Tài liệu Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khám ngoại trú tại Trung tâm y tế Thành phố Tây Ninh năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 44
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH KHÁM NGOẠI TRÚ
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ TÂY NINH NĂM 2018
Cao Lập Đức*, Tô Gia Kiên**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh luôn là mục tiêu cao nhất của ngành y
tế. Một trong những cách hiện đại nhất nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế là đo lường của ý
kiến người bệnh.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hài lòng của người bệnh khám ngoại trú về dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm
y tế Thành Phố Tây Ninh năm 2018 và các yếu tố liên quan đến sự hài lòng người bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 340 người bệnh khám ngoại
trú tại Trung tâm y tế Thành phố Tây Ninh từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2018. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật
chọn mẫu thuận tiên chọn tất cả những đối tượng đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Công cụ thu thập số liệu
dựa vào bộ câu hỏi tự điền “K...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khám ngoại trú tại Trung tâm y tế Thành phố Tây Ninh năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 44
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH KHÁM NGOẠI TRÚ
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ TÂY NINH NĂM 2018
Cao Lập Đức*, Tô Gia Kiên**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh luôn là mục tiêu cao nhất của ngành y
tế. Một trong những cách hiện đại nhất nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế là đo lường của ý
kiến người bệnh.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hài lòng của người bệnh khám ngoại trú về dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm
y tế Thành Phố Tây Ninh năm 2018 và các yếu tố liên quan đến sự hài lòng người bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 340 người bệnh khám ngoại
trú tại Trung tâm y tế Thành phố Tây Ninh từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2018. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật
chọn mẫu thuận tiên chọn tất cả những đối tượng đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Công cụ thu thập số liệu
dựa vào bộ câu hỏi tự điền “Khảo sát ý kiến người bệnh khám ngoại trú” của Bộ Y tế và bộ câu hỏi ngắn
HowRwe.
Kết quả: tỉ lệ hài lòng chung là 41,2%, tỉ lệ khả năng đáp ứng mong đợi là 83,5%. Tìm thấy mối liên quan
giữa sự hài lòng chung với số lần khám, tên phòng khám. Có mối tương quan thuận từ trung bình đến mạnh của
bộ câu hỏi Howrwe với bộ câu hỏi của Bộ Y tế.
Kết luận: tỉ lệ hài lòng tương đối thấp 41,2%, nhiều nội dung ở cơ sở vật chất và thời gian chờ đợi làm thủ
tục có tỉ lệ hài lòng thấp cần có biện pháp khắc phục. Tìm thấy mối liên quan giữa sự hài lòng chung với số lần
khám, tên phòng khám. Cần có nhiều nghiên cứu khác nhằm đánh giá khả năng sử dụng của bộ câu hỏi ngắn
HowRwe.
Từ khóa: sự hài lòng, HowRwe, Bộ Y tế, Trung tâm y tế, TP Tây Ninh
ABSTRACT
OUTPATIENT SATISFACTION ASSESSMENT AT TAY NINH CITY MEDICAL CENTER IN 2018
Cao Lap Duc, To Gia Kien
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 44-50
Background: Improving the quality of patient care is always the highest goal of the healthcare sector. One of
the most modern ways to assess the quality of health care services is to measure the opinion of the patients.
Objectives: To determine the rate of outpatient’s satisfaction on medical examination and treatment service
at Medical Center in Tay Ninh city in 2018 and factors related to patient satisfaction.
Subjects and Methods: A cross-sectional study of 340 outpatients at Medical Center in Tay Ninh City
from April to July 2018.The convenience sampling technique was applied to select all eligible subjects for the
study. Data collection tool based on Ministry of Health’s self-reported questionnaire named "Outpatient opinion
survey” and HowRwe short questionnaire.
Result: The overall satisfaction rate for the medical examination and treatment service of the center was
41.2%, the proportion of the ability to meet expectations was 83.5%. The general satisfaction was associated with
the number of visits and the name of the clinic. There was a moderate to strong positive correlation between the
*Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Bộ môn Tổ chức –Quản lý y tế, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Cao Lập Đức ĐT: 0399119114 Email: caolapduc1994@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 45
Howrwe Questionnaire and the Ministry of Health Questionnaire.
Conclusion: The satisfaction rate was relatively low, at 41.2%. Many contents of the facility and waiting
time for procedures with low satisfaction needed to have solution to improve. The relationship between general
satisfaction and background information such as number of visits, clinic name was found. More researches is
needed to assess the usability of the HowRwe short questionnaire.
Keywords: satisfaction, HowRwe, Ministry of Health, Medical Center, Tay Ninh City
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc
người bệnh luôn là mục tiêu cao nhất của ngành
y tế. Đặc biệt trong những năm gần đây, từ
chính sách xã hội hóa y tế tạo điều kiện cho hàng
loạt loại hình dịch vụ y tế ra đời và phát triển.
Một trong những cách hiện đại nhất nhằm đánh
giá chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế là đo lường
của ý kiến người bệnh.
Sự hài lòng của NB được định nghĩa là đánh
giá chủ quan của dịch vụ y tế nhận được theo
mong muốn của khách hàng (11). Nó là một tiêu
chí quan trọng để đánh giá chất lượng của các
dịch vụ chăm sóc y tế (7,8). Từ năm 1996, đánh giá
sự hài lòng của người bệnh là bắt buộc đối với
tất cả các bệnh viện ở Pháp.
Tại Việt Nam, sự hài lòng người bệnh được
Bộ Y tế ngày càng quan tâm và đẩy mạnh việc
thực hiện tại các cơ sở y tế thông qua Quyết định
số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 của Bộ trưởng
Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện
“Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán
bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
Các cơ sở y tế không ngừng nâng cao chất lượng
khám, chữa bệnh, tinh thần thái độ phục vụ
người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm(1).
Trung tâm y tế Thành phố Tây Ninh là nơi
thăm khám chăm sóc sức khỏe cho nhiều người
dân trong địa bàn thành phố và các huyện lân
cận, với lượt khám bệnh hơn 300 lượt người
bệnh khám ngoại trú mỗi ngày và có xu hướng
gia tăng. Trong chiến lược cạnh tranh giữa
những nhà cung cấp dịch vụ y tế, sự đánh giá
hài lòng người bệnh ngoại trú tại Trung tâm y tế
Thành phố Tây Ninh là thật sự cần thiết. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá sự hài
lòng người bệnh khám ngoại trú tại Trung tâm y tế
Thành phố Tây Ninh năm 2018”, kết quả nghiên
cứu sẽ cung cấp bằng chứng phản ánh thực
trạng chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của
cơ sở y tế qua đánh giá trực tiếp của người bệnh.
Từ đó, trung tâm sẽ đưa ra những giải pháp điều
chỉnh phù hợp, hướng đến nâng cao chất lượng
dịch vụ khám chữa bệnh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành ở
những người bệnh trên 18 tuổi đang điều trị
ngoại trú tại Trung tâm y tế Thành phố Tây
Ninh. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu
thuận tiện tất cả những đối tượng đủ tiêu chuẩn
đưa vào nghiên cứu trong thời gian từ tháng 4
đến tháng 7 năm 2018. Tiêu chí chọn vào là
những người bệnh từ 18 tuổi trở lên đến khám
và điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thành phố
Tây Ninh. Người bệnh có khả năng giao tiếp,
hiểu được mục đích nghiên cứu và đồng ý tham
gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra là những người
bệnh mù chữ, người đang bị liệt, bị bệnh về mắt,
người trong trạng thái không ổn định về tâm
thần kinh, không đủ tỉnh táo, minh mẫn để trả
lời câu hỏi phỏng vấn, người bệnh là nhân viên
hay người thân nhân viên trung tâm y tế. Những
người đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được giải
thích rõ ràng mục đích của nghiên cứu và tính
bảo mật thông tin cá nhân của những người
tham gia.
Công cụ thu thập là bộ câu hỏi tự điền
được soạn sẵn, bao gồm các phần thông tin cá
nhân, đánh giá việc sử dụng dịch vụ y tế và bộ
câu hỏi ngắn HowRwe. Các thông tin cá nhân
gồm có giới tính, năm sinh, tuổi, nhóm tuổi
(50 tuổi), nghề
nghiệp (nông dân, công nhân, kinh doanh, nội
trợ, cán bộ viên chức, khác), học vấn cao nhất
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 46
(cấp 1, cấp 2, cấp 3, trên cấp 3), tình trạng hôn
nhân (độc thân, kết hôn/sống như vợ chồng, ly
dị/góa), ước tính khoảng cách từ nhà đến
trung tâm y tế, số lần khám (1 lần, ≥2 lần), hình
thức thanh toán (tự trả hoàn toàn, có sử dụng
BHYT), tên phòng khám (Khám Sản- Phụ
khoa, Khám sức khỏe, Khám Nội khoa, Khám
Nội tiết tổng hợp, Khám Ngoại khoa da liễu,
Khám Tai – Mũi – Họng, Khám Răng hàm mặt,
Khám Đông y). Đánh giá việc sử dụng dịch vụ
y tế gồm có 5 khía cạnh: "Khả năng tiếp cận”,
“Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám
bệnh, điều trị”, “Cơ sở vật chất và phương tiện
phục vụ người bệnh”, “Thái độ ứng xử, năng
lực chuyên môn của nhân viên y tế”, “Kết quả
cung cấp dịch vụ” và câu hỏi đánh giá chung
trung tâm đã đáp ứng được bao nhiêu % so
với mong đợi trước khi đến khám và câu hỏi
đánh giá khả năng quay trở lại hoặc giới thiệu
cho người khác đến khám. Bộ câu hỏi
HowRwe gồm 4 câu hỏi: “Nhân viên trung
tâm cư xử với anh/chị tử tế?”, “Nhân viên
trung tâm có lắng nghe và giải thích?”, “Anh/
chị gặp được bác sĩ nhanh chóng”, “Quy trình
khám được tổ chức tốt?”.
Thống kê mô tả được thể hiện qua tần số, tỉ
lệ phần trăm đối với biến số định tính và trung
bình ± độ lệch chuẩn đối với biến số định lượng
chuẩn. Đối với những biến định lượng phân
phối lệch như khoảng cách thì mô tả là trung vị
và khoảng tứ vị.
Mô tả thống kê tỉ lệ hài lòng chung và tỉ lệ
hài lòng của người bệnh với các dịch vụ khám
chữa bệnh ở từng câu hỏi và từng khía cạnh.
Mô tả thống kê tỉ lệ từng mức độ ở mỗi nội
dung bộ câu hỏi HowRwe, tỉ lệ điểm số tổng 4
nội dung, tính điểm trung bình trên thang
điểm 3 ở từng nội dung, chuẩn hóa điểm sang
thang điểm 0-100.
Điểm trung bình (thang điểm 0-100) = điểm
trung bình (thang điểm 0 – 3)*100/3.
Phân tích mối liên quan giữa hài lòng chung
và các đặc điểm dân số xã hội thông qua kiểm
định Chi bình phương hoặc phép kiểm Fisher
(khi có ≥ 20% giá trị vọng trị nhỏ hơn 5 hoặc có ít
nhất 1 giá trị vọng trị nhỏ hơn 1) với ngưỡng ý
nghĩa khi p<0,05. Mức độ liên quan được đo
bằng tỉ số tỷ lệ hiện mắc (PR) và khoảng tin cậy
95%.
Phân tích mối tương quan hồi quy tuyến tính
giữa các nội dung của Bộ Y tế với bộ câu hỏi
HowRwe.
KẾT QUẢ
Quá trình thu thập dữ liệu đã thu thập
được 340 mẫu người bệnh khám ngoại trú thỏa
các tiêu chuẩn của nghiên cứu. Các thông tin
cá nhân của đối tượng nghiên cứu được trình
bày trong Bảng 1.
Bảng 2. Đặc điểm dân số xã hội của người bệnh
(n=340)
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%)
Giới Nam 178 52,4
Nhóm tuổi
<30 tuổi 102 30,0
30-49 tuổi
≥50 tuổi
116
122
34,1
35,9
Trình độ học vấn
Cấp 1 24 7,1
Cấp 2 121 35,6
Cấp 3 101 29,7
Trên cấp 3 94 27,6
Nghề nghiệp
Công nhân 74 21,8
Nông dân 50 14,7
Kinh doanh 47 13,8
Nội trợ 44 12,9
Cán bộ viên chức 51 15,0
Khác 74 21,8
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 80 23,5
Kết hôn/sống như vợ chồng 244 71,8
Li dị/góa 16 4,7
Số lần khám Tái khám/≥2 lần 245 71,1
Hình thức thanh toán Sử dụng BHYT 307 90,3
Tên phòng khám
Khám nội khoa 108 31,8
Khám nội tiết tổng hợp 76 22,3
Khám sức khỏe 48 14,1
Khám ngoại khoa da liễu 37 10,9
Khám tai mũi họng 18 5,3
Khám răng hàm mặt 20 5,9
Đông y 22 6,5
Khám sản – phụ khoa 11 3,2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 47
Tuổi trung bình của nghiên cứu là 42,5±15,1
với tuổi nhỏ nhất là 18 và lớn nhất là 84 tuổi.
Khoảng cách từ nhà đến trung tâm y tế có trung
vị là 4 (2-7) kilomet.
Biểu đồ 1. Tỉ lệ hài lòng của người bệnh ngoại trú theo từng khía cạnh
Bảng 2. Mối liên quan giữa sự hài lòng người bệnh ngoại trú chung với các đặc điểm dân số xã hội (n=340)
Đặc điểm Hài long n=140 N (%) Không hài long n=200 N (%) Giá trị p PR
Giới: Nam 58 (35,8) 104 (64,2) 0,055 0,78 (0,60-1,01)
Nữ 82 (46,1) 96 (53,9) 1
Nhóm tuổi: <30 tuổi 48 (47,1) 54 (52,9) 1
30-49 tuổi
≥ 50 tuổi
45 (38,8)
47 (38,5)
71 (61,2)
75 (61,8)
0,219
0,198
0,82(0,61-1,12)
0,82(0,60-1,11)
Trình độ học vấn
Cấp 1 7 (29,2) 17 (70,8) 1
Cấp 2 50 (41,3) 71 (58,7) 0,301 1,42(0,73-2,74)
Cấp 3 42 (41,6) 59 (58,4) 0,297 1,43(0,73-2,77)
Trên cấp 3 41 (43,6) 53 (56,4) 0,236 1,49(0,77-2,91)
Nghề nghiệp
Công nhân 35 (47,3) 39 (52,7) 1
Nông dân 16 (32,0) 34 (68) 0,104 0,68 (0,42-1,08)
Kinh doanh 17 (36,2) 30 (63,8) 0,243 0,76(0,49-1,20)
Nội trợ 16 (36,4) 28 (63,4) 0,262 0,77(0,48-1,22)
Công nhân viên chức 20 (39,2) 31 (60,8) 0,380 0,83(0,55-1,26)
Khác 36 (48,7) 38 (51,4) 0,870 1,03(0,73-1,44)
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 36 (45,0) 44 (55,0) 1
Kết hôn/sống như vợ chồng 98 (40,2) 146 (59,8) 0,438 0,89(0,67-1,19)
Li dị/góa 6 (37,5) 10 (62,5) 0,598 0,83(0,42-1,64)
Số lần khám
Lần đầu 29 (30,5) 66 (69,5) 1
Tái khám/≥2 lần 111 (45,3) 134 (54,7) 0,013 1,48 (1,06-2,07)
Hình thức thanh toán
Tự trả 18 (54,6) 15 (45,4) 0,101 1
Sử dụng BHYT 122 (39,7) 185 (60,3) 0,73(0,52-1.02)
Tên phòng khám
Khám sức khỏe 28 (58,3) 20(41,7) 1
Nội khoa 40 (37,0) 68 (63,0) 0,010 0,63(0,45-0,89)
Nội tiết tổng hợp 28 (36,8) 48 (63,2) 0,018 0,63(0,43-0,92)
Ngoại khoa da liễu 14 (37,8) 23 (62,2) 0,076 0,65(0,40-1,05)
Tai mũi họng 6 (33,3) 12 (66,7) 0,115 0,57(0,28-1,15)
Răng hàm mặt 5 (25,0) 15 (75,0) 0,037 0,43(0,19-0,95)
Sản – phụ khoa 6 (54,6) 5 (45,4) 0,824 0,93(0,52-1,69)
Đông y 13 (59,1) 9 (40,9) 0,952 1,01(0,66-1,55)
Kiểm định Chi bình phương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 48
Tỉ lệ hài lòng chung của người bệnh khám
ngoại trú là 41,2%, ở mức tương đối thấp (Biểu
đồ 1).
Khía cạnh “Kết quả cung cấp dịch vụ” đạt tỉ
lệ hài lòng cao nhất với 74,7% trong khi đó khía
cạnh “Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám
bệnh, điều trị” đạt tỉ lệ thấp nhất với 47,1%.
Tỉ lệ khả năng đáp ứng mong đợi của
người bệnh khám ngoại trú là 83,5% với KTC
82,1% đến 84,9%.
Người bệnh trả lời chắc chắn sẽ quay lại
hoặc giới thiệu cho người khác đến khám với
70,3%, 23,2% người bệnh trả lời có thể quay lại,
5,6% người bệnh trả lời không muốn quay lại
nhưng ít có lựa chọn khác và 0,9% người bệnh
chắc chắn không bao giờ quay lại khám và điều
trị (Bảng 2).
Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan
giữa sự hài lòng NB ngoại trú với các biến số về
giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, tình trạng hôn nhân và hình thức thanh
toán, với giá trị p>0,05.
Đối với các đối tượng khám từ 2 lần trở lên
có tỉ lệ hài lòng cao hơn 1,48 lần so với các đối
tượng khám lần đầu, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p=0,013.
Tìm thấy sự khác biệt về tỉ lệ hài lòng người
bệnh ngoại trú giữa các phòng khám Nội khoa,
Nội tổng hợp, Răng hàm mặt so với phòng
Khám sức khỏe. Hầu hết các phòng có tỉ lệ hài
lòng người bệnh ngoại trú thấp hơn so với
phòng Khám sức khỏe lần lượt là thấp hơn 0,63
lần, thấp hơn 0,63 lần và thấp hơn 0,43 lần. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với các giá trị p lần
lượt là 0,01, 0,018 và 0,037.
Kết quả ở bảng 3, điểm trung bình trên thang
điểm 100 ở nội dung “Nhân viên trung tâm cư
xử với anh/chị tử tế” là cao nhất với 67,65±22,59
và điểm thấp nhất ở nội dung “Anh/ chị gặp
được bác sĩ nhanh chóng” với 65,39±24,59.
Nội dung “Nhân viên trung tâm cư xử với
anh/chị tử tế?” (H1) có mối tương quan thuận,
trung bình với 2 nội dung tương ứng “Nhân
viên y tế tiếp đón, hướng dẫn người bệnh làm
các thủ tục niềm nở, tận tình” (B4) (r =0,480),
“Nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng) có lời nói,
thái độ, giao tiếp đúng mực” (D1) (r =0,480) ở bộ
câu hỏi khảo sát của Bộ y tế và tương quan
thuận, mạnh với 2 nội dung tương ứng “Nhân
viên phục vụ (hộ lý, bảo vệ, kế toán) có lời nói,
thái độ, giao tiếp đúng mực” (D2) (r =0,563) và
“Được nhân viên y tế tôn trọng, đối xử công
bằng, quan tâm, giúp đỡ” (D3) (r =0,518). Điều
này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (Bảng 3)
Bảng 3. Điểm trung bình HowRwe (n=340)
Điểm trung
bình
Điểm trung
bình
KTC 95%
(Thang điểm
0-100)
(Dữ liệu
thô)
(Thang điểm
0-100)
Nhân viên trung
tâm cư xử với
anh/chị tử tế
2,03±0,68 67,65±22,59 67,23-70,06
Nhân viên trung
tâm có lắng nghe
và giải thích
2,0±0,68 66,76±22,54 64,36-69,17
Anh/ chị gặp được
bác sĩ nhanh
chóng
1,96±0,75 65,39±24,59 62,77-68,02
Quy trình khám
được tổ chức tốt
2,0±0,68 66,86±22,61 64,45-69,27
Nội dung “Nhân viên trung tâm có lắng
nghe và giải thích” (H2) có mối tương quan
thuận, trung bình (r =0,480) với nội dung
tương ứng “Nhân viên y tế tiếp đón, hướng
dẫn người bệnh làm các thủ tục niềm nở, tận
tình” (B4) và tương quan thuận, mạnh
(r=0,534) với nội dung “Được nhân viên y tế
tôn trọng, đối xử công bằng, quan tâm, giúp
đỡ” (D3) ở bộ câu hỏi khảo sát của Bộ y tế.
Điều này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Nội dung “Anh/ chị gặp được bác sĩ nhanh
chóng?” (H3) có mối tương quan thuận, trung
bình (r =0,494) với nội dung tương ứng “Đánh
giá thời gian chờ đợi làm thủ tục đăng ký khám”
(B6) và tương quan thuận, mạnh (r =0,534) với
nội dung “Đánh giá thời gian chờ tới lượt bác sỹ
khám” (B7) ở bộ câu hỏi khảo sát của Bộ y tế.
Điều này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Nội dung “Quy trình khám được tổ chức
tốt?” (H4) có mối tương quan thuận, trung bình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 49
với 2 nội dung tương ứng “Quy trình khám
bệnh được niêm yết rõ ràng, công khai, dễ hiểu”
(B1) (r =0,490), “Được bảo đảm sự riêng tư khi
khám bệnh, chiếu chụp, làm thủ thuật” (C5) (r
=0,435) và tương quan thuận, mạnh với 2 nội
dung “Các quy trình, thủ tục khám bệnh được
cải cách đơn giản, thuận tiện” (B2) (r =0,524),
“Được xếp hàng theo thứ tự trước sau khi làm
các thủ tục đăng ký, nộp tiền, khám bệnh, xét
nghiệm, chiếu chụp” (B5) (r =0,505) ở bộ câu hỏi
khảo sát của Bộ y tế. Điều này có ý nghĩa thống
kê với p<0,001.
Bảng 4. Tương quan giữa nội dung H1, H2, H3, H4 của bộ câu hỏi ngắn HowRwe với nội dung tương ứng B1,
B2, B4, B5, B6, B7, C5, D1, D2, D3 ở bộ câu hỏi khảo sát của Bộ y tế
B1 B2 B4 B5 B6 B7 C5 D1 D2 D3
H1 0,480 0,480 0,563 0,518
H2 0,480 0,534
H3 0,494 0,534
H4 0,490 0,524 0,505 0,435
BÀN LUẬN
Nghiên cứu tiến hành trên 340 người bệnh
khám ngoại trú tại TTYT Thành phố Tây Ninh.
Kết quả ghi nhận tỉ lệ nam cao hơn nữ, tỉ lệ này
giống với các nghiên cứu ở Việt Nam(5,12). Độ tuổi
trong nghiên cứu có sự phân bố đều giữa các
nhóm tuổi <30 tuổi, 30-49 tuổi, ≥50 tuổi. Trình độ
học vấn chiếm đa số là những người có trình độ
dưới THPT, có nhiều sự khác biệt so với những
nghiên cứu khác(3,5,12,13). Hình thức thanh toán
thông qua BHYT chiếm tỉ lệ cao với 90,1% so với
người bệnh tự chi trả. Điều này có thể những
quy định sử dung BHYT đúng tuyến, trái tuyến,
vượt tuyến nên đa phần người bệnh sử dụng
BHYT đến khám tại đây, ít tình trạng khám trái
tuyến hay vượt tuyến.
Tỉ lệ hài lòng chung về dịch vụ khám chữa
bệnh là 41,2% thấp hơn so với một số nghiên cứu
trong nước(5,9,12) và ngoài nước(10,14).Sự khác biệt
này có thể vì các nghiên cứu có thời gian, địa
điểm, phương pháp đo lường khác nhau với quy
mô địa điểm nghiên cứu khác nhau.
Tỉ lệ hài lòng ở các khía cạnh cũng ở mức
thấp so với các nghiên cứu(2,12). Ở các khía cạnh
cũng ghi nhận sự không hài lòng về việc tìm
hiểu thông tin, đăng ký khám bệnh qua điện
thoại hay trang tin điện tử, thời gian làm thủ tục
đăng ký khám lâu, phòng chờ không đủ quạt,
phòng chờ không có các phương tiện giúp người
bệnh có tâm lý thoải mái như ti-vi, tranh ảnh, tờ
rơi, nước uống..., nhà vệ sinh chưa sạch sẽ, nhân
viên phục vụ nhiều lúc chưa lời nói, thái độ giao
tiếp chưa đúng mực.
Có mối liên quan giữa sự hài lòng chung về
dịch vụ y tế với những thông tin về đặc điểm
của NB tham gia nghiên cứu như số lần khám
tương tự như nghiên cứu(6), tên phòng khám
tương tự nghiên cứu(11)
Kết quả đánh giá ở Bộ câu hỏi ngắn
HowRwe có tỉ lệ cao nhất ở mức độ tốt khác với
nghiên cứu ở Trung tâm chỉnh hình Nuffield(4).
Điểm trung bình ở cả 4 nội dung điều thấp hơn
nghiên cứu(4).
Xét tính tương quan các nội dung ở bộ câu
hỏi HowRwe với các câu tương ứng ở bộ câu hỏi
của Bộ Y tế đều có mối tương quan thuận từ
mức trung bình đến mạnh. Qua đó nói lên bộ
câu hỏi ngắn HowRwe có tính tương quan từ
trung bình đến mạnh với các câu hỏi của Bộ Y
Tế, hay nói cách khác khả năng đại diện của
HowRwe trong đánh giá nhanh sự hài lòng của
NB ở mức trung bình đến mạnh. Điều này có thể
do đặc điểm về quy mô, cấp độ của trung tâm,
hay đặc điểm xã hội của NB ảnh hưởng đến tính
đại diện của bộ câu hỏi HowRwe. Vì thế cần có
nhiều nghiên cứu hơn nữa ở những bệnh viện,
cơ sở y tế có quy mô, cấp độ khác nhau để đánh
giá chính xác hơn tính đại diện của bộ câu hỏi.
Nghiên cứu có những điểm hạn chế là
những người từ chối tham gia nghiên cứu
không được thống kê để đánh giá ảnh hưởng
của sai lệch lựa chọn. Những người mù chữ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 50
cũng loại ra khỏi nghiên cứu cũng dẫn đến sai
lệch lựa chọn. Nghiên cứu thực hiện trong thời
gian ngắn và tại một trung tâm nên có thể
chưa đại diện cho tất cả thời gian trong năm
hay những cơ sở y tế khác. Tuy nhiên, điểm
mạnh của nghiên cứu là áp dụng nhiều biện
pháp hạn chế trong quá trình thu thập dữ liệu,
sai lệch thông tin được kiểm soát chặt chẽ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Tin tức - TTXVN (2017). Ngành Y tế tiếp tục tập trung
hướng tới sự hài lòng của người bệnh. https://baotintuc.vn/xa-
hoi/nganh-y-te-tiep-tuc-tap-trung-huong-toi-su-hai-long-cua-
nguoi-benh-20170123124005893.htm, truy cập ngày 17 12 2017.
2. Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk (2017). Báo cáo khảo sát hài lòng
người bệnh 6 tháng đầu năm 2017.
n-tin-noi-bo/Ket-qua-khao-sat-su-hai-long-nguoi-benh-6-
thang-dau-nam-2017-187, truy cập ngày 10/6/2018.
3. Bệnh viện Quận Thủ Đức (2017). Khảo sát mức độ hài lòng của
người bệnh ngoại trú và nhân thân tại bệnh viện Thủ Đức TP.
Hồ Chí Minh Quý 1 năm 2017.
https://benhvienthuduc.vn/khao-sat-muc-hai-long-cua-nguoi-
benh-ngoai-tru-va-nhan-tai-benh-vien-quan-thu-duc-tp-ho-
chi-minh-quy-1-nam-2017/, truy cập ngày 10/6/2018.
4. Benson T, Potts HW (2014). "A short generic patient experience
questionnaire: howRwe development and validation". BMC
Health Serv Res, 14, 499.
5. Đặng Hoàng Vũ (2014). “Sự hài lòng của người bệnh sử dụng
bảo hiểm y tế về dịch vụ khám và điều trị ngoại trú tại Khoa
khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, năm
2014”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện, Đại học Y tế Công
Cộng, 104.
6. Ganasegeran K, Perianayagam W, Manaf RA, Jadoo SA, Al-
Dubai SA (2015). "Patient satisfaction in Malaysia's busiest
outpatient medical care". ScientificWorldJournal, 714754.
7. Gary JY, Mark M, Kamal RD (2000). "Patient satisfaction with
hospital care: effects of demographic and institutional
characteristics". Medical care, 38 (3), 325-334.
8. Goldwag R, Ayelet B, Dan Y, Jochanan B (2002). "Predictors of
patient dissatisfaction with emergency care". The Israel Medical
Association journal: IMAJ, 4 (8), 603-606.
9. Mai Vũ Thọ (2014). “Sự hài lòng của của người bệnh điều trị
ngoại trú về khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh Bệnh viện
đa khoa khu vực Cam Ranh năm 2014”. Luận văn Thạc sĩ Quản
lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, 76.
10. Mihailovic NM, Kocic SS, Trajkovic G, Jakovljevic M (2017).
"Satisfaction with Health Services among the Citizens of
Serbia". Front Pharmacol, 8, 50.
11. Nabbuye-Sekandi J, Makumbi FE, Kasangaki A, Kizza IB,
Tugumisirize J, Nshimye E et al (2011). "Patient satisfaction
with services in outpatient clinics at Mulago hospital, Uganda".
Int J Qual Health Care, 23 (5), 516-23.
12. Nguyễn Kim Oanh (2017). “Sự hài lòng khách hàng về dịch vụ
khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu tháng 5
năm 2017”. Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Khoa y
tế công cộng, Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh, 61.
13. Nguyễn Trường Viên (2017). “Chất lượng dịch vụ và sự hài
lòng của bệnh nhân đến khám tại phòng khám Bác sĩ gia đình
Bệnh viện quận 2, Tp. Hồ Chí Minh”. Khóa luận Tốt nghiệp Cử
nhân Y tế Công cộng, Khoa y tế công cộng, Đại học Y Dược Tp.
Hồ Chí Minh, 77.
14. Puri N, Gupta A, Aggarwal AK, Kaushal V (2012). "Outpatient
satisfaction and quality of health care in North Indian medical
institute". Int J Health Care Qual Assur, 25 (8), 682-97.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_su_hai_long_cua_nguoi_benh_kham_ngoai_tru_tai_trung.pdf