivo, in order to contribute to the clinical research
and clinical treatment using this product in the future.
Objectives: The study was undertaken to evaluate the effect of treating dyslipidemia of Bup giam granules
in mice using endogenous and exogenous dyslipidemia models.
Methods: Bup giam granules were prepared from Hibiscus dry powder, mannitol, aspartame and distilled
water. The composition is sealed in a package, avoiding moisture and light. Each package weights 2 g ± 5% and
contains 0.123% delphinidin-3-O-sambubiosid and 0.034% cyanidin-3-O-sambubiosid. The animal used in this
study are male mice, Swiss albino. The effect of Bup giam granules was studied on endogenous dyslipidemia
model by using tyloxapol 500 mg/kg, I.P. single dose and exogenous dyslipidemia model by using a lipid-rich diet
(25 mg of cholesterol, cholic acid 1%, and 10 ml of vegetable oil) for 8 weeks. Mice were treated with Bup giam
granules at the dose of 400 mg/kg mice. Lipid levels (total cholesterol, triglyceride, HDL, LDL) were determined
by optical measurement method with the aim to evaluate the treatment effect of Bup giam granules.
Results: In model of endogenous dyslipidemia, the oral dose 400 mg/kg mice of Bup giam granules showed
significant reduction in triglyceride level by 16% (p < 0.05) and LDL level by 53% (p < 0.01) and increase in
HDL level by 51% (p < 0.001). In exogenous dyslipidemia model, the oral dose 400 mg/kg mice/day during 7 days
of Bup giam granules reduced triglyceride level by 19% (p < 0.01) while improved HDL level.
Conclusions: The results of this study showed that Bup giam granules had ability to treat dyslipidemia in
mice in both endogenous model and exogenous model.
Keywords: Bup giam granules, Hibiscus sabdariffa L. Malvaceae, tyloxapol, cholesterol.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, các bệnh tim mạch bao gồm
bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não vẫn
là nguyên nhân chính gây tử vong cho cả nam
giới và phụ nữ. Mặc dù một số yếu tố nguy cơ
mới đã được đề xuất để tăng tính chính xác
của dự báo nguy cơ các biến cố của bệnh mạch
vành, nhưng chỉ có bốn tình trạng là rối loạn
lipid máu, tăng huyết áp, hút thuốc và đái
tháo đường làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành
ở 80% đến 90% bệnh nhân. Các dữ liệu từ các
nghiên cứu nghiên cứu trên động vật, thử
nghiệm nuôi cấy tế bào và các thử nghiệm lâm
sàng về can thiệp hạ lipid cho thấy, việc điều
trị tăng lipid máu đã trở thành một chiến lược
được chấp nhận để giảm nguy cơ tim mạch(1).
Trong số các dược liệu được nghiên cứu về
tác dụng đối với tình trạng rối loạn lipid máu,
Bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L. Malvaceae) đã
thể hiện hiệu quả điều trị tốt. Bụp giấm đã
được chứng minh các tác dụng hạ lipid trên
mô hình thực nghiệm. Dịch chiết đài hoa Bụp
giấm khô ở liều 500 mg/kg và 1000 mg/kg
được cho cùng với chế độ ăn giàu cholesterol
trên chuột cống trong 6 tuần cho kết quả làm
giảm đáng kể mức cholesterol huyết thanh(3).
Các nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết nước
từ đài hoa Bụp giấm cho cả 2 tác dụng chống
oxy hoá trong quá trình oxy hoá LDL và tác
dụng giảm lipid máu(5,8). Cốm Bụp giấm bào
chế từ bột sấy phun đài hoa Bụp giấm với các
tá dược đã được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở,
mỗi gói cốm 2 g có chứa 0,123% delphinidin-3-
O-sambubiosid và 0,034% cyanidin-3-O-
sambubiosid(4).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị rối loạn
lipid máu của cốm Bụp giấm trên chuột nhắt
trắng để khảo sát mức độ ảnh hưởng của quy
trình bào chế và tá dược lên hiệu quả của Bụp
giấm, với mong muốn đưa một dạng bào chế
mới tiện sử dụng của đài hoa Bụp giấm vào
ứng dụng trong lâm sàng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
60
PHƯƠNG TIỆN-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên vật liệu, trang thiết bị
Cốm Bụp giấm
Nguyên liệu đài hoa Bụp giấm được trồng
theo tiêu chuẩn VietGAP tại Bình Thuận, thu
hoạch và phơi, sấy khô. Đài hoa khô Bụp giấm
được chiết với dung môi nước (1:10) và phun sấy
ở điều kiện áp suất giảm để thu được cao khô
Bụp giấm (độ ẩm < 5%). Chế phẩm cốm Bụp
giấm (cốm BG) có thành phần gồm cao khô Bụp
giấm, mannitol, aspartam, nước cất. Chế phẩm
được đóng gói kín, tránh ẩm và ánh sáng, mỗi
gói 2g ± 5%. Mỗi gói cốm chứa 0,123%
delphinidin-3-O-sambubiosid và 0,034%
cyanidin-3-O-sambubiosid.
Động vật thử nghiệm
Chuột nhắt trắng phái đực, trưởng thành (5 –
6 tuần tuổi), chủng Swiss abino, nặng 18 – 22 g
được cung cấp bởi viện Pasteur, Tp. Hồ Chí
Minh. Chuột được nuôi ở nhiệt độ phòng với
chu kỳ 12 giờ sáng/tối, mỗi lồng 8 – 10 chuột, sử
dụng thức ăn là cám viên với thành phần bột
gạo, bột bắp, carbohydrat và vitamin trong suốt
thử nghiệm.
Hóa chất, trang thiết bị
Hóa chất gây mô hình: Tyloxapol (triton WR-
1339), cholesterol, acid cholic cung cấp bởi Sigma
Aldrich - Mỹ. Thuốc đối chiếu: Fenofibrat
(Fenostad) 200 mg - STADA - VN (061215 -
091217), atorvastatin (Dorotor 20 mg) - Domesco
(0351216 - 021220). Thuốc thử định lượng sinh
hóa máu: Chema Diagnostica - Ý. Trang thiết bị:
Máy sinh hóa DIRUI DR- 7000 - Trung Quốc, cân
phân tích Sartorius - Đức, dụng cụ nuôi và chăm
sóc chuột, ống đong, đũa thủy tinh, cối chày và
một số dụng cụ thông thường khác.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế thực nghiệm, đo lường độc lập.
Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu
của cốm Bụp giấm trên mô hình gây rối loạn
lipid máu nội sinh bằng tyloxapol (triton WR-
1339) trên chuột nhắt trắng(6,7)
Chuột thử nghiệm sau khi nuôi ổn định 1
tuần được cân trọng lượng và xét nghiệm các
thông số lipid máu ban đầu (cholesterol toàn
phần, triglycerid, HDL, LDL). Tiến hành tiêm
phúc mô tyloxapol 500 mg/kg, 0,1 ml/10 g cho tất
cả chuột. Định lượng triglycerid máu sau 6 giờ
tiêm tyloxapol, chọn những chuột có triglycerid
máu tăng 3 - 5 lần so với ban đầu và chia ngẫu
nhiên thành 3 lô (n = 10):
Lô không điều trị (bệnh lý): Uống nước cất.
Lô chứng dương: Uống fenofibrat 50 mg/kg.
Lô thử nghiệm: Uống cốm Bụp giấm 400
mg/kg.
Chuột thử nghiệm được cho uống nước cất,
fenofibrat hoặc cốm BG vào 16 giờ chiều và 9 giờ
sáng với thể tích 0,1 ml/10 g chuột. Thuốc được
hòa tan vào nước cất để cho uống. Định lượng
nồng độ lipid máu (cholesterol toàn phần,
triglycerid, HDL, LDL) bằng phương pháp đo
quang sau 48 giờ tiêm tyloxapol. Tiến hành cân,
kiểm tra trọng lượng chuột ở tất cả các lô tại thời
điểm trước và sau thí nghiệm.
Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu
của cốm Bụp giấm trên mô hình gây rối loạn
lipid máu ngoại sinh bằng chế độ ăn giàu lipid
trên chuột nhắt trắng(3,6)
Chuột thử nghiệm sau khi nuôi ổn định 1
tuần được cân trọng lượng và xét nghiệm các
thông lipid máu ban đầu (cholesterol toàn phần,
triglycerid, HDL, LDL). Lô 1 (n = 8) cho uống
nước cất sáng, chiều trong suốt thời gian thử
nghiệm, chế độ ăn bình thường để đánh giá ảnh
hưởng của điều kiện môi trường. Các chuột còn
lại được cho uống dung dịch giàu lipid
(cholesterol 25 mg, acid cholic 1%, dầu thực vật
vđ 10 ml) trong 8 tuần. Lấy máu chuột xét
nghiệm lại các thông số lipid, chọn những chuột
bị rối loạn lipid máu (có triglycerid và/hoặc LDL
tăng có ý nghĩa thống kê so với ban đầu) chia
ngẫu nhiên thành 3 lô (n = 8):
Lô không điều trị (bệnh lý): Uống nước cất.
Lô chứng dương: Uống atorvastatin 10
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
61
mg/kg.
Lô thử nghiệm: Uống cốm Bụp giấm 400
mg/kg.
Chuột thử nghiệm được cho uống nước cất,
atorvastatin hoặc cốm BG vào 15 - 16 giờ chiều
hàng ngày với thể tích 0,1 ml/10 g chuột. Thuốc
được hòa tan vào nước cất để cho uống. Định
lượng nồng độ lipid máu (cholesterol toàn phần,
triglycerid, HDL, LDL) bằng phương pháp đo
quang sau 1 tuần điều trị. Tiến hành cân, kiểm
tra trọng lượng chuột ở tất cả các lô tại thời điểm
trước và sau thí nghiệm.
Phương pháp định lượng các thông số lipid
máu
Máu chuột thử nghiệm được lấy từ tĩnh
mạch đuôi, sau đó đem ly tâm lấy huyết thanh ở
3000 vòng trong 15 phút, nhiệt độ phòng. Huyết
thanh được ủ với thuốc thử đặc hiệu trước khi
đo quang xác định hàm lượng lipid máu bằng
máy xét nghiệm bán tự động.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Tất cả dữ liệu được biểu diễn dưới dạng
trung bình ± sai số chuẩn (M ± SD). Dùng phép
kiểm t-test và Anova một chiều, một yếu tố với
phần mềm Minitab 16.0 và Microsoft Excel 2017
để thống kê dữ liệu và vẽ đồ thị.
KẾT QUẢ
Tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của cốm
Bụp giấm trên mô hình gây rối loạn lipid máu
nội sinh bằng tyloxapol (triton WR-1339) trên
chuột nhắt trắng
Nồng độ lipid máu (cholesterol toàn phần,
triglycerid, HDL, LDL) giữa các lô tại thời điểm
ban đầu khi đưa vào thử nghiệm khác biệt nhau
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 1. Nồng độ lipid máu của các lô trong thử nghiệm gây rối loạn lipid máu nội sinh
Lô
(n = 10)
Xét nghiệm ban đầu (mg/dl)
Xét nghiệm
6 giờ (mg/dl)
Xét nghiệm 48 giờ (mg/dl)
Cholesterol Triglycerid HDL LDL Triglycerid Cholesterol Triglycerid HDL LDL
Lô 1
(nước cất)
81,54 ± 5,75
106,72 ±
11,25
41,83 ±
3,72
18,36 ±
3,48
442,64
***
±
47,91
107,59
***
±
14,95
142,63
**
±
20,24
32,07
**
±
3,51
47,00
***
± 12,47
Lô 2 (fibrat 50
mg/kg)
81,80 ± 6,31
106,95 ±
13,08
41,87 ±
6,68
18,55 ±
6,18
443,56
***
±
66,26
96,02
**
± 7,65
131,20
*
±
25,16
43,43
##
± 6,65
26,35
##
± 10,60
Lô 3 (Cốm BG
400 mg/kg)
82,6 ± 14,23
106,17 ±
14,85
41,84 ±
8,05
19,53 ±
7,07
445,10
***
±
70,89
94,57 ± 14,79
120,06
#
±
16,29
48,45
###
± 8,34
22,11
##
± 8,77
*: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p < 0,05), **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p < 0,01),
***: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p < 0,001), #: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (p <
0,05), ##: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (p < 0,01), ###: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý
(p < 0,001).
Tất cả các chuột được đưa vào thí nghiệm
đều có nồng độ triglycerid máu sau 6 giờ tiêm
tyloxapol tăng gấp 3 - 5 lần, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001) so với nồng độ triglycerid
ban đầu. Nồng độ triglycerid máu giữa các lô
sau 6 giờ tiêm tyloxapol khác biệt nhau không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Ở lô bệnh lý (không điều trị), sau 48 giờ tiêm
tyloxapol, nồng độ cholesterol toàn phần tăng so
với ban đầu, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,001), nồng độ triglycerid máu tăng so với ban
đầu, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01),
nồng độ HDL giảm với ban đầu, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01), nồng độ LDL tăng so
với ban đầu, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,001). Như vậy, có thể sử dụng các chỉ số lipid
máu sau 48 giờ tiêm tyloxapol để đánh tác dụng
điều trị rối loạn lipid máu của các thuốc.
Sau 48 giờ tiêm tyloxapol: Nồng độ
cholesterol toàn phần giữa các lô khác biệt nhau
không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ triglycerid
máu của lô uống fenofibrat khác biệt không có ý
nghĩa thống kê so với lô bệnh lý. Nồng độ
triglycerid máu của lô uống cốm Bụp giấm giảm
có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (p < 0,05).
Nồng độ HDL của lô uống fenofibrat tăng có ý
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
62
nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (p < 0,01). Nồng
độ HDL của lô uống cốm Bụp giấm tăng có ý
nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (p < 0,001).
Nồng độ LDL của lô uống fenofibrat và cốm Bụp
giấm giảm có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý
(p < 0,01).
Trọng lượng của chuột ban đầu và sau 48 giờ
tiêm tyloxapol khác biệt nhau không có ý nghĩa
thống kê giữa các lô thử nghiệm.
Tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của cốm
Bụp giấm trên mô hình gây rối loạn lipid máu
ngoại sinh bằng chế độ ăn giàu lipid trên chuột
nhắt trắng
Nồng độ lipid máu giữa các lô tại thời điểm
ban đầu khi đưa vào thử nghiệm và 8 tuần sau
khi gây bệnh khác biệt nhau không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Ở lô 1, sau 1 tuần không điều trị, so với thời
điểm ban đầu: Nồng độ cholesterol toàn phần
tăng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01);
nồng độ triglycerid máu tăng, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01); nồng độ HDL khác biệt
không có ý nghĩa thống kê; nồng độ LDL tăng,
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như
vậy, có thể sử dụng các thông số lipid máu là
cholesterol toàn phần, triglycerid máu và LDL
để đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu
của các thuốc nghiên cứu đối với chuột nhắt gây
rối loạn lipid máu ngoại sinh. Riêng với thông số
HDL thì có sự tự hồi phục sau 1 tuần, do đó,
chưa đánh giá được tác dụng của thuốc nghiên
cứu đối với thông số này.
Ở lô 2, sau 1 tuần điều trị bằng atorvastatin
10 mg/kg: Nồng độ cholesterol toàn phần tăng so
với ban đầu, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,01); nồng độ triglycerid máu tăng so với ban
đầu, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) và
giảm so với sau 8 tuần gây bệnh, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01); nồng độ HDL khác biệt
không có ý nghĩa thống kê so với ban đầu; nồng
độ LDL tăng so với ban đầu, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Ở lô 3, sau 1 tuần điều trị bằng cốm Bụp
giấm 400 mg/kg: Nồng độ cholesterol toàn phần
tăng so với ban đầu, khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,01); nồng độ triglycerid máu tăng so với
ban đầu, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)
và giảm so với sau 8 tuần gây bệnh, khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,01); nồng độ HDL tăng so
với ban đầu, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,05) và tăng so với sau 8 tuần gây bệnh, khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01); nồng độ LDL
tăng so với ban đầu, khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
Hình 1. Trọng lượng chuột theo tuần của các lô thử nghiệm (g) n=8 cho tất cả các lô.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
63
Sau 1 tuần điều trị: Nồng độ cholesterol
toàn phần giữa các lô khác biệt nhau không có
ý nghĩa thống kê; nồng độ triglycerid máu của
lô uống atorvastatin giảm có ý nghĩa thống kê
so với lô bệnh lý (p < 0,05); nồng độ triglycerid
máu của lô uống cốm Bụp giấm giảm có ý
nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (p < 0,01);
nồng độ HDL của lô uống atorvastatin khác
biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh
lý; nồng độ HDL của lô uống cốm Bụp giấm
tăng có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (p <
0,01); nồng độ LDL giữa các lô khác biệt nhau
không có ý nghĩa thống kê (Bảng 2).
Bảng 2. Nồng độ lipid máu của các lô trong thử nghiệm gây rối loạn lipid máu ngoại sinh
Lô
(n = 8)
Sau 8 tuần gây bệnh (mg/dl) Sau 1 tuần điều trị (mg/dl)
Choles TP Triglycerid HDL LDL Choles TP Triglycerid HDL LDL
Cholesterol + nước cất
122,33
**
± 20,78
189,85
**
± 4,25
31,77
*
± 5,66
52,59
*
± 24,29
117,41
**
± 24,82
162,86
**
± 18,81
33,94
± 8,40
50,90
*
± 24,87
Cholesterol +
atorvastatin 10 mg/kg
121,03
**
± 16,03
188,97
**
± 3,79
31,62
± 8,00
51,62
***
± 15,43
105,83
**
± 13,24
133,10
** ## &
± 15,99
39,92
± 12,30
39,29
*
± 21,63
Cholesterol + Cốm BG
400 mg/kg
123,51
**
± 19,40
188,11
**
± 5,24
32,95
± 5,31
52,94
**
± 20,90
108,22
**
± 13,58
126,75
** ## &&
± 11,30
49,55
* ## &&
± 5,37
33,32
*
± 12,92
*: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p < 0,05), **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p < 0,01)
***: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p < 0,01), ##: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điềm sau 8 tuần gây
bệnh (p < 0,01), &: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý (p < 0,05), &&: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô bệnh
lý (p < 0,01).
BÀN LUẬN
Theo báo cáo tổng hợp về tác dụng của
Bụp giấm năm 2014 của Ines Da-costa-Rocha
và cộng sự đã được công bố(2), nhiều nghiên
cứu đã chứng minh dịch chiết Bụp giấm có
khả năng làm giảm lipid, giúp phòng ngừa
những bệnh như tăng lipid máu và các bệnh
trên tim mạch. Các dịch chiết (dịch chiết nước
và cồn của đài hoa hoặc lá) có thể làm giảm
lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C),
triglycerid, cholesterol toàn phần và sự
peroxid hóa lipid trên in vivo. Một vài nghiên
cứu còn cho thấy dịch chiết Bụp giấm làm
giảm lipoprotein cholesterol tỷ trọng rất thấp
(VLDL-C) cùng với sự tăng nồng độ trong
huyết tương của lipoprotein cholesterol tỷ
trọng cao (HDL-C). Như vậy, kết quả nghiên
cứu chính thu được trong nghiên cứu của
chúng tôi khá tương đồng với những báo cáo
trước đó. Có thể khẳng định các tá dược sử
dụng trong công thức và quy trình bào chế
cốm Bụp giấm không làm ảnh hưởng đáng kể
lên tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của
Bụp giấm. Đáng chú ý là cốm Bụp giấm có khả
năng làm giảm triglycerid máu và tăng HDL,
điều này mở ra khả năng sử dụng cốm Bụp
giấm đơn độc hoặc phối hợp với fibrat trên
bệnh nhân tăng triglycerid máu, sử dụng phối
hợp với statin để giảm liều statin hoặc tăng
hiệu quả điều trị của statin mà không cần tăng
liều, nhằm hạn chế các tác dụng có hại của các
nhóm thuốc này trên bệnh nhân rối loạn lipid máu.
Trong cả hai mô hình, việc sử dụng thuốc
đối chứng và cốm Bụp giấm đều không ảnh
hưởng trên thông số cholesterol toàn phần có thể
do thời gian sử dụng thuốc ngắn nên chưa đủ để
thể hiện tác dụng trên tất cả các thông số. Như
vậy, trong các nghiên cứu sau, thời gian đánh giá
tác dụng của thuốc cần được kéo dài hơn. Trong
mô hình gây rối loạn lipid máu nội sinh, thời
điểm lipid máu bắt đầu tăng là sau khi tiêm
phúc mô tyloxapol 6 giờ, tăng cao nhất sau 24
giờ, giảm dần sau 48 giờ và gần như hồi phục
hoàn toàn sau 72 giờ, thời gian tối ưu để xét
nghiệm các thông số lipid máu là sau 24 giờ tiêm
tyloxapol(6). Tuy nhiên, khi đánh giá tác dụng của
thuốc tại thời điểm sau 24 giờ thì nồng độ lipid
máu tăng quá cao nên hầu như các thuốc không
thể hiện được tác dụng rõ ràng, chính vì vậy,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
64
thời điểm 48 giờ sau khi tiêm tyloxapol được lựa
chọn trong nghiên cứu này để đánh giá tác dụng
của thuốc. Trong thực tế, cũng có một số nghiên
cứu được công bố cũng đã chọn thời điểm lấy
máu là 48 giờ sau khi tiêm tyloxapol(7).
KẾT LUẬN
Cốm Bụp giấm sử dụng đường uống liều 400
mg/kg chuột nhắt/ngày làm giảm triglycerid
máu 16% (p < 0,05), tăng HDL 51% (p < 0,001) và
làm giảm LDL 53% (p < 0,01) trên chuột nhắt gây
rối loạn lipid máu nội sinh bằng tyloxapol 500
mg/kg trong 48 giờ. Cốm Bụp giấm sử dụng
đường uống liều 400 mg/kg chuột nhắt/ngày liên
tục trong 7 ngày làm giảm triglycerid máu 19%
(p < 0,01), tăng HDL 57% (p < 0,01) trên chuột
nhắt gây rối loạn lipid máu ngoại sinh bằng
dung dịch giàu lipid trong 8 tuần.
LỜI CẢM ƠN: Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sự hỗ trợ của Sở
Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Benjamin EJ et al (2017). "Heart Disease and Stroke Statistics -
2017 Update: A Report from the American Heart Association".
Circulation; 135(10): e146-e603.
2. Da-costa-Rocha I et al (2014). “Hibiscus sabdariffa L. - A
phytochemical and pharmacological review”. Food Chemistry;
165: 424 - 443.
3. Hainida E et al (2008). “Effects of defatted dried roselle (Hibiscus
sabdariffa L.) seed powder on lipid profiles of
hypercholesterolemia rats”. Journal of the Science of Food and
Agriculture; 88:1043-1050.
4. Lê Thị Lan Phương, Huỳnh Trần Quốc Dũng, Nguyễn Minh
Đức, Nguyễn Phương Dung (2017). “Xây dựng quy trình định
lượng đồng thời delphinidin-3-O-sambubiosid và cyanidin-3-O-
sambubiosid trong cốm Bụp giấm bằng phương pháp HPLC”.
Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh; 21(6): 81 - 86.
5. Ochani PC and D’Mello P (2009). “Antioxidant and
antihyperlipidemic activity of Hibiscus sabdariffa Linn. leaves and
calyces extracts in rats”. Indian Journal of Experimental Biology; 47:
276 - 282.
6. Viện Dược liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược
lý của thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr.
131-138, 367-368.
7. Xie W et al (2007). “Hypolipidemic mechanisms of Ananas
comosus L. leaves in Mice: Different from fibrates but similar to
statins”. Journal Pharmacology Science; 103: 267-274.
8. Yang MY et al (2010). “The Hypolipidemic Effect of Hibiscus
sabdariffa Polyphenols via Inhibiting Lipogenesis and Promoting
Hepatic Lipid Clearance”. Journal of Agricultural and Food
Chemistry; 58: 850 - 859.
Ngày nhận bài báo: 25/04/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 58_2_6118_2168812.pdf