Tài liệu Đánh giá nhiễm trùng tiểu ở người lớn bằng que thử nước tiểu nhanh 10 thông số: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 11
ĐÁNH GIÁ NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở NGƯỜI LỚN
BẰNG QUE THỬ NƯỚC TIỂU NHANH 10 THÔNG SỐ
Lê Xuân Trường*, Trương Thị Dung**, Bùi Thị Hồng Châu*
TÓM TẮT
Mở đầu: Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý thận-tiết niệu được
điều trị ở bệnh viện. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng đường tiểu không rõ ràng và cần phối hợp nhiều tiêu
chuẩn khác, đặc biệt là cấy tìm vi khuẩn. Que thử nước tiểu nhanh 10 thông số được xem là một xét nghiệm
nhanh, rẻ, tiện lợi trong tầm soát nhiễm trùng đường tiểu ở cộng đồng, đặc biệt là những vùng điều kiện y tế còn
nhiều khó khăn.
Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Tất cả bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến
khám và điều trị ngoại trú, tại Khoa khám bệnh Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ tháng 11
năm 2017 đến tháng 12 năm 2017, chưa được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu, được chọn vào ng...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá nhiễm trùng tiểu ở người lớn bằng que thử nước tiểu nhanh 10 thông số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 11
ĐÁNH GIÁ NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở NGƯỜI LỚN
BẰNG QUE THỬ NƯỚC TIỂU NHANH 10 THÔNG SỐ
Lê Xuân Trường*, Trương Thị Dung**, Bùi Thị Hồng Châu*
TÓM TẮT
Mở đầu: Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý thận-tiết niệu được
điều trị ở bệnh viện. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng đường tiểu không rõ ràng và cần phối hợp nhiều tiêu
chuẩn khác, đặc biệt là cấy tìm vi khuẩn. Que thử nước tiểu nhanh 10 thông số được xem là một xét nghiệm
nhanh, rẻ, tiện lợi trong tầm soát nhiễm trùng đường tiểu ở cộng đồng, đặc biệt là những vùng điều kiện y tế còn
nhiều khó khăn.
Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Tất cả bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến
khám và điều trị ngoại trú, tại Khoa khám bệnh Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ tháng 11
năm 2017 đến tháng 12 năm 2017, chưa được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu, được chọn vào nghiên cứu và
khảo sát nước tiểu với que thử nước tiểu nhanh 10 thông số.
Kết quả: 218 bệnh nhân đã được chọn vào nghiên cứu, có tuổi trung bình là 50±18 tuổi ở nam và ở nữ là
52±18 tuổi. Sự phân bố nhóm tuổi ở nam và nữ là như nhau Tỉ lệ nhiễm trùng đường tiểu ở nghiên cứu là
11,9%. Bệnh nhân có đặc tính: tiền sử bản thân nhiễm trùng tiểu, sỏi tiết niệu, nữ giới, hay đái tháo đường có
liên quan với tình trạng nhiễm trùng tiểu hiện tại.
Kết luận: Que thử nước tiểu được xem là xét nghiệm nhanh, rẻ, có thể hỗ trợ trong tầm soát nhiễm trùng
đường tiểu.
Từ khóa: nhiễm trùng đường tiểu, người lớn, que thử nước tiểu 10 thông số
ABSTRACT
ASSESSMENT OF URINARY TRACT INFECTION IN ADULTS BY 10 PARAMETER TEST TRIPS
Le Xuan Truong, Truong Thi Dung, Bui Thi Hong Chau,
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 11-15
Background: Urinary tract infection is the most common type of kidney-urinary disease that is treated in
the hospital. The clinical symptoms of urinary tract infection are unclear and should be coordinated with other
criteria, especially bacterial culture. A fast 10-urine urine specimen is considered a quick, inexpensive, convenient
test to screen for urinary tract infections in the community, especially in areas with difficult medical conditions.
Object and Method: Cross-sectional study. All patients aged 18 years or older who are in the outpatient
clinic at Tien Yen District Health Center, Quang Ninh province from November 2017 to December 2017, have
not been diagnosed with road infections. Subjects were randomly assigned to the study and urinalysis with a fast
10-urine urine stool
Results: 218 patients were included in the study, with an average age of 50 ± 18 years for men and 52 ± 18
years for women. The distribution of age groups in males and females was the same. The incidence of urinary tract
infections in the study was 11.9%. Patients with a history of urinary tract infection, urolithiasis, women, or
diabetes are associated with a current UTI.
Conclusion: A urine tester is considered a quick, inexpensive test that can assist in screening urinary
* Bộ môn Hóa Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Lê Xuân Trường, ĐT: 0769872057
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 12
tract infections.
Keywords: urinary tract infection, adults, 10 parameter test trips.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT) là một
bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý thận-
tiết niệu được điều trị ở bệnh viện. Nhiễm trùng
đường tiểu bao gồm nhiễm trùng đường tiểu
trên (viêm thận bể thận) và nhiễm trùng đường
tiểu dưới (viêm bàng quang, niệu đạo). Trong đó
nhiễm trùng đường tiểu trên là một bệnh cảnh
nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh trước
mắt và cũng như lâu dài. Bệnh thường xảy ra ở
mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở nhóm
tuổi trên 60. Nhiễm trùng đường tiểu có thể là
nguyên phát nếu có tổn thương hoặc bất thường
bộ máy bài niệu trước đó, nhưng thường gặp
nhất là thứ phát tức là xảy ra trên cơ địa có các
yếu tố thuận lợi như: sỏi thận-tiết niệu, u xơ tiền
liệt tuyến, các thủ thuật niệu khoa (sonde tiểu,
nội soi, sinh thiết), khối u chèn ép, có thai, hẹp
đường bài niệu bẩm sinh hay mắc phải, suy
giảm miễn dịch và đái tháo đường. Cấy nước
tiểu có vi khuẩn là xét nghiệm cần thiết có giá trị
trong chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu. Tuy
nhiên thực tế lâm sàng có rất nhiều yếu tố làm
ảnh hưởng sai lệch kết quả cấy nước tiểu như
kháng sinh sử dụng trước đó, nhiễm trùng
đường tiểu mạn, thời gian chờ đợi kết quả lâu,
tốn kém...nên để chẩn đoán nhiễm trùng đường
tiểu cần phối hợp nhiều yếu tố thuận lợi khác
như lâm sàng, bạch cầu niệu, nitrit niệu, ... từ đó
sẽ giúp chẩn đoán điều trị đúng để khống chế
những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân. Xét
nghiệm nước tiểu bằng giấy thử là một trong
những tiến bộ của ngành sinh hóa giúp xác định
một vài thông số trong nước tiểu nhằm phục vụ
cho công tác khám, chẩn đoán sớm và điều trị
nhiễm trùng đường tiểu một cách tiện lợi, chính
xác, nhất là trong lĩnh vực khám và điều trị tại
tuyến cơ sở nhằm phát hiện những bất thường
trong nước tiểu ở giai đoạn mà triệu chứng lâm
sàng còn nghèo nàn hoặc chưa có triệu
chứng(3,10,12).
Huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh là một
huyện nghèo miền núi vùng Đông bắc tỉnh
Quảng Ninh, với dân số 44.352 người (2009) chủ
yếu dân tộc thiểu số, mức sống của người dân
nơi đây còn nghèo, chế độ sinh hoạt lạc hậu, vấn
đề sức khỏe chưa được quan tâm đúng mức.
Khám xét nước tiểu qua giấy thử 10 thông số để
phát hiện các bệnh lý thận tiết niệu là việc làm
vừa có giá trị khoa học, vừa mang ý nghĩa thực
tiễn trong việc thăm khám, điều trị, chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho nhân dân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả.
Dân số nghiên cứu
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, đến khám và
điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh Trung tâm
Y tế huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ tháng
11 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017.
Phương pháp chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân (BN) từ 18 tuổi trở lên, đến
khám và điều trị ngoại trú, chưa được chẩn
đoán nhiễm trùng tiểu, và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại ra
BN đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
BN có tổn thương khu trú đường tiết niệu.
BN có các bệnh lý cấp tính và mãn tính ở thận.
Phương pháp thu thập số liệu
Cách thu thập số liệu
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được khảo
sát, phỏng vấn, thăm khám và thực hiện xét
nghiệm theo protocol ghi sẵn, trong đó bao gồm
các thông số cần khảo sát.
Tiêu chuẩn cận lâm sàng
Sinh hóa nước tiểu: bạch cầu niệu dương
tính, nitrit niệu kèm theo các triệu chứng hồng
cầu niệu, protein niệu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 13
Tế bào vi trùng.
Cấy nước tiểu > 105 khuẩn lạc/ml.
Xét nghiệm nước tiểu bằng que thử nước
tiểu nhanh 10 thông số Multistix 10 SG của
Siemens – Đức. Kết quả đọc trên máy Clinitek
Status của Siemens –Anh.
Phân tích số liệu
Các số liệu được thu thập sẽ được mã hóa và
phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả thu
được thể hiện dưới dạng: tần số và tỷ lệ phần
trăm% cho các biến số định tính, trung bình và
độ lệch chuẩn cho các biến số định lượng, kiểm
định chi bình phương (χ2) để so sánh sự khác
nhau giữa hai tỷ lệ, sự khác biệt được coi là có ý
nghĩa thống kê khi p< 0,05, khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Chúng tôi đã chọn được 218 bệnh nhân,
trong đó nữ chiếm đa số. Tuổi trung bình của
nhóm nữ là 52±18 tuổi, nhóm nam là 50 ± 18 tuổi.
Không có sự khác biệt trong phân bố nhóm tuổi
giữa nam và nữ. Lượng nước tiểu 24 giờ ghi
nhận ở nam cao hơn nữ, tương ứng là 1361±161
mL ở nam và 1323±158 mL ở nữ. Phần lớn bệnh
nhân không có triệu chứng tiểu buốt/ tiểu rát,
tiểu đục và tiểu máu. Nhóm nam không có
trường hợp bệnh nhân bị tiểu máu. Tỉ lệ bệnh
nhân bị sỏi thận là 0,9% ở nam và 1,8% ở nữ. Đa
số nữ trong khảo sát có đái tháo đường týp 2, với
tỉ lệ 65,5% (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc tính của bệnh nhân theo tần số và tỉ lệ
phần trăm %
Nam
(n=105)
Nữ
(n=113)
Tuổi 50±18* 52±18*
18-40 34 (32,4) 36 (31,9)
41-60 37 (35,2) 39 (34,5)
≥61 34 (32,4) 38 (33,6)
Lượng nước tiểu 24 giờ (mL) 1361±161* 1323±158*
Tiểu buốt, tiểu rát 3 (2,9) 9 (7,9)
Tiểu đục 4 (3,8) 7 (6,2)
Tiểu máu 0 5 (4,4)
Sỏi thận 1 (0,9) 2 (1,8)
Đái tháo đường týp 2 37 (35,2) 74 (65,5)
*trung bình±độ lệch chuẩn
Ở Bảng 2 và Sơ đồ 1, số liệu cho thấy theo tiêu
chuẩn đánh giá nhiễm trùng tiểu thì tỉ lệ bệnh
nhân nữ có bất thường tiểu niệu (bạch cầu và
nitrit niệu dương tính) cao hơn nam. Tỉ lệ dương
tính bạch cầu niệu ở nữ khá cao với 47,8% và
hồng cầu niệu dương tính với tỉ lệ 25,7%.
Bảng 2. Kết quả phân tích nước tiểu bằng que thử 10
thông số theo tần số và tỉ lệ phần trăm %
Nam
(n=105)
Nữ
(n=113)
Tỉ trọng 1.016 ±0.005* 1.016 ±0.005*
pH 6.30±0.65* 6.08±0.85*
Bạch cầu 15 (14,3) 54 (47,8)
Nitrit 6 (5,7) 20 (17,7)
Bạch cầu + Nitrit 6 (5,7) 20 (17,7)
Protein 11 (10,5) 14 (12,4)
Hồng cầu 6 (5,7) 29 (25,7)
*trung bình±độ lệch chuẩn
Biểu đồ 1. So sánh tỉ lệ bất thường các thông số nước
tiểu (theo tiêu chuẩn đánh giá nhiễm trùng tiểu) ở
nam và nữ.
Bảng 3. Các yếu tố liên quan với nhiễm trùng tiểu
(n=218)
Đặc tính Nhiễm trùng tiểu p
Có (n=192) Không (n=26)
Tiền sử gia đình NTĐT 2 (7,7) 9 (4,7)
Tiền sử bản thân NTĐT 5 (19,2) 8 (4,2) *
Sỏi tiết niệu 2 (7,7) 1 (0,5) *
Tăng huyết áp 8 (30,8) 46 (23,9)
Nữ 20 (76,9) 93 (48,4) *
Đái tháo đường 17 (65,4) 57 (29,7) *
* p<0,05
14.29
5.71
10.48
5.71
47.78
17.7
12.39
25.67
0
10
20
30
40
50
60
Bạch cầu Nitrit Protein Hồng cầu
Tỉ
lệ
%
Các thông số
Nam Nữ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 14
Bảng 3 cho thấy bệnh nhân có đặc tính: tiền
sử bản thân nhiễm trùng tiểu, sỏi tiết niệu, nữ
giới, hay đái tháo đường có liên quan với tình
trạng nhiễm trùng tiểu hiện tại.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, sự phân bố về
nhóm tuổi và giới là tương đồng nhằm khảo
sát mối liên quan giữa tuổi, giới với bất
thường đường tiết niệu và nhiễm trùng đường
tiểu. Bên cạnh đó, các triệu chứng lâm sàng và
lượng nước tiểu trong 24 giờ cũng được ghi
nhận. Kết quả cho thấy nhiễm trùng tiểu có
liên quan với giới tính, cụ thể nữ giới có tỉ lệ
nhiễm trùng tiểu cao hơn nam, sự khác biệt
này có do đặc điểm giải phẫu của niệu đạo,
điều kiện vệ sinh sinh dục... Bệnh nhân đái
tháo đường có tỉ lệ nhiễm trùng đường tiểu
(23%) cao hơn nhóm người bình thường.
Trong một số nghiên cứu khác thì nhiễm trùng
tiểu cũng xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo
đường với tỉ lệ tương đương(5,6,8). Đái tháo
đường được xem là một yếu tố thuận lợi trong
nhiễm trùng tiểu(9).
Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng
đường tiểu qua nghiên cứu 218 trường hợp cho
thấy hầu như không có dấu hiệu rõ ràng. Triệu
chứng bí tiểu, thận lớn đều không phát hiện
được. Các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rát, tiểu
đục, tiểu máu, hội chứng nhiễm trùng, phù, sỏi
thận được phát hiện với tỉ lệ rất thấp và hầu hết
là qua khai thác tiền sử, bệnh sử chứ không phải
là biểu hiện. Tỉ lệ nhiễm trùng đường tiểu không
triệu chứng lâm sàng chiếm tỉ lệ cao 61,5%. Các
đặc điểm lâm sàng dẫn đến tiên lượng nhiễm
trùng đường tiểu tuy nghèo nàn nhưng định
hướng chẩn đoán, theo Barbeito García A và
Sampayo Montenegro A các triệu chứng lâm
sàng kết hợp với xét nghiệm nước tiểu là một xét
nghiệm sàng lọc nhanh có thể củng cố chẩn
đoán(1). Sự kết hợp của khó tiểu, tần số và cấp
cứu, tiểu máu, đau và nhạy cảm trong xương
chậu đạt đến một giá trị tiên đoán tích cực để xác
định nhiễm trùng nước tiểu là 90%. Khi chỉ có
rối loạn tiểu (tiểu buốt rát, tiểu đục) xác suất
như vậy giảm xuống còn 70-80%, và, khi khó
tiểu là triệu chứng duy nhất, nó giảm xuống còn
25%. Vậy nên càng nhiều triệu chứng kết hợp
với xét nghiệm nước tiểu thì giá trị tiên đoán
càng cao. Đánh giá trường hợp nghi nhiễm
trùng đường niệu dựa vào phối hợp các chỉ số
bạch cầu niệu dương tính, nitrit niệu dương tính,
hồng cầu niệu dương tính và protein niệu
dương tính. Tuy nhiên hồng cầu niệu dương
tính giả rất cao, protein niệu và hồng cầu niệu có
thể được thấy trong nhiều bệnh lý khác nên độ
đặc hiệu không cao cho nhiễm trùng đường tiểu.
Theo Najeeb S cùng cộng sự thì bạch cầu và
nitrit trong nước tiểu là nhạy cảm và đáng tin
cậy để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu(7).
Theo Shimoni Z độ nhạy của thử nghiệm bạch
cầu và thử nghiệm nitrit lần lượt là 63,6% và
66,7%(10).
Tỉ lệ nhiễm trùng đường tiểu ở nghiên cứu
của chúng tôi là 11,9%. Nghiên cứu của Vũ
Đình Hùng(8) ở thành phố Biên Hòa cho thấy tỉ
lệ nitrit niệu dương tính 16,4%(11), Hồ Văn Lộc
và cộng sự nghiên cứu trên 1300 người tại xã
Phong Sơn, Phong điền Thừa Thiên Huế bằng
giấy thử Uritest phát hiện tỉ lệ nitrit niệu
dương tính là 2,38%(4). Sở dĩ có sự khác biệt
này là do địa bàn nghiên cứu khác nhau, điều
kiện sống khác nhau, tình hình bệnh tật khác
nhau và theo Dearden A và Williams JD thì
việc xác định nitrit niệu bằng giấy thử sẽ có rất
ít dương tính giả dương tính giả dơ bẩn mẫu
nước tiểu, nước tiểu để ngoài không khí quá
lâu, trong khi sẽ có nhiều âm tính giả ảnh
hưởng đến kết quả nghiên cứu(2). Các nguyên
nhân có thể gây ra âm tính giả là: tích lũy nước
tiểu ở bàng quang không đủ lâu, vi khuẩn sinh
bệnh không sản xuất men để chuyển nitrat
thành nitrit, có sự kết hợp của nhiễm trùng vi
khuẩn kỵ khí, nước tiểu được lưu giữ trong
bàng quang ít hơn 4 giờ (thời gian đủ để
chuyển nitrat thành nitrit(2).
Tỉ lệ hồng cầu niệu dương tính là 16,1%, có
thể gặp ở phụ nữ có kinh, tỉ trọng nước tiểu cao,
luyện tập nặng, mất nước, vitamin C liều cao,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 15
chất oxy hóa Về protein niệu, nghiên cứu của
chúng tôi có tỉ lệ protein niệu 11,5%. Đối tượng
nghiên cứu trong đề tài chúng tôi là người lớn
trên 18 tuổi ở Khoa khám bệnh - TTYT huyện
Tiên Yên, một huyện nghèo ở vùng Đông Bắc,
điều kiện kinh tế, sinh hoạt khó khăn, chủ yếu là
đồng bào dân tộc thiểu số, các bệnh lý thận tiết
niệu chưa được quan tâm, nên tỉ lệ protein niệu
dương tính khá cao với các nghiên cứu trước.
Hầu hết bệnh lý thận tiết niệu hoặc các bệnh
toàn thân ảnh hưởng đến thận có liên quan đến
đời sống kinh tế, xã hội. Mặt khác tỉ lệ tăng
huyết áp, đái tháo đường trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn các nghiên cứu khác nên ảnh
hưởng nhiều lệ tỉ lệ protein niệu. Tiền sử bản
thân về nhiễm trùng đường tiểu có liên quan với
ở tình trạng nhiễm trùng đường tiểu hiện tại,
được xem là gợi ý cho tầm soát nhiễm trùng
đường tiểu, dù bệnh nhân hiện thời không có
triệu chứng lâm sàng nào nhằm tránh bỏ sót
nhiễm trùng đường tiểu tiềm tàng.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ bệnh nhân có nhiễm trùng tiểu qua
khảo sát bằng que thử là 11,9%. Que thử nước
tiểu được xem là xét nghiệm nhanh, rẻ, có vai trò
trong tầm soát nhiễm trùng đường tiểu, tuy
nhiên kết quả dương tính dễ bị sai lệch bởi các
yếu tố khác, do đó cần kết hợp với kết quả cấy
nước tiểu và xét nghiệm sinh hoá vi trùng nước
tiểu để có chẩn đoán chính xác và phác đồ điều
trị phù hợp cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barbeito GA, Sampayo MA (2015). “Using urinary strips”. Rev
Enferm, 38(10):pp.10-6.
2. Dearden A, Williams JD (1995). ”Urinary Tract infection in
Adults”. Medicine International, 30(9):pp. 177-183.
3. Đôn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Đức Công (2014). “Tiểu đạm ở
bệnh nhân tăng huyết áp”. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18,
Số 3.
4. Hồ Văn Lộc, Võ Tam, Hoàng Viết Thắng, Hoàng Bùi Bảo (2000).
“Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu tại xã
Phong Sơn Thừa Thiên Huế”. Tạp chí Y học thực hành, số 2, tr.
113-116.
5. Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Văn Việt, Đoàn Thị Minh Hải
(2004). “Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết
niệu ở bệnh nhân đái tháo đường”. Tạp chí Y học thực hành, số 1,
tr. 65-66.
6. Lê Thị Kim Nhung, Nguyễn Ngọc Khánh, Đỗ Thanh Hương,
Viên Vinh Phú (2015). “Một số đặc điểm lâm sàng và tác nhân
gây nhiễm khuẩn bệnh viện trên người cao tuổi tại Bệnh Viện
Thống Nhất”. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, tập 19 số 5.
7. Najeeb S, Munir T, Rehman S, Hafiz A, Gilani M, Latif M (2015).
“Comparison of urine dipstick test with conventional urine
culture in diagnosis of urinary tract infection”. J Coll Physicians
Surg Pak, 25 (2):pp.108-10.
8. Ngô Xuân Thái, Trịnh Đăng Khoa (2018). “Đánh giá chẩn đoán
và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân đái tháo
đường tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh,
Tập 22, Số 1.
9. Nitzan O, Elias M, Chazan B and Saliba W (2015). “Urinary tract
infections in patients with type 2 diabetes mellitus: review of
prevalence, diagnosis, and management”. Diabetes Metab Syndr
Obes, 8: 129–136.
10. Shimoni Z, Glick J, Hermush V, Froom P (2017). “Sensitivity of
the dipstick in detecting bacteremic urinary tract infections in
elderly hospitalizedpatients”. PLoS One, 12(10):e0187381.
11. Vũ Đình Hùng (2004). “Thử tim hiểu bệnh lý thận - Tiết niệu
trong cộng đồng”. Hội nghị thường niên Hội Niệu - Thận học TP
HCM, tr. 42.
12. WHO (1999). “Definition, Diagnosis and classification of
Diabetes mellitus and its Complications”. Report of a WHO
consultation.
Ngày nhận bài báo: 8/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_nhiem_trung_tieu_o_nguoi_lon_bang_que_thu_nuoc_tieu.pdf