Tài liệu Đánh giá sự thay đổi huyết động khi khởi mê với etomidate ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
31 ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG KHI KHỞI MÊ
VỚI ETOMIDATE Ở BỆNH NHÂN CÓ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUẦN HOÀN
Nguyễn Hoài Nam*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Etomidate là thuốc mê tĩnh mạch tác dụng nhanh, mạnh và ít làm thay đổi huyết động. Vì vậy
thuốc rất thích hợp cho việc khởi mê nhất là ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ dễ ảnh hưởng đến tuần hoàn
như sốc giảm thể tích, bệnh tim mạch, cao HA, suy kiệt...
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi huyết động (nhịp tim, HA tối đa, HA tối thiểu) khi khởi mê với Etomidate.
Qua đó đánh giá các ưu nhược điểm của thuốc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu 81 bệnh nhân ASA II- IV, được khởi mê với Fentanyl
(3 - 4μg/kg), Norcurron (0,08mg/kg) và Etomidate (0,2 – 0,3mg/kg). Theo dõi nhịp tim, HA sau khi tiêm thuốc 1
phút và mỗi...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự thay đổi huyết động khi khởi mê với etomidate ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
31 ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG KHI KHỞI MÊ
VỚI ETOMIDATE Ở BỆNH NHÂN CÓ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUẦN HOÀN
Nguyễn Hoài Nam*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Etomidate là thuốc mê tĩnh mạch tác dụng nhanh, mạnh và ít làm thay đổi huyết động. Vì vậy
thuốc rất thích hợp cho việc khởi mê nhất là ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ dễ ảnh hưởng đến tuần hoàn
như sốc giảm thể tích, bệnh tim mạch, cao HA, suy kiệt...
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi huyết động (nhịp tim, HA tối đa, HA tối thiểu) khi khởi mê với Etomidate.
Qua đó đánh giá các ưu nhược điểm của thuốc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu 81 bệnh nhân ASA II- IV, được khởi mê với Fentanyl
(3 - 4μg/kg), Norcurron (0,08mg/kg) và Etomidate (0,2 – 0,3mg/kg). Theo dõi nhịp tim, HA sau khi tiêm thuốc 1
phút và mỗi 5 phút tiếp theo. Đánh giá lượng máu mất và các tác dụng phụ của Etomidate.
Kết quả: Các chỉ số huyết động ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tuần hòan thay đổi không
đáng kể khi khởi mê với Etomidate liều 0,2 – 0,3 mg/kg. 67.91% bệnh nhân HA tối đa giảm 5 – 10 %, 72,84%
bệnh nhân HA tối thiểu giảm 5 – 10%. Nhịp tim thay đổi không đáng kể < 5 lần/ ph út. Tác dụng phụ của
thuốc: cử động bất thường 9,87%, nôn mửa 6,17%, đau chỗ tiêm 33,33%
Kết luận: Etomidate là thuốc thích hợp để khởi mê cho các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
đến tuần hoàn
EVALUATION OF HEMODYNAMIC CHANGES IN INDUCTION WITH ETOMIDATE IN
CARDIOVASCULAR PATIENTS
Nguyen Hoai Nam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 212 – 216
Background: Etomidate is an effective intravenous hypnotic drug which has a rapid onset of action and
makes less hemodynamic change. Accordingly, it’s convenient for induction especially in patients with
cardiovascular risks such as: hypovolumetric shock, cardiovascular diseases, hypertension, malnutrition...
Objectives: To evaluate the hemodynamic changes after induction with etomidate whereby its limitations
and advantages in induction might be traced out.
Patients and Methods: Eighty one ASA II-IV patients received 3-4 μg.kg-1 of fentanyl, 0.08 mg.kg-1 of
norcurron and 0.2-0.3 mg.kg-1 of etomidate for induction. Baseline blood pressure and heart rate were
measured one minute after delivery of the drugs and each five minutes thereafter. Loss blood volume and the
side effects of etomidate were evaluated.
Results: Hemodynamic indexes in patients with cardiavascular risks didn’t considerably changed in
induction with etomidate. 67.91 per cent of the patients was associated with a 5-10 per cent decrease in
systolic arterial pressure, 72.84 per cent of the patients was associated with a 5-10 per cent decrease in
diastolic arterial pressure. Heart rate did not show significant differences (less than 5 times per minute). Side
effects: myoclonus 9.87 %, vomitting 6.17 %, pain at injection site 33.33%.
Conclusions: Etomidate is suitable for induction in patients with cardiavascular risks.
* Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 212
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm thế nào để dạt được độ mê cần thiết mà ít
gây xáo trộn huyết động nhất luôn là vấn đề quan
tâm hàng đầu trong công tác Gây mê hồi sức. Tất cả
các thuốc dùng trong gây mê như giảm đau, dãn cơ,
thuốc mê bốc hơi hay mê tĩnh mạch... ít nhiều đều
ảnh hưởng không tốt đến huyết động. Điều này thực
sự là mối lo ngại khi bệnh nhân có bệnh lý tim mạch
hay trở ngại về tuần hoàn. Để đạt được một cuộc mê
cân bằng nhằm bảo đảm an tòan tối đa cho bệnh
nhân, trước tiên và quan trọng nhất là giai đoạn khởi
mê phải đảm bảo êm dịu, ít biến đổi các chỉ số huyết
động. Với đặc tính tác dụng nhanh, mạnh, ít ảnh
hưởng đến tuần hoàn, Etomidate hiện đang là thuốc
mê tĩnh mạch được lựa chọn hàng đầu để khởi mê
nhằm giảm thiểu các thay đổi về huyết động. Từ
tháng 1/2002 đến tháng 7/2003 tại khoa Gây mê -
Phẫu thuật Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon tum chúng
tôi đã khởi mê với Etomidate cho 81 bệnh nhân và đã
thu được một số kết quả khả quan.
Mục tiêu của chúng tôi khi thực hiện đề
tài này là:
- Đánh giá sự thay đổi huyết động thông qua các
chỉ số nhịp tim, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu khi
khởi mê với Etomidate ở bệnh nhân có các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn như bệnh lý tim
mạch, giảm thể tích tuần hoàn...
- Qua đó đánh giá ưu nhược diểm của Etomidate
dùng trong khởi mê và các phương pháp khắc phục
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chọn các bệnh nhân có ASA II, III,IV; có các yếu
tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn như bệnh lý tim
mạch, cao HA, giảm thể tích tuần hoàn...; có chỉ đinh
gây mê nội khí quản và không có chống chỉ định với
Etomidate.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, tiền cứu, mẫu chọn không xác
suất
Dữ liệu nghiên cứu
- Tuổi, giới
- Phân loại ASA
- Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn
- Lượng máu mất trong mổ
- Thay đổi về HA tối đa, HA tối thiểu, nhip tim
Tiến hành
Chuẩn bị bệnh nhân
Trong khi hội chẩn mổ thăm khám tiền mê,
đánh giá phân loại ASA, phát hiện và phân nhóm các
yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn. Nếu bệnh
nhân có tình trạng choáng giảm thể tích bồi phụ lại
để huyết áp tối đa đạt được 80mmHg trước khi
tiến bắt đầu khởi mê
- Đưa bệnh nhân vào phòng mổ, theo dõi M, HA,
ECG trên monitoring
- Tiến hành khơi mê với Fentanyl 3-4 μg/kg,
Norcuron 0,08 mg/kg, Etomidate 0,2- 0,3mg/kg
- Duy trì mê với Fentanyl, Halothan hoặc
ketamin hay propofol, Thiopental tùy bệnh
- Theo dõi các chỉ số huyết động (nhip tim, HA) 1
phút, mỗi 5 phút sau khi tiêm Etomidate cho đến khi
cuộc mổ chấm dứt. Phát hiện các tác dụng phụ của
Etomidate.
- Tiền mê với Seduxen nếu cần
- Ghi lại việc theo dõi vào phiếu nghiên cứu,
phiếu gây mê
Phương pháp thống kê
Sử dụng phần mềm EPI INFO 6.04 của trung
tâm phòng chống bệnh tật Hoa kỳ (CDC), phần mềm
Microsoft, phương pháp phân tích phương sai Anova,
phương pháp kiểm định khi bình phương. Khác biệt
có ý nghĩa thong kê khi p< 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi và giới
Tuổi 8-15 16-25 26-35 36-45 46-55 56-65 66-75 76-80
Nam 5 8 10 5 4 5 2 1
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 213
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
Nữ 3 3 20 6 3 1 2 3
% 9,87 13,58 37,03 13,58 8,64 7,40 4,95 4,95
- Tuổi nhỏ nhất là 8, lớn nhất là 80, trung bình là
36,79
- Lứa tuổi thường gặp từ 16- 45, chiếm 64,2% các
trường hợp
Phân loại ASA
ASA II III IV
Số trường hợp 54 24 3
Tỷ lệ % 66,67 29,33 3,70
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
tuần hoàn
Yếu tố Chóang
giảm thể
tích
Choáng
nhiễm
trùng
Thiếu
máu, suy
kiệt
Cao
HA
Bệnh tim
mạch
Số TH 59 2 11 4 5
Tỷ lệ % 72,84 2,47 13,58 4,95 6,16
Tỷ lệ mổ chương trình/ cấp cứu;
65/ 16 = 4/ 1
Lượng máu mất trong mổ
Máu
mất(ml)
<500 500-
<1000
1000-
<1500
1500-
<2000
≥2000
Số TH 39 15 15 6 6
Tỷ lệ % 48,14 18,51 18,51 7,37 7,37
- Lượng máu mất ít nhất là 50ml, nhiều nhất là
3000ml
- Lượng máu mất trung bình 680,86 ± 71,63ml
- Có đến 61,86% lượng máu mất >500ml
Thay đổi HA
Tính bằng % so với trị số HA ban đầu
Thay đổi HA tối đa
Mức thay đổi ↓ >10 ↓ 5 - 10 ↓ <5 ↑<10
Số TH 7 55 14 5
Tỷ lệ % 8,64 67,91 17,28 6,17
- Có 93,83% bệnh nhân giảm HA tối đa
- Giảm HA tối đa nhiều nhất là 15% so với trị số
ban đầu
- HA tối đa giảm chủ yếu trong khoảng 5 – 10%,
chiếm 67,91% các trường hợp
- HA tối đa giảm trung bình là 7,96 ± 1,35 %
Thay đổi HA tối thiểu
Mức thay đổi ↓ >10 ↓ 5 - 10 ↓ <5
Số TH 5 59 17
Tỷ lệ % 6,17 72,84 20,99
- HA tối thiểu giảm trung bình là 6,98 ± 0,35 %
- Chủ yếu giảm trong khoảng 5 – 10%, chiếm
72,84% các trường hợp
Thay đổi về nhịp tim
Hầu hết các trường hợp đều có nhịp tim thay đổi
< 5 lần/phút so với ban đầu. Chỉ có 9/81 trường hợp
nhịp tim thay đổi.> 5lần/phút nhưng lại không quá
10 lần/phút (chiếm 11,11%)
Các tác dụng phụ của Etomidate
- Cử động bất thường: 8/81 trường hợp, chiếm tỷ
lệ 9,87%
- Nôn mửa: 5/81 trường hợp, chiếm 6,17%
- Đau chỗ tiêm thuốc 27/81 trường hợp, chiếm
33,33%
NHẬN XÉT, BÀN LUẬN
Ảnh hưởng trên tim mạch cuả
Etomidate
Theo G.Edward Morgan và Jr. Maged S. Mikhail
có thể tóm tắt ảnh hưởng của các thuốc mê tĩnh
mạch trên các hệ cơ quan như sau
Cơ quan Tim mạch Hô hấp Não
Thuốc HR MAP Thông
khí
Dãn
PQ
CBF CMRO2 ICP
Thiopental ↑↑ ↓↓ ↓↓↓ ↓ ↓↓↓ ↓↓↓ ↓↓↓
Ketamin ↑↑ ↑↑ ↓ ↑↑↑ ↑↑↑ ↑ ↑↑↑
Etomidate 0 ↓ ↓ 0 ↓↓↓ ↓↓↓ ↓↓↓
Propofol 0 ↓↓↓ ↓↓↓ 0 ↓↓↓ ↓↓↓ ↓↓↓
Với liều khởi mê thông thường:
- Thiopental (3 -5 mg/kg) làm giảm HA 10- 25%,
nhịp tim tăng 30%, đặc biệt làm tăng nhu cầu oxy cơ
tim, dễ dẫn đến suy vành và nguy cơ thiếu máu cơ
tim trên bệnh nhân có nguy cơ và tiền sử bệnh mạch
vành
- Ketamin (0,5- 2mg/kg) làm tăng HA 15%, tăng
nhịp tim và cung lượng tim, tăng sức cản ngoại biên
và tăng tiêu thụ oxy cơ tim 30-40%
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 214
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
- Propofol (1- 3mg/kg) làm giảm HA trung bình
20-30% đặc biệt tụt HA mạnh ở người già >60 tuổivà
người có giảm khối lượng tuần hoàn.
- Etomidate (0,2- 0,3 mg/kg) làm giảm HA và các
chỉ số tim < 10%, nhịp tim hầu như không đổi. Trên
bệnh nhân có bệnh mạch vành, bệnh lý van tim...
các chỉ số huyết động thay đổi không đáng kể.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân
đều có nguy cơ dễ bị rối loạn huyết động, ASA
II,III,IV, đặc biệt có đến 72,84% các trường hợp trong
tình trạng sốc giảm thể tích. Lượng máu mất trung
bình lên đến 680 ± 71,63 ml, 61,86% bệnh nhân
mất > 500ml. Điều này chứng tỏ bệnh nhân dễ bị
trụy mạch và suy tuần hoàn trong khi khởi mê nếu
không được chuẩn bị đúng mức và được dùng thuốc
hợp lý nhằm giảm thiểu các tai biến có thể xảy ra.
Mặc dù các bệnh nhân dã được hồi sức trước mổ
nhưng đa số các trường hợp là mổ cấp cứu (tỷ lệ cấp
cứu/ phiên = 4/1); do yêu cầu khẩn cấp của cuộc mổ
nên thời gian hồi sức bị hạn chế. Vì vậy công tác
chuẩn bị bệnh nhân và bồi phụ thể tich tuần hoàn đôi
khi chưa thỏa đáng. Trước khi có Etomidate, chúng
tôi khởi mê với Ketamin nếu bệnh nhân có thiếu khối
lượng tuần hoàn. Phiền nạn mà chúng tôi hay gặp là
nhịp tim tăng nhanh, khó đánh giá ảnh hưởng trên
tim mạch nếu bệnh nhân có bệnh lý tim mạch tiềm
ẩn không khai thác được. Riêng trường hợp bệnh
nhân có bệnh tim mạch, chúng tôi phải khởi mê với
Thiopental nồng độ thấp (1%), giảm liều và rất thận
trọng. Từ tháng 1/2002 chúng tôi bắt đầu đưa
Etomidate vào sử dụng trên lâm sàng. Qua 81 ca
nghiên cứu chúng tôi nhận thấy khi khởi mê với
Etomidate liều 0,2 – 0,3mg/kg; HA tối đa giảm trung
bình 7,96 ± 1,35%, chủ yếu giảm trong khoảng 5 –
10% (67,91% các trường hợp). HA tối thiểu giảm
trung bình 6,98 ± 0,35%, chủ yếu giảm trong khoảng
5 – 10% (72,84% các trường hợp). Nhịp tim thay đổi
không đáng kể < 5 lần / phút. Kết quả này nằm trong
giới hạn cho phép và không khác biệt so với lý thuyết.
Như vậy kết hợp Fentanyl (3 - 4μg/kg), Norcuron
(0,08mg/kg) và Etomidate (0,2 – 0,3 mg/kg) để khởi
mê ít làm thay đổi các chỉ số huyết động, đảm bảo
thời kỳ khởi mê an toàn, êm dịu. Nhờ vậy tình trạng
huyết động được ổn định trong và sau mổ. Đây chính
là ưu điểm vượt trội của Etomidate so với các thuốc
mê tĩnh mạch khác.
Đánh giá ưu nhược điểm của
Etomidate và các biện pháp khắc phục
Ưu điểm
- Tác dụng nhanh, gây ngủ trong vòng 30 giây
sau khi tiêm tĩnh mạch
- Ít gây ảnh hưởng đến huyết động
- Ít gây ảnh hưởng đến hô hấp
- Không gây phóng thích Histamin
- Giảm áp lực nội sọ (ICP), giảm tiêu thụ oxy của
não (CMRO2)
- Không gây ảo giác, vật vã khi tỉnh mê
Nhược điểm
- Đau chỗ tiêm 27/81 ca, chiếm 33,33%. Đây là
tác dụng phụ thường găp nhất. Để khắc phục chúng
tôi tiêm thuốc trong tĩnh mạch lớn sau khi dùng
Fentanyl và Seduxen
- Cử động bất thường gặp trong 8/81ca. Bệnh
nhân co tay và chân sau khi tiêm thuốc. Tác dụng
này chúng tôi thường gặp ở những bệnh nhân đầu
tiên. Sau một thời gian chúng tôi đã khắc phục được
bằng cách tiền mê với Seduxen và tăng liều Fentanyl
khởi mê 4 – 5 μg/kg
- Nôn mửa tỷ lệ 6,17& các trường hợp, thường
xảy ra sau mổ.
- Chúng tôi không gặp viêm tĩnh mạch huyết
khối chỗ tiêm. Riêng tác dụng ức chế sự bài tiết vỏ
thượng thận chúng tôi không đáng giá do chỉ dùng
thuốc để khởi mê chứ không dùng trong duy trì mê.
KẾT LUẬN
Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào có được tất cả
các tiêu chuẩn của một thuốc mê tĩnh mạch lý tưởng.
Tuy nhiên với ưu điểm tác dụng nhanh, mạnh, ít ảnh
hưởng đến tuần hoàn, hô hấp, không gây giải phóng
Histamin và làm giảm áp lực nội sọ, giảm tiêu thụ
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 215
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
oxy não, Etomidate tỏ ra thích hợp dùng để khởi mê
nhất là ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
đến tuần hoàn. Nhờ đặc tính gây biến đổi các chỉ số
huyết động không đáng kể, Etomidate vượt trội hơn
tất cả các thuốc mê tĩnh mạch hiện có và là thuốc
được lưa chọn hàng đầu khi khởi mê đối với bệnh
nhân dễ bị rối loạn huyết động. Điều này giúp giai
đoạn khởi mê được êm dịu, tình trạng huyết động
được ổn định trong và sau mổ, góp phần tạo nên cuộc
mê cân bằng, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là
bảo đảm an toàn tối đa cho bệnh nhân.
4. Nguyễn Thị Bích Kim Liên, Thuốc mê tĩnh mạch,
NXB Y học 2002: 466 – 511
5. Nguyễn Xuân Phách, Thống kê Y học, NXB Y học
1995
6. Nguyễn Thụ, Đào Văn Phan, Công Quyết Thắng,
Thuốc sử dụng trong gây mê, chương II,V,VI, NXB Y
học 2000
7. Doenicke A andOswald P, Etomidate, Textbook of
Intravenous Anesthesia, Williams & Wilkins, page 93-
109, 1997
8. Djordjevic B, Stojiljkovic MD,Loncar – Stojiljkovic D,
Krivokapi D, Cardiovascular effects of induction doses
of the intravenous anesthetics, Propofol, Etomidate &
Thiopentone, Vojnosanit Pregl. 1999 Jan – Feb ; 56
(1): 15 – 9
9. G.edward Morgan, Jr. Maged S.Mikhail, Nonvolatile
Anesthetic Agents, Clinical Anesthesiology, Second
edition, Appleton & Lane, page 128 – 148, 1996
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Chừng, Gây mê nội khí quản, GMHS, Bộ
môn GMHS, 1997: 64-78
10. Paul Lennon, Itravenous and Inhalation Anesthatics,
In Clinical Anesthesia Procedures of the
Massachusetts General Hospital, 4th Edition, page 133
– 150
2. Nguyễn Tất Dũng, Thay đổi HA khi khởi mê bằng
Etomidate và Propofol cho bệnh nhân mổ tim hở suy
tim nặng, Hội nghị GMHS lần thứ tư, 2003
3. Lê Minh Đại, Thuốc mê tĩnh mạch, Bài giảng
GMHSCC,1995
11. Sokolove PE, Price DD, Okada P, The safety of
Etomidate for emergency rapid sequence intubation of
Pediatrice patients, Abtract: Pediatr. Emerg. Care
2000 Feb, 16 (1): 18 – 21.
Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 216
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_su_thay_doi_huyet_dong_khi_khoi_me_voi_etomidate_o.pdf