Đánh giá nhận thức các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của đột quỵ trên người bệnh tăng huyết áp ở bệnh viện

Tài liệu Đánh giá nhận thức các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của đột quỵ trên người bệnh tăng huyết áp ở bệnh viện: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 152 ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ DẤU HIỆU SỚM CỦA ĐỘT QUỴ TRÊN NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH VIỆN Cù Thị Thanh Tuyền*, Đỗ Văn Dũng**, Alison Merill*** TÓM TẮT Mở đầu: Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Thiếu nhận thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm đột quỵ là nguyên nhân chính cho sự chậm trễ trong cấp cứu và điều trị đột quỵ. Mục tiêu: Đánh giá nhận thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm đột quỵ trên người bệnh tăng huyết áp. Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố với nhận thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm đột quỵ của người bệnh tăng huyết áp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 208 người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ tháng 7-9/2019. Kết quả: 42,8% có nhận thức không đạt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ được kể đến nhiều nhất 64,9%. N...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá nhận thức các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của đột quỵ trên người bệnh tăng huyết áp ở bệnh viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 152 ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ DẤU HIỆU SỚM CỦA ĐỘT QUỴ TRÊN NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH VIỆN Cù Thị Thanh Tuyền*, Đỗ Văn Dũng**, Alison Merill*** TÓM TẮT Mở đầu: Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Thiếu nhận thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm đột quỵ là nguyên nhân chính cho sự chậm trễ trong cấp cứu và điều trị đột quỵ. Mục tiêu: Đánh giá nhận thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm đột quỵ trên người bệnh tăng huyết áp. Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố với nhận thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm đột quỵ của người bệnh tăng huyết áp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 208 người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ tháng 7-9/2019. Kết quả: 42,8% có nhận thức không đạt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ được kể đến nhiều nhất 64,9%. Nhận thức không đạt về dấu hiệu sớm đột quỵ là 51,5%, dấu hiệu tê và yếu liệt vận động nửa người được kể đến nhiều nhất 51%. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đạt các yếu tố nguy cơ đột quỵ là trình độ văn hóa trên tiểu học, cư trú ở thành thị, thu nhập trung bình trở lên. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đạt dấu hiệu sớm đột quỵ là trình độ văn hóa trên tiểu học và sống một mình. Kết luận: Nhận thức của người bệnh về yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm đột quỵ còn hạn chế. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đạt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ là trình độ văn hóa trên tiểu học và cư trú ở thành thị. Các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức đạt về các dấu hiệu sớm đột quỵ là trình độ văn hóa trên tiểu học và sống một mình. Từ khóa: tăng huyết áp, đột quỵ, yếu tố nguy cơ, dấu hiệu sớm ABSTRACT EVALUATED PERCEPTION ABOUT RISK FACTORS AND WARNING SINGS OF STROKE AMONG HYPERTENSIVE PATIENTS IN HOSPITAL Cu Thi Thanh Tuyen, Đo Van Dung, Alison Merill * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 152 – 158 Background: Stroke is a dangerous disease and has a high mortality rate. Lack of perception of risk factors and early signs of stroke is the main cause for delays in emergency care and stroke treatment. Objectives: Assess awareness of risk factors and stroke warning signs in hypertensive patients. Determine the relationship between some factors with awareness of risk factors and stroke warning signs of hypertensive patients Method: A cross-sectional study of 208 hypertensive patients at Khanh Hoa General Hospital from July to September 2019 Results: 42.8% of participant are unware of risk factors for stroke, hypertension is the most common risk factor was aware (64.9%). 51.5% of participants are unaware of early signs of stroke, numbness and weakness in half-body were aware in 51% of participant as a early sign. Factors affect perception of risk factors for stroke are education, residence, and income. Factors that affect perception of early signs of stroke *Khoa Điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Trường Đại học Điều dưỡng Bắc Colorado Tác giả liên lạc: ThS.ĐD. Cù Thị Thanh Tuyền ĐT: 0906457144 Email: ctttuyencyk@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 153 are education and marriage status. Conclusion: The perception of risk factors and early signs of stroke among hypertensive patients are limited. Factors affect perception of risk factors for stroke are education level and residence. Factors affect perception of early signs of stroke are education level and marriage status. Keywords: hypertension, stroke, risk factors, warning signs ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm gây ra tỷ lệ tử vong đứng thứ hai và là nguyên nhân gây ra khuyết tật thần kinh ở người lớn hàng đầu trên toàn thế giới(11). Thống kê tại Mỹ(2,12) cho thấy mỗi 40 giây có một người bị đột quỵ, mỗi 4 phút có một trường hợp tử vong do đột quỵ, 90% người bệnh đột quỵ để lại khuyết tật chỉ có 10% hồi phục hoàn toàn. Ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Y tế(3), tử vong do đột quỵ đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở cả nam và nữ giới. Mỗi năm có khoảng 15.990 người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do đột quỵ. Chi phí trực tiếp để điều trị đột quỵ tiêu tốn 144 tỷ đồng mỗi năm, đây là một gánh nặng cho hệ thống y tế. Để làm giảm gánh nặng này công tác dự phòng và điều trị sớm đột quỵ là vấn đề hết sức quan trọng. Điều này liên quan trực tiếp tới nhận thức của người bệnh đối với các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của đột quỵ não. Tuy nhiên, nhận thức về đột quỵ (ĐQ) của người bệnh tăng huyết áp còn hạn chế và người có nguy cơ cao thường đánh giá thấp xác suất ĐQ của họ. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá nhận thức về các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu sớm của đột quỵ trên người bệnh tăng huyết áp. Xác định mối liên quan giữa nhận thức các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm đột quỵ với một số yếu tố. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả người bệnh có tăng huyết áp đang được điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, thời gian từ tháng 1/2019 tới tháng 6/2019. Tiêu chuẩn chọn mẫu Người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp theo tiêu chuẩn JNC 8, trên 18 tuổi, đủ khả năng nhận thức và giao tiếp, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Những người bệnh có tiền sử bị đột quỵ trước đó, có vấn đề về tâm lý, rối loạn ý thức, không có khả năng nghe, nói, hiểu tiếng Việt. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu n = 208. Công cụ thu thập dữ liệu Tất cả các đối tượng được phỏng vấn theo kiểu mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi đã được soạn sẵn bao gồm các nội dung: Đặc điểm về nhân khẩu học; Nhận thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ và Nhận thức của người bệnh về các dấu hiệu sớm của đột quỵ Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22. Thống kê mô tả (tần số, tỷ lệ %) và thống kê phân tích (phép kiểm Chi bình phương, hồi quy logistic) được sử dụng để phân tích số liệu. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số 60/ĐHYD-HĐĐD. KẾT QUẢ Các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Đa số người tham gia nghiên cứu này có độ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 154 tuổi từ 65 trở lên, trong đó lớn nhất là 96 tuổi và nhỏ nhất là 26 tuổi, độ tuổi trung bình là 65,04±14,23. Tỷ lệ giữa nam và nữ là gần tương đương nhau. Phần lớn người tham gia là dân buôn bán (34,6%). Gần 3/4 đối tượng tham gia nghiên cứu sống ở thành thị (71,6%). Trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (28,4). Đa số đang sống cùng vợ (chồng) (71,2%) và có thu nhập bình quân thấp (77,4%) (Bảng 1). Bảng 1. Các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm N Tỷ lệ % Tuổi Dưới 65 tuổi 97 46,6 Từ 65 tuổi trở lên 111 53,4 Nghề nghiệp Thất nghiệp 65 31,3 Buôn bán 72 34,6 Làm nông 40 19,2 Công nhân – Viên chức 20 9,6 Khác 11 5,3 Địa chỉ Nông thôn 59 28,4 Thành thị 149 71,6 Hôn nhân Sống cùng vợ (chồng) 148 71,2 Sống một mình 60 28,8 Giới Nam 97 46,6 Nữ 111 53,4 Trình độ văn hóa Không biết chữ 16 7,7 Tiểu học 57 27,4 Trung học cơ sở 39 18,8 Trung học phổ thông 59 28,4 Cao đẳng – Đại học 37 17,8 Thu nhập Thấp 161 77,4 Trung bình trở lên 47 22,6 Nhận thức của đối tượng nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của đột quỵ Bảng 2. Tỷ lệ nhận thức của đối tượng nghiên cứu về yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và dấu hiệu sớm gây đột quỵ (n = 208) Tần số (n=208) Phần trăm (%) Nhận thức về yếu tố nguy cơ gây đột quỵ Không đạt 87 41,8 Đạt 121 58,2 Tần số (n=208) Phần trăm (%) Nhận thức về dấu hiệu sớm gây đột quỵ Không đạt 105 50,5 Đạt 103 49,5 Không đạt: kể tối đa 1 YTNC/DHS; Đạt: kể ít nhất 2 YTNC/DHS Đối tượng nghiên cứu có nhận thức đạt về yếu tố nguy cơ gây đột quỵ chiếm tỷ lệ 58,2%, nhận thức đạt về dấu hiệu sớm gây đột quỵ là 49,5% (Bảng 2). Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với nhận thức về yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của đột quỵ Mối liên quan giữa nhận thức đạt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ với địa chỉ, trình độ văn hóa, thu nhập có ý nghĩ thống kê với p <0,05. Trong đó, người bệnh cư trú ở thành thị có số chênh về nhận thức đạt các yếu tố nguy cơ đột quỵ gấp 2,03 lần (OR=2,03; KTC 95% 1,10–3,73) so với đối tượng cư trú ở nông thôn. Người bệnh có trình độ văn hóa trên tiểu học có số chênh về nhận thức đạt các yếu tố nguy cơ đột quỵ gấp 5,21 lần (OR=5,21; KTC 95% 2,82–9,65) so với người bệnh có trình độ văn hóa dưới tiểu học. Người bệnh có mức thu nhập từ trung bình trở lên có số chênh về nhận thức đạt các yếu tố nguy cơ đột quỵ gấp 2,54 lần (OR=2,54; KTC 95% 1,23–5,25) so với người bệnh có mức thu nhập thấp. Mối liên quan giữa nhận thức đạt các dấu hiệu sớm đột quỵ với trình độ văn hóa, hôn nhân có ý nghĩ thống kê với p <0,05. Trong đó, người bệnh có trình độ văn hóa trên tiểu học có số chênh về nhận thức đạt các dấu hiệu sớm của đột quỵ gấp 2,63 lần (OR=2,63; KTC 95%: 1,45-4,75) so với người bệnh có trình độ văn hóa dưới tiểu học. Người bệnh sống một mình có nhận thức đạt các dấu hiệu sớm của đột quỵ thấp hơn so với người bệnh sống cùng vợ (chồng) (OR=0,39; KTC 95% 0,21–0,73) (Bảng 3). Bảng 3. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với nhận thức về yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và nhận thức về dấu hiệu sớm gây đột quỵ Đặc điểm Nhận thức YTNC ĐQ Nhận thức DHS ĐQ OR KTC 95% P OR KTC 95% P > 65 tuổi 0,64 0,37 -1,12 0,116 1,17 0,68 – 2,02 0,572 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 155 Đặc điểm Nhận thức YTNC ĐQ Nhận thức DHS ĐQ OR KTC 95% P OR KTC 95% P Nam 1,44 0,83 – 2,51 0,198 1,26 0,73 – 2,17 0,410 Trên tiểu học 0,68 0,37 – 1,24 0,204 0,59 0,33 – 1,07 0,082 Thành thị 2,03 1,10 – 3,73 0,022 1,12 0,61 – 2,05 0,708 Trên tiểu học 5,21 2,82 – 9,65 0,000 2,63 1,45 – 4,75 0,001 Trung bình trở lên 2,54 1,23 – 5,25 0,010 0,97 0,51 – 1,86 0,928 Sống một mình 0,69 0,38 – 1,26 0,226 0,39 0,21 – 0,73 0,003 Phép kiểm chi bình phương, OR (odds ratio): tỷ suất chênh, KTC: khoảng tin cậy Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đạt các yếu tố nguy cơ đột quỵ là trình độ văn hóa trên tiểu học và cư trú ở thành thị. Các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức đạt các dấu hiệu sớm đột quỵ là trình độ văn hóa trên tiểu học và sống một mình (Bảng 4). Bảng 4. Phân tích hồi quy đa biến logistic về mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học nhận thức về yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và nhận thức về dấu hiệu sớm gây đột quỵ Đặc điểm P OR KTC (95%) Nhận thức yếu tố nguy cơ đột quỵ Sinh sống ở thành thị 0,010 0,38 0,18 - 0,79 Trình độ văn hóa trên tiểu học 0,000 0,16 0,07 - 0,34 Nhận thức dấu hiệu sớm đột quỵ Sống một mình 0,041 1,99 1,03 - 3,85 Trình độ văn hóa trên tiểu học 0,020 0,48 0,26 - 0,89 BÀN LUẬN Nhận thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của đột quỵ trên người bệnh tăng huyết áp Những gánh nặng kinh tế và xã hội của đột quỵ là rất lớn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nơi các nguồn lực là ít ỏi và có kỹ năng nguồn nhân lực là không đầy đủ. Để giảm bớt gánh nặng này cần có một chương trình phòng ngừa ban đầu tốt với nền tảng là kiến thức tốt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ (YTNC ĐQ)(17). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cho thấy nhận thức không đạt chiếm 41,8% khi kể được tối đa 1 YTNC ĐQ. Dữ liệu thu nhận từ nghiên cứu của Jones (2010)(9) xác định khả năng kể tên 1 YTNC ĐQ của NB dao động từ 18%-94%. Nghiên cứu của Al Shafaee(1) cho kết quả thấp hơn khi chỉ có 43% NB có nguy cơ đột quỵ xác định được ít nhất 1 YTNC ĐQ. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Wahab(17) có tới 60 % NB không thể xác định YTNC nào. Những người bệnh tăng huyết áp có nguy cơ cao bị đột quỵ. Việc nhận thức tốt các dấu hiệu sớm đột quỵ (DHS ĐQ) rất quan trọng đối với người bệnh, giúp họ đến bệnh viện sớm hơn, được tiếp nhận điều trị sớm, hiệu quả hơn và hạn chế được tối đa biến chứng do đột quỵ gây ra. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cho thấy nhận thức của người bệnh về DHS ĐQ còn hạn chế, có đến 50% người bệnh nhận thức không đạt chỉ kể được tối đa 1 DHS ĐQ. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy sự hạn chế kể trên cũng đã nhấn mạnh bởi một số tác giả: nghiên cứu tổng quan tổng hợp bằng chứng 39 nghiên cứu (2010)(9) cho thấy khả năng kể tên một dấu hiệu sớm dao động từ 25% đến 75%. Kết quả nghiên cứu của Duque (2015)(4) thực hiện bệnh viện ở Anh cũng nhận thấy số người bệnh kể được ít nhất một dấu hiêu sớm chiếm tỷ lệ 74,2%. Bên cạnh đó, nghiên cứu ở cộng đồng còn cho kết quả thấp hơn: nghiên cứu của Anne Hickey (2012)(8) cho thấy chỉ có 69% người bệnh kể được tối đa 1 dấu hiệu sớm đột quỵ. Như vậy, kết quả cho thấy sự nhận thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ đột quỵ và dấu hiệu sớm của đột quỵ còn hạn chế đặc biệt ở nhóm người bệnh nguy cơ cao như tăng huyết áp. Trong khi đó, để việc dự phòng đột quỵ hiệu quả chúng ta cần người bệnh có nhận thức tốt về các yếu tố nguy cơ. Điều này tác động trực tiếp đến việc quản lý bệnh và thay đổi lối sống không tốt, duy trì và phát triển lối sống lành mạnh tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, về mặt lý thuyết, cứ mỗi phút trôi qua có gần 2 triệu tế bào não mất đi(7). Như vậy có thể thấy tổn thương não do đột quỵ gây ra có diễn tiến rất nhanh và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 156 khả năng hồi phục lại kém. Điều đó càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần nâng cao nhận thức của người bệnh về dấu hiệu sớm đột quỵ, vì: Cải thiện nhận thức về đột quỵ làm gia tăng sự hài lòng và giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng cho người bệnh(6). Tăng cường nhận thức dấu hiệu sớm cho người bệnh về đột quỵ có thể dẫn đến việc người bệnh được đưa đến khoa cấp cứu sớm hơn. Để tăng khả năng tự quản lý của nhóm người bệnh có nguy cơ cao, việc truyền thông về các yếu tố rủi ro và sửa đổi hành vi cần được nhấn mạnh. Bàn luận về ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến nhận thức về yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm của đột quỵ Đa số người bệnh trong nghiên cứu này đến từ khu vực thành thị với tỷ lệ 71,6%, người bệnh đến từ nông thông chiểm tỷ lệ thấp 28,4%. Nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa nơi cư trú với nhận thức đạt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ có ý nghĩ thông kê p <0,05. Trong đó, người bệnh cư trú ở thành thị có số chênh về khả năng nhận thức đạt các yếu tố nguy cơ đột quỵ cao gấp 2,03 lần so với người bệnh cư trú ở nông thôn với p <0,05, OR=2,03, KTC 95%: 1,1-3,75. Hồi quy logistic đa biến cho thấy cư trú khu vực thành thị có ảnh hưởng đến nhận thức đạt về yếu tố nguy cơ đột quỵ với p=0,016, OR=0,43; KTC 95%: 0,23–0,86. Điều này cũng được khẳng định bởi nghiên cứu của Fitzpatrick (2012)(5) tại Đà Nẵng cho thấy có mối liên quan giữa nơi cư trú và nhận thức yếu tố nguy cơ đột quỵ với p<0,05, OR=2,36; KTC 95%: 1,41–3,97. Nghiên cứu của Wahab (2008)(17) cũng đồng quan điểm khi cho thấy việc cư trú ở thành thị có liên quan đến khả năng nhận thức chính xác một số yếu tố nguy cơ đột quỵ ở nhóm người bệnh có nguy cơ cao với (p=0,011, OR=2,73; KTC 95%: 1,26–5,92). Trong nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan giữa nơi cư trú và nhận thức đạt về dấu hiệu sớm đột quỵ. Điều này cũng được tìm thấy ở các nghiên cứu trước đây(14,16). Xu hướng nhận thức về đột quỵ cao hơn ở khu vực thành thị là điều có thể lý giải, do người bệnh ở thành thị có cơ hội tiếp xúc với các kênh thông tin điện tử nhiều hơn, họ cũng nhận được sự chăm sóc y tế tốt hơn, dễ dàng được tiếp cận với dịch vụ y tế tốt, hiện đại. Trong khi đó người dân nông thôn gặp khó khắn hơn rất nhiều trong việc nhận được dịch vụ y tế tốt, hiện đại. Họ cũng khó khăn để tiếp cận với các thông tin sức khỏe hơn. Nhận thấy điều này chúng ta cần phải xây dựng nhiều chương trình can thiệp toàn diện, chăm sóc và tư vấn, giá dục sức khỏe đến tận người dân. Trong nghiên cứu này, số lượng người bệnh có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống chiếm đa số với tỷ lệ 64,9% trong đó tỷ lệ người bệnh không biết chữ chiếm 7,7%. Qua phân tích đơn biến và đa biến (Bảng 3 và Bảng 4) cho thấy có mối liên quan giữa nhận nhận thức đạt về DHS ĐQ và trình độ học vấn trên tiểu học (p <0,01, OR=0,18; KTC 95% 0,1–0,34). Tương tự có mối liên quan giữa nhận thức đạt về dấu hiệu sớm đột quỵ với trình độ học vấn trên tiểu học (p<0,05, OR=0,46; KTC 95% 0,25–0,86). Điểm tương đồng cũng có trong nghiên cứu của Al Shafaee (2006)(1) (p=0,002; OR=6,91; KTC 95%: 2,07-22,99). Qua đây, chúng ta có thể thấy trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng liên quan đến nhận thức về đột quỵ não của người bệnh trong nhóm nguy cơ cao. Chúng ta cần xây dựng một chương trình tuyên truyền riêng phù hợp cho những người có trình độ học vấn thấp và có kế hoạch theo dõi, giám sát và bổ sung nhận thức cho họ một cách kịp thời vì khả năng tiếp thu và ghi nhớ của họ kém hơn. Căn cứ vào quy định của chính phủ về mức thu nhập bình quân(15) các đối tượng trong nghiên cứu có thu nhập thấp chiếm 77,4% là rất cao. Thu nhập thấp đi kèm với đó là sự thiếu hụt về các dịch vụ y tế cơ bản bao gồm cả tiếp cận dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, trình độ học vấn của mỗi người. Theo Kapral (2012)(10) tỷ lệ người bệnh có nguy cơ đột quỵ não có thu nhập cao được tiếp cận với dịch vụ y tế nhiều hơn so với những người bệnh có thu nhập thấp hơn (21%, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 157 18%, và 16% cho lần lượt thu nhập bình quân ở mức cao, trung bình và thấp với OR=1,18; p<0,05; KTC 95%: 1,03-1,29). Qua phân tích đơn biến chúng tôi tìm ra mối liên quan giữa thu nhập trung bình trở lên với nhận thức đạt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ có ý ngĩa thống kê, tuy nhiên điều này không còn khi phân tích đa biến (Bảng 3, Bảng 4) cho thấy người có thu nhập bình quân trung bình trở lên có sự chênh lệch về nhận thức đạt các yếu tố nguy cơ đột quỵ cao gấp 2,54 lần so với người có thu nhập thấp (p <0,05, OR=2,54; KTC 95%: 1,23–5,25). Kết quả tương tự được tìm thấy ở nghiên cứu của Hường (2016)(16) khi người bệnh có thu nhập trung bình trở lên có xu hướng nhận thức đạt cao gấp 2,42 lần với p<0,05; KTC 95% 1,05–5,6. Trong nghiên cứu này đa số người bệnh sống cùng với gia đình (71,2%), trong khi đó số người bệnh sống một mình chiếm tỷ lện thấp (28,8%). Qua phân tích đơn biến và đa biến tìm thấy mối liên quan độc lập giữa tình trạng hôn nhân với nhận thức về dấu hiệu sớm đột quỵ có ý nghĩa thống kê (Bảng 3 và Bảng 4). Kết quả cho thấy những người bệnh sống chung cùng vợ hoặc chồng có chênh lệch về nhận thức đạt dấu hiệu sớm đột quỵ gấp 2,56 lần so với người bệnh sống một mình với p <0,05; KTC 95% 0,21-0,73. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu ở DakLak với tỷ lệ người bệnh sống cùng vợ hoặc chồng có xu hướng nhận thức đạt về dấu hiệu sớm đột quỵ cao gấp 3,1 lần so với người sống một mình (p <0,05, KTC 95% 1,64–6,02)(16). Nghiên cứu của Prak ở Hàn Quốc(13) cũng cho kết quả tương tự. Kết quả của nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan giữa hôn nhân và nhận thức yếu tố nguy cơ đột quỵ (Bảng 3). Kết quả này cũng được khẳng định trong các nghiên cứu trước đây(14,17). Những người sống một mình thường là người già góa bụa, ly dị, độc thân do đó sẽ khó khăn trong việc tự chăm sóc và không có khả năng ứng phó khi xảy ra đột quỵ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị đột quỵ tại bệnh viện và đe dọa tính mạng của người bệnh. Như vậy, khi xây dựng các chương trình giáo dục sức khỏe cần lưu ý đến đối tượng này để họ có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ gia đình và xã hội. KẾT LUẬN Nhận thức của người bệnh về yếu tố nguy cơ và dấu hiệu sớm đột quỵ còn hạn chế. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đạt về các yếu tố nguy cơ đột quỵ là trình độ văn hóa trên tiểu học và cư trú ở thành thị. Các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức đạt về các dấu hiệu sớm đột quỵ là trình độ văn hóa trên tiểu học và sống một mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al Shafaee MA, et al (2006). "Perception of stroke and knowledge of potential risk factors among Omani patients at increased risk for stroke". BMC Neurol, 6:38. 2. Benjamin EJ, et al (2017). "Heart Disease and Stroke Statistics- 2017 Update: A Report from the American Heart Association". Circulation, 135(10):e146-e603. 3. Bộ Y Tế (2015). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014 - Tăng cường kiểm soát và dự phòng kiểm soát bệnh không lây nhiễm. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 4. Duque S, et al (2015). "Awareness of Stroke Risk Factors and Warning Signs and Attitude To Acute Stroke". IMED, https://imed.pub/ojs/index.php/iam/article/view/1236. 5. Fitzpatrick AL, et al (2012). "Symptoms and risk factors for stroke in a community-based observational sample in Viet Nam". Journal of Epidemiology and Global Health, 2(3):155-163. 6. Forster A, et al (2012). "Information provision for stroke patients and their caregivers". Cochrane Database Syst Rev, 11:Cd001919. 7. Go AS, et al (2014). "Heart disease and stroke statistics--2014 update: a report from the American Heart Association". Circulation, 129(3):e28-e292. 8. Hickey A, et al (2012). "Knowledge of stroke risk factors and warning signs in Ireland: development and application of the Stroke Awareness Questionnaire (SAQ)". International Journal of Stroke, 7(4):298-306. 9. Jones SP, et al (2010). "Stroke knowledge and awareness: an integrative review of the evidence". Age Ageing, 39(1):11-22. 10. Kapral MK et al (2012). "Neighborhood income and stroke care and outcomes". Neurology, 79(12):1200-1207. 11. Mozaffarian D, et al (2016). "Executive Summary: Heart Disease and Stroke Statistics--2016 Update: A Report from the American Heart Association". Circulation, 133(4):447-454. 12. Ovbiagele B, et al (2013). "Forecasting the future of stroke in the United States: a policy statement from the American Heart Association and American Stroke Association". Stroke, 44(8):2361-2375. 13. Park MH, et al (2006). "No difference in stroke knowledge between Korean adherents to traditional and western medicine - the AGE study: an epidemiological study". BMC Public Health, 6: 153. 14. Samsa GP et al (1997). "Knowledge of risk among patients at Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 158 increased risk for stroke". Stroke, 28 (5):916-921. 15. Văn phòng chính phủ Việt Nam (2015). Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Quyết định số 59- 2015/QĐ-TTg. 16. Vũ Thị Thu Hường (2016). Nghiên cứu nhận thức của người bệnh có nguy cơ cao đột quỵ não về yếu tố nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não đang điều trị tại khoa Nội, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2016. Đại học Điều dưỡng Nam Định. 17. Wahab KW, et al (2008). "Awareness of warning signs among suburban Nigerians at high risk for stroke is poor: a cross- sectional study". BMC Neurol, 8:8-18. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_nhan_thuc_cac_yeu_to_nguy_co_va_dau_hieu_som_cua_do.pdf
Tài liệu liên quan