Tài liệu Đánh giá sự phù hợp của kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ (awd) trong canh tác lúa nước ở Việt Nam: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1173
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA KỸ THUẬT TƯỚI ƯỚT KHÔ XEN KẼ (AWD)
TRONG CANH TÁC LÚA NƯỚC Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Huệ1, Mai Văn Trịnh1, Vũ Dương Quỳnh1, Phan Hữu Thành1,
Bjoern Ole Sander2, Palao Leo2, Phạm Thị Thanh Nga1
1 Viện Môi trường Nông nghiệp – Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
2 Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI)
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ
(Alternate Wetting and Drying - AWD) trong canh tác lúa ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam
dựa trên tính cân bằng nước từ các thông số lượng mưa, lượng bốc hơi và thấm sâu. Kết quả tính toán
cho thấy có 88,34% (2.760.001 ha) diện tích đất lúa vụ Đông Xuân/Xuân, 90,15% (3.422.281 ha) diện
tích đất lúa vụ Hè Thu/Mùa và 78,32% (652.132 ha) diện tích đất lúa vụ Thu Đông phù hợp cao với kỹ
thuật AWD. Kết quả nghiên cứu cũng đã đưa ra được bản đồ kỹ thuật AWD thích hợp cho cả 3 vụ lúa ở
Việt Nam. Từ kết...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự phù hợp của kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ (awd) trong canh tác lúa nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1173
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA KỸ THUẬT TƯỚI ƯỚT KHÔ XEN KẼ (AWD)
TRONG CANH TÁC LÚA NƯỚC Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Huệ1, Mai Văn Trịnh1, Vũ Dương Quỳnh1, Phan Hữu Thành1,
Bjoern Ole Sander2, Palao Leo2, Phạm Thị Thanh Nga1
1 Viện Môi trường Nông nghiệp – Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
2 Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI)
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ
(Alternate Wetting and Drying - AWD) trong canh tác lúa ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam
dựa trên tính cân bằng nước từ các thông số lượng mưa, lượng bốc hơi và thấm sâu. Kết quả tính toán
cho thấy có 88,34% (2.760.001 ha) diện tích đất lúa vụ Đông Xuân/Xuân, 90,15% (3.422.281 ha) diện
tích đất lúa vụ Hè Thu/Mùa và 78,32% (652.132 ha) diện tích đất lúa vụ Thu Đông phù hợp cao với kỹ
thuật AWD. Kết quả nghiên cứu cũng đã đưa ra được bản đồ kỹ thuật AWD thích hợp cho cả 3 vụ lúa ở
Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu này có thể chỉ ra vị trí và diện tích trồng lúa nào ở Việt Nam có thể áp
dụng kỹ thuật AWD và kết quả này cũng có thể được áp dụng để tính toán nhu cầu nước cho từng
giống lúa nhằm đảm bảo năng suất lúa cao, tiết kiệm nước tưới và giảm phát thải khí nhà kính.
Từ khóa: Kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ (AWD), bản đồ thích hợp AWD, mức độ phù hợp của
việc áp dụng AWD.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong canh tác lúa, nước là yếu tố đầu
tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát
triển và năng suất mùa vụ, cây lúa luôn cần
nước từ giai đoạn mạ, làm đòng đến trổ và
chín. Để tạo ra được 1 đơn vị thân lá lúa cần
400-450 đơn vị nước, tạo ra 1 đơn vị hạt cần
300–350 đơn vị nước, nếu đất không đủ ẩm và
mực nước trong ruộng quá cao sẽ không tốt
cho đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng của lúa.
Canh tác lúa tại Việt Nam đang phải đương đầu
với hàng loạt thách thức từ tác động của biến
đổi khí hậu như: nguồn nước ngày càng thiếu
và cạn kiệt, lượng mưa hàng năm có xu thế
giảm, khô hạn nắng nóng diễn ra liên tục, mực
nước của các con sông thấp; thiên tai xảy ra
khắp nơi. Chỉ tính riêng đầu năm 2016 có 11
tỉnh trong đó có 8/13 tỉnh thuộc Đồng bằng
sông Cửu Long công bố thiên tai do hạn và
mặn. Bên cạnh việc tiêu tốn một lượng nước
lớn thì canh tác lúa nước cũng phát thải vào khí
quyển một lượng khí nhà kính không nhỏ.
Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính 2010, lượng
KNK phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp
tương đương 88,35 triệu tấn CO2, chiếm 36%
tổng lượng KNK phát thải của cả nước trong
đó phát thải từ trồng lúa chiếm 50,49%. Chính
vì vậy việc áp dụng biện pháp canh tác lúa tiên
tiến để sử dụng nước, phân bón hiệu quả, tiết
kiệm và giảm phát thải khí nhà kính đang là
giải pháp mang tính chiến lược trước mắt và
lâu dài. Kỹ thuật tưới nước khô xen kẽ (AWD)
là kỹ thuật quản lý nước trong quy trình trồng
lúa. Kỹ thuật này sử dụng chu trình rút nước và
tưới nước xen kẽ nhau, giữ mực nước trong
ruộng ở mức độ tốt nhất cho sự sinh trưởng của
cây lúa trong suốt một vụ. Kỹ thuật này đang
được Cục Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu
lúa quốc tế (IRRI) và các chuyên gia trồng trọt
khuyến cáo nhiều nhất bởi vì nó tiết kiệm 30-
35% lượng nước sử dụng (Cục Bảo vệ thực
vật, 2014), giảm phát thải khí nhà kính 46-69%
(Mai Văn Trịnh, 2015) và tăng năng suất bình
quân 9–15% (Cục Bảo vệ thực vật, 2014). Tuy
nhiên đến nay Việt Nam mới chỉ áp dụng biện
pháp tưới tiết kiệm nước ướt khô xen kẽ trên
3,22% tổng diện tích gieo trồng lúa toàn quốc
(7.753.200 ha) và diện tích áp dụng nhỏ lẻ nằm
rải rác chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền
Trung (Cục Bảo vệ Thực vật, 2014).
Trong nghiên cứu này chúng tôi hướng
tới việc đánh giá tính thích nghi của kỹ thuật
AWD trong canh tác lúa ở Việt Nam dựa trên
tính cân bằng nước từ các thông số lượng mưa,
lượng bốc hơi và thấm sâu. Đây là bước khởi
đầu rất quan trọng để xác định trước địa điểm
trồng lúa phù hợp với kỹ thuật AWD cho lúa ở
Việt Nam. Nó là tiền đề để tiến hành các
nghiên cứu và triển khai thực tế tiếp theo trong
định hướng phát triển lúa gạo bền vững ở Việt
Nam, ứng phó với biến đổi khí hậu.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1174
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên toàn bộ
diện tích đất trồng lúa của Việt Nam. Các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
- Thu thập dữ liệu không gian bao gồm:
bản đồ hành chính tỉnh, bản đồ đất tỷ lệ
1:1.000.000 (ATLAS Viet Nam, 2012), ảnh vệ
tinh MODIS năm 2012 với độ phân giải 500 m,
nhiệt độ tối thiểu và tối đa hàng ngày, lượng
mưa ngày ở định dạng raster 0.25 degrees (28
km) trong 15 năm (1998 – 2012) của (NASA,
2012, 2015b).
- Thu thập dữ liệu phi không gian bao
gồm: thành phần cơ giới đất theo từng loại đất
của 63 tỉnh thành, số liệu thống kê về diện tích
đất trồng lúa các vụ trong năm, lịch thời vụ lúa
bao gồm: ngày gieo trồng, ngày thu hoạch
chính vụ của 3 vụ lúa chính trong năm (vụ
Đông Xuân/Xuân, vụ Hè Thu/mùa, vụ Thu
Đông), lượng thấm sâu của các các loại đất.
Các dữ liệu này được thu thập từ các báo cáo
thuyết minh xây dựng bản đồ đất của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, các báo cáo
sản xuất trồng trọt của các tỉnh, các bản tin, bài
viết điện tử về sản xuất lúa các vụ và các
nghiên cứu trong và ngoài nước về mức độ
thấm trên các loại đất.
- Các số liệu thành phần cơ giới đất được
xử lý dựa vào tam giác đều phân loại đất của
Mỹ (USDA), các số liệu nghiên cứu về độ
thấm sâu của đất được lấy giá trị trung bình
cộng của từng loại đất sau đó chuyển vào bảng
thuộc tính của bản đồ đất; số liệu thời vụ được
đếm ngày gieo trồng, ngày thu hoạch, số ngày
sinh trưởng để đưa vào bản đồ hành chính tỉnh.
Bản đồ đất trồng lúa được xây dựng từ ảnh
MODIS và chuyển sang dạng vecter sau đó
chồng ghép phân tích không gian với bản đồ
đất để đưa ra bản đồ phân loại đất lúa Việt
Nam. Các dữ liệu bản đồ được đưa về cùng
định dạng, hệ tọa độ và chuyển sang raster đưa
vào mô hình phân tích không gian.
- Sử dụng Phần mềm ARCGIS, QGIS,
Python để xây dựng mô hình tính toán cân
bằng nước: các dữ liệu đầu vào cho các mô
hình cân bằng nước được chia theo chu kỳ (10
ngày), tính toán cân bằng nước bằng phân tích
không gian dựa trên các dữ liệu tuần của lượng
nước mưa, lượng nước bốc hơi và thấm sâu.
Sự thích nghi với kỹ thuật AWD xảy ra
khi cân bằng nước trong đất bị thiếu hụt: lượng
mưa nhỏ hơn tổng lượng nước bị mất do bốc
hơi và thấm và ngược lại sự thích nghi kỹ thuật
AWD không xảy ra nếu cân bằng nước trong
đất bị dư thừa: lượng mưa lớn hơn tổng lượng
nước mất đi do bốc hơi và thấm sâu.
Đánh giá thích nghi kỹ thuật tưới AWD
cho mỗi vụ lúa dựa vào chỉ số điểm thích nghi
(DEF) của các tuần bị thâm hụt nước và tổng số
tuần của mỗi vụ, chỉ số này dao động từ 0 - 1.
Số điểm thích nghi trong mỗi vụ
Chỉ số điểm thích nghi = --------------------------------------
Tổng số điểm trong vụ
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu
Lúa Quốc tế (IRRI) thì mức độ thích nghi kỹ
thuật AWD được chia thành 3 lớp riêng biệt:
thích nghi cao (High Suitability), thích nghi
trung bình (Moderate Suitability), thích nghi
thấp (Low Suitability) dựa vào phép phân tích
không gian trên phần mềm ARCGIS. Để kiểm
chứng lại khoảng chia mức độ thích nghi này
thích ứng với vùng khí hậu của Việt Nam,
nhóm nghiên cứu cũng đã thay đổi khoảng chia
mức độ thích nghi kỹ thuật AWD để kiểm tra
lại kết quả tính toán của mô hình. Mức độ phù
hợp thấp khi DEF<0,33; phù hợp trung bình
khi DEF ≥0,33<0,67; phù hợp cao khi
DEF≥0,67.
Bảng 1. Khoảng đánh giá mức độ thích nghi kỹ thuật AWD
Khoảng đánh giá Chỉ số thích nghi DEF cho kỹ thuật AWD Thấp Trung bình Cao
1 (tham khảo) 0,0 - 0,33 0,34 – 0,66 0,67 – 1,00
2 (20-60-20) 0,0 - 0,20 0,21 – 0,80 0,81 – 1,00
3 (25-50-25) 0,0 – 0,25 0,26 – 0,75 0,76 – 1,00
4 (30-40-30) 0,0 – 0,30 0,31 – 0,70 0,71 – 1,00
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1175
Tổng hợp quy trình đánh giá sự phù hợp kỹ thuật AWD trong canh tác lúa nước ở Việt
Nam được thể hiện ở sơ đồ sau:
Hình 1: Quy trình xây dựng bản đồ thích nghi kỹ thuật AWD cho canh tác lúa nước ở Việt Nam
Kết quả tính toán của mô hình là bản đồ
thích nghi kỹ thuật AWD cho canh tác lúa
nước ở Việt Nam. Từ các giá trị mức độ thích
nghi của các pixels trên bản đồ có thể tính toán
được diện tích thích nghi AWD cho canh tác
lúa của từng vụ.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định các bước chia thời gian phù
hợp với nhu cầu nước của cây lúa
Quy luật quản lý nước trên ruộng lúa của
địa phương và của người dân thường diễn ra từ
7-14 ngày một lần nên trong nghiên cứu này
chúng tôi tiến hành chọn bước thời gian để
đánh giá nhu cầu cân bằng nước trong trồng lúa
là 10 ngày. Các giống lúa được trồng ở Việt
Nam được chia thành 3 loại: giống dài ngày có
thời gian sinh trưởng xung quanh 150 ngày,
giống có thời gian sinh trưởng trung bình xung
quanh 110–120 ngày, giống ngắn ngày có thời
gian sinh trưởng xung quanh 90 ngày. Vị trí
luân chuyển giữa các tuần quản lý nước sẽ là
điểm giữa của chu kỳ quản lý nước này đến
điểm giữa của chu kỳ quản lý nước lần tiếp
theo. Để đảm bảo sự ổn định của số liệu và độ
chính xác của kết quả tính toán chúng tôi sử
dụng số liệu thời tiết (mưa, nhiệt độ, bốc hơi)
trong một thời gian dài từ 10 đến 15 năm.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng số
liệu thời tiết từ năm 1998–2012.
3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin đất
trồng lúa
Việc đánh giá sự phù hợp AWD cho lúa
dựa trên những phân tích không gian của
phương trình cân bằng nước trên toàn bộ diện
tích đất trồng lúa của Việt Nam trên mỗi chu
kỳ quản lý nước (10 ngày) liên tục từ khi bắt
đầu trồng đến khi thu hoạch cho mỗi vụ lúa
dựa trên các thông tin về đất trồng lúa sau:
- Lịch mùa vụ: ở các tỉnh miền Bắc và
một số tỉnh Bắc Trung Bộ lúa được trồng 2 vụ
chính trong năm (vụ xuân và vụ mùa), một số
tỉnh thêm vụ lúa chét, khí hậu của khu vực này
phân chia thành 4 mùa rõ rệt nên lúa xuân có
thời gian sinh trưởng kéo dài trung bình từ
120–140 ngày, lúa mùa là 100–115 ngày. Các
tỉnh miền Nam và một số tỉnh Nam Trung Bộ
trồng 3 vụ lúa trong năm (Đông Xuân, Hè Thu,
Thu Đông), khu vực này có thời tiết nắng nóng,
nhiệt độ cao quanh năm nên thường trồng các
giống có thời gian sinh trưởng ngắn (90-95
Tạo bản đồ tiêu chí điểm cho các bản đồ dekad
lịch thời vụ
1.Lịch thời vụ lúa
2.Diện tích lúa
3.Số liệu thống kê lúa
theo vụ
4.Nhiệt độ
5.Lượng mưa
6.Kết cấu đất
7.Lượng bốc hơi tiềm
năng (Pot.ET)
8.Tốc độ thấm của đất
(Pot.S&P)
Tạo các bản đồ dekad
cho lịch thời vụ
Tạo các bản đồ từng mức độ
thấm của đất Pot.S&P
Tạo các bản đồ dekad
cho Pot.ET
Tạo các bản đồ dekad
cho Rf
Tạo bản đồ tiêu chí điểm cân bằng nước cho các bản
đồ dekad
Tạo bản đồ tính tổng điểm mỗi pixcels cho các
bản đồ dekad lịch thời vụ
Tạo bản đồ tính tổng điểm mỗi pixcels cho các bản
đồ dekad cân bằng nước
Xây dựng bản đồ phù hợp AWD cho mỗi vụ lúa
Tính diện tích phù hợp AWD cho mỗi vụ Giảm thiểu phát thải KNK
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1176
ngày trong vụ Đông Xuân và Hè Thu và 90–
100 ngày trong vụ Thu Đông). Dựa vào số
ngày sinh trưởng của lúa tính chung cho mỗi
tỉnh để xây dựng các bản đồ lịch thời vụ theo
chu kỳ 10 ngày làm các dữ liệu đầu vào cho
mô hình, dữ liệu lúa mỗi mùa được phân tích
không gian riêng biệt.
- Diện tích đất trồng lúa, độ thấm tiềm
năng của đất (Pot.S&P):
Diện tích đất trồng lúa được tính toán từ
ảnh Modis năm 2012, độ phân giải 500 m. Bản
đồ diện tích đất trồng lúa được chồng ghép,
phân tích không gian với bản đồ đất để được
bản đồ cơ cấu đất trồng lúa. Đất trồng lúa Việt
Nam được chia thành 11 loại đất theo phân loại
của USDA (Soil Taxonomy) dựa trên thành
phần cơ giới đất (bảng 2).
Độ thấm nước tiềm năng của đất chính là
một yếu tố mất nước trong phương trình cân
bằng nước trong đất, tốc độ thấm của đất đều bị
ảnh hưởng bởi một loạt các đặc điểm liên quan
đến các tính chất vật lý và thủy lực của đất. Từ
các nghiên cứu về mối tương quan giữa tốc độ
thấm của đất với kết cấu các loại đất của Việt
Nam, Philippines, Iran Các chuyên gia IRRI
đã xác định lượng thấm nước các loại đất của
Việt Nam như sau:
Bảng 2. Kết cấu đất và lượng thấm tiềm năng của các loại đất Việt Nam
TT Loại đất Diện tích
(km2)
(%)
Cát
(%)
Thịt
(%)
Sét
Giá trị thấm tiềm năng
(Pot.S&P) (mm/day)
1 Sét 17.314 30 22 49 3
2 Sét pha thịt 5.896 35 29 36 3.5
3 Thịt 3.226 42 38 20 4
4 Thịt pha cát 5.704 83 10 7 10
5 Cát 1.101 95 3 2 12
6 Cát pha sét 709 50 9 40 5
7 Cát pha thịt và sét 5.780 58 16 26 7
8 Cát pha thịt 7.514 70 18 12 9
9 Thịt nặng 1.218 34 131 35 3
10 Sét 5.461 8 47 45 3
11 Thịt nặng pha limon 2.433 14 52 34 3
- Lượng bốc hơi (Pot.ET): là lượng nước
bị thất thoát do bốc hơi. Trong phương trình
tính cân bằng nước trong đất, dữ liệu này được
tính toán từ nhiệt độ tối thiểu và tối đa hàng
ngày ở định dạng raster 0.25 degrees (28km)
trong 15 năm (1998–2012) của (NASA, 2012)
theo phương pháp tính toán của Hargreaves
(1985). Nhiệt độ càng cao thì lượng bốc hơi
càng lớn và ngược lại. Dữ liệu bốc hơi cũng
được chia theo từng chu kỳ 10 ngày để đưa
vào phương trình tính toán.
- Lượng mưa (Rf): là yếu tố cung cấp
nước của phương trình cân bằng nước trong
đất. Dữ liệu mưa được lấy từ lượng mưa hàng
ngày ở định dạng raster 0.25 degrees (28km)
trong 15 năm (1998–2012) của (NASA,
2015b). Quản lý nước trên ruộng lúa phụ thuộc
vào sự cân bằng nước thực tế, nếu lượng mưa
cao thì nhu cầu lấy nước vào ruộng là rất ít,
lượng mưa ít thì sẽ phải bổ sung nước từ các
nguồn cung cấp nước (sông, hồ) là nhiều. Vì
vậy lượng mưa và thời điểm mưa là những yếu
tố quyết định đến giá trị thích nghi tưới ướt khô
xen kẽ trên dữ liệu từng chu kỳ quản lý nước
cũng như trên cả mùa vụ trồng lúa.
3.3. Xây dựng chỉ số thích nghi kỹ thuật
AWD cho lúa
Dựa vào phương trình tính cân bằng
nước để tính toán sự thâm hụt hay dư thừa
nước trong đất. Nếu lượng mưa trong chu kỳ
thấp hơn so với lượng nước bị thấm và bốc hơi
thì trong đất bị thâm hụt nước (tính điểm 1) và
ngược lại lượng mưa lớn hơn so với lượng
nước bị thấm và bốc hơi thì trong đất dư thừa
nước (tính điểm 0). Lần lượt tính toán số điểm
thâm hụt nước và số điểm dư thừa nước cho 26
chu kỳ của vụ Đông Xuân/Xuân, 28 chu kỳ cho
vụ Mùa/Hè Thu và 20 chu kỳ cho vụ Thu
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1177
Đông. Tiếp tục tính toán chỉ số điểm thâm hụt
(DEF) chính là chỉ số thích nghi với kỹ thuật
tưới ướt khô xen kẽ cho từng chu kỳ của từng
vụ. Kết quả tính toán sẽ cho chỉ số điểm thâm
hụt nước DEF dao động từ 0–1. Dựa theo kết
quả nghiên cứu của IRRI cho đất lúa
Philippines thì chỉ số DEF được chia thành 3
mức độ như sau: DEF (0-0,33) là phù hợp thấp,
DEF (0,34-0,66) là phù hợp trung bình và DEF
(0,67-1) là phù hợp cao. Kết quả kiểm tra
khoảng chia mức độ thích nghi kỹ thuật AWD
khác cho thấy không có sự chênh lệch nhiều
giữa các kết quả tính cho các khoảng chia mức
độ phù hợp khác nhau. Vậy có thể sử dụng
khoảng chia chỉ số phù hợp cho AWD tham
khảo từ nghiên cứu của Philippines (33-66-34)
là phù hợp với đất lúa của Việt Nam.
Chúng tôi cũng tiến hành tính toán chỉ số
điểm thích nghi cho kỹ thuật AWD khi lần lượt
cho mức độ thấm của đất lúa lần lượt là: 1; 2;
3; 4; 5; 10; 15 mm/ngày để kiểm tra lại kết quả
tính toán mô hình không gian khi đưa mức độ
thấm của từng loại đất theo số liệu tham khảo
từ các nghiên cứu trong nước và quốc tế vào
mô hình tính toán. Kết quả cũng cho thấy
không có sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ các chỉ
số điểm thích hợp cho AWD ở Việt Nam.
3.4. Đánh giá sự phù hợp của kỹ thuật AWD
cho lúa ở Việt Nam
Kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ cho lúa ở
Việt Nam chỉ phù hợp với diện tích đất lúa có
tưới không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Trong
quá trình tính toán chúng tôi đã loại bỏ những
diện tích đất lúa nương, lúa không tưới và đất
trồng lúa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Từ kết
quả phân tích mô hình không gian để tính toán
diện tích đất lúa phù hợp với kỹ thuật AWD, số
liệu thống kê diện tích lúa các vụ và kết quả
nghiên cứu của UNEP năm 2005 chúng tôi tính
toán được diện tích đất trồng lúa thích hợp với
kỹ thuật tưới AWD của các vụ lúa ở Việt Nam
như sau:
Bảng 3. Diện tích đất lúa phù hợp với kỹ thuật AWD cho lúa ở Việt Nam
Diện tích lúa Vụ Đông Xuân/Xuân Vụ Hè Thu/mùa Vụ Thu Đông
Diện tích lúa không tưới (%) 6,00 5,09 17,00
Diện tích đất lúa nhiễm mặn (%) 1,92 1,58 1,59
Diện tích đất lúa nhiễm phèn (%) 3,74 3,08 3,09
Diện tích đất lúa phù hợp với
kỹ thuật AWD (%)
88,34 90,15 78,32
Diện tích đất lúa phù hợp với
kỹ thuật AWD (ha)
2.760.001 3.422.281 652.132
Diện tích lúa thích hợp kỹ thuật AWD
được tính toán từ % số lượng pixels thích hợp
(cao, trung bình, thấp) với tổng diện tích lúa
trồng trong vụ đó. Kết quả tính toán cho thấy
có 88,34% diện tích đất lúa vụ Đông
Xuân/Xuân phù hợp cao với kỹ thuật AWD,
tương đương với 2.760.001 ha; 90,15% diện
tích đất lúa vụ Hè Thu/Mùa phù hợp cao với kỹ
thuật AWD, tương đương với 3.422.281 ha;
78,32% diện tích đất lúa vụ Thu Đông phù hợp
cao với kỹ thuật AWD, tương đương với
652.132 ha.
Kết quả xây dựng bản đồ thích nghi kỹ
thuật AWD cho canh tác lúa cho thấy (Hình 2),
hầu hết diện tích lúa vụ Đông Xuân/Xuân, Hè
Thu/mùa, Thu Đông ở Việt Nam đều thích
nghi cao (màu xanh đậm) với kỹ thuật tưới
AWD. Trên thực tế cũng cho thấy, vụ lúa Đông
Xuân/Xuân được trồng vào thời điểm mùa khô
lượng mưa thấp nên trong đất thiếu hụt nước
cần phải bổ sung thêm; vụ lúa Hè Thu/mùa
được trồng vào cuối mùa khô ở các tỉnh phía
Nam Trung bộ và Nam bộ và mùa mưa của các
tỉnh Bắc Trung bộ và Bắc bộ, lượng mưa nhiều
nhưng phân bố không đều, hơn nữa đây là thời
kỳ nắng nóng nhiệt độ cao nhất trong năm,
lượng bốc hơi lớn nên ở nhiều thời kỳ sinh
trưởng của cây lúa vẫn cần bổ sung nước tưới;
vụ lúa Thu Đông chỉ có ở Nam Trung bộ và
Nam Bộ, lúa được trồng vào cuối mùa mưa và
thu hoạch vào mùa khô, hơn nữa vùng này
nắng nóng quanh năm nên cần bổ sung lượng
nước thiếu hụt trong đất vào nhiều thời kỳ phát
triển quan trọng của cây lúa.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1178
Hình 2a: Diện tích lúa thích
nghi kỹ thuật AWD vụ Đông
Xuân/Xuân
Hình 2b: Diện tích lúa thích
nghi kỹ thuật AWD
vụ Hè Thu/mùa
Hình 2c: Diện tích lúa thích
nghi kỹ thuật AWD vụ
Thu Đông
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Các vụ lúa ở Việt Nam đều thích hợp cao
với kỹ thuật AWD: 88,34% diện tích lúa vụ
Đông Xuân/Xuân, 90,15% diện tích lúa Hè
Thu/mùa và 78,32% diện tích lúa vụ Thu Đông.
4.2. Đề nghị
Để bản đồ thích ứng tưới tiết kiệm nước
cũng như việc áp dụng AWD được thực tiễn
hơn cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác
như là: hệ thống thủy lợi, tập quán quản lý
nước của nông dân, thủy lợi phí của địa
phương, vùng lúa giáp biển ảnh hưởng của
thủy triều, tính chất đất (đất mặn, đất phèn) để
có phương án điều chỉnh kỹ thuật tưới riêng
phù hợp. Kết quả nghiên cứu này là tiền đề để
các nhà khoa học và các nhà quản lý có thể
chọn các điểm nghiên cứu sâu hơn hoặc xác
định địa điểm áp dụng mô hình và triển khai
diện rộng kỹ thuật AWD trên đất trồng lúa có
tưới ở các địa phương cả nước.
LỜI CẢM ƠN
Bài viết là một phần nội dung trong
khuôn khổ pha I của dự án “Đánh giá sự phù
hợp của kỹ thuật tưới khô ướt xen kẽ ở Việt
Nam và chuẩn bị viết đề xuất cho pha II của
hợp phần canh tác lúa nước thuộc liên minh
khí hậu và không khí sạch” thuộc chương
trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Môi trường
Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế
(IRRI) năm 2015.
Chúng tôi chân thành cảm ơn:
Liên minh không khí sạch và khí hậu
(CCAC- Climate Clean Air Coalition) đã cấp
kinh phí thực hiện được dự án.
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) đã
đào tạo nhân lực và cung cấp một số dữ liệu
đầu vào.
Viện Môi trường Nông nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực hiện các
hoạt động khoa học của dự án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Bảo vệ Thực vật, 2014. Tóm tắt tình hình
và kết quả ứng dụng hệ thống thâm canh lúa
cải tiến SRI. Hà Nội 8/2014.
2. Mai Văn Trịnh và cs, 2015. Nghiên cứu động
thái phát thải khí nhà kính trên các hệ thống
canh tác lúa nước. Báo cáo kết quả khoa học
công nghệ của Quỹ Phát triển Khoa học và
Công nghệ quốc gia, Hà Nội 2015.
3. Nguyễn Văn Ngưu, 2005. Sản Xuất Lúa Gạo
Trong Thế Kỷ 21: thử thách, cơ hội, kỹ thuật
và chính sách. Ủy Ban Lúa Gạo Quốc tế,
FAO, Rome, Italy.
4. Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2015.
1178
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1179
5. Nelson A, Wassmann R, Sander BO, Palao L,
2015. Climate-determined Suitability of
Alternate-Wetting-and-Drying in Rice
Systems: Methodology and Sensitivity
Analysis.
ABSTRACT
“ADW” suitability in water management of rice production in Vietnam
Nguyen Thị Hue, Mai Van Trinh, Vu Duong Quynh, Phan Huu Thanh,
Bjoern Ole Sander, Palao Leo, Pham Thi Thanh Nga
The study was carried out over the entire paddy area in Vietnam aiming to evaluate the
adaptation of irrigation technique named “Alternate Wetting and Drying” (AWD) in rice cultivation based
on the culculating the water balance through precipitation, evaporation and potential seepage index
(climatic suitability) while other parameters such as salinity and irrigation facilities are not taken in to
account. The results showed that 88.34% (2,760,001 ha) of paddy field in winter spring/spring, 90.15%
of the area in summer-autumn/summer (3,422,281 ha), and 78,32% of the area in autumn-winter
(652,132 ha) were highly adapted to apply AWD technique. These findings reveals:(i) Suitable maps of
AWD technique for 3 rice seasons in Vietnam. (ii) The locations and area of rice production in Vietnam
which may be applied AWD techniques and (iii) It can be applied for calculating the water demand for
each rice variety to ensure the high rice yield, save water and mitigate greenhouse gas emissions.
Keywords: Alternate Wetting and Drying Technique (AWD), AWD appropriate maps,
suitability to apply AWD technique.
Người phản biện: GS. TS. Nguyễn Hồng Sơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_193_9583_2130511.pdf