Tài liệu Đánh giá sinh trưởng phát triển và năng suất một số dòng đậu tương nhập nội tại Gia Lâm, Hà Nội: 33
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
Nguyễn Thanh Tuấn1
TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội nhằm đánh giá khả
năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 11 dòng đậu tương nhập nội từ Trung Quốc. Thí nghiệm được bố trí
theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các dòng đậu tương có
thời gian sinh trưởng từ 78 - 101 ngày (vụ Xuân) và 75 - 93 ngày (vụ Thu Đông). Các dòng đậu tương tham gia thí
nghiệm sinh trưởng phát triển tốt ở cả hai vụ trồng, nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh đốm lá vi khuẩn, có
khả năng chống đổ tốt và không bị tách vỏ quả. Năng suất thực thu của các dòng đậu tương đạt 1,59 - 2,35 tấn/ha (vụ
Xuân) và đạt 1,41 - 2,42 tấn/ha (vụ Thu Đông). Nghiên cứu đã xác định được 2 dòng thích ứng tốt và phù hợp trồng
ở điều kiện...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sinh trưởng phát triển và năng suất một số dòng đậu tương nhập nội tại Gia Lâm, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
Nguyễn Thanh Tuấn1
TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội nhằm đánh giá khả
năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 11 dòng đậu tương nhập nội từ Trung Quốc. Thí nghiệm được bố trí
theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các dòng đậu tương có
thời gian sinh trưởng từ 78 - 101 ngày (vụ Xuân) và 75 - 93 ngày (vụ Thu Đông). Các dòng đậu tương tham gia thí
nghiệm sinh trưởng phát triển tốt ở cả hai vụ trồng, nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh đốm lá vi khuẩn, có
khả năng chống đổ tốt và không bị tách vỏ quả. Năng suất thực thu của các dòng đậu tương đạt 1,59 - 2,35 tấn/ha (vụ
Xuân) và đạt 1,41 - 2,42 tấn/ha (vụ Thu Đông). Nghiên cứu đã xác định được 2 dòng thích ứng tốt và phù hợp trồng
ở điều kiện vụ Xuân và vụ Thu Đông tại Gia Lâm, Hà Nội cho năng suất cao là Q2 và Q11.
Từ khóa: Đậu tương, sinh trưởng, năng suất, vụ Xuân, vụ Thu Đông
1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đậu tương [Glycine max (L.) Merrill] là cây công
nghiệp ngắn ngày quan trọng có giá trị kinh tế và
dinh dưỡng cao, dễ trồng, khả năng thích nghi tương
đối rộng, có tác dụng cải tạo đất (Phạm Bảo Chung,
2015) và rất thích hợp trong luân canh, xen canh, gối
vụ với nhiều loại cây trồng khác. Sản phẩm từ đậu
tương có thể sử dụng làm thực phẩm cho con người,
thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị (Ngô Thế
Dân và ctv., 1999). Hạt đậu tương là loại thực phẩm
duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời
cả protein và lipit. Vì thế đậu tương được xem là cây
trồng cung cấp protein và dầu thực vật trên thế giới
(Khan et al., 2004). Hiện nay trên thế giới có khoảng
80 nước đang sản xuất và phát triển đậu tương, trong
đó các nước có diện tích và sản lượng đậu tương lớn
nhất là Mỹ, Braxin, Argentina, Trung Quốc.
Ở Việt Nam, cây đậu tương đã có từ lâu và được
gieo trồng ở nhiều vùng trong cả nước. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây sản xuất đậu tương ở
nước ta bị giảm về cả diện tích và sản lượng, do vậy
không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Sản xuất đậu
tương trong nước mới chỉ đáp ứng được 8 - 10%
nhu cầu nội tiêu (Phạm Bảo Chung, 2015). Nguyên
nhân chính dẫn đến sản xuất đậu tương của nước ta
kém phát triển là do thiếu bộ giống có năng suất cao,
ổn định và thích hợp cho từng tiểu vùng. Hiện nay,
nhiều vùng vẫn còn sử dụng các giống đậu tương địa
phương nên năng suất rất thấp. Năng suất đậu tương
của nước ta hiện nay chỉ đạt 1,5 - 2,0 tấn/ha trong
khi đó trên thế giới là 2,5 - 3,0 tấn/ha (FAO, 2017).
Vì vậy, công tác chọn tạo giống đang ngày càng được
quan tâm và chú trọng, trong đó việc chọn lọc và
đánh giá các dòng, giống từ nguồn nhập nội là một
trong những hướng đem lại hiệu quả nhanh nhất.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất và phát triển
đậu tương lớn thứ 4 trên thế giới. Đã có nhiều giống
mới được tạo ra với năng suất và chất lượng cao.
Việc nghiên cứu chọn lọc và đánh giá các nguồn gen
này nhằm tìm ra các dòng, giống có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt, năng suất cao và thích hợp với
điều kiện của Việt Nam là rất cần thiết, góp phần đa
dạng bộ giống và nâng cao hiệu quả sản xuất đậu
tương ở nước ta.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm 11 dòng đậu tương nhập
nội của Trung Quốc được chọn lọc và làm thuần tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ năm 2014 (ký
hiệu từ Q1 đến Q11) và giống Đ8 được sử dụng làm
đối chứng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh (RBCD) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô
thí nghiệm là 10 m2 (5 m ˟ 2 m) Gieo hàng cách hàng
40 cm. Khoảng cách hạt gieo là 10 cm.
2.2.2. Chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi áp dụng theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2011), bao gồm: Thời gian
sinh trưởng (ngày); chiều cao cây (cm); chiều cao
đóng quả (cm); đường kính thân (mm); số đốt hữu
hiệu/thân chính (đốt); số cành cấp 1 (cành); mức độ
nhiễm sâu bệnh hại, khả năng chống đổ và tính tách
vỏ quả; số quả/cây (quả); tỷ lệ quả chắc/cây (%); tỷ
lệ quả 3 hạt (%); khối lượng 1000 hạt (g); năng suất
thực thu (tấn/ha).
34
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
2.2.3. Kỹ thuật canh tác áp dụng trong thí nghiệm
Quy trình kỹ thuật áp dụng theo QCVN 01-58:
2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011).
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý dựa trên chương
trình Excel 2010 và phần mềm IRRISTAT 5.0.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong vụ Xuân và vụ
Thu Đông năm 2017 tại khu thí nghiệm cây màu
của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển giống rau
chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Vụ
Xuân gieo ngày 26/2, vụ Thu Đông gieo ngày 3/10.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của
các dòng đậu tương
Kết quả theo dõi thời gian qua các giai đoạn sinh
trưởng của các dòng đậu tương ở bảng 1 cho thấy,
ít có sự chênh lệch giữa vụ Xuân và vụ Thu Đông.
Thời gian từ gieo đến mọc của các dòng đậu tương
ở vụ Xuân (5 - 7 ngày) dài hơn so với vụ Thu Đông
(4 - 6 ngày), trong đó dòng Q6 và Q11 có thời gian
từ gieo - mọc dài nhất (7 ngày) ở vụ Xuân. Dòng Q11
có thời gian từ gieo - mọc dài nhất ở vụ Thu Đông
(6 ngày). Giống đối chứng Đ8 có thời gian từ gieo -
mọc ở vụ Xuân là 5 ngày, vụ Thu Đông - 4 ngày.
Kết quả cho thấy, các dòng đậu tương nhập nội
ra hoa khá sớm. Ở vụ Xuân thời gian từ mọc đến ra
hoa của các dòng dao động từ 29 - 35 ngày và vụ Thu
Đông (25 - 30 ngày). Thời gian từ ra hoa đến chín
của các dòng đạt từ 44 - 61 ngày ở vụ Xuân và 45 - 59
ngày ở vụ Thu Đông. Các dòng Q1; Q7; Q8; Q9 và
Q10 có thời gian từ ra hoa đến chín ngắn nhất, dưới
50 ngày (vụ Xuân), còn ở vụ Thu Đông chỉ có hai
dòng là Q7 và Q9, các dòng còn lại đều có thời gian
từ ra hoa đến chín trên 50 ngày. Giống đối chứng có
thời gian từ ra hoa đến chín là 51 ngày (vụ Xuân) và
54 ngày (vụ Thu Đông).
Thời gian sinh trưởng của đậu tương được tính từ
khi gieo đến thu hoạch. Dựa vào đó có thể biết đó là
giống chín sớm hay muộn để bố trí cơ cấu cây trồng
hợp lý và xây dựng các công thức luân canh phù hợp
với từng vùng sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, thời gian sinh trưởng (TGST) của các dòng đậu
tương ở vụ Xuân dao động từ 78 - 101 ngày, trong đó
các dòng Q1; Q7; Q8; Q9 và Q10 thuộc nhóm chín
sớm có TGST ngắn nhất (dưới 85 ngày). Dòng Q11
có TGST dài nhất (101 ngày) thuộc nhóm dài ngày,
các dòng còn lại thuộc nhóm trung ngày trong đó
có giống đối chứng Đ8. Trong vụ Thu Đông, TGST
của các dòng đậu tương ngắn hơn so với vụ Xuân,
tuy nhiên sự chênh lệch không lớn và dao động từ
75 - 93 ngày. Dòng Q7 và Q9 có TGST ngắn nhất,
chỉ sau gieo 79 và 75 ngày đã cho thu hoạch. Giống
đối chứng Đ8 đạt 88 ngày ở vụ Xuân và 87 ngày ở vụ
Thu Đông.
Bảng 1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương ở vụ Xuân và Thu Đông năm 2017
Đơn vị tính: ngày
Ghi chú: Bảng 1, 2, 3, 4: VX - vụ Xuân; VTĐ - vụ Thu Đông
TT Kí hiệu
Gieo - mọc Mọc - ra hoa Ra hoa - chín TGST
VX VTĐ VX VTĐ VX VTĐ VX VTĐ
1 Đ8 (đ/c) 5 4 31 29 51 54 88 87
2 Q1 5 4 32 26 47 51 84 81
3 Q2 5 5 35 30 52 54 92 89
4 Q3 6 4 31 27 52 56 89 87
5 Q4 5 4 34 28 51 54 90 86
6 Q5 6 4 31 27 54 59 91 90
7 Q6 7 5 32 28 50 53 89 86
8 Q7 5 5 30 26 48 48 83 79
9 Q8 5 5 32 25 47 53 84 83
10 Q9 5 4 29 26 44 45 78 75
11 Q10 5 4 31 26 46 51 82 81
12 Q11 7 6 33 29 61 58 101 93
35
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
3.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng đậu
tương nghiên cứu
Các đặc trưng sinh trưởng của các dòng, giống
đậu tương khác nhau phụ thuộc vào bản chất di
truyền của từng dòng, giống, ngoài ra cũng phụ
thuộc ít nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật
chăm sóc... Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh
trưởng của các dòng đậu tương trong vụ Xuân và vụ
Thu Đông năm 2017 được thể hiện tại bảng 2.
Chiều cao cây của các dòng đậu tương trong vụ
Xuân đạt từ 33,2 - 52,5 cm, trong đó thấp nhất là các
giống Q1; Q9 và Q10, chiều cao dưới 40 cm, dòng
Q3 có chiều cao lớn nhất (đạt 52,5 cm). Sự chênh
lệch của các dòng này so với đối chứng (đạt 46,4 cm)
ở mức có ý nghĩa thống kê. Ở vụ Thu Đông, chiều
cao cây của các dòng dao động từ 31,7 - 48,2 cm,
trong đó dòng Q6 có chiều cao lớn nhất (đạt 48,2
cm) vượt hơn đối chứng (42,4 cm) ở mức có ý nghĩa.
Chiều cao đóng quả là chỉ tiêu có ý nghĩa trong
việc cơ giới hóa khi thu hoạch, chiều cao đóng quả
lớn sẽ thuận lợi cho việc thu hoạch bằng máy, giảm
công lao động. Kết quả cho thấy, chiều cao đóng quả
của các dòng đậu tương có sự chênh lệch ở hai vụ
trồng. Ở vụ Xuân dao động từ 7,3 - 12,3 cm, trong
đó dòng Q1; Q4 và Q9 có chiều cao đóng quả thấp
nhất, chỉ đạt 7,8; 7,3 và 7,6 cm. Các dòng Q2; Q3; Q6
và Q8 có chiều cao đóng quả khá cao, đạt trên 10cm,
tuy nhiên chỉ có dòng Q3 vượt đối chứng (10,3 cm)
ở mức có ý nghĩa thống kê. Trong vụ Thu Đông
chiều cao đóng quả của các dòng đạt từ 5,1 - 9,8 cm,
hai dòng Q3 và Q8 có chiều cao đóng quả cao nhất
(đạt 9,8 và 9,2 cm). Giống đối chứng Đ8 có chiều cao
đóng quả đạt 7,9 cm.
Đường kính thân của các dòng đậu tương ít có
sự chênh lệch ở hai vụ trồng, dao động từ 3,5 - 4,4
mm trong vụ Xuân và từ 3,9 - 5,2 mm trong vụ Thu
Đông. Ở vụ Xuân có 4 dòng có đường kính thân cao
vượt đối chứng Đ8 (3,9 mm) ở mức có ý nghĩa thống
kê, đạt trên 4 mm gồm Q2; Q4; Q6 và Q11. Trong vụ
Thu Đông, ba dòng Q3; Q4 và Q11 có đường kính
thân đạt cao nhất (trên 5 mm), vượt hơn đối chứng
Đ8 (4,6 mm) ở mức có ý nghĩa. Dòng Q7 có đường
kính thân thấp nhất, chỉ đạt 3,9 mm.
Số đốt hữu hiệu/thân chính của các dòng đậu
tương nghiên cứu không có sự khác biệt ở vụ Xuân
và vụ Thu Đông, dao động từ 7,3 - 9,1 đốt/thân
(vụ Xuân) và 7,1 - 8,4 đốt/thân (vụ Thu Đông).
Một số dòng có số đốt hữu hiệu/thân chính cao
hơn đối chứng, tuy nhiên sai khác không có ý
nghĩa thống kê.
Số cành cấp 1: Ở hai vụ trồng các dòng đậu tương
phân cành khá, đạt 1,6 - 4,2 cành (vụ Xuân) và 1,2 -
3,9 cành (vụ Thu Đông). Dòng Q4 có số cành cấp 1
đạt lớn nhất và vượt trội so với đối chứng ở mức có
ý nghĩa thống kê ở cả hai vụ trồng.
Bảng 2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng đậu tương trong vụ Xuân và Thu Đông năm 2017
TT Kí hiệu
Chiều cao cây
(cm)
Chiều cao đóng
quả (cm)
Đường kính
thân (mm)
Số đốt hữu hiệu/
thân chính (đốt)
Số cành cấp 1
(cành)
VX VTĐ VX VTĐ VX VTĐ VX VTĐ VX VTĐ
1 Đ8 (đ/c) 46,4 42,4 10,3 7,9 3,6 4,6 8,1 7,6 2,0 2,4
2 Q1 34,5 32,7 7,8 6,9 3,8 4,5 8,0 7,1 2,4 2,2
3 Q2 45,9 41,7 10,8 7,5 4,4 5,2 8,6 7,7 2,2 1,6
4 Q3 52,5 42,3 12,3 9,8 3,8 4,3 9,1 8,1 2,5 2,7
5 Q4 41,4 39,7 7,3 5,9 4,2 5,0 8,6 8,4 4,2 3,9
6 Q5 47,2 41,3 9,4 7,9 3,7 4,4 7,3 7,8 2,6 2,3
7 Q6 42,6 48,2 10,5 8,9 4,1 4,9 9,0 7,4 2,1 1,7
8 Q7 42,4 33,4 9,2 7,1 3,6 3,9 9,1 7,9 1,6 1,2
9 Q8 45,2 42,4 10,0 9,2 3,5 4,2 7,4 7,1 2,5 1,8
10 Q9 38,6 36,9 7,6 6,9 3,6 4,4 8,9 8,1 3,1 2,4
11 Q10 33,2 31,7 8,7 5,1 3,6 4,8 7,8 7,5 2,6 2,8
12 Q11 48,2 37,7 9,0 6,6 4,1 5,0 9,1 7,6 2,9 2,8
CV (%) 6,3 4,2 8,1 7,2 5,4 3,7 7,6 5,1 7,4 7,0
LSD0,05 3,4 2,1 1,7 0,7 0,3 0,2 1,1 0,8 0,9 0,6
36
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
3.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống
đổ của các dòng đậu tương
Kết quả theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại cho
thấy, các dòng đậu tương nghiên cứu bị sâu cuốn lá,
sâu đục quả, bệnh đốm lá vi khuẩn gây hại, tuy nhiên
mức độ gây hại ở mức nhẹ (Bảng 3). Sâu cuốn lá gây
hại ở hầu hết các dòng đậu tương trong vụ Xuân và
vụ Thu Đông năm 2017, tuy nhiên mức độ gây hại ở
mức nhẹ, không làm ảnh hưởng đến năng suất sau
này. Trong vụ Xuân, tỷ lệ lá bị gây hại ở các dòng đậu
tương dao động từ 9,6 - 19,3%, còn ở vụ Thu Đông
từ 4,2 - 12,6%.
Sâu đục quả xuất hiện khi đậu tương bắt đầu hình
thành quả non cho đến khi thu hoạch quả. Ở cả hai
vụ trồng, các dòng đậu tương nghiên cứu đều bị sâu
đục quả gây hại, tuy nhiên mức độ gây hại ở mức
nhẹ, trong đó ở vụ Xuân (tỷ lệ bị hại từ 2,6 - 6,7%)
mức độ gây hại nặng hơn so với vụ Thu Đông (tỷ lệ
bị hại từ 2,5 - 6,4%). Giống đối chứng bị hại ở 6,7%
(vụ Xuân) và 5,6% (vụ Thu Đông).
Bệnh đốm lá vi khuẩn gây hại cho các dòng đậu
tương trong cả hai vụ trồng ở mức độ nhẹ. Trong vụ
Xuân mức độ nhiễm bệnh của các dòng chỉ ở mức
1 - 3 điểm, ba dòng Q5; Q8 và Q10 chỉ ở mức điểm
1, các dòng còn lại ở mức điểm 2 ngoại trừ Q7 (mức
điểm 3). Ở vụ Thu Đông mức độ nhiễm bệnh của
các dòng nhẹ hơn so với vụ Xuân, chỉ ở mức 1 - 2
điểm. Các dòng Q1; Q5; Q7 và Q11 bị hại ở mức
điểm 2, giống đối chứng Đ8 chỉ bị hại ở mức điểm 1
trong cả hai vụ trồng.
Khả năng chống đổ của các dòng đậu tương đều
tốt trong cả hai vụ trồng, trong đó dao động từ điểm
1 - 2 ở vụ Xuân, còn ở vụ Thu Đông tất cả các dòng
và giống đối chứng đều ở mức điểm 1. Tất cả các
dòng đậu tương đều không bị tách vỏ quả trong cả
hai vụ trồng.
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các dòng đậu xanh
Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất
của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm ở bảng 4
cho thấy: số quả/cây của các dòng đậu tương ở vụ
Xuân dao động từ 39,6 - 48,7 quả, trong đó Q2; Q3;
Q4; Q6 và GQ7 có số quả cao nhất (đạt trên 47 quả)
và vượt trội so với đối chứng (42 quả/cây) ở mức có
ý nghĩa thống kê. Còn ở vụ Thu Đông số quả/cây
của các dòng đậu tương nghiên cứu đạt từ 39,9 - 49,2
quả. Các dòng Q2; Q4; Q7; Q9 và Q11 có số quả/cây
cao nhất (trên 47 quả), cao hơn đối chứng Đ8 (43,2
quả) ở mức có ý nghĩa thống kê. Đây là các dòng có
tiềm năng năng suất khá cao.
Tỷ lệ quả chắc của các dòng đậu tương ở vụ Xuân
dao động từ 89,2 - 95,8%, trong đó các dòng Q1; Q2;
Q7 và Q11 có tỷ lệ quả chắc đạt cao nhất (trên 94%).
Trong vụ Thu Đông tỷ lệ quả chắc của các dòng đạt
từ 88,7 - 96,3%, các dòng Q2; Q8; Q9; Q10 và Q11 có
tỷ lệ của chắc cao nhất (trên 93%), giống đối chứng
có tỷ lệ quả chắc đạt cao - 93,7%.
Tỷ lệ quả 3 hạt của các dòng đậu tương đạt 11,6
- 40,6% ở vụ Xuân, trong đó các dòng Q1; Q2; Q10
và Q11 có tỷ lệ quả 3 hạt cao nhất (trên 28%). Còn ở
vụ Thu Đông tỷ lệ quả 3 hạt dao động từ 9,8 - 36,9%,
dòng Q1; Q2 và Q11 có tỷ lệ quả 3 hạt đạt cao nhất
trên 30%. Giống đối chứng Đ8 có tỷ lệ quả 3 hạt đạt
23,2 % (vụ Xuân) và 25% (vụ Thu Đông).
Bảng 3. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng đậu tương
trong vụ Xuân và Thu Đông năm 2017
TT Kí hiệu Sâu cuốn lá (%) Sâu đục quả (%)
Bệnh đốm lá vi
khuẩn (điểm)
Khả năng chống đổ
(điểm)
VX VTĐ VX VTĐ VX VTĐ VX VTĐ
1 Đ8 (đ/c) 15,9 11,6 6,7 5,6 1 1 1 1
2 Q1 19,3 10,6 6,4 5,9 2 2 1 1
3 Q2 15,8 12,6 3,9 5,4 2 1 2 1
4 Q3 9,8 8,6 4,2 5,3 2 1 2 1
5 Q4 10,2 9,4 6,5 6,4 2 1 1 1
6 Q5 11,1 10,7 4,2 3,6 1 2 1 1
7 Q6 19,0 15,0 6,4 4,7 2 1 1 1
8 Q7 18,2 9,6 4,9 5,6 3 2 1 1
9 Q8 17,7 9,8 2,6 2,5 1 1 1 1
10 Q9 9,6 4,2 4,8 4,4 2 1 2 1
11 Q10 18,6 7,9 4,9 5,3 1 1 2 1
12 Q11 10,3 13,0 4,6 3,9 2 2 1 1
37
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018
Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các giống đậu tương trong vụ Xuân và Thu Đông năm 2017
Khối lượng 1000 hạt của các dòng đậu tương ở vụ
Xuân biến động trong khoảng 131,3 - 228,8 g và ở vụ
Thu Đông khoảng 102,7 - 229,1 g. Các dòng Q2; Q5;
Q8; Q11 có khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất trong
cả hai vụ trồng (đều trên 200 g).
Năng suất thực thu (NSTT) của các dòng đậu
tương ở vụ Xuân dao động từ 1,59 - 2,35 tấn/ha, ở
vụ Thu Đông đạt từ 1,41 - 2,42 tấn/ha. Hai dòng Q2
và Q11 có NSTT đạt cao nhất trong cả hai vụ trồng
và vượt trội so với đối chứng ở mức có ý nghĩa thống
kê. Giống đối chứng Đ8 đạt 1,82 tấn/ha ở vụ Xuân và
1,85 tấn/ha ở vụ Thu Đông. Kết quả đánh giá đã xác
định hai dòng Q2 và Q11 sinh trưởng phát triển tốt
và cho năng suất thực thu cao trong cả hai vụ Xuân
và vụ Thu Đông.
IV. KẾT LUẬN
Các dòng đậu tương nhập nội có thời gian sinh
trưởng đạt 78 - 101 ngày trong vụ Xuân và từ 75 - 93
ngày ở vụ Thu Đông. Chiều cao cây đạt 33,2 - 52,5
cm (vụ Xuân) và 31,7 - 48,2 cm (vụ Thu Đông). Các
dòng đậu tương nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, sâu đục quả,
bệnh đốm lá vi khuẩn ở cả hai vụ trồng, có khả năng
chống đổ tốt và không bị tách vỏ quả. Số quả/cây
và tỷ lệ của chắc của các dòng khá cao, đạt 39,6 -
48,7 quả/cây và 89,2 - 95,8% (vụ Xuân); đạt 39,9 -
49,2 quả/cây và 88,7 - 96,3% (vụ Thu Đông). Năng
suất thực thu của các dòng đậu tương ở vụ Xuân
đạt 1,59 - 2,35 tấn/ha và 1,41 - 2,42 tấn/ha ở vụ Thu
Đông. Hai dòng đậu tương Q2 và Q11 sinh trưởng
phát triển tốt, phù hợp trồng trong vụ Xuân và vụ
Thu Đông cho năng suất thực thu cao hơn so với
đối chứng, đạt 2,27 và 2,25 tấn/ha (vụ Xuân); 2,38 và
2,42 tấn/ha (vụ Thu Đông).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử
dụng của giống đậu tương. QCVN 01-58 : 2011/
BNNPTNT.
Phạm Bảo Chung, 2015. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu
tương thích hợp với một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam.
Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đặng
Thị Dung và Phạm Thị Đào, 1999. Cây Đậu tương.
NXB Nông Nghiệp. Hà Nội.
FAO, 2017. Sattistic Database, from
sattistic/database, truy cập ngày 27/2/2018.
Khan A. Z., P. Shah, S. K. Khalil and B. Ahmad, 2004.
Yield of soybean cultivars as affected by planting
date under Peshawar vally conditions. The Nucleus
41 (1-4). pp. 93-95.
TT Kí hiệu
Số quả/cây
(quả)
Tỷ lệ quả
chắc/cây (%)
Tỷ lệ quả
3 hạt (%)
m1000 hạt
(g)
Năng suất thực
thu (tấn/ha)
VX VTĐ VX VTĐ VX VTĐ VX VTĐ VX VTĐ
1 Đ8(đ/c) 42,0 43,2 93,2 93,7 23,2 25,0 195,3 197,0 1,82 1,85
2 Q1 41,1 39,9 94,3 92,9 40,6 35,8 181,1 173,7 2,11 2,00
3 Q2 47,3 48,5 95,7 96,3 31,6 36,9 204,3 211,7 2,27 2,38
4 Q3 47,6 46,2 91,7 90,9 20,8 17,2 159,4 157,0 1,93 1,86
5 Q4 48,0 47,9 93,7 90,8 11,9 9,8 190,9 175,0 1,92 1,83
6 Q5 40,8 45,2 89,5 88,7 13,7 17,4 228,6 225,1 2,12 2,24
7 Q6 47,1 45,0 94,8 90,5 25,1 28,6 184,4 182,8 2,21 2,08
8 Q7 48,7 49,2 95,1 92,4 17,4 15,1 109,7 102,7 1,79 1,41
9 Q8 39,6 41,2 89,2 93,6 20,7 19,6 208,5 205,6 1,90 2,17
10 Q9 46,9 47,1 93,7 93,8 11,6 12,4 131,3 131,9 1,59 1,80
11 Q10 40,4 40,6 91,4 96,2 35,2 29,0 177,7 173,5 2,07 2,12
12 Q11 46,7 47,2 95,8 93,4 28,5 30,8 228,8 229,1 2,35 2,42
CV (%) 6,6 4,7 4,8 2,2 8,6 7,8 6,9 6,4 5,34 7,67
LSD0,05 2,3 1,5 2,2 1,4 4,2 4,5 3,6 4,8 0,31 0,43
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_2889_2152833.pdf