Tài liệu Đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh thông qua phương pháp dạy học webquest trong dạy học hóa học 10 - Trần trung Ninh: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41
37
Email: ninhtt@hnue.edu.vn
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC WEBQUEST
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10
Trần Trung Ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Nguyễn Thị Thu Thủy - Trường Trung học phổ thông Lăk, tỉnh Đăk Lăk
Ngày nhận bài: 16/09/2018; ngày sửa chữa: 20/09/2018; ngày duyệt đăng: 27/09/2018.
Abstract: Collaborative problem solving skills have become increasingly important in the modern
world. However, the assessment of the collaborative problem solving skills is still new and difficult
for teachers. This article presents the structure of the collaborative problem solving skills, the tools
for assessing students' collaborative problem solving skills by WebQuest method. According to
pedagogical experiments and statistical processing results, this assessment toolkit is of high
reliability and validity, which can be widely applied.
Keywords: Collabora...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh thông qua phương pháp dạy học webquest trong dạy học hóa học 10 - Trần trung Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41
37
Email: ninhtt@hnue.edu.vn
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC WEBQUEST
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10
Trần Trung Ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Nguyễn Thị Thu Thủy - Trường Trung học phổ thông Lăk, tỉnh Đăk Lăk
Ngày nhận bài: 16/09/2018; ngày sửa chữa: 20/09/2018; ngày duyệt đăng: 27/09/2018.
Abstract: Collaborative problem solving skills have become increasingly important in the modern
world. However, the assessment of the collaborative problem solving skills is still new and difficult
for teachers. This article presents the structure of the collaborative problem solving skills, the tools
for assessing students' collaborative problem solving skills by WebQuest method. According to
pedagogical experiments and statistical processing results, this assessment toolkit is of high
reliability and validity, which can be widely applied.
Keywords: Collaborative problem solving skills, teaching Chemistry for grade 10, Webquest
method, students.
1. Mở đầu
Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào sự
thành công của nền giáo dục ở quốc gia đó. Ngày nay,
cuộc cách mạng 4.0 đang mở ra một thời kì mới với nhiều
cơ hội, nhưng đồng thời cũng có những thách thức.
Trong những năng lực cần có của người học, hợp tác giải
quyết vấn đề (HTGQVĐ) là một năng lực quan trọng.
Năm 2015, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng
Anh: Organization for Economic Co-operation and
Development; viết tắt: OECD) đã lần đầu tiên đề xuất
khung năng lực HTGQVĐ cho học sinh (HS) độ tuổi 15
[1]. Griffin và E.Care đã giới thiệu việc đánh giá năng
lực HTGQVĐ [2].
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu bước đầu về
năng lực và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề [3]. Đã
có một số nghiên cứu về năng lực HTGQVĐ [4]. Tuy
nhiên, do sự đa dạng của đánh giá năng lực, việc đánh
giá năng lực HTGQVĐ vẫn còn khá mới và gây khó
khăn cho giáo viên. Trong quá trình dạy học, biểu hiện
có thể quan sát được của năng lực HTGQVĐ là khác
nhau, do đó cần có những công cụ đánh giá phù hợp. Bài
viết giới thiệu cấu trúc của năng lực HTGQVĐ, đánh giá
năng lực HTGQVĐ của HS thông qua phương pháp dạy
học WebQuest chủ đề “Oxi - ozon” trong chương trình
Hóa học 10.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
2.1.1. Khái niệm
Theo The Programme for International Student
Assessment: “Năng lực HTGQVĐ là năng lực của một
cá nhân tham gia có hiệu quả vào một quá trình mà ở đó,
hai hoặc nhiều người cố gắng giải quyết vấn đề bằng
cách chia sẻ những hiểu biết, nỗ lực cần thiết để đi đến
một giải pháp và tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, nỗ lực
để đạt được giải pháp đó” [1; tr 6].
Sự hợp tác có thể được đánh giá ở cấp độ cá nhân,
nhóm hoặc tổ chức. Một ưu điểm của sự hợp tác là kết
quả của nhóm trong việc giải quyết vấn đề có thể lớn hơn
tổng các kết quả cá nhân đạt được. Tuy nhiên, trong đánh
giá của PISA, hiệu quả HTGQVĐ phụ thuộc vào khả
năng hợp tác của các thành viên trong nhóm và ưu tiên
thành công của nhóm hơn là thành công của cá nhân.
Sự cộng tác là hoạt động làm việc cùng nhau,
hướng tới mục tiêu chung. Thành tố đầu tiên của sự
cộng tác là giao tiếp, trao đổi kiến thức hoặc ý kiến
nhằm tối ưu hóa sự hiểu biết của người học. HTGQVĐ
có nghĩa là tiếp cận vấn đề một cách có trách nhiệm
bằng cách làm việc cùng nhau, trao đổi ý tưởng. Hợp
tác là một công cụ hữu ích, đặc biệt là khi dựa vào các
yếu tố: kiến thức và khả năng giải quyết xung đột của
các thành viên. Quá trình HTGQVĐ là cần thiết khi
giải quyết một số vấn đề phức tạp mà một cá nhân
không thực hiện được, cần năng lực chung của cả
nhóm. Do các thành viên trong nhóm sẽ khác nhau về
năng lực và kinh nghiệm, nên khi HTGQVĐ, mỗi
thành viên sẽ có cơ hội chia sẻ các kiến thức, kinh
nghiệm của bản thân để đạt được mục tiêu chung.
Dựa theo bảng cấu trúc năng lực HTGQVĐ của
PISA, chúng tôi đã xây dựng bảng cấu trúc năng lực
HTGQVĐ như sau (xem hình 1 trang bên):
2.1.2. Các bước phát triển năng lực hợp tác giải quyết
vấn đề cho học sinh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41
38
Bước 1: Nhận thức rõ các biểu hiện của năng lực
HTGQVĐ, lập kế hoạch phát triển năng lực HTGQVĐ,
thể hiện ở kế hoạch bài học. GV cần lựa chọn nội dung
kiến thức phù hợp để thiết kế các tình huống có vấn đề.
Bước 2: Tạo tình huống, tổ chức các hoạt động, sử
dụng phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học phù hợp
để hình thành và phát triển năng lực HTGQVĐ cho HS.
Lựa chọn các phương pháp dạy học có kết hợp hoạt động
nhóm (như: dạy học theo dự án, dạy học theo góc, dạy
học WebQuest, dạy học giải quyết vấn đề,). Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương
pháp dạy học WebQuest.
Bước 3: Tổ chức các hoạt động dạy học theo kế
hoạch bài học. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp
nhằm phát triển năng lực HTGQVĐ cho HS. Theo dõi,
hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động học tập của HS
trong quá trình dạy học.
Bước 4: Đánh giá sự phát triển năng lực HTGQVĐ
của HS thông qua các công cụ: - Phiếu đánh giá của HS
trong nhóm; - Biên bản hoạt động nhóm; - Phiếu đánh
giá của GV.
Bước 5: Rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả đã
đạt được, đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của HS.
Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm phát triển năng
lực HTGQVĐ của HS.
2.2. Biểu hiện của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
của học sinh thông qua dạy học WebQuest
Theo Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường [5],
phương pháp dạy học WebQuest là hình thức học tập
theo nhóm, các nhóm tự lực thực hiện các nhiệm vụ về
một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn.
Những thông tin cơ bản được truy cập từ các trang liên
kết do GV chọn lọc từ trước. Quá trình học tập theo định
hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS
trình bày. Dạy học WebQuest là một trong những
phương pháp dạy học tích cực, giúp HS thể hiện năng lực
HTGQVĐ. Thông qua những biểu hiện, hoạt động
HTGQVĐ của HS, GV có thể đánh giá năng lực
HTGQVĐ của các em.
Tiêu chí đánh giá: Để làm tăng tính khách quan,
chúng tôi không đánh giá các sản phẩm của dạy học
WebQuest mà chỉ đánh giá biểu hiện của năng lực
HTGQVĐ của HS thông qua quá trình các em giải quyết
nhiệm vụ học tập.
Dựa trên cấu trúc năng lực HTGQVĐ của PISA [1],
chúng tôi xác định các biểu hiện của năng lực HTGQVĐ
trong dạy học theo phương pháp WebQuest như sau
(xem bảng 1 trang bên):
Hình 1. Cấu trúc năng lực HTGQVĐ
N
ăn
g
l
ự
c
H
T
G
Q
V
Đ
Năng lực khám phá
và hiểu biết
Phát hiện các nguồn lực và khả năng của
các thành viên trong nhóm
Đưa ra các kiểu, nguyên tắc
hoạt động nhóm
Năng lực mô tả
và trình bày
Xây dựng, chia sẻ, trao đổi ý kiến
của các thành viên trong nhóm
Phân tích, phát hiện vấn đề
Năng lực lập kế hoạch
và thực hiện
Thu thập, xử lí thông tin,
đề xuất giải pháp
Đưa ra kế hoạch
Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
theo các nguyên tắc hợp tác của nhóm
Năng lực giám sát
và phản ánh
Theo dõi quá trình giải quyết vấn đề
và điều chỉnh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41
39
Bảng 1. Biểu hiện của năng lực HTGQVĐ trong dạy học theo phương pháp WebQuest
Năng lực
thành
phần
Biểu hiện
(còn gọi là
tiêu chí)
Mức độ
Công cụ
đánh giá
Mức 1 (1đ) Mức 2 (2đ) Mức 3 (3đ)
Năng lực
khám phá
và
hiểu biết
1. Phát hiện
các nguồn
lực và khả
năng của các
thành viên
trong nhóm
Không hoặc rất ít
phát hiện được ưu,
nhược điểm của
các thành viên
trong nhóm, không
phân công được
công việc cụ thể
Tìm hiểu được ưu,
nhược điểm của các
thành viên trong nhóm
nhưng chưa đầy đủ,
phân công được một
số công việc cụ thể,
hợp lí
Phát hiện được
các ưu, nhược
điểm của các
thành viên trong
nhóm, phân công
được các công
việc cụ thể, hợp lí
- Phiếu quan sát
- Biên bản hoạt
động nhóm
2. Đưa ra
các nguyên
tắc hoạt
động nhóm
Chỉ họp nhóm 1
hoặc 2 lần nhưng
không hiệu quả,
các thành viên
trong nhóm
không tham gia
xây dựng nhóm,
không tuân thủ
nguyên tắc hoạt
động nhóm
Họp nhóm thường
xuyên nhưng chưa
hiệu quả, các thành
viên trong nhóm tham
gia xây dựng nhóm
nhưng chưa tích cực,
thực hiện theo đúng
các nguyên tắc hoạt
động nhóm nhưng
chưa tự giác
Họp nhóm
thường xuyên,
đạt hiệu quả, các
thành viên tham
gia xây dựng tích
cực, tự giác thực
hiện các nguyên
tắc hoạt động
nhóm
- Phiếu quan sát
- Biên bản hoạt
động nhóm
Năng lực
mô tả và
trình bày
3. Đóng góp
ý kiến, chia
sẻ, trao đổi ý
kiến với các
thành viên
trong nhóm
Chỉ có một hoặc
một số thành viên
trong nhóm (1/3
thành viên) đóng
góp ý kiến, chưa
có sự chia sẻ, trao
đổi ý kiến của các
thành viên trong
nhóm
Các thành viên có sự
đóng góp ý kiến nhưng
chưa đầy đủ (2/3 thành
viên), có sự chia sẻ,
trao đổi ý kiến nhưng
chưa mang lại hiệu
quả cao
Tất cả các thành
viên đều đóng
góp, chia sẻ, trao
đổi ý kiến tích
cực, mang đến
hiệu quả cao,
hợp lí
- Phiếu quan sát
- Phiếu đánh giá
nhóm
4. Phân tích,
phát hiện,
phát biểu
vấn đề
Không phân tích,
phát hiện và phát
biểu được vấn đề
Phân tích nhưng phát
hiện và phát biểu vấn
đề chưa đầy đủ, chưa
chính xác
Phân tích, phát
hiện, phát biểu
vấn đề đầy đủ,
chính xác
- Phiếu quan sát
- Phiếu đánh giá
nhóm
Năng lực
lập kế
hoạch và
thực hiện
5. Thu thập,
xử lí thông
tin
Không thu thập,
xử lí thông tin
Thu thập, xử lí được
thông tin nhưng chưa
đầy đủ
Thu thập, xử lí
thông tin đầy đủ
- Phiếu quan sát
- Phiếu đánh giá
nhóm
6. Lập kế
hoạch
Chưa lập được kế
hoạch đầy đủ,
logic, khoa học
Lập được kế hoạch
đầy đủ nhưng chưa
khoa học, logic
Lập được kế
hoạch đầy đủ,
logic, khoa học
- Phiếu quan sát
- Biên bản hoạt
động nhóm
7. Thực hiện
kế hoạch
giải quyết
vấn đề theo
nguyên tắc
Chưa đề xuất
được giải pháp,
chỉ nhận xét về sự
khác biệt trong
giải quyết vấn đề,
không giải quyết
Đề xuất được giải
pháp nhưng chưa phù
hợp, cố gắng giải
quyết vấn đề nhưng
chưa giải quyết được
mâu thuẫn trong
Đề xuất được
giải pháp phù
hợp, giải quyết
được mâu thuẫn,
thống nhất giải
pháp chung của
- Phiếu quan sát
- Phiếu đánh giá
nhóm
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41
40
hoạt động
nhóm
được mâu thuẫn
phát sinh, không
có ý kiến lựa chọn
giải pháp đúng,
các thành viên
không tích cực
nhóm, không thống
nhất được giải pháp
chung, thỉnh thoảng có
phản hồi, các thành
viên không tích cực
nhóm, phản hồi
thường xuyên
đến các thành
viên không tích
cực
Năng lực
giám sát
và
điều chỉnh
8. Theo dõi
quá trình
giải quyết
vấn đề và
điều chỉnh
Không ghi chép
quá trình làm việc
nhóm, không có
sự điều chỉnh các
hoạt động nhóm
không phù hợp,
các phương án
giải quyết vấn đề
không khả thi
Ghi chép nhưng
không cụ thể, logic;
có sự điều chỉnh
những nguyên tắc và
phương án giải quyết
chưa phù hợp, các
thành viên có cố gắng
nhưng chưa tự giác
Ghi chép cụ thể,
logic, điều chỉnh
các sai lầm phù
hợp, các thành
viên thích nghi
tốt với những đổi
mới
- Phiếu quan sát
- Biên bản hoạt
động nhóm
Cách tính điểm:
Điểm trung bình của HS =
Tổng điểm các tiêu chí
8
Phân loại năng lực:
- Từ 1-1,7 điểm: năng lực HTGQVĐ ở mức độ thấp.
- Từ 1,7-2,4 điểm: năng lực HTGQVĐ ở mức độ
trung bình.
- Từ 2,4-3,0 điểm: năng lực HTGQVĐ ở mức độ cao.
2.3. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 32 HS lớp
10A15 ở Trường Trung học phổ thông Lăk - Đăk Lăk
vào tháng 2-3/2018 nhằm đánh giá năng lực HTGQVĐ
của HS trước khi sử dụng phương pháp dạy học
WebQuest (trước thực nghiệm) và sau khi sử dụng
phương pháp dạy học WebQuest trong dạy học chủ đề
“Oxi - ozon” (sau thực nghiệm).
Từ số liệu thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả
điểm trung bình theo từng tiêu chí như sau (xem bảng 2):
Từ bảng kết quả điểm trung bình của từng tiêu chí,
chúng tôi đã xây dựng đồ thị biểu thị sự phát triển của
các tiêu chí như sau (xem hình 2):
Bảng kiểm định độ tin cậy của dữ liệu thu được (xem
bảng 3 trang bên):
Bảng 2. Kết quả điểm trung bình theo từng tiêu chí
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tiêu chí 6 Tiêu chí 7 Tiêu chí 8
Trước
thực nghiệm
1,53 1,66 1,75 1,56 1,47 1,44 1,56 1,44
Sau
thực nghiệm
1,78 1,88 2,03 1,75 1,88 1,63 1,78 1,63
Hình 2. Biểu đồ sự phát triển của các tiêu chí
0
1
2
3
4
TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7 TC8
STN
TTN
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41
41
Bảng 3. Bảng kiểm định độ tin cậy của dữ liệu
Các giá trị
Trước thực
nghiệm
Sau thực
nghiệm
Hệ số tương
quan chẵn lẻ
0,72 0,76
Độ tin cậy rSB 0,83 0,86
Bảng kiểm định T-test phụ thuộc (xem bảng 4):
Bảng 4. Bảng kiểm định T-test phụ thuộc
Các giá trị
Trước thực
nghiệm
Sau thực
nghiệm
Điểm trung bình các tiêu chí 1,55 1,79
T-test phụ thuộc (p) 1,6 x 10-9
Từ kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy, thông qua
dạy học WebQuest, HS có sự phát triển về năng lực
HTGQVĐ, cụ thể:
Trước khi thực nghiệm, điểm trung bình các tiêu chí
của HS tương đối thấp, chủ yếu là ở mức điểm < 2 (trung
bình, thấp), điểm trung bình của năng lực HTGQVĐ của
lớp là 1,55. Sau khi được học bằng phương pháp
WebQuest, số HS đạt mức điểm > 2 (cao) tăng lên, số
HS đạt điểm thấp giảm đi, điểm trung bình về năng lực
HTGQVĐ của lớp là 1,79. Như vậy, đã có sự phát triển
rõ rệt về năng lực HTGQVĐ của HS sau thực nghiệm.
Trong tất cả các tiêu chí của năng lực HTGQVĐ, tiêu
chí có sự tiến bộ nhiều nhất là tiêu chí 5 (thu thập, xử lí thông
tin) và tiêu chí 3 (đóng góp ý kiến, chia sẻ, trao đổi ý kiến
với các thành viên trong nhóm). Thông qua việc sử dụng
phương pháp dạy học WebQuest, HS có cơ hội được rèn
luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm các
thông tin trên internet. Đối với tiêu chí 3, khi được làm việc
nhóm để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được rèn luyện kĩ
năng thảo luận nhóm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý tưởng.
Tiêu chí mà HS có sự tiến bộ thấp nhất là tiêu chí 4
(phân tích, phát hiện, phát biểu vấn đề), tiêu chí 6 (lập kế
hoạch), tiêu chí 8 (theo dõi quá trình giải quyết vấn đề và
điều chỉnh). Do đó, cần có thêm thời gian cho HS phát
triển các tiêu chí tốt hơn, đồng đều hơn.
Thông qua bảng kiểm định độ tin cậy của dữ liệu,
chúng tôi nhận thấy, độ tin cậy trước thực nghiệm và sau
thực nghiệm lần lượt là 0,83 và 0,86 (> 0,7). Như vậy, dữ
liệu trên là đáng tin cậy.
Giá trị xác suất xảy ra ngẫu nhiên (p) là 1,6 x 10-9 < 0,05
cho thấy, sự chênh lệch giữa điểm trung bình sau thực
nghiệm và trước thực nghiệm là có ý nghĩa. Như vậy, điểm
trung bình về năng lực HTGQVĐ của HS đã tăng lên thông
qua việc sử dụng phương pháp dạy học WebQuest.
3. Kết luận
Bài viết đã phân tích khái niệm, cấu trúc và các biểu hiện
của năng lực HTGQVĐ. Qua đó thiết kế bộ công cụ đánh
giá năng lực HTGQVĐ thông qua dạy học WebQuest chủ
đề “Oxi - ozon”. Kết quả thực nghiệm sư phạm trong năm
học 2017-2018 bước đầu cho thấy, năng lực HTGQVĐ của
HS lớp 10 đã có những phát triển nhất định thông qua việc
sử dụng phương pháp dạy học WebQuest; bộ công cụ đánh
giá năng lực HTGQVĐ có độ tin cậy, độ giá trị cao và
nghiên cứu này có thể nhân rộng được.
Tài liệu tham khảo
[1] Organisation for Economic Co-operation -
Development (OECD) (2013). PISA 2015
Collaborative Problem Solving Frameworks.
[2] Griffin - E.Care (2015). Assesment and Teaching of
21st Century Skills, Methods and Approach (Eds)
Springer. Dordrecht.
[3] Nguyễn Thị Lan Phương (2014). Đề xuất cấu trúc
và chuẩn đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong
chương trình giáo dục phổ thông mới. Tạp chí Khoa
học Giáo dục, số 111, tr 1-7.
[4] Lê Thái Hưng - Lê Thị Hoàng Hà - Dương Thị Anh
(2016). Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong dạy
học và đánh giá bậc trung học ở Việt Nam. Tạp chí
Quản lí giáo dục, số 80, tr 8-13.
[5] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2010). Một số
vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở
trường trung học phổ thông. Dự án Phát triển giáo
dục trung học phổ thông, Bộ GD-ĐT.
[6] Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) - Đỗ Hương Trà -
Nguyễn Phương Hồng - Cao Thị Thặng (2010). Dạy
và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật
dạy học. NXB Đại học Sư phạm.
[7] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[8] Campbell J (1968). Individual versus group
problem solving in an industrial sample. Journal of
Applied Psychology, Vol. 52, pp. 205-210.
[9] Dillenbourg P.(ed.) (1999). Collaborative learning:
Cognitive and computational approaches.
Advances in Learning and Instruction Series,
Elsevier Science, Inc, New York, NY.
[10] Fiore S.M.et al.(2010). Toward an understanding of
macro cognition in teams: Predicting process in
complex collaborative contexts. The Journal of the
Human Factors and Ergonomics Society, Vol. 53,
pp. 203-224.
[11] Fiore S.M.et al (2017). Collaborative Problem
Solving: Considerations for National Assessment of
Education Progress.
[12] Nguyễn Thị Lan Phương (2015). Đánh giá năng lực
giải quyết vấn đề ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa
học Giáo dục, số 112, tr 3-6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09tran_trung_ninh_nguyen_thi_thu_thuy_688_2120125.pdf