Đánh giá nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên để phát triển sinh kế của người dân tái định cư xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La - Nguyễn Thị Hồng Nhung

Tài liệu Đánh giá nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên để phát triển sinh kế của người dân tái định cư xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La - Nguyễn Thị Hồng Nhung: 71 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 71 - 79 ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ XÃ CHIỀNG ƠN, HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bùi Thị Hoa Mận, Lê Thị Thu Hòa, Lò Văn Thuật, Nguyễn Thị Thảo, Lường Văn Chung Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là vốn tự nhiên để phát triển sinh kế. Có 5 nguồn vốn để đánh giá sinh kế như vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội. Một trong những nguồn vốn để phát triển sinh kế ở xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai rất quan trọng là TNTN. TNTN có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn. Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình từ 400 – 500m, độ chia cắt sâu lớn, thuận lợi để canh tác, nhưng khó khăn trong việc canh tác trên đất dốc. Đất có diện tích khá lớn, nhìn chung khá màu mỡ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Khí hậu mang tính chất gió mùa điển hình của vùng Tây Bắc, ph...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên để phát triển sinh kế của người dân tái định cư xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La - Nguyễn Thị Hồng Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 71 - 79 ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ XÃ CHIỀNG ƠN, HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bùi Thị Hoa Mận, Lê Thị Thu Hòa, Lò Văn Thuật, Nguyễn Thị Thảo, Lường Văn Chung Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là vốn tự nhiên để phát triển sinh kế. Có 5 nguồn vốn để đánh giá sinh kế như vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội. Một trong những nguồn vốn để phát triển sinh kế ở xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai rất quan trọng là TNTN. TNTN có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn. Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình từ 400 – 500m, độ chia cắt sâu lớn, thuận lợi để canh tác, nhưng khó khăn trong việc canh tác trên đất dốc. Đất có diện tích khá lớn, nhìn chung khá màu mỡ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Khí hậu mang tính chất gió mùa điển hình của vùng Tây Bắc, phân thành hai mùa, khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng trong sản xuất. Nguồn nước thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch lòng hồ. Xuất phát từ thực tiễn nguồn TNTN như trên, đòi hỏi cần phải đánh giá đầy đủ để phát triển sinh kế bền vững hơn. Từ khóa: Sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, thủy điện Sơn La, vốn tự nhiên. 1. Đặt vấn đề Trong sinh kế (livelihoods) của con người, TNTN được xem như một loại vốn (vốn tự nhiên). Xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình xây dựng thủy điện Sơn La. Đây là một trong những xã nằm trong diện phải di dân khỏi cốt ngập của công trình thủy điện này. Hiện xã có 563 hộ thuộc 10 bản đều nằm dưới cốt 215m phải di chuyển đến nơi ở mới. Thực hiện hình thức di vén nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân là tái định cư (TĐC) tại chỗ nên các hộ di dân được bố trí tại 10 điểm TĐC. Hiện nay để thích ứng với những thay đổi lớn trên, bằng các phương thức canh tác mang tính chất truyền thống, người dân đã phát huy những thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên như: đất đai, địa hình, nguồn nước, khí hậu, để góp phần ổn định cuộc sống ban đầu. Tuy nhiên, những nhân tố này cũng mang lại không ít khó khăn cho người dân xã Chiềng Ơn bởi sự khắc nghiệt của khí hậu, kém màu mỡ của đất đai, địa hình hiểm trở, Bài viết này thực hiện việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn về các điều kiện tự nhiên dựa vào khung sinh kế của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID). Bởi khung sinh kế bền vững do DFID đề xuất đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ, logic; là khung đánh giá được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Mặt khác, khung sinh kế này cũng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình tiếp cận cơ sở lí luận phục vụ việc nghiên cứu. Ngày nhận bài: 4/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 Liên lạc: Nguyễn Thị Hồng Nhung- mail: nguyennhungtbu@gmail.com 72 Bởi vậy, đây là nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn giúp người dân xã Chiềng Ơn có thể nhận rõ những lợi thế về TNTN tại địa phương, góp phần khai thác tốt hơn, bền vững hơn nguồn vốn này; đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo mục tiêu TĐC cuộc sống nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. 2. Nội dung 2.1 Quan niệm về sinh kế và sinh kế bền vững Sinh kế là một trong những nghiên cứu quan trọng nhằm phân tích những nhân tố cơ hội và thách thức đối với kinh tế của con người. Định nghĩa sinh kế đầu tiên được Robert Chambers đề cập đến trong tác phẩm của mình vào năm 1986. Theo ông, sinh kế ở đây có thể được định nghĩa là mức độ của sự giàu có, của cổ phiếu và là dòng chảy của thực phẩm và tiền mặt trong đó cung cấp về vật chất cho an sinh xã hội và an ninh nhằm chống lại việc trở nên nghèo hơn [1]. Thuật ngữ sinh kế bền vững - sustainable livelihood (SKBV) được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về SKBV như sau: SKBV bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. SKBV khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. SKBV về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, tùy theo từng cách tiếp cận, các nhà nghiên cứu về sinh kế đã đưa ra rất nhiều những khung sinh kế (khung sinh kế bền vững) trong đó nhấn mạnh đến các nhân tố, các nguồn vốn ảnh hưởng đến kinh tế của con người như khung sinh kế của Oxfam, Care, DFID, Hình 1: Khung sinh kế của DFID (2001) 2.2 Khái quát về xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La Chiềng Ơn là xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Quỳnh Nhai, có diện tích tự nhiên là 73 10.875,4 ha, hệ tọa độ từ 21035’ – 21045’B, 103035’ – 103048’Đ. Phía bắc giáp xã Pắc Ma, Mường Giôn (huyện Quỳnh Nhai), phía nam giáp xã Nậm Ét, Mường Sại, Chiềng Bằng (huyện Quỳnh Nhai), phía đông giáp xã Nậm Giôn (huyện Mường La), phía tây giáp xã Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai). Xã nằm trong diện quy hoạch của khu du lịch lòng hồ Sơn La; nằm trên các trục đường giao thông 279, tuyến đường sang Lai Châu, Sa Pa, có nhiều thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trung tâm xã Chiềng Ơn cách thành phố Sơn La hơn 85km, cách trung tâm Lào Cai hơn 180km, đường xá đi lại khó khăn, thường xuyên xảy ra trượt lở. Đây là khó khăn ảnh hưởng đến việc vận chuyển giống, các phương tiện kỹ thuật, sản phẩm nông nghiệp; đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất của người dân, giá thành sản phẩm thấp, giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm. Nhìn chung, vị trí địa lý không thuận lợi: cản trở sự kết nối của người dân với những điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật, kiến thức sản xuất mà từ đó còn cản trở sự tiếp cận của người dân với các nguồn vốn tự nhiên. Năm 2010, Chiềng Ơn có 10 bản với dân số trên 2.440 người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên khoảng 2%/năm. Đồng bào chủ yếu là dân tộc Thái, Kháng, Xá sống bằng hoạt động canh tác lúa nước, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động của người dân có ý nghĩa to lớn trong việc ổn định đời sống xã hội, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, do phần lớn là đồng bào dân tộc nên trình độ dân trí còn hạn chế, phương thức canh tác thiên về tự cung, tự cấp do vậy nguồn vốn tự nhiên có ý nghĩa hết sức to lớn đối với các hộ gia đình. 2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác nguồn vốn TNTN ở xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La * Địa hình Địa hình chủ yếu là đồi núi. Độ cao trung bình từ 400 – 500m so với mực nước biển. Độ chia cắt sâu khá lớn bởi các dãy núi trung bình, các thung lũng hẹp và sông suối. Độ dốc trung bình của địa hình trên 200. Có một số nơi địa hình thoải hơn, độ dốc trung bình 15 – 200, nhưng diện tích không lớn chỉ khoảng 10 – 20ha. Dưới chân núi, ven sông hoặc một số các thung lũng hẹp có các bãi đất tương đối bằng phẳng, có điều kiện khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp nhưng diện tích không đáng kể. Đặc điểm địa hình đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp cần áp dụng khoa học kĩ thuật canh tác trên đất dốc để tránh bị xói mòn, rửa trôi đất canh tác, bảo vệ môi trường sinh thái. Địa hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, độ dốc địa hình lớn làm những hiện tượng rửa trôi, xói mòn xảy ra thường xuyên gây mất lớp đất dinh dưỡng của bề mặt. Hơn nữa địa hình cũng gây khó khăn cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống cấp nước cho địa phương. * Đất đai Đất đai là một trong những nhân tố quan trọng để góp phần thúc đẩy sinh kế của xã 74 Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai. Xã có 2 loại đất chính, cụ thể: Đất đỏ vàng trên đất sét (Fs): với diện tích 8.395,81ha chiếm 77,2% diện tích tự nhiên của toàn vùng. Đây là loại đất có độ phì dinh dưỡng trung bình. Phân bố ở hầu hết các vùng trong xã. Đất được hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá sét nên có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất từ tầng dày đến trung bình. Đất thích hợp với các loại cây trồng dài ngày và cây ăn quả, ngoài ra còn có thể trồng các cây ngắn ngày như ngô, sắn, lạc, đậu ở những vùng đất có độ dốc nhỏ. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích của loại đất này là 46,54ha chiếm 0,43% diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất được hình thành từ nền đất đỏ vàng và trên các chất dinh dưỡng trung bình. Do khai thác trồng lúa nước nên tính chất của đất đã bị biến đổi, hình thành tầng đế cày cứng rắn. Tầng dưới loang lổ đỏ vàng. Loại đất này phân bố ở dạng địa hình tương đối bằng phẳng. Mặc dù diện tích nhỏ nhưng có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp cho người dân địa phương cải thiện một phần lớn vấn đề lương thực. Hiện nay loại đất này đang được khai thác dưới dạng các ruộng bậc thang cấy lúa nước và trồng các cây hoa màu. Vấn đề sở hữu đất, sự đền bù và cấp thêm đất mới cho người dân về cơ bản đáp ứng đủ quỹ đất đã hoạch định. Các hộ dân di vén được Nhà nước bồi thường và cấp đất mới, diện tích này trung bình khoảng 2000m2 đất sản xuất và 400m2 đất ở/hộ. Do vậy sự tranh chấp trong quá trình đền bù đất hầu không xảy ra. Hơn nữa, ngoài diện tích sẵn có việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp thông qua sử dụng phần diện tích đất vùng bán ngập vẫn được người dân tận dụng triệt để (khoảng 3 tháng/năm). Bảng 1: Diện tích đất vùng bán ngập phân theo các điểm TĐC – năm 2010 (ha) STT Điểm TĐC Tên bản Cốt ngập (m) Diện tích đất bán ngập 1 Huổi Ná 1 Hát Lếch 195 - 215 9,8 2 Huổi Ná 2 Coỏng Ái 0 3 Đán Đăm 1 Kéo Pịa 195 - 215 31,5 4 Đán Đăm 2 Hát Lây 195 - 215 26,7 5 Đán Đăm 3 Hát Củ 195 - 215 22,5 (hiện đã chuyển cho xã Chiềng Bằng quản lí) 6 Đán Đăm 4 Nậm Uôn 195 - 215 25 7 Pa Sáng Xe Trong 195 – 215 9,7 8 Pom Co Muông Xe Ngoài 195 – 215 45,3 9 Lốm Lầu 1 Van Pán 195 - 215 7,4 75 10 Lốm Lầu 2 Phiêng Bóng 195 - 215 8,0 (Nguồn: Báo cáo thuyết minh Quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế - xã hội gắn với bố trí TĐC xã Chiềng Ơn – huyện Quỳnh Nhai) Diện tích vùng bán ngập thuộc xã Chiềng Ơn tuy lớn nhưng khả năng sử dụng nhìn chung còn hạn chế. Theo kết quả khảo sát của 70 hộ dân, 57,1% số hộ sử dụng vùng đất bán ngập với quy mô diện tích khác nhau, 27,1% số hộ không có diện tích bán ngập, 4,2% số hộ không nhớ cụ thể diện tích đất vùng bán ngập nhà mình sử dụng, 11,4% số hộ không cho biết thông tin về vùng bán ngập. Bảng 2: Diện tích đất bán ngập được sử dụng so với diện tích đất bán ngập theo quy hoạch ở các bản được điều tra Điểm TĐC Diện tích đất bán ngập theo quy hoạch (m2)* Diện tích đất bán ngập đang được sử dụng (m2) ** Tỉ lệ (%) Pom Co Muông 453000 15760 3,5 Đán Đăm 1 315000 39500 12,5 Đán Đăm 2 267000 7700 2,9 Đán Đăm 4 250000 3200 1,3 Pa Sáng 97000 14800 15,3 (Nguồn: Tính toán theo kết quả khảo sát của tác giả và báo cáo thuyết minh quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế - xã hội gắn với bố trí TĐC của xã Chiềng Ơn – huyện Quỳnh Nhai; * số liệu quy hoạch năm 2010, ** số liệu khảo sát thực tế năm 2015) Xét về tỉ lệ diện tích bán ngập đang được sử dụng thì người dân điểm TĐC Pa Sáng có tỉ lệ sử dụng đất cao nhất nhưng cũng chỉ chiếm 15,3%, điểm TĐC Đán Đăm 1 (12,5%) còn các điểm khác chiếm tỉ lệ không đáng kể. Phần lớn diện tích này được sử dụng trong việc trồng lúa và ngô một vụ. Sở dĩ có sự khác biệt về tỉ lệ các bản sử dụng đất bán ngập là do diện tích đất bán ngập thực tế của từng bản là khác nhau, không phải diện tích nào cũng có thể canh tác được, chưa có sự quy hoạch hợp lí, còn thiếu các dự án, chương trình riêng cho diện tích này... Mặt khác, trong hoàn cảnh diện tích đất canh tác nông nghiệp hạn chế, chất lượng đất kém màu mỡ nhưng số lượng các hộ sử dụng diện tích này không nhiều chủ yếu là do thiếu vốn, thời gian sử dụng ngắn, hiệu quả kinh tế không cao, tốn nhiều công Do vậy, các hoạt động sinh kế tại khu vực này kém đa dạng, mang tính tự phát. Có thể nói, dù diện tích đất đền bù cho người dân được xem là đã thỏa đáng song vùng định cư mới so với nơi ở trước đây là có địa hình cao hơn, đất nông nghiệp cũng kém màu mỡ hơn. Vì thế, phần lớn các hộ trong diện điều tra đều chỉ rõ khó khăn chính trong trồng trọt và chăn nuôi là thiếu đất và đất xấu, đất bị phân cắt thành nhiều mảnh, không liền nhau. Hơn nữa, 76 khu vực này chủ yếu là đồng bào dân tộc do vậy tập quán canh tác sản xuất chưa được hiện đại hóa, cơ bản là độc canh và quảng canh, kĩ thuật tiên tiến chưa được áp dụng, các loại giống mới chưa được nghiên cứu để đưa vào gieo trồng. Do vậy người dân vẫn chưa thể phát huy được tiềm năng đất đai hiện có mà vẫn còn phụ thuộc vào kinh nghiệm truyền thống, một số hộ gắn liền hoạt động sản xuất với vùng đất bán ngập và thả vó bè. * Khí hậu Khí hậu của Chiềng Ơn mang tính chất khí hậu gió mùa nhiệt đới điển hình của khí hậu vùng Tây Bắc với chế độ nóng ẩm, mưa nhiều, phân hóa thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 – tháng 9, chiếm trên 75% lượng mưa trong năm; mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nền nhiệt trung bình năm là 21,40C, trung bình cao nhất là 270C, thấp nhất là 160C. Tổng nhiệt độ hoạt động khoảng 89420C. Về cơ bản, khí hậu của vùng tương đối thích hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới phát triển. Chế độ mưa: tổng lượng mưa trung bình 1318,6mm/năm. Lượng mưa tương đối lớn, tập trung chủ yếu vào mùa hè mang lại lợi ích quan trọng bởi đây được coi là mùa phát triển các loài cây trồng và vật nuôi thuận lợi nhất trong năm. Người dân cần tận dụng triệt để những thuận lợi về tài nguyên nước trong mùa mưa để phát triển nông nghiệp. Không chỉ phát triển kinh tế, nước mưa đáp ứng một phần lớn nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân thông qua việc xây bể dự trữ nước mưa trong các hộ gia đình để đảm bảo đủ lượng nước sinh hoạt trong mùa khô. Có thể nói, hạn chế lớn nhất về khí hậu của Chiềng Ơn đó là mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trong mùa khô lượng mưa lại quá thấp, trung bình khoảng 403mm cho cả 7 tháng (chỉ gần 30% tổng lượng mưa cả năm). Trong mùa khô lượng nước bốc hơi lớn nên tình trạng khô hạn rất nghiêm trọng. Các tháng cuối mùa khô là các tháng khó khăn nhất cho cây trồng vì lượng dự trữ ẩm trong đất bị cạn kiệt do bốc hơi, vào mùa khô nguy cơ xảy ra cháy rừng cũng thường xuyên đe dọa. Vào mùa mưa lượng mưa lớn tạo thành các dòng chảy mạnh trên các sườn dốc làm tăng khả năng xói mòn đất, nguy cơ đất bị thoái hóa nhanh. Hơn nữa, trong vùng thường xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan như: gió Lào, mưa đá, sương mù, sương muối, đòi hỏi cần có định hướng bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí, hạn chế tác hại đến phát triển và năng suất cây trồng, vật nuôi. Với đặc điểm khí hậu như trên đòi hỏi khi bố trí cây trồng cần phát huy các ưu thế về chế độ nhiệt ẩm, nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Chế độ khí hậu thích hợp cho các cây ngắn ngày như ngô, đậu tương, sắn, lạc, cây lâu năm như xoài, nhãn, các loại vật nuôi chính là trâu, bò, dê, lợn, gà, nuôi trồng thủy sản đặc biệt là loài cá tầm và rô phi lai, * Tài nguyên nước Trong những năm gần đây, việc tận dụng diện tích nước mặt lòng hồ để nuôi trồng thủy sản 77 là một trong những hướng đi mới đầy tiềm năng góp phần cải thiện sinh kế của đồng bào xã Chiềng Ơn. Đặc biệt ở một số bản thuộc xã Chiềng Ơn có diện tích lòng hồ lớn nhiều cá nhân có ý tưởng thành lập các hợp tác xã thủy sản nhằm khai thác tốt hơn lợi thế mặt nước sẵn có, bù lại phần diện tích đất canh tác hạn chế về chất lượng. Hiện nay, tại khu vực lòng hồ thuộc địa phận của xã Chiềng Ơn các mô hình nuôi cá lồng với các loại cá chủ yếu như cá rô phi lai, cá trôi, cá chép, cá trắm khá phổ biến, bước đầu đã đem lại nguồn thu cho người dân. Vì thế, trong thời gian tới ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đã và sẽ trở thành một ngành quan trọng của xã bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại. Ngành du lịch được dự báo sẽ trở thành ngành phát triển trong tương lai bởi vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp giữa vùng núi non hoang sơ và vùng lòng hồ. Đây cũng sẽ một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quý giá nếu như con người biết sử dụng và khai thác một cách hợp lí. Theo như điều tra 70 hộ dân thuộc cả vùng bán ngập và vùng lân cận th́ hơn 60% hộ dân cho rằng ngành du lịch và thủy sản sẽ là những ngành mà họ cần học tập để tận dụng tốt nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương. Mặc dù là khu vực có sông Đà chảy qua nhưng do vùng sản xuất và sinh sống của dân cư ở độ cao cao hơn so với mặt nước nên sông Đà chưa có nhiều giá trị trong việc phục vụ sản xuất và đời sống mà nguồn nước chủ yếu dựa vào nguồn nước khe suối chảy theo mùa là chủ yếu. Hơn nữa theo điều tra, toàn xã nằm trên vùng có nguồn nước ngầm kém phong phú, chỉ có thể lấy một lượng nhỏ nước ngầm trong vỏ phong hóa hoặc đối pha. Do đó nguồn nước cung cấp cho người dân cũng bị hạn chế. * Tài nguyên rừng Hiện nay 100% diện tích rừng của xã Chiềng Ơn được quy hoạch làm rừng phòng hộ và được giám sát trực tiếp từ các thôn, bản. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể tận thu những nguồn lợi cơ bản của tài nguyên rừng mang lại như củi đốt, dược liệu, là những sản phẩm từ rừng để phục vụ sinh kế cho cư dân. Sự thay đổi về điều kiện sinh thái của khu vực lòng hồ chắc chắn sẽ hình thành sự phong phú về tài nguyên sinh vật rừng cho toàn khu vực. Dân cư sẽ khai thác tài nguyên rừng chủ yếu dưới góc độ phục vụ du lịch trong tương lai. Trên cơ sở tiến hành tổng hợp tài liệu, khảo sát thực tế và đánh giá các mặt thuận lợi và khó khăn của vốn tự nhiên đối với hoạt động của dân cư, nhóm tác giả nhận thấy: i) Nguồn vốn tự nhiên có ý nghĩa tiền đề đối với mọi hoạt động sinh kế của người dân xã Chiềng Ơn, đặc biệt là hoạt động trồng trọt, đánh bắt thủy sản. Bằng kinh nghiệm thực tế, giá trị truyền thống lâu đời người dân nơi đây vẫn gắn bó với đất, với nước, với rừng. ii) Nông nghiệp vẫn là hoạt động sinh kế quan trọng nhất, tạo nguồn thu chính nuôi sống các HGĐ. Hiện nay, do diện tích đất canh tác bị thu hẹp, bước đầu đã tạo ra sự chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế HGĐ; hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ngày càng đem lại nguồn thu ổn định hơn cho mỗi gia đình (theo kết quả điều tra của nhóm tác giả, hoạt động đánh bắt thủy sản đã tạo nguồn thu chính cho 16/70 HGĐ, chiếm 22,9% tổng số hộ được hỏi). 78 iii) Khó khăn chủ yếu của nhiều HGĐ là thiếu đất, thiếu vốn sản xuất, thiếu giống, khoa học kĩ thuật, thiếu cơ sở thức ăn, phân bón Do đó, dưới sự lãnh chỉ đạo của cán bộ cấp trên xã và người dân cần tiến hành cải tạo, mở rộng, khai hoang các vùng đất có khả năng canh tác, đồng thời sử dụng tối đa, có hiệu quả diện tích vùng bán ngập. Hướng dẫn người dân kĩ thuật trồng, chăm sóc cây, con; tổ chức nhiều lớp tập huấn; hỗ trợ vốn cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Tiếp tục quản lí tài nguyên rừng theo hình thức cộng đồng nhằm ổn định dòng chảy, góp phần hạn chế hiện tượng sạt lở đất ven sông, suối như hiện nay. 3. Kết luận Có thể nói, với sự thay đổi lớn về điều kiện sống của người dân TĐC xã Chiềng Ơn thì TNTN là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở khung sinh kế bền vững của DFID, nhóm tác giả đã đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố thuộc nguồn vốn tự nhiên. Trong đó có những nhân tố có ý nghĩa quan trọng như tài nguyên đất, tài nguyên nước, đã được người dân xã Chiềng Ơn tận dụng và cải thiện cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, do nhiều nhân tố tác động như chính sách nhà nước, phong tục văn hóa và tập quán canh tác vẫn chưa được thay đổi, cải thiện nhanh chóng, phù hợp nên chưa thể phát huy hiệu quả tối ưu những nguồn vốn tự nhiên này. Trong thời gian tới, cùng với sự giúp sức của các cơ quan trong tỉnh cho người dân TĐC thủy điện Sơn La nói chung và người dân TĐC xã Chiềng Ơn nói riêng sẽ sử dụng bền vững những nguồn vốn tự nhiên, để người dân TĐC có thể phát triển kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất và phù hợp hoàn cảnh của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chambers, R. and G. R. Conway, 1992, Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century IDS, IDS Discussion Paper No 296 [2]. Ban chỉ đạo di dân, TĐC thủy điện Sơn La, 12/2006, Nhà máy thủy điện Sơn La và công cuộc di dân TĐC [3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013, Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới: Khung chính sách TĐC (RPF), Hà Nội [4]. Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID UK), Bộ Kế hoạch và đầu tư, Chương trình đối tác hỗ trợ các xã nghèo (PAC), 2003, Báo cáo Hội thảo đào tạo SKBV Việt Nam: Phần IV Sử dụng phương pháp tiếp cận SKBV và khung phân tích [5]. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Ban Quản lí di dân TĐC thủy điện Sơn La – huyện Quỳnh Nhai, 2007, Báo cáo thuyết minh Quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế - xã hội gắn với bố trí TĐC xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La 79 ASSESSMENT OF NATURAL RESOURCES FOR DEVELOPMENT LIVERLIHOODS OF THE RESETTLED CHIENG ON, QUYNH NHAI DISTRICT, SON LA PROVINVE Nguyen Thi Hong Nhung, Bui Thi Hoa Man, Le Thi Thu Hoa, Lo Van Thuat, Nguyen Thi Thao, Luong Van Chung Tay Bac University Asbtract: Natural resources (TNTN) is capital natural to livelihood development. There are five sources of livelihood capital for evaluation as humans, natural resources, physical capital, capital financial, social capital. A source in the capital to develop livelihoods at Chieng On, Quynh Nhai district very important, is natural. Natural has many advantages, but also more difficult. The terrain is mostly mountainous, the average height from 400 - 500 meters deep divide large degree, favorable to farming, but farming difficult print on slopes. Land has a fairly large area, generally favorable to fertile agricultural development. Climate nature typical monsoon Northwest fields, divided into two seasons, favorable to agricultural development. However, the dry season extends deep, serious water shortages print production. Convenient water source to develop aquaculture and tourism developers reservoir. Starting from practical TNTN source likewise requires full assessment phải to develop sustainable livelihoods coal. Keywords: Livelihoods, natural resources, the Son La hydropower, natural capital.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf28_8392_2136074.pdf