Đánh giá phẩm chất của các dòng lúa triển vọng

Tài liệu Đánh giá phẩm chất của các dòng lúa triển vọng: 24 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố, 2013 - 2015. Báo cáo tuyển chọn và phát triển các giống bông năng suất cao, chất lượng xơ tốt và chống chịu sâu bệnh từ quần thể nhập nội. Báo cáo nghiệm thu tại Hội đồng KHCN Bộ Công thương, Hà Nội 2018. Eberhart and Russell, 1966. Stability parameters for comparing varieties. Crop Sci 6, P.36 - 40. Gardner and Eberhart, 1966. Analysis and interpretation of the variety cross diallel and relate population. Biometrics 22. 439 - 452. Result of selecting and testing of inbred cotton variety NH16-20 Nguyen Van Son, Dang Minh Tam, Nguyen Van Chinh, Pham Trung Hieu, Le Minh Khoa, Pham Thi Diep, Tran Thi Thao, Huynh Thi Thai Hoa, Phan Hong Hai Abstract The inbred cotton variety NH16-20 was selected by Nha Ho Research Institute for Cotton and Agricultural Development, from 2013 to 2017. The growth duration of this inbred cotton variety NH16-20 ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá phẩm chất của các dòng lúa triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố, 2013 - 2015. Báo cáo tuyển chọn và phát triển các giống bông năng suất cao, chất lượng xơ tốt và chống chịu sâu bệnh từ quần thể nhập nội. Báo cáo nghiệm thu tại Hội đồng KHCN Bộ Công thương, Hà Nội 2018. Eberhart and Russell, 1966. Stability parameters for comparing varieties. Crop Sci 6, P.36 - 40. Gardner and Eberhart, 1966. Analysis and interpretation of the variety cross diallel and relate population. Biometrics 22. 439 - 452. Result of selecting and testing of inbred cotton variety NH16-20 Nguyen Van Son, Dang Minh Tam, Nguyen Van Chinh, Pham Trung Hieu, Le Minh Khoa, Pham Thi Diep, Tran Thi Thao, Huynh Thi Thai Hoa, Phan Hong Hai Abstract The inbred cotton variety NH16-20 was selected by Nha Ho Research Institute for Cotton and Agricultural Development, from 2013 to 2017. The growth duration of this inbred cotton variety NH16-20 varied about 105 days, big boll (boll weight was 5.9- 6.1 g), high seed cotton yield (2.0- 2.4 tons/ha), high fiber percentage (> 40%); the quality of fibers meets grade I standard of Vietnam textile and garment industry (length fiber > 30 mm, strength fiber > 30 g/tex and fineness 4.0 - 4.6 M). The inbred cotton variety NH16-20 was resistant to bollworm and wide adaptation to the Central Highland, Northwest, Southern Coastal Central and Southeastern regions of Vietnam. Keywords: Inbred cotton variety NH16-20, growth duration, yield, resistance to bollworm Ngày nhận bài: 26/8/2018 Ngày phản biện: 4/9/2018 Người phản biện: TS. Phan Công Kiên Ngày duyệt đăng: 18/9/2018 1 Trung Tâm Khuyến nông thành phố Cần Thơ 2 Bộ môn Di truyền - Chọn giống, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT CỦA CÁC DÒNG LÚA TRIỂN VỌNG Phạm Văn Út1, Bùi Phước Tâm2, Phạm Thị Bé Tư2 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, 16 dòng lúa triển vọng được đánh giá các chỉ tiêu phẩm chất nhằm chọn ra những dòng tốt nhất để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Kết quả cho thấy dòng lúa có dạng hạt dài nhất là dòng CTR7. Về phẩm chất xay chà các dòng có tỷ lệ gạo nguyên cao trên 50% bao gồm các dòng CTR13, CTR15 và CTR9. Hầu hết các dòng có phẩm chất cơm dẻo với hàm lượng amylose từ thấp đến trung bình. Những dòng có hàm lượng amylose thấp hơn 17% bao gồm CTR4 (12,2%), CTR7 (13,9%), CTR13 (14,0%) và CTR6 (14,8%). Các dòng có mùi thơm là CTR1, CTR2 và CTR15. Xét về tính tương quan của đặc tính hóa lý và phẩm chất cơm, hàm lượng amylose tương quan nghịch với sự kéo dài hạt gạo sau khi nấu (r = _0,22) và tương quan thuận với khả năng hấp thu nước (r = 0,19). Kết quả phân nhóm của 16 dòng triển vọng được phân thành 4 nhóm chính: Nhóm có phẩm chất gạo trung bình (nhóm I), nhóm có phẩm chất gạo ngon (nhóm II), nhóm gạo thơm (nhóm III) và nhóm gạo có phẩm chất ngon, dẻo (nhóm IV). Nhìn chung, 16 dòng này có mặt gạo đẹp, cơm mềm dẻo, hàm lượng amylose thấp, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Từ khóa: Lúa phẩm chất, hàm lượng amylose, tỷ lệ gạo nguyên, tương quan, phân nhóm di truyền I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu. Gần đây, ngành lúa gạo tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có, duy trì vị thế chiến lược trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh việc đáp ứng thị trường trong nước, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo theo hướng tăng giá trị và phát triển bền vững. Sản xuất lúa gạo không chỉ đảm bảo an ninh lương thực về mặt lượng mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sản lượng gạo xuất khẩu tăng trong những tháng đầu năm 2018 là do nhu cầu thị trường được đẩy lên mức cao. Song, về giá xuất khẩu bình quân thì phần lớn nhờ vào việc thay đổi cơ cấu xuất khẩu gạo, thay vì xuất khẩu chủ 25 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 yếu gạo thường như trước đây thì hiện khối lượng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo nếp hoàn toàn chiếm ưu thế (hơn 80% chủng loại gạo xuất khẩu). Lượng gạo sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, theo hướng hữu cơ cũng chiếm tỷ lệ cao dần qua từng năm. Dự kiến, năm 2018, xuất khẩu gạo nước ta đạt 6,5 triệu tấn, tăng 700 nghìn tấn so với năm 2017, trong đó, cơ cấu gạo thường cũng chỉ chiếm dưới 20%. Hiệu quả từ thay đổi tư duy sản xuất lúa gạo phần nào có thể nhìn thấy từ con số tăng trưởng xuất khẩu về sản lượng và giá trị. Nhưng hơn hết, chính là từ mức tăng lợi nhuận đem lại thu nhập ổn định cho người trồng lúa, là sự thay đổi thành công tập quán canh tác, tư duy sản xuất của nông dân vùng ÐBSCL... Ðó sẽ là tiền đề để ngành nông nghiệp Việt Nam tiến tới một nền sản xuất lúa gạo hàng hóa phát triển bền vững và cho giá trị gia tăng cao nhất. Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Chọn được những dòng lúa triển vọng có phẩm chất gạo cao, đạt yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Cụ thể ở phẩm chất cơm, hàm lượng amylose thấp (< 20%), độ bền thể gel đạt trên 70 mm và độ trở hồ ở cấp 5 - 7. Phẩm chất xay chà bao gồm gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên, đặc biệt là tỷ lệ gạo nguyên đạt trên 45%. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Bộ giống lúa thí nghiệm bao gồm 16 dòng triển vọng được chọn được từ các tổ hợp lai có bố mẹ là những giống lúa phẩm chất cao, chống được điều kiện bất lợi của môi trường. Giống đối chứng KDML105 có nguồn gốc từ Thái Lan và giống OMCS2000 có nguồn gốc từ Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phân tích các đặc tính phẩm chất gạo: Chiều dài hạt (mm), chiều rộng hạt (mm), tỷ lệ chiều dài hạt/ chiều rộng hạt được đo bằng máy Baker E-02. Độ trở hồ được đánh giá bằng dộ lan rộng và độ trong suốt của hạt gạo trong dung dịch KOH 1,7% trong 23 giờ ở nhiệt độ phòng và được ghi điểm theo thang điểm SES (IRRI, 2014). Tỷ lệ gạo lức, gạo trắng, gạo nguyên, độ bền thể gel và hàm lượng amylose được thực hiện theo phương pháp và thang điểm đánh giá SES (IRRI, 2014). Tỷ lệ hấp thu nước và sự kéo dài hạt gạo được đánh giá theo phương pháp của Oko và cộng tác viên (2012). Phân tích số liệu: Các số liệu được thu thập và phân tích thông qua các chỉ số sau: - Sự biến động của các dòng lúa qua phân tích thống kê ANOVA. - Hệ số tương quan (r): Là hệ số đo đạc sự tương tác giữa hai hay nhiều tính trạng. - Hệ số tương quan giữa các tính trạng được tính toán bởi phần mềm R-Studio. - Phân nhóm Cluster: Phân nhóm đa dạng giữa các tính trạng dựa vào khoảng cách di truyền khi sử dụng phương pháp phân nhóm UPGMA qua phần mềm NTSYS. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Khuyến nông TP. Cần Thơ ở vụ Đông Xuân 2017 - 2018. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả đánh giá phẩm chất dựa vào kích thước hạt Kết quả ghi nhận ở bảng 2 cho thấy các dòng lúa Bảng 1. Nguồn gốc của các dòng lúa được sử dụng trong thí nghiệm Ghi chú: Đ/c: Đối chứng. Tên dòng/giống Nguồn gốc Tên dòng/giống Nguồn gốc CTR1 Jasmine 85/IR140 CTR11 IR2-1-L8-S1-R2/RVT CTR2 Jasmine 85/IR138 CTR12 OM4900/IR153 CTR3 OM5930/IR2-10-L1-I1-L2 CTR13 OM6162/IR158 CTR4 OMCS2009/IRRI146 CTR14 OM4900/IR158 CTR5 IR64/OM6677 CTR15 OM7347/KDML105ĐB CTR6 Tequing/Lài Sữa CTR16 OM6161/IR140 CTR7 VG4907/Basmati đột biến CTR22 OM6976/MNR2 CTR8 BT3-139/IR28 KDML105 (Đ/c) Thu thập từ Thái Lan CTR9 OM6976/IRRI144 OMCS2000 (Đ/c) Viện Lúa ĐBSCL CTR10 MNR1/IR24 26 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 thí nghiệm có dạng hạt thon, dài, dạng hạt thuộc nhóm Indica. Kết quả phân nhóm dựa vào kích thước hạt (không thể hiện hình phân nhóm) cho thấy mười sáu dòng triển vọng và 2 giống đối chứng được phân thành 4 nhóm: Nhóm I thuộc nhóm hạt dài, rất thon (chiều rộng: 1,91 và 2,10 mm, dài/rộng: 3,47 và 3,68) là dòng CTR7 và KDML105, và khác biệt có ý nghĩa với các dòng còn lại. Nhóm II bao gồm các dòng: CTR4, CTR12, CTR1, CTR9, CTR3 và giống OMCS2000 có dạng hạt thon, dài có tỷ lệ D/R từ 3,22-3,42. Nhóm III gồm 2 dòng CTR6 và CTR8 có chiều dài hạt ngắn nhất so với các dòng khác (5,95 và 6,08 mm). Nhóm IV gồm 9 dòng còn lại CTR15, CTR13, CTR14, CTR10, CTR11, CTR5, CTR2, CTR16 và CTR22. Đây là những dòng có dạng hình hạt thon, chiều dài lần lượt là: 6,27;6,49; 6,59; 6,61; 6,68; 6,69; 6,78; 6,82 và 6,83. Kích thước hạt gạo phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền, tuy nhiên các yếu tố khác như kỹ thuật canh tác hay yếu tố môi trường cũng góp phần rất lớn vào kích thước hạt gạo (Ông Huỳnh Nguyệt Ánh và ctv., 2015). 3.2. Kết quả đánh giá phẩm chất xay chà Phẩm chất xay chà là một trong những nhân tố quyết định chất lượng gạo và tiêu chuẩn xuất khẩu. Đa số các dòng lúa trong nghiên cứu này có tỷ lệ gạo lức cao, dao động từ 77,7 - 80,7%, cho thấy các dòng này là những dòng có vỏ trấu mỏng. Các dòng cho tỷ lệ gạo lức cao và khác biệt có ý nghĩa so với giống đối chứng OMCS2000 bao gồm CTR3, CTR2, CTR12, CTR15, CTR1, CTR14 và CTR4, với tỷ lệ gạo lức lần lượt là: 80,7; 80,5; 80,4; 80,3; và 80,1%. Tỷ lệ gạo nguyên là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất thuộc nhóm phẩm chất xay chà mà các nhà chọn giống quan tâm, bởi vì nó quyết định đến tiêu chuẩn và giá trị xuất khẩu. Kết quả ở Bảng 3 cho thấy: các dòng có tỷ lệ gạo nguyên đạt từ khá, khá cao đến cao. Các dòng cho tỷ lệ gạo nguyên cao trên 50% Bảng 2. Kích thước hạt gạo của các dòng lúa triển vọng ở vụ Đông Xuân 2017-2018 Ghi chú: Đ/c: Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt thống kê có ý nghĩa ở mức α = 5%; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê mức α = 1%. TT Tên dòng/giống Chiều dài hạt gạo (mm) Chiều rộng hạt gạo (mm) Tỷ lệ dài/rộng Dạng hạt 1 CTR1 7,18 a 2,23 a-d 3,22 b-e Indica, thon dài 2 CTR2 6,78 b-f 2,22 a-d 3,06 c-f Indica, thon dài 3 CTR3 6,99 a-d 2,11 d-f 3,30 bc Indica, thon dài 4 CTR4 6,73 b-f 2,05 ef 3,28 bc Indica, thon dài 5 CTR5 6,69 c-f 2,17 b-e 3,09 c-f Indica, thon dài 6 CTR6 5,95 h 2,21 b-d 2,70 gh Indica, thon 7 CTR7 7,02 a-c 1,91 g 3,68 a Indica, thon dài 8 CTR8 6,08 h 2,28 a-c 2,66 h Indica, thon 9 CTR9 6,99 a-d 2,16 c-e 3,24 b-d Indica, thon dài 10 CTR10 6,61 e-g 2,23 a-d 2,97 ef Indica, thon 11 CTR11 6,59 e-g 2,20 b-d 3,00 d-f Indica, thon dài 12 CTR12 6,76 b-f 2,01 fg 3,36 b Indica, thon dài 13 CTR13 6,49 fg 2,15 c-e 3,03 d-f Indica, thon dài 14 CTR14 6,68 d-f 2,24 a-d 2,99 d-f Indica, thon 15 CTR15 6,27 gh 2,14 d-f 2,94 fg Indica, thon 16 CTR16 6,82 b-e 2,36 a 2,90 f-h Indica, thon 17 CTR22 6,83 b-e 2,30 ab 2,97 ef Indica, thon 18 KDML105 (Đ/c) 7,31 a 2,10 d-f 3,47 ab Indica, thon dài 19 OMCS2000 (Đ/c) 7,03 ab 2,05 ef 3,42 b Indica, thon dài Mức ý nghĩa (F) ** ** ** Hệ số biến thiên (CV) (%) 1,61 2,06 2,63 Sai số chuẩn (SE) 0,09 0,04 0,07 27 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 Bảng 3. Phẩm chất xay chà của các dòng lúa triển vọng ở vụ Đông Xuân 2017-2018 Ghi chú: Đ/c: Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt thống kê có ý nghĩa ở mức α = 5%; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê mức α = 1%. bao gồm CTR13 (52,0%), CTR15 (51,4%) và CTR9 (51,2%). Các dòng còn lại cũng có tỷ lệ gạo nguyên khá, hầu hết trên 40%. Như vậy, các dòng lúa cho tỷ lệ gạo nguyên khá cao và khác biệt có ý nghĩa so với giống đối chứng KDML105 và OMCS2000 bao gồm CTR16, CTR4, CTR14, CTR8 và CTR10. Tỷ lệ gạo nguyên phụ thuộc rất lớn vào thời gian thu hoạch và độ ẩm (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2013). 3.3. Kết quả đánh giá phẩm chất cơm Chất lượng gạo chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng amylose và độ trở hồ. Hàm lượng amylose xác định cấu trúc của gạo sau khi nấu, và những giống lúa có hàm lượng amylose trên 25% hấp thụ nước nhiều hơn và trở nên mịn hơn sau khi nấu (Frei and Becker, 2003). Bên cạnh đó, độ bền gel liên quan đến độ mềm dẻo của cơm khi để nguội (Nguyễn Thị Lang và ctv., 2004). Hai chỉ tiêu này tương quan với hàm lượng amylose, trong nhiều nghiên cứu hai chỉ tiêu này được thực hiện để kiểm chứng cho hàm lượng amylose của hạt gạo. Kết quả ở Bảng 4 cho thấy các dòng lúa có độ trở hồ dao động từ cấp 2 đến cấp 7. Dòng có độ trở hồ cao nhất bao gồm CTR1, CTR2, CTR7 (cấp 7) và cao hơn giống đối chứng KDML105 (cấp 6), kế tiếp là dòng CTR16 (cấp 5). Các dòng còn lại có độ trở hồ từ cấp 2 đến cấp 3. Nhóm gạo có độ trở hồ cao, gạo khi ngâm trong nước đem đi nấu sẽ ít nở hơn và có khuynh hướng rã nhừ sau khi chín so với gạo có độ trở hồ thấp hay trung bình (Nguyễn Thị Lang và ctv., 2004). Độ bền thể gel dao động từ 36,3 - 95,0 mm. Các dòng có độ bền gel cao bao gồm CTR10, CTR8, CTR4, CTR6, CTR15, CTR12 và CTR7. Những dòng này đồng thời cũng có độ bền gel cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng là KDML105 (76,3 mm). Độ bền thể gel có mối quan hệ trực tiếp với hàm lượng amylose và một số đặc tính khác. Trong cùng một nhóm có hàm lượng amylose giống nhau, giống lúa nào có độ bền gel mềm hơn sẽ được ưa chuộng hơn TT Tên dòng/giống Tỷ lệ gạo lức (%) Tỷ lệ gạo trắng (%) Tỷ lệ gạo nguyên (%) Tỷ lệ gạo tấm (%) 1 CTR1 80,3 ab 69,2 a-d 36,3 j 32,8 a 2 CTR2 80,5 a 69,4 a-c 35,8 j 33,6 a 3 CTR3 80,7 a 69,8 ab 42,8 fg 27,0 b 4 CTR4 80,1 a-c 69,5 a-c 49,1 bc 20,4 e-g 5 CTR5 78,3 e-h 67,7 e-h 43,9 f 23,8 c 6 CTR6 79,3 b-e 69,1 a-d 40,4 h 28,7 b 7 CTR7 78,8 d-g 64,4 i 43,3 fg 21,1 d-f 8 CTR8 79,7 a-d 68,5 c-e 48,4 cd 20,1 e-g 9 CTR9 78,8 d-g 68,7 b-e 51,2 a 17,5 ij 10 CTR10 77,9 f-h 66,6 h 47,4 d 19,3 g-i 11 CTR11 77,7 gh 66,9 gh 45,8 e 21,1 d-f 12 CTR12 80,4 ab 68,1 d-g 45,5 e 22,6 cd 13 CTR13 78,8 d-g 70,1 a 52,0 a 18,1 h-j 14 CTR14 80,1 a-c 68,7 b-e 49,0 bc 19,7 f-h 15 CTR15 80,3 ab 68,4 c-f 51,4 a 17,0 j 16 CTR16 79,3 b-e 68,6 b-e 49,7 b 18,9 g-i 17 CTR22 79,0 c-f 68,0 d-g 39,3 i 28,8 b 18 KDML105 (Đ/c) 80,1 a-c 68,6 b-e 42,6 g 21,5 de 19 OMCS2000 (Đ/c) 77,4 h 67,2 f-h 45,2 e 20,1 e-g Mức ý nghĩa (F) ** ** ** ** Hệ số biến thiên (CV) (%) 0,48 0,58 0,81 2,53 Sai số chuẩn (SE) 0,31 0,32 0,30 0,47 28 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 (Bùi Chí Bửu và ctv.,1995). Hàm lượng amylose của các dòng dao động từ 12,2 - 22,8%. Điều này chứng tỏ rằng các dòng này đa số là mềm cơm và dẻo. Các dòng có hàm lượng amylose thấp dưới 17% bao gồmCTR4 (12,2%), CTR7 (13,9%), CTR13 (14,0%), CTR6 (14,8%). Những dòng này là những dòng có hàm lượng amylose thấp hơn so với giống đối chứng KDML105 (17,1%). Gạo có hàm lượng amylose cao cơm sẽ nở nhiều và dễ tróc, nhưng khô cơm và cứng khi nguội. Ngược lại, gạo có hàm lượng amylose thấp khi nấu ít nở, cơm mềm và dẻo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Mùi thơm là một trong những đặc tính quan trọng để đánh giá chất lượng gạo. Trong bộ dòng này, có 3 dòng có mùi thơm cấp 1 là: CTR1, CTR2 và CTR15. Trong thí nghiệm này hàm lượng amylose thấp cũng chiếm đa số, gạo thuộc loại gạo dẻo. Điều này chứng tỏ các kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và các dòng này có khả năng đem ra phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Độ nở, khả năng hấp thụ nước, và tính kháng đối với sự phân hủy của gạo trong khi nấu, có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ amylose/amylopectin của tinh bột. Tính mềm và dẻo của cơm có tương quan nghịch với hàm lượng amylose. Các giống lúa có hàm lượng amylose tương đương, có thể có sự khác biệt về độ bền gel và độ trở hồ. Dựa vào kết quả ở Bảng 4 cho thấy nhiệt độ trở hồ và khả năng hấp thu nước tương quan thuận với nhau. Những dòng có độ trở hồ cao thì khả năng hấp thu nước thể hiện qua tỷ lệ tăng chiều dài hạt gạo sau khi nấu cao. Chẳng hạn như dòng CTR1, CTR2, CTR7 và CTR16. Chỉ tiêu tăng chiều dài hạt gạo sau khi nấu được xem là một trong những đặc điểm quan trọng để đánh giá một giống lúa tốt (Sood and Sadiq, 1979). Bảng 4. Phẩm chất cơm của các dòng lúa triển vọng ở vụ Đông Xuân 2017-2018 Ghi chú: Đ/c: Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt thống kê có ý nghĩa ở mức α = 5%; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê mức α = 1%. TT Tên dòng/giống Độ trở hồ (cấp) Độ bền gel (mm) Hàm lượng amylose (%) Mùi thơm (cấp) Tỷ lệ tăng chiều dài hạt gạo sau nấu chín (%) Tỷ lệ tăng khối lượng hạt gạo sau nấu chín (%) 1 CTR1 7,0 a 36,3 e 20,9 de 1,3 b 63,7 c 33,2 c 2 CTR2 7,0 a 47,0 de 21,4 d-f 1,0 b 70,9 a 36,1 bc 3 CTR3 3,2 d 45,0 e 18,9 cd 0,0 c 51,9 g 37,7 ab 4 CTR4 2,0 e 95,0 a 12,2 a 0,0 c 66,6 b 37,2 ab 5 CTR5 3,4 d 42,0 e 22,0 d-f 0,0 c 47,1 hi 36,6 ab 6 CTR6 3,0 d 93,0 ab 14,8 ab 0,0 c 72,5 a 36,6 ab 7 CTR7 7,0 a 86,3 ab 13,9 ab 0,0 c 53,2 e-g 35,6 bc 8 CTR8 2,0 e 95,3 ab 19,3 cd 0,0 c 49,4 h 36,8 ab 9 CTR9 2,0 e 63,0 ab 18,7 cd 0,0 c 45,9 i 35,9 bc 10 CTR10 3,0 d 95,3 a 20,6 de 0,0 c 54,8 e 37,3 ab 11 CTR11 2,0 e 37,0 e 22,8 ef 0,0 c 54,3 e-g 37,4 ab 12 CTR12 3,0 d 92,3 ab 19,3 cd 0,0 c 37,8 j 36,2 ab 13 CTR13 2,0 e 45,3 e 14,0 ab 0,0 c 54,4 ef 35,5 bc 14 CTR14 3,0 d 87,7 ab 20,6 de 0,0 c 57,8 d 36,1 bc 15 CTR15 3,0 d 92,7 ab 20,8 de 1,0 b 52,3 fg 39,0 a 16 CTR16 5,1 c 43,3 e 18,8 cd 0,0 c 70,4 a 36,0 bc 17 CTR22 2,0 e 52,7 de 22,1 d-f 0,0 c 53,2 e-g 36,6 ab 18 KDML105 (Đ/c) 6,0 b 76,3 bc 17,1 bc 2,0 a 49,1 h 34,8 bc 19 OMCS2000 (Đ/c) 3,0 d 36,3 e 24,7 f 0,0 c 53,2 e-g 37,2 ab Mức ý nghĩa (F) ** ** ** ** ** ** Hệ số biến thiên (CV) (%) 6,32 8,37 5,34 47,19 1,40 2,56 Sai số chuẩn (SE) 0,19 4,54 0,83 0,11 0,64 0,76 29 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 3.4. Đánh giá sự tương quan giữa các đặc tính lý- hóa và phẩm chất cơm của các dòng lúa triển vọng Sự tương quan giữa các đặc tính lý-hóa và phẩm chất cơm được trình bày ở Hình 1. Giữa các tính trạng đánh giá, tính trạng tỷ lệ chiều dài hạt/chiều rộng hạt và tỷ lệ gạo nguyên giữ vai trò là hai yếu tố chính (PC1 và PC2) đóng góp giải thích 51,49% đa dạng nguồn biến dị (Hình 1a). Xét sự tương quan về kích thước hạt cho thấy tỷ lệ dài/rộng tương quan thuận với chiều dài hạt (tương quan rất chặt r=0,8), và tương quan nghịch với chiều rộng hạt (r=_0,74). Sự tương quan về phẩm chất xay chà, tỷ lệ gạo lức tương quan thuận với tỷ lệ gạo trắng (r=0,58), và tương quan nghịch với tỷ lệ gạo nguyên, nhưng ở mức thấp (r=_0,2). Xét sự tương quan của phẩm chất cơm cho thấy hàm lượng amylose tương quan nghịch với độ trở hồ (r=_0,04) và độ bền thể gel (r=_0,46). Những dòng có hàm lượng amylose cao thường có độ bền thể gel rất thấp và ngược lại. Điều này đúng với rất nhiều nghiên cứu trước đây, những giống cứng cơm thường khi nấu sẻ không mềm dẻo (Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, 2006; Oko et al., 2012). Xét sự tương quan giữa phẩm chất cơm và các đặc tính lý-hóa cho thấy hàm lượng amylose tương quan nghịch với sự kéo dài hạt gạo sau khi nấu (r=_0,22). Điều này cho thấy gạo có hàm lượng amylose thấp sẻ nở nhiều hơn so với gạo có hàm lượng amylose cao. Hàm lượng amylose tương quan thuận với khả năng hấp thu nước (r=0,19), nghĩa là gạo nào có hàm lượng amylose cao cần nhiều nước hơn so với gạo có hàm lượng amylose thấp. 3.5. Phân nhóm di truyền dựa trên các đặc tính hóa- lý và phẩm chất cơm của 16 dòng lúa triển vọng Dựa vào kết quả phân nhóm ở Hình 2 cho thấy 16 dòng triển vọng được phân thành 4 nhóm chính. Nhóm I bao gồm các dòng: CTR22, OMCS2000, CTR5 và CTR11. Đây là những dòng cho phẩm chất gạo trung bình chẳng hạn độ trở hồ cấp 2, hàm lượng amylose ≥22%. Nhóm II bao gồm các dòng CTR16, CTR4, CTR13, CTR9, CTR14, CTR6, CTR15, CTR8 và CTR10. Đây là những dòng có phẩm chất gạo ngon, hàm lượng amylose từ 14 - 20%, tỷ lệ gạo nguyên cao, gạo trắng, trong. Nhóm III gồm có 2 dòng CTR1 và CTR2, hai dòng này là những dòng thơm, khả năng hấp thu nước tốt. Nhóm IV gồm các dòng còn lại: CTR7, KDML105, CTR3 và CTR12. Đây là những dòng có hạt rất dài, trong, hàm lượng amylose từ 13 - 19%. Hình 1. Tương quan giữa các chỉ tiêu lý-hóa và phẩm chất cơm của các dòng triển vọng Ghi chú: (a): Giản đồ chiều tương quan giữa các tính trạng; (b): Tương quan giữa các tính trạng; DAI: Chiều dài hạt; RONG: Chiều rộng hạt; D.R: Tỷ lệ chiều dài hạt/chiều rộng hạt; LUC: Tỷ lệ gạo lức; TRANG: Tỷ lệ gạo trắng; NGUYEN: Tỷ lệ gạo nguyên; TAM:T lệ gạo tấm; AMYLOSE: Hàm lượng amylose; DTH: Độ trở hồ; DBG: Độ bền gel; THOM: thơm; TL.dai: Tỷ lệ tăng chiều dài hạt gạo sau nấu chín; TL.KL: Tỷ lệ tăng khối lượng hạt gạo sau nấu chín; PC (principal component): Yếu tố chính. (a) (b) 30 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 9(94)/2018 IV. KẾT LUẬN Về chỉ tiêu hình dạng hạt, dòng lúa có dạng hạt dài nhất là dòng CTR7. Về phẩm chất xay chà các dòng có tỷ lệ gạo nguyên cao trên 50% là các dòng CTR13, CTR15 và CTR9. Về phẩm chất cơm, hầu hết các dòng có hàm lượng amylose thấp đến trung bình. Những dòng có hàm lượng amylose thấp hơn 17% là các dòng CTR4 (12,2%), CTR7 (13,9%), CTR13 (14,0%), CTR6 (14,8%). Các dòng có mùi thơm là CTR1, CTR2 và CTR15. Xét về tính tương quan của đặc tính hóa lý và phẩm chất cơm, hàm lượng amylose tương quan nghịch nghịch với sự kéo dài hạt gạo sau khi nấu (r=_0,22). và tương quan thuận với khả năng hấp thu nước (r=0,19). Các dòng lúa triển vọng được phân thành 4 nhóm chính: nhóm có phẩm cấp gạo trung bình, gạo có phẩm chất ngon, gạo có mùi thơm, gạo có phẩm chất rất ngon, dẻo. Kết hợp tất cả các tính trạng bước đầu chọn được một số dòng triển vọng như sau: CTR7, CTR15, CTR1, CTR4, CTR13 và CTR12. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, Lê Xuân Thái, Lê Thu Thủy, Nguyễn Hoàng Khải, 2006. Chọn lọc giống lúa mới chất lượng cao giai đoạn 2004-2006. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 5: 40-48. Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, Nguyễn Hồng Huế, Nguyễn Văn Chánh, 2015. Phân tích phẩm chất gạo của tập đoàn giống lúa MTL (Miền Tây Lúa) đang lưu giũ tại ngân hàng gen Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại hoc Cần Thơ, 38: 106-112. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 1995. Ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2013. Cải tiến giống lúa phẩm chất gạo tốt tiếp cận chiến lược mới. Hội thảo Nâng cao giá trị gạo xuất khẩu Việt Nam. Ngày 12/9/2013, TP Hồ Chí Minh. Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Thời báo Kinh tế Việt Nam. Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình Cây lúa. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Thị Tâm, Trịnh Thị Lũy, Đặng Minh Tâm, Bùi Chí Bửu, 2004. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa có phẩm chất gạo tốt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hội nghị quốc gia về chọn tạo giống lúa. NXB Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. Frei M, Becker K, 2003. Studies on the in vitro starch digestibility and glycemic index of six diferrent indigenous rice cultivars from the Philippines. Journal of Food Chemistry, 83: 395-400. International Rice Research Institute (IRRI), 2014. Standard Evaluation System for Rice. 5th edition. Oko AO, Ubi BE, Dambaba N, 2012. Rice cooking quality and physico-chemical characteristic: a comparative analysis of selected local and newly introduced rice varieties in Ebonyi Sate, Nigeria. Food and Public Health, 2: 43-49. Sood GB, Sadiq EA, 1979. Geographical distribution of kernel elongation gene(s) in rice. Indian Journal of Genetics and plant Breeding, 40: 339-342. Hình 2. Phân nhóm di truyền kiểu hình dựa vào các đặc tính lý-hóa và phẩm chất cơm của 16 dòng lúa triển vọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf54_3054_2225410.pdf
Tài liệu liên quan