Đánh giá một số giống đậu tương và thời vụ gieo cho giống đt51 trong vụ hè tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Tài liệu Đánh giá một số giống đậu tương và thời vụ gieo cho giống đt51 trong vụ hè tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình: 91 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Completion of production technology of functional micro-products supplemented with biochar Tran Tien Dung, Vo Tuan Toan, Dao Van Thong, Vo Chi Hieu Abstract The research has completed the steps in the production process of functional microorganism supplemented with biochar. The results established the process of microbial biomass production the from 3 strains of useful microorganisms (nitrogen fixation, dissolution of phosphorus compounds difficult to dissolve and antimicrobial resistance root zone). The suitable production medium was selected for 3 microbial strains used in the production, including AB04; PC01 and BS03. It was determined that the ratio of microorganism in the second stage of fermentation for both SHV 06 and SHV 2.2 was 5.0% and for SHV 19 was 7.0%. Correction of the appropriate air supply for the second stage of fermentation with 03 strains of microorganism was 0.5 liters of air per...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá một số giống đậu tương và thời vụ gieo cho giống đt51 trong vụ hè tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
91 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Completion of production technology of functional micro-products supplemented with biochar Tran Tien Dung, Vo Tuan Toan, Dao Van Thong, Vo Chi Hieu Abstract The research has completed the steps in the production process of functional microorganism supplemented with biochar. The results established the process of microbial biomass production the from 3 strains of useful microorganisms (nitrogen fixation, dissolution of phosphorus compounds difficult to dissolve and antimicrobial resistance root zone). The suitable production medium was selected for 3 microbial strains used in the production, including AB04; PC01 and BS03. It was determined that the ratio of microorganism in the second stage of fermentation for both SHV 06 and SHV 2.2 was 5.0% and for SHV 19 was 7.0%. Correction of the appropriate air supply for the second stage of fermentation with 03 strains of microorganism was 0.5 liters of air per liter of medium per minute. The production process of powder inoculum was prepared from microorganism biomass, peat and biochar. Keywords: Microbial, multiplex, microorganisms, fertilizer, biochar Ngày nhận bài: 13/9/2017 Ngày phản biện: 18/9/2017 Người phản biện: PGS. TS. Lê Như Kiểu Ngày duyệt đăng: 11/10/2017 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG VÀ THỜI VỤ GIEO CHO GIỐNG ĐT51 TRONG VỤ HÈ TẠI HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH Lê Thị Thoa1, Trần Thị Trường1 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu 8 giống đậu tương (DT84, ĐT12, DT2008, ĐT31, ĐT22, ĐT51, ĐVN6, ĐVN14) và thời vụ gieo cho giống ĐT51 trong vụ Hè tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cho thấy thời gian sinh trưởng (TGST) của các giống đậu tương từ 80 ngày đến 114 ngày. Giống DT2008 có TGST dài nhất (114 ngày) và giống ĐT12 có TGST ngắn nhất (80 ngày). Giống ĐT51 sinh trưởng phát triển tốt và nhiễm nhẹ bệnh virut, chống đổ tốt. Năng suất của giống ĐT51 đạt 2,59 tấn/ha, cao hơn so với giống DT84 (2,27 tấn/ha). Thời vụ gieo thích hợp cho giống ĐT51 trong vụ Hè là từ 28/5 đến 11/6 và năng suất đạt từ 2,4 tấn /ha đến 2,55 tấn/ha. Từ khóa: Giống đậu tương, thời vụ gieo, năng suất, vụ Hè, Thái Bình I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hưng Hà là huyện có diện tích trồng đậu tương lớn nhất tỉnh Thái Bình. Diện tích trồng đậu tương của tỉnh Hưng Hà là 4.922 ha, chiếm 35% diện tích của toàn tỉnh (Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, 2013). Diện tích đậu tương của huyện tập trung trên đất hai lúa và đất bãi ven sông. Diện tích đậu tương trên đất bãi đạt 650 ha. Tuy nhiên, năng suất đậu tương trong vụ Xuân là rất thấp, chỉ đạt từ 1,2 tấn/ha đến 1,47 tấn/ha (Trần Minh Chiêu, 2011). Cây đậu tương trong cơ cấu cây trồng chủ yếu của diện tích đất bãi ven sông là: Ngô Xuân, đậu tương Hè, ngô Đông. Năng suất đậu tương trong vụ Hè còn thấp (1,2 - 1,5) tấn/ha và chưa ổn định. Sản xuất đậu tương có nhiều nguyên nhân dẫn đến sản xuất chưa ổn định. Trong đó giống là yếu tố rất quan trọng. Bộ giống đậu tương trong vụ Hè là ít và giống cũ như giống ĐT12, DT84, năng suất thấp. Hiện nay, bộ giống đậu tương mới rất phong phú. Nhiều giống đậu tương mới chọn tạo có năng suất, chất lượng tốt và nhiễm nhẹ sâu bệnh hại chính như ĐT30, ĐT31, ĐT51... (Trần Thị Trường và ctv., 2012, 2015). Việc nghiên cứu tuyển chọn giống đậu tương thích hợp tại Thái Bình nói chung và Hưng Hà nói riêng nhằm bổ sung giống đậu tương mới cho sản xuất vụ Hè là rất cần thiết. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu gồm 8 giống đậu tương: DT84, ĐT12, DT2008, ĐT31, ĐT22, ĐT51, ĐVN6, ĐVN14; trong đó, giống đối chứng là DT84. 92 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 8,5 m2. Thiết kế thí nghiệm với phần mềm IRRISTAT 5.0. Mật độ trồng: 25 cây/m2. Thí nghiệm giống gieo ngày 5/6/2016 với 8 giống. Thí nghiệm thời vụ của giống ĐT51 với 4 thời vụ gieo năm 2017 là: 28/5, 4/6, 11/6 và 18/6. - Quy trình kỹ thuật, phương pháp đánh giá các chỉ tiêu theo hướng dẫn của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống đậu tương (QCVN 01-58:2011/BNNPTNT). - Số liệu thí nghiệm được xử lý trên chương trình Excel và IRRISTAT 5.0. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Hợp tác xã Phú Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. - Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm giống đậu tương được thực hiện trong vụ Hè 2016; Thí nghiệm về thời vụ gieo của giống đậu tương ĐT51 được thực hiện trong vụ Hè 2017. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm giống đậu tương trong vụ Hè 2016 3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương Thời gian sinh trưởng của các giống từ 80 - 114 ngày. Giống ĐT12 là giống có TGST ngắn nhất (80 ngày), thuộc nhóm ngắn ngày. Giống DT2008 có TGST 114 ngày, dài nhất trong thí nghiệm và thuộc nhóm dài ngày. 5 giống còn lại là ĐT31, ĐT22, ĐT51, ĐVN6 và ĐVN14 có TGST từ 90 - 92 ngày tương đương đối chứng DT84 (90 ngày) và thuộc nhóm trung ngày. Các giống trong thí nghiệm đạt chiều cao cây từ 42,2 - 85,2 cm. Các giống có chiều cao cây lớn hơn giống đối chứng DT84 (46,7 cm) là: DT2008 (85,2 cm), ĐT51 (58,4 cm), ĐT22 (57,3 cm) và ĐT31 (54,1 cm). Giống ĐT12 có chiều cao cây đạt (42,2 cm) thấp hơn đối chứng DT84 (46,7 cm); các dòng còn lại là ĐVN6 và ĐVN14 đạt chiều cao cây từ 45,3 - 49,8 cm tương đương đối chứng DT84. Số đốt hữu hiệu của các giống từ 18,5 - 25,7 đốt/cây. Trong đó giống DT2008 nhiều đốt nhất 25,7 đốt/cây, tiếp đến là ĐT31 và ĐT51 đều đạt 22,2 - 22,5 đốt/cây. Giống ĐT12 ít đốt nhất trong thí nghiệm đạt 18,5 đốt/cây. Các giống còn lại là ĐT22, ĐVN6 và ĐVN14 có số đốt từ 19,1 - 19,8 đốt/cây tương đương đối chứng 19,7 đốt/cây. Số cành cấp I/cây trung bình của các giống đạt từ 2,0 - 4,3 cành/cây; so với đối chứng DT84 (2,9 cành/cây) thì giống DT2008 phân cành nhiều hơn đạt 4,3 cành/cây. Giống ĐT22 ít phân cành nhất đạt 2,0 cành/cây và ít hơn đối chứng DT84. Bảng 1. Một số đặc diểm nông học của các giống đậu tương trong vụ Hè 2016 3.1.2. Mức độ sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ Sâu cuốn lá (Lamprosema indicate): Ở giai đoạn làm hạt, các giống tham gia thí nghiệm bị sâu cuốn lá nhẹ từ 3,4 - 5,7%, đối chứng DT84 bị sâu cuốn lá ở mức 5,3%. Tỷ lệ sâu cuốn lá của 2 giống là ĐT12 (3,6%) và ĐT51 (3,4%) thấp hơn đối chứng DT84 (5,3%). Sâu đục quả (Eitiella zinekenella): Tỷ lệ sâu đục quả các giống tham gia thí nghiệm đạt từ 4,0 - 12,1%. Giống ĐT12 và ĐT51 có tỷ lệ sâu đục quả từ 4,0 - 5,0% thấp hơn đối chứng DT84 (7,7%). Giống DT2008 có TGST dài nhất và có tỷ lệ sâu đục quả nhiều nhất trong thí nghiệm đạt 12,1%. Bệnh đốm nâu: Ba giống là ĐT31, ĐVN6 và ĐVN14 bị đốm nâu nhẹ (điểm 3), các giống khác trong thí nghiệm không bị đốm nâu (điểm 1). Khả năng chống đổ: Trong vụ Hè 2016 giống ĐT31, ĐT22 và DT2008 bị đổ nhẹ (điểm 3). Các giống còn lại là ĐT51, ĐVN6, ĐVN14 và ĐT12 không bị đổ (điểm 1). STT Tên giống Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều cao cây (cm) Số cành cấp I/ cây (cành) Số đốt hữu hiệu (đốt/ cây) 1 DT84 (đ/c) 90 46,7 2,9 19,7 2 ĐT12 80 42,2 2,2 18,5 3 DT2008 114 85,2 4,3 25,7 4 ĐT31 92 54,1 2,5 22,5 5 ĐT22 89 57,3 2,0 19,1 6 ĐT51 92 58,4 3,0 22,2 7 ĐVN6 90 45,3 2,6 19,3 8 ĐVN14 91 49,8 3,1 19,8 93 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Bảng 2. Mức độ nhiễm bệnh, sâu hại và khả năng chống đổ của các giống đậu tương trong vụ Hè 2016 STT Tên giống Sâu cuốn lá (%) Sâu đục quả (%) Đốm nâu (điểm) Khảm vi rút (điểm) Chống đổ (điểm) 1 DT84(ĐC) 5,3 10,7 1 1 2 2 ĐT12 3,6 7,0 1 2 1 3 DT2008 3,9 15,1 1 1 3 4 ĐT31 5,7 13,7 3 1 3 5 ĐT22 4,1 12,0 1 1 3 6 ĐT51 3,4 8,0 1 1 1 7 ĐVN6 4,3 13,7 3 1 1 8 ĐVN14 4,5 11,7 3 1 1 3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương Tổng quả chắc/cây: Tổng số quả của các giống tham gia thí nghiệm từ 28,0 - 65,5 quả/cây. Hai giống đậu tương là DT2008 (65,5 quả/cây) và ĐT51 (54,7 quả/cây) đạt tổng quả cao nhất trong thí nghiệm và cao hơn đối chứng DT84 (36,2 quả/cây). Giống ĐT12 có tổng quả thấp nhất trong thí nghiệm đạt 28,0 quả/cây thấp hơn đối chứng DT84. Các giống khác đều có tổng quả cao hơn đối chứng DT84 (36,2 quả/cây). Bảng 3. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương Tỷ lệ quả 3 hạt: Tỷ lệ quả 3 hạt của các giống tham gia thí nghiệm đạt từ 23,1 - 43,0%. Giống đạt tỷ lệ quả 3 hạt cao nhất là ĐT51 (43,0%), tiếp đến là ĐT51 (43,0%). Số hạt/quả: Số hạt/quả trung bình của các giống đạt từ 2,1 - 2,5 hạt/quả và giống ĐT51 đạt số hạt/quả trung bình cao nhất trong thí nghiệm là 2,5 hạt/quả. Khối lượng 100 hạt: Khối lượng 100 hạt của các giống tham gia thí nghiệm từ 16,7 - 19,2 g. Giống ĐT31 có khối lượng 100 hạt cao nhất đạt 19,2 g, tiếp đến là ĐT51 đạt 18,9 gam. Như vậy, 3 giống có khối lượng 100 hạt thấp hơn đối chứng DT84 (18,1 g) là ĐT12 (17,8 g), ĐT22 (16,6 g) và ĐVN6 (16,7 g). 3.1.4. Năng suất của các giống tham gia thí nghiệm Năng suất cá thể: Các giống tham gia thí nghiệm đạt năng suất cá thể từ 9,2 - 12,0 g/cây. Giống DT2008 đạt năng suất cá thể 12,0 g/cây và ĐT51 (11,9 g/cây), ĐT31 (10,6 g/cây), ĐT22 (10.9 g/cây) và ĐVN14 (10,9 g/cây) đều có năng suất cá thể cao hơn đối chứng DT84 (9,8 g/cây). Giống ĐT12 (9,2 g/cây), ĐVN6 (9,9 g/cây) thấp hơn DT84. Bảng 4. Năng suất của các giống đậu tương trong vụ Hè 2016 Ghi chú: * Sai khác có nghĩa so với đối chứng ở độ tin cậy 95%. Năng suất thực thu: Năng suất của các giống trong thí nghiệm đạt từ 2,23 - 2,59 tấn/ha. Các giống đạt năng suất từ 2,23 - 2,45 tấn/ha tương đương đối chứng DT84 (2,27 tạ/ha). Trong đó, giống ĐT51 STT Tên giống Tổng quả chắc (quả/cây) Tỷ lệ quả 3 hạt (%) Số hạt/ quả KL 100 hạt (g) 1 DT84(Đ/c) 36,2 37,3 2,3 18,1 2 ĐT12 28,0 31,8 2,2 17,8 3 DT2008 65,5 39,1 2,3 18,4 4 ĐT31 38,2 30,6 2,2 18,8 5 ĐT22 47,0 33,0 2,2 16,6 6 ĐT51 54,7 43,0 2,4 18,6 7 ĐVN6 46,3 23,1 2,1 16,7 8 ĐVN14 42,2 27,7 2,2 18,9 STT Tên giống Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất thực thu (tấn/ha) Năng suất so với giống đối chứng (%) 1 DT84(Đ/c) 9,8 2,27 - 2 ĐT12 9,2 2,23 -1,8 3 DT2008 12,0* 2,45 8,3 4 ĐT31 10,6 2,37 4,6 5 ĐT22 10,9 2,39 5,5 6 ĐT51 11,9* 2,59* 14,7 7 ĐVN6 9,9 2,30 1,4 8 ĐVN14 10,9 2,37 4,6 CV (%) 8,7 6,3 LSD0,05 1,63 0,26 94 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 năng suất đạt 2,59 tấn/ha cao hơn đối chứng DT84 ở độ tin cậy 95%. Năng suất của giống ĐT51 trong thí nghiệm này tương tương với năng suất của giống ĐT51 trong vụ Hè Thu tại Thái Nguyên năm 2016 (2,52 tấn/ha) (Phạm Thị Thu Huyền và ctv., 2016). Mặc dù giống DT2008 đạt năng suất cá thể cao (12,0 g) nhưng do giống có thời gian sinh trưởng dài nhất (114 ngày) nên bị sâu đục quả nhiều nhất (15,1%) và ảnh hưởng tới năng suất thự thu. 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT51 tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình 3.2.1. Một số đặc điểm nông học của giống đậu tương ĐT51 gieo ở thời vụ khác nhau Thời gian sinh trưởng của giống ngắn nhất 92 ngày ở thời vụ gieo sớm nhất (28/5), sau đó tăng dần (95 ngày) ở thời vụ muộn nhất (18/6). Khả năng chống đổ: Trong điều kiện vụ Hè 2017, ở hai thời vụ gieo sớm là 28/5 và 4/6 cây không bị đổ (điểm 1). Thời vụ gieo ngày 11/6 cây bị đổ nhẹ (điểm 3). Thời vụ gieo muộn nhất ngày 18/6 cây bị đổ trung bình (điểm 5). Chiều cao cây tăng dần khi gieo muộn hơn. Chiều cao cây đạt 65,0 cm ở thời vụ sớm nhất, sau đó tăng dần và đạt cao nhất 77,5 cm ở thời vụ gieo muộn nhất (18/6). Số cành cấp I/thân: Ở thời vụ gieo từ 28/5 đến 11/6 cây phân cành tốt hơn đạt trung bình từ 2,8 - 3,4 cành/cây. Ở thời vụ gieo muộn nhất (18/6) số cành/cây thấp nhất đạt trung bình 1,5 cành/cây. Số đốt hữu hiệu/cây đạt trung bình 22,5 đốt/cây ở hai thời vụ đầu (28/5 và 4/6), sau đó giảm dần đạt 21,7 đốt/cây ở thời vụ gieo ngày 11/6 và đạt thấp nhất 17,6 đốt/cây ở thời vụ gieo muộn nhất (18/6). 3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến một số yếu tố cấu thành năng suất Tổng quả chắc/cây đạt cao nhất 57,9 quả ở thời vụ gieo sớm nhất (28/5), sau đó giảm dần và thấp nhất đạt 33,7 quả chắc/cây khi thời vụ muộn nhất (18/6). Tỷ lệ quả 3 hạt trung bình giảm khi gieo trồng muộn hơn. Tỷ lệ quả 3 hạt đạt 43,7% ở thời vụ gieo (28/5), sau đó giảm dần và đạt thấp nhất là 35,2% ở thời vụ gieo (18/6). Khối lượng 100 hạt trung bình ổn định từ 18,4 - 18,5 g ở thời vụ gieo từ 28/5 đến 11/6 và giảm xuống còn 16,9 g ở thời vụ gieo (18/6). Năng suất của thời vụ gieo từ 28/5 đến 11/6 đạt cao hơn đối chứng (1,98 tấn/ha) ở độ tin cậy 95%. Năng suất giảm dần với các ngày gieo muộn hơn và thấp nhất là thời vụ gieo 18/6 (Bảng 6). Bảng 5. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Bảng 6. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51 STT Thời vụ gieo Thời gian sinh trưởng (ngày) Điểm đổ (điểm) Chiều cao cây (cm) Số cành cấp I/cây Số đốt hữu hiệu (đốt/cây) 1 28/5/2017 92 1 65,0 3,0 22,5 2 04/6/2017 93 1 69,1 3,4 22,5 3 11/6/2017 94 3 71,7 2,8 21,7 4 18/6/2017 95 5 77,5 1,5 17,6 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Thời gian sinh trưởng của 8 giống đậu tương là (80 - 114) ngày trong vụ Hè. Giống DT2008 có TGST dài nhất 114 ngày. Hai giống DT2008 và ĐT51 đạt tổng quả cao nhất. Năng suất của giống ĐT51 đạt 2,59 tấn/ha cao hơn giống đối chứng DT84. Thời vụ gieo Tổng quả chắc/cây Tỷ lệ quả 3 hạt (%) KL 100 hạt (g) Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất thực thu (tấn/ha) 28/517 57,9 43,7 18,5 12,9 2,55 04/6/17 52,0 37,9 18,4 12,0 2,42 11/6/17 48,6 36,5 18,4 11,8 2,40 18/6/17 (đ/c) 33,7 35,2 16,9 9,6 1,98 CV (%) 8,4 LSD0,05 0,36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf120_4944_2153167.pdf
Tài liệu liên quan