Đánh giá mức độ giảm phát thải khí ô nhiễm khi sử dụng khí sinh học trong sinh hoạt (tại Xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) - Nguyễn Thị Hương Dịu

Tài liệu Đánh giá mức độ giảm phát thải khí ô nhiễm khi sử dụng khí sinh học trong sinh hoạt (tại Xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) - Nguyễn Thị Hương Dịu: Đánh giá mức độ giảm phát thải khí ô nhiễm khi sử dụng khí sinh học trong sinh hoạt (tại Xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) Nguyễn Thị Hương Dịu Trường Đại học Khoa học Tự hiên, Khoa Môi Trường Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 8502 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Tổng quan tình hình sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt trên thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu ô nhiễm không khí trong nhà cũng như hoạt động đun nấu trong sinh hoạt. Đưa ra kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về hiệu quả của công trình khí sinh học giảm ô nhiễm khí trong sinh hoạt, đặc biệt là khu vực đun nấu. Khảo sát thực tế, đo đạc phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm và hiệu quả giảm ô nhiễm không khí trong sinh hoạt nhờ sử dụng khí sinh học. Đề xuất giải pháp mở rộng phạm vi ứng dụng khí sinh học vào hộ gia đình. Keywords: Khoa học môi trường; Ô nhiễm không khí; Khí sinh học; Hà Nam Content Ô nhiễm không khí tro...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ giảm phát thải khí ô nhiễm khi sử dụng khí sinh học trong sinh hoạt (tại Xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) - Nguyễn Thị Hương Dịu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá mức độ giảm phát thải khí ô nhiễm khi sử dụng khí sinh học trong sinh hoạt (tại Xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) Nguyễn Thị Hương Dịu Trường Đại học Khoa học Tự hiên, Khoa Môi Trường Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 8502 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Tổng quan tình hình sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt trên thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu ô nhiễm không khí trong nhà cũng như hoạt động đun nấu trong sinh hoạt. Đưa ra kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về hiệu quả của công trình khí sinh học giảm ô nhiễm khí trong sinh hoạt, đặc biệt là khu vực đun nấu. Khảo sát thực tế, đo đạc phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm và hiệu quả giảm ô nhiễm không khí trong sinh hoạt nhờ sử dụng khí sinh học. Đề xuất giải pháp mở rộng phạm vi ứng dụng khí sinh học vào hộ gia đình. Keywords: Khoa học môi trường; Ô nhiễm không khí; Khí sinh học; Hà Nam Content Ô nhiễm không khí trong sinh hoạt (không khí trong nhà) đang là mối đe dọa lớn cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em, những người thường xuyên phải tiếp xúc khi đun nấu. Hơn nữa, ở Việt Nam đặc biệt là các vùng nông thôn việc đun nấu chủ yếu vẫn sử dụng than, củi và các loại bếp lò thường phát thải hạt lơ lửng (có thể cao gấp 20 lần tiêu chuẩn cho phép) và khí cacbon mônôxít độc hại,...Do vậy về lâu dài sẽ gây hậu quả xấu tới sức khỏe và môi trường sinh thái. Việc đun nấu lệ thuộc vào nhiên liệu truyền thống như: Than, rơm, lá cây, củi gây hậu quả không những làm cho ô nhiễm không khí mà gây ra những bệnh về phổi và mắt, bởi vì họ thường xuyên nấu ăn trong những cái bếp nóng và đầy khói. Do vậy, trong những năm gần đây, nhu cầu cung cấp thêm nguồn năng lượng hiện đại thu hút được sự quan tâm ngày càng tăng. Một trong những nguồn năng lượng hiện đại đang được triển khai và mở rộng tại các vùng nông thôn là khí sinh học. Ở Việt Nam, nông nghiệp hiện đang giữ vai trò chủ đạo, trong đó nghề chăn nuôi gia súc gia cầm đã chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hóa quy mô vừa. Cùng với việc phát triển chăn nuôi, khí sinh học (KSH) sẽ là một trong những nguồn năng lượng chính trong tương lai. Sử dụng công nghệ khí sinh học quy mô gia đình là giải pháp hữu hiệu cho phép kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lượng với giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn nước ta. Mặc dù vậy, hiệu quả giảm ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực đun nấu nhờ sử dụng khí sinh học vẫn chưa có các công trình nghiên cứu đánh giá đầy đủ. Để đóng góp vào hướng nghiên cứu này, trong luận văn này đã thực hiện đề tài “Đánh giá mức độ giảm phát thải khí ô nhiễm khi sử dụng khí sinh học trong sinh hoạt (tại Xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)” nhằm tìm hiểu tác dụng giảm thiểu ô nhiễm không khí tại khu đun nấu của các gia đình sử duṇg khí sinh hoc̣ - là nguồn nhiên liệu thay thế cho các loaị nhiên liêụ truyền thống khác taị Viêṭ nam . Cùng với sự phát triển của đất nước, năng lượng sử dụng cho đun nấu tại các hộ dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú, từ những loại nhiên liệu truyền thống (than, phụ phẩm nông nghiệp (PPNN), củi, mảnh gỗ vụn, phân gia súc) đến các nhiên liệu hiện đại (dầu, gas, điện). Theo báo cáo của Tổng cục Thống Kê Việt nam thì gỗ (gồm rơm, PPNN, mùn cưa) vẫn là nguồn nhiên liệu chính của Việt nam nói chung (56,8% dân số sử dụng) và dân vùng nông thôn nói riêng vì đây là nguồn nhiên liệu tự nhiên có sẵn trong vùng (70,9%); chỉ có 20,4% dân vùng nông thôn tiếp cận với nguồn năng lượng hiện đại trong khi đó 73,6% dân thành thị sử dụng nó. Công nghệ KSH có thể được nghiên cứu và ứng dụng trong quy mô hộ gia đình và quy mô công nghiệp. Với sự phát triển hơn 40 năm, công nghệ KSH quy mô gia đình đã đạt đến mức ổn định và hoàn thiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành cho các công trình KSH quy mô gia đình năm 2003. Ở quy mô hộ gia đình, cho đến nay, có khoảng 222.000 hầm KSH quy mô nhỏ và đã và đang được triển khai trên toàn quốc trong phạm vi các dự án liên quan đến KSH. Tại Việt Nam mặc dù những lợi ích về kinh tế - xã hội khi ứng dụng công trình KSH trong đun nấu tại Việt Nam đã được các báo cáo nghiên cứu đánh giá nhưng hiệu quả giảm phát thải khí ô nhiễm trong quá trình đun nấu của việc chuyện đổi từ nhiên liệu đun nấu sang KSH chưa có nhiều công trình thực hiện .. Theo tổng hợp của nhóm nghiên cứu thì Hợp phần Kiểm soát ô nhiêm̃ PCDA (Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo”) chương trình Viêṭ Nam Đan mac̣h về Môi trường (DCE) đã thực hiện một nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm khí trong nhà của mô hình hầm KSH tại Bến Tre nhưng kết quả không được công bố. Đối tượng trong nghiên cứu này là các hộ dân sử dụng 3 nhiên liệu truyền thống là củi, than và PPNN và nhiên liệu hiện đại là KSH tại xã Ngọc Lũ, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam với quy mô như sau: - Khu vực đun nấu và trong thời gian nấu ăn trong các hộ dân xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam. - Điều tra, khảo sát thu thập số liệu 100 hộ dân (25 hộ đun củi, 25 hộ đun PPNN, 25 hộ đun than và 25 hộ sử dụng KSH). - Lấy mẫu khí 8 hộ dân được lựa chọn (2 hộ đun củi, 2 hộ đun PPNN, 2 hộ đun than, 2 hộ sử dụng KSH) để đánh giá hiệu quả ô nhiễm với 7 thông số: Bụi lơ lửng, CO, H2S, NH3, CH4, SO2 và HCs. Đặc điểm của 4 loại nhiên liệu tại khu vực nghiên cứu này là:  KSH: Các công trình KSH tại các hộ nghiên cứu có nguyên liệu đầu vào là phân lợn.  Than: Than được dung trong nghiên cứu này được mua cùng một nơi để đảm bảo chất lượng đồng đều và là loại than tổ ong trong đó than antraxit chiếm 70%.  Củi: Củi chủ yếu là gỗ các thân cây, gỗ tạp.  PPNN: 2 PPNN được sử dụng tại các hộ nghiên cứu chủ yếu là thân ngô và rơm. Để thực hiện nghiên cứu này, 4 phương pháp được sử dụng là phương pháp thu thập số liệu, phương pháp nghiên cứu ngoài hiện trường và phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm. Trong đó, phương pháp nghiên cứu ngoài hiện trường bao gồm khảo sát, điều tra thực địa tại 100 hộ dân và lấy mẫu phân tích theo tiêu chuẩn tại 8 hộ dân được lựa chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn Xã hiện nay có 5 loại nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất là KSH, than, củi, PPNN và khí gas công nghiệp. Tuy nhiên, do chi phí đun nấu bằng khí gas công nghiệp cao nên loại nhiên liệu này được hầu hết các hộ dân coi là nhiên liệu phụ, chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết (11% hộ dân khảo sát sử dụng khí gas công nghiệp là nhiên liệu phụ). Bên cạnh đó, 80% hộ dân được khảo sát nhanh thường sử dụng các loại nhiên liệu có sẵn, giá thành thấp và nhiều loại nhiên liệu cùng một lúc, đặc biệt là các hộ sử dụng 3 loại nhiên liệu truyền thống. Kết quả khảo sát 100 hộ dân đánh giá m ức độ ảnh h ưởng đến môi tr ường không khí sinh hoaṭ, đăc̣ biệt khu vực đun nấu cho thấy khu vực này của các hộ dân sử dụng KSH sạch hơn (22/25 hô ̣KSH khảo sát) trong khi đó thì 100% hộ sử dụng than, củi và PPNN thì cho rằng s ử dụng 3 loại nhiên liệu này làm không gian bếp bẩn (100% hộ dân không lựa chọn mức độ đánh giá là “bếp sạch”). Hiêṇ tượng tường nhà bếp bi ̣ đen, khói và mùi trong quá trình đun nấu chiếm tỷ lệ cao nhất (53%). Trong kết quả này thì hộ dân sử dụng củi và PPNN cho kết quả cao nhất, tiếp theo là than và thấp nhất là KSH, tương ứng là 100, 12 và 0% hô ̣dân được khảo sát (hình 1). Hình 1: Kết quả đánh giá nhanh mức độ ô nhiễm môi trường khu đun nấu Có 3 hô ̣dân sử dụng KSH có kết quả phản h ồi là trong quá trình đun nấu có xuất hiện mùi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thiết bi ̣ loc̣ H 2S chưa được lắp đặt và bếp đun là loaị tự chế. Quá trình bắt đầu bén than chưa được đốt cháy hoàn toàn và than được các hộ dân ủ liên tục nên lượng CO thất thoát ra ngoài gây mùi khó chịu. Do vâỵ , có 18/25 (bao gồm 06 hộ trả lời vừa có hiêṇ t ượng mùi và khói ) hô ̣dân trả l ời viêc̣ đun nấu bằng than gây hiện tượng mùi. Mâũ khí được lấy tại 8 hộ dân được lựa chọn đại diện cho các hộ dân đun nấu bằng KSH, than, củi và PPNN tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong khu vực đun nấu được lấy tr ước và sau khi nấu ăn 60 phút bữa ăn sáng, trưa và tối, trong 3 ngày liên tục v ới điều kiện vi khí hậu tương tự nhau và đ ược phân tích taị phòng thí nghiệm. Kết quả phân tích cho thấy môi trường không khí khu v ực đun nấu của hộ sử dụng khí sinh học có nồng độ các th ông số giám sát là th ấp nhất. Việc sử dụng khí sinh học trong đun nấu có các ưu điểm h ơn so với hô ̣s ử dụng nhiên liệu truyền thống về nồng đô ̣bụi, CO. Cũng cần lưu ý, quan tâm đến các thông số còn lại được nghiên cứu. Hiệu quả giảm khí NH3 trong khu vực đun nấu cần được nghiên cứu thêm để khẳng định. Kết quả phân tích 7 thông số ô nhiễm cho thấy rằng: - Nồng đô ̣buị lơ lửng khu vực đun nấu (trước khi nấu) của hộ sử dụng KSH là thấp nhất (0,05 mg/m3). So với nhiên liêụ truy ền thống, KSH có hi ệu quả giảm ô nhiễm buị l ớn so với viêc̣ s ử dụng củi và PPNN . Bụi trong khu v ực nấu của h ộ sử dụng than , củi và PPNN cao h ơn so với hô ̣s ử dụng KSH lần lượt là 4,03; 22,40; và 25,58 lần. Trong quá trình nấu , nồng đô ̣buị t ăng lên đáng kể v ới củi và PPNN . Sau khi kết thúc quá trình n ấu 60 phút, nồng đô ̣bụi tại khu v ực đun nấu của h ộ sử dụng than, củi và PPNN vẫn cao hơn ban đầu và cao hơn của hô ̣sử dụng KSH tương ứng là 3,92; 65,89 và 76,89 lần. - Nồng đô ̣CO khu v ực đun nấu (trước khi nấu ) của hộ sử dụng KSH là thấp nhất (1,24 mg/m3). So với nhiên liêụ truy ền thống, KSH có hi ệu quả giả m ô nhiễm CO lớn so với môi trường đun nấu của hộ sử dụng than. CO trong khu vực nấu của hô ̣ sử dụng than cao h ơn so với hô ̣s ử dụng KSH là 5,32 lần. Trong quá trình nấu , nồng đô ̣CO tăng lên đáng kể với các loaị nhiên liêụ truyền thống. Sau khi kết thúc quá trình nấu 60 phút, nồng đô ̣CO taị khu vực đun nấu của h ộ sử dụng than, củi và PPNN v ẫn cao hơn ban đầu và cao hơn của hô ̣sử dụng KSH lần lượt là 7,52; 2,37 và 1,83 lần. - Nồng đô ̣các khí còn la ̣ i taị khu v ực đun nấu (trước khi nấu ) của hộ sử dụng KSH là thấp nhất (SO2: 0,06 mg/m 3 ; HCs: 0,48 mg/m 3 ; CH4: 48,14 mg/m 3 ; H2S: 0,01 mg/m 3 và NH3: 0,12 mg/m 3 ). Sử dụng KSH đem lại hiệu quả giảm chất ô nhiễm CO rõ ràng trong khu vực đun nấu. So với nhiên liêụ truy ền thống, môi trường đun nấu bằng KSH không chỉ phát thải các khí tr ên ở nồng đô ̣thấp nhất trước khi đun mà còn cả trong quá trình đun nấu, thể hiện qua nồng đô ̣trong không khí sau khi kết thúc đun 60 phút. Hiêụ quả giảm n ồng đô ̣H2S tới 4 lần so v ới sử dụng củi là đáng ghi nhận . Tuy nhiên, tỷ l ệ chênh lệch về nồng đô ̣ tại hộ sử dụng KSH so v ới các hô ̣s ử dụng nhiên liêụ truy ền thống còn khiêm tố n, đăc̣ bi ệt khi nồng đô ̣ các khí này trong m ôi trường ở mức thấp. Dựa trên các tài liêụ nghi ên cứu trên thế gi ới và các khuyến cáo bêṇh th ường do ô nhiễm không khí trong nhà của Tổ ch ức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng thường gặp gồm: Hắt hơi, tác nghẽn mũi, ho, khó thở, nhức đầu , đau thắt ng ực được lựa chọn đưa ra trong quá trình khảo sát , đánh giá nhanh. Đây cũng là những hiện tượng trực tiếp do quá trình đốt các nhiên liệu phát sinh ra khí ô nhiễm như hợp chất hữu cơ, CO, CO2, SO2, NOx Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng các loaị nhiên liêụ l ên sức khỏe người dân tại xã Ngọc Lũ , huyện Bình Luc̣, Hà Nam cho th ấy: Các triệu chứng bêṇh do sử dụng KSH trong sinh hoạt là thấp nhất chiếm 12%; than và củi cao hơn, tương ứng là 23 và 21%, trong khi đó và PPNN là 25%. Hình 2: Kết quả đánh giá nhanh tác động lên sức khỏe theo nhiên liệu Kết quả điều tra 100 hộ dân (25 hộ sử dụng KSH, 25 hộ dung than, 25 hộ dùng củi và 25 hộ dùng PPNN) được thể hiện trong hình 2 cho thấy: - Trước khi dùng KSH , các hộ này đã sử dụng 3 nhiên liêụ than , củi và PPNN trong sinh hoaṭ. Sau môṭ thời gian từ 01 – 03 năm, viêc̣ thay thế sang sử dụng KSH đa ̃ đem laị tích cực trong bảo vê ̣s ức khỏe con người (13/25 hô ̣không có các triệu chứng bệnh trong khi đó sử dụng than và củi lần lượt là 2/25 và 4/25 hô)̣. - Măc̣ dù 12 hộ dân sử dụng KSH có các triệu ch ứng bêṇh nh ư hắt h ơi, tắc nghẽn mũi, ho nhưng tỷ lê ̣các h ộ này mắc môṭ trong những triêụ chứng trên chiếm tỷ lệ cao (9/12 hộ). Tuy nhiên theo các hộ dân được phỏng vấn thì các triê ụ chứng này là những hiện tượng lúc bâṭ b ếp và không xảy ra thường xuyên trong quá trình đun n ấu. Nguyên nhân của hi ện tượng này là do bếp bi ̣ rò khí gas và thi ết bi ̣ loc̣ H -2S chưa có hoăc̣ bi ̣ hở. - Do mỗi loaị nhi ên liệu có tỷ l ệ hóa học và cấu tạo ri êng nên trong quá trình đốt thành phần và hàm l ượng khí ô nhiêm̃ sinh ra không giống nhau và th ời gian tiếp xúc với các khí ô nhiễm này trong quá trình đốt nhiên liệu khác nhau nên triêụ ch ứng bêṇh thường găp̣ trong 3 loại nhiên liệu (than, củi và PPNN) là khác nhau: + 5/25 hô ̣PPNN có hiện tượng “nhức đầu, ho, đau thắt ngực & khó thở” nhưng than chỉ là 2/25 hô;̣ ngược laị hiêṇ tượng “ho, đau thắt ngực & khó thở” ở than là 7/25 hô ̣còn PPNN là 0%. Viêc̣ lấy mâũ , phân tích 7 thông số nghiên cứu taị 8 hô ̣dân cho kết quả về hiêụ quả giảm ô nhiễm không khí khi đun nấ u bằng KSH so với các nhiên liêụ truyền thống, đăc̣ biêṭ đối với thông số liên quan đến buị , CO. Kết quả giá tri ̣ trung bình của các lần đo trước và sau khi nấu (sáng, trưa, tối) đối với các loaị nhiên liêụ và thông số nghiên cứu được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 1: Tổng hợp giá tri ̣trung bình các mẫu được phân tích Đơn vi:̣ mg/m3 Thông số Trước khi nấu Sau khi nấu Tiêu chuẩn Australia KSH Than Củi PPNN KSH Than Củi PPNN Bụi lơ lửng 0,06 0,22 1,23 1,41 0,06 0,25 4,22 4,92 0,09 CO 1,24 6,60 1,65 1,44 1,43 10,75 3,40 2,61 10 SO2 0,06 0,08 0,08 0,06 0,07 0,09 0,09 0,07 0,06 HCS 0,49 0,92 1,09 0,73 0,64 1,26 1,57 1,11 0,5 CH4 48,14 49,06 50,47 50,26 66,92 71,15 72,45 70,47 H2S 0,01 0,01 0,03 0,02 0,01 0,01 0,05 0,03 Thông số Trước khi nấu Sau khi nấu Tiêu chuẩn Australia KSH Than Củi PPNN KSH Than Củi PPNN NH3 0,12 0,14 0,12 0,13 0,11 0,14 0,14 0,13 Tại Việt Nam chưa có tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà nên tác giả lựa chọn “Mục tiêu chất lượng môi trường không khí xung quanh và mục tiêu chất lượng môi trường không khí trong nhà Quốc gia tạm thời” của Australi ban hành năm 2002 để so sánh và đánh giá mức độ ảnh hưởng lên sức khỏe của 4 loại nhiên liệu được nghiên cứu cho thấy so sánh kết quả phân tích hàm lượng các khí ô nhiễm với mức độ ảnh hưởng lên sức khỏe con người thì sử dụng KSH cho khả năng thấp nhất. Đối với 3 loại nhiên liệu truyền thống (than, củi và PPNN) tùy thuộc vào hàm lượng khí ô nhiễm trong môi trường sinh hoạt mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau như: nguy cơ nhiễm độc khí CO gây rối loạn hô hấp tế bào, các rối loạn trương lực cơ và các rối loạn tim mạch nghiêm trọng của các hộ đun nấu bằng than là cao nhất trong khí đó thì các bệnh do khí HCs gây ra đối với hộ đun nấu bằng củi có khả năng cao hơn. Để mở rộng phạm vi ứng dụng KSH trong các hộ dân, đề tài cũng đề xuất ra được 01 giải pháp kỹ thuật là sử dụng KSH cho máy phát điện hộ gia đình công suất 1kW trở lên và 3 nguồn tài chính có thể hỗ trợ hiện nay là chương trình vệ sinh nước sạch và môi trường nông thôn thông qua ngân hàng chính sách xã hội, dự án chương trình KSH cho ngành chăn nuôi Việt Nam và chương trình mục tiêu Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Như vậy, sử dụng KSH tại các hộ dân đã góp phần giảm ô nhiễm môi trường sinh hoạt đặc biệt là khu vực đun nấu thông qua các kết quả đánh giá nhanh từ người dân và kết quả phân tích 7 thông số ô nhiễm. Tuy nhiên, viêc̣ nghiên cứu mới chỉ được yêu cầu th ực hiêṇ cho m ột giai đoạn thời gian, không gian và số l ượng mâũ kiểm ch ứng nhất điṇh . Nếu thời gian nghiên cứu được thực hiện trong 2 mùa: Mùa khô và mùa mưa thì kết luâṇ về tác động của sử dụng khí sinh hoc̣ đến môi trường hô ̣dân se ̃độ tin cậy cao hơn. Mặt khác, cần thực hiện lấy mẫu liên tục trong một bữa ăn (trước, trong và sau đun nấu), một ngày sẽ cho phép tính toán tải lượng ô nhiêm̃ và kết luận hiêụ quả giảm ô nhiễm không khí trong sinh hoạt của khí sinh hoc̣ chính xác hơn. Viêc̣ nghiên cứu mới được thực hiêṇ với 7 thông số yêu cầu . Hiêụ quả giảm ô nhiêm̃ không khí của vi ệc sử dụng KSH tại nơi đun nấu có thể được đánh giá bổ sung thông qua các thông số như NOx, formaldehyde (CH2O) và chất hữu cơ đa vòng. Để sử dụng hiệu quả các chương trình, chính sách có cơ chế hỗ trợ tài chính, các cấp chính quyền xã Ngọc Lũ nói riêng và huyện Bình Lục cần có biện pháp tư vấn giới thiệu đến người dân. References Tiếng Việt [1] - Chương trình Hỗ trợ Khu vực Kinh doanh (BSPS) và Chương trình Hỗ trợ Khu vực Nông nghiệp (APS) (2007), Đặc điểm kinh tế Nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn nam 2006 tại 12 tỉnh. Nhà xuất bản Thống Kê. [2] – Dự án Chương trình Khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam 2007 - 2012 (2011), Báo cáo Tổng kết hoạt động Dự án năm 2010. ket-Du-an-nam-2010/Bao-cao-Tong-ket-Du-an-nam-2010.pdf.aspx [3] - Th.S Hồ Thị Lan Hương (2008), Tổng quan về khí sinh học phát điện ở Việt Nam. Viện Năng Lượng. [4] - Nguyễn Viết Khẩn (2009), Ô nhiễm không khí - kẻ giết người thầm lặng. 20kk-Ke%20giet%20nguoi%20tham%20lang.pdf [5] - Nguyễn Sỹ Mão (2002), Lý thuyết và thiết bị cháy. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật. [6] - PGS.TS. Trịnh Thị Thanh (2009), Sức khỏe môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] - Văn phòng Dự án Khí sinh học Trung Ương (2009), Nghiên cứu biện pháp thúc đẩy quá trình lên men và sinh khí metan trong công trình khí sinh học. Bộ Nông nghiệp Phát triển và Nông thôn [8] - Ứng dụng khí sinh học. Tiếng anh [9] - Eugene S. Domalski and Thomas L.fobe, Jr. (1986), Thermodynamic data for biomass conversion and waste incineration. The solar technical information program. [10] - Felix W Ntengwe; Laurence Njovu; George Kasali; Lordwell K Witika (2010), Biogas Production in cone-closed floating-dome batch digester under tropical conditions. International Journal of ChemTech Research. [11] - Joe Obueh (2005), Engineers in technical, humanitarian opportunities of service – learning (Ethos) 2005. Conference 29 -30/1/2005. [12] - H.W. De Koning, K.R.Smith & J.M.Last (1985), Biomass fuel combustion & health. 0024.pdf [13] - Mahbubul Islam (2002), Impacts of biomass cook stove use on air pollution, global warming health in rural Bangladesh. Bangladesh Environment 2002 - A compilation of technical papers of the 2 nd International Conference on Bangladesh Environment (ICBEN-2002). [14] - Nigel Bruce, Rogelio Perez-Padilla, & Rachel Albalak (2000), Indoor air pollution in developing countries: a major environmental and public health challenge. Bulletin of World Health Organization. [15] - R.A.Hamburg (1989), Household cooking fuel hydrogen sulfide and sulfur dioxide emissions from stalks, coal and biogas. [16] - Smith, K.R., Rogers, J. & Cowlin, S.C (2005), Household fuels and ill-health in developing countries : what improvements can be brought by LP gas (LPG)? Paris, France, World LP Gas Association & Intermediate Technology Development Group. [17] - SNV-Netherlands Development Organization Asia Biogas Programme (2007), Biogas Appliances Comparative Study. [18] - World Health Organization (2009), The energy access in development countries: A review Focusing on the Least developed countries and Sub-Saharan Africa. United Nations Development Program. service/stream/asset/?asset_id=2205620 [19] - World Health Organization (2006), Fuel for Life: Household energy anh health. [20] - Winrock International (2004), Household Energy, Indoor air pollution and health: Overview of experiences and lessons in India. Partnership for clean indoor air.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_muc_do_giam_phat_thai_khi_o_nhiem_khi_su_dung_khi_sinh_hoc_trong_sinh_hoat_tai_xa_ngoc_lu_h.pdf
Tài liệu liên quan