Tài liệu Đánh giá mỗi tương quan nhãn áp và biến số bọng kết mạc của phẫu thuật cắt bè củng mạc kết hợp ologen: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 9
ĐÁNH GIÁ MỖI TƯƠNG QUAN NHÃN ÁP
VÀ BIẾN SỐ BỌNG KẾT MẠC CỦA PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG MẠC
KẾT HỢP OLOGEN
Nguyễn Hoàng Mỹ Ngọc*, Trần Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát nhãn áp và hình thái cũng như các
thông số đánh giá bọng kết mạc của các phẫu thuật cắt bè củng mạc kết hợp ologen ở thời điểm sau 1 năm điều trị
phẫu thuật tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt dọc. Mẫu nghiên cứu gồm các bệnh nhân được
điều trị phẫu thuật cắt bè củng mạc với Ologen từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016 tại khoa Glaucoma
Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nhãn áp được lấy sau 1 năm phẫu thuật, kết quả cấu trúc bọng
kết mạc được đánh giá thông qua khám lâm sàng sinh hiển vi và chụp ảnh cắt lớp quang học bán phần trước. Mối...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mỗi tương quan nhãn áp và biến số bọng kết mạc của phẫu thuật cắt bè củng mạc kết hợp ologen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 9
ĐÁNH GIÁ MỖI TƯƠNG QUAN NHÃN ÁP
VÀ BIẾN SỐ BỌNG KẾT MẠC CỦA PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG MẠC
KẾT HỢP OLOGEN
Nguyễn Hoàng Mỹ Ngọc*, Trần Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát nhãn áp và hình thái cũng như các
thông số đánh giá bọng kết mạc của các phẫu thuật cắt bè củng mạc kết hợp ologen ở thời điểm sau 1 năm điều trị
phẫu thuật tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt dọc. Mẫu nghiên cứu gồm các bệnh nhân được
điều trị phẫu thuật cắt bè củng mạc với Ologen từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016 tại khoa Glaucoma
Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nhãn áp được lấy sau 1 năm phẫu thuật, kết quả cấu trúc bọng
kết mạc được đánh giá thông qua khám lâm sàng sinh hiển vi và chụp ảnh cắt lớp quang học bán phần trước. Mối
liên quan giữa phân loại bọng và nhãn áp trung bình cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, kiểm định phi
tham số các giá trị trung bình Kruskal-Wallis với p < 0,05.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 44 mắt được theo dõi (22 mắt phải và 22 mắt trái), với độ tuổi trung bình là
60,68 ± 6,87, với thời gian theo dõi trung bình 17,50 ± 3,21 tháng. Nhãn áp trung bình trước mổ là 41,25 ± 14,6
mmHg và nhãn áp trung bình tại thời điểm khảo sát là 13,60 ± 3,6 mmHg. Khảo sát cho thấy trên lâm sàng cũng
như trên hình ảnh chụp cắt lớp bán phần trước, loại bọng dạng nang và bọng tỏa lan chiếm tỉ lệ cao nhất với nhãn
áp đo được thấp nhất. Có 52,27% trường hợp đạt nhãn áp đích 14 mmHg. Sự hiện diện của nhóm bọng chức
năng: bọng dạng nang chiếm 22,7% và bọng lan tỏa chiếm 22,7% trên hình ảnh chụp cắt lớp quang học tương
ứng với mức nhãn áp kiểm soát tốt (p<0,05). Không ghi nhận trường hợp biến chứng nào xảy ra.
Kết luận: Kết quả sau 1 năm điều trị cắt bè củng mạc với Ologen cho thấy tỉ lệ cao nhãn áp được kiểm soát
tương ứng hình thái nhóm bọng chức năng. Kết hợp chế phẩm sinh học trong phẫu thuật cắt bè đem lại lợi ích an
toàn, tương đối hiệu quả cho các trường hợp glaucoma góc đóng nguyên phát.
Từ khóa: nhãn áp, bọng kết mạc, củng mạc.
ABSTRACT
THE CORRELATION BETWEEN THE INTRAOCULAR PRESSURE
AND BLEB VALUES OF TRABECULECTOMY AUGMENTED WITH OLOGEN
Nguyen Hoang My Ngoc, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 9 - 15
Purpose: The study was conducted to evaluate the intraocular pressure and the morphology as well as bleb
values of trabeculectomy augmented with Ologen after 1 year follow-up at Ho Chi Minh Eye Hospital.
Methods: In this prospective, longitudinal descriptive study, clinical data are obtained from patients with
primary angle closure glaucoma and acute angle closure allocated for trabeculectomy augmented with Ologen
from October 2015 to June 2016 in the Glaucoma Department of Ho Chi Minh City Eye Hospital. The
intraocular pressure results were obtained after one-year surgery, results bleb structures were evaluated through
clinical examination and images of the anterior segment – optical coherence tomography. The correlation between
the bleb classification and the average intraocular pressure shows the differences with statistical significance, non-
*Bộ môn Mắt trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS.Nguyễn Hoàng Mỹ Ngọc. ĐT: 0985970558 Email: ngochmnguyen@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 10
parametric Kruskal-Wallis test of average values with p <0.05.
Results: 44 eyes of 18 primary angle closure glaucoma eyes and 26 acute angle closure eyes were observed,
with an average age of 60.68 ± 6.87, and the mean follow-up period is 17.50 ± 3.21 months. The mean preoperative
intraocular pressure was 41.25 ± 14.6 mmHg and the mean intraocular pressure at the survey time is 13.60 ± 3.6
mmHg. The blebs were classified into four categories according to the images of filtering blebs by clinical
examination and anterior segment – optical coherence tomography. Based on these images, the study indicates
polycystic blebs and diffusing blebs accounted for the highest proportion with the lowest measured intraocular
pressure. 52.27% of the cases have reached the target of 14 mmHg of intraocular pressure. The presence of
functioning group: 22.7% of polycystic blebs and 22.7% diffusing blebs on the tomography image corresponding
optical intraocular pressure controlling levels (p <0.05). There was no significant difference in postoperative
complications.
Conclusion: Results of this study significantly contribute to efforts to re-examine patients more thoroughly
and extensively, with a particular focus on the connection of intraocular pressure and bleb morphology which
influences the postoperative. It may be a new, safe, simple and effective therapeutic approach for treating primary
glaucoma.
Keywords: intraocular pressure, bleb, trabeculectomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Glaucoma là tình trạng bệnh lý của thần kinh
thị giác, đặc trưng bởi sự tiêu hủy các tế bào
hạch và sợi trục võng mạc nên tổn thương do
bệnh glaucoma là không có khả năng hồi phục.
Điều trị glaucoma bằng phương pháp phẫu
thuật cắt bè củng mạc được tác giả Cairn áp
dụng từ năm 1968 (2) và trở thành phương pháp
phẫu thuật tiêu chuẩn trong điều trị glaucoma.
Đây cũng là phương pháp điều trị phổ biến cho
các hình thái glaucoma không kiểm soát được
bằng nội khoa. Tuy nhiên, quá trình liền sẹo là
nguyên nhân thường gặp nhất gây mất chức
năng bọng kết mạc, từ đó dẫn đến thất bại phẫu
thuật. Do đó, việc sử dụng thêm những chất làm
bằng công nghệ sinh học để kiểm soát nhãn áp
sau phẫu thuật cắt bè củng mạc mà không ảnh
hưởng đến quá trình lành sẹo tự nhiên là một
tiến bộ khoa học hiện nay trong phẫu thuật nhãn
khoa. Trong đó, việc đánh giá tình trạng bọng
kết mạc bằng máy chụp cắt lớp là phương pháp
dễ thực hiện, không xâm hại, có độ chính xác cao
và hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào
liên quan đến đánh giá nhãn áp và bọng Ologen.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả hạ nhãn áp của phẫu
thuật cắt bè củng mạc kết hợp Ologen ở bệnh
nhân góc đóng cấp và glaucoma góc đóng
nguyên phát.
Đánh giá sự tương quan giữa nhãn áp và
hình thái bọng kết mạc sau 1 năm của phẫu
thuật cắt bè củng mạc kết hợp Ologen bằng máy
chụp cắt lớp quang học bán phần trước.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số chọn mẫu
Các bệnh nhân glaucoma góc đóng nguyên
phát và bệnh nhân góc đóng cấp đã phẫu thuật
cắt bè củng mạc kết hợp Ologen thỏa mãn tiêu
chuẩn chọn mẫu đến tái khám tại bệnh viện Mắt
Tp HCM từ 10/2015 đến 4/2016.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân bị glaucoma góc đóng nguyên
phát, góc đóng cấp đã phẫu thuật cắt bè củng
mạc kết hợp Ologen sau 1 năm.
Không có biến chứng sau phẫu thuật.
Có điều kiện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các hình thái glaucoma khác.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 11
Các tổn thương về kết - giác mạc và mi ảnh
hưởng đến tình trạng sẹo bọng: bỏng kết - giác
mạc, dính mi cầu
Có thực hiện những phẫu thuật tại mắt khác
sau phẫu thuật cắt bè củng mạc.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức
trong đó C là hằng số liên quan đến sai sót α và β
Ta có thể tính C(α, β) theo bảng dưới đây:
α β = 0,1 (lực mẫu 0,9) β = 0,2 (lực mẫu 0,8)
0,01 16,74 13,33
0,05 10,51 7,85
Trong nghiên cứu của Florent Aptel(1) cùng
cộng sự, r tương quan giữa nhãn áp và hình thái
khảo sát bọng kết mạc trên AS-OCT là r =
0,81.Với α = 0,05 và β = 0,2 thì C = 7,85.
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu quan sát mô tả tiến cứu cắt dọc.
Qui trình nghiên cứu
Bệnh nhân được tái khám và được lưu trữ hồ
sơ tại bệnh viện. Số liệu được thu thập từ hồ sơ
và theo mẫu soạn sẵn. Sau đó đưa vào thống kê
phân tích bằng phần mềm Stata.
Phương tiện nghiên cứu:
Bệnh nhân được khám võng mạc bằng đèn
soi đáy mắt gián tiếp, kính sinh hiển vi, đo nhãn
áp, chụp cắt lớp quang học bán phần trước.
KẾT QUẢ
Đặc điểm nền
Nghiên cứu được thực hiện trên 36 bệnh
nhân vào mẫu nghiên cứu với 44 mắt được theo
dõi (22 mắt phải và 22 mắt trái). Trong đó có 8
bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bè củng mạc
trên cả hai mắt và 28 bệnh nhân được phẫu thuật
trên một mắt, với 2 nhóm chẩn đoán chính là góc
đóng cấp (Acute angle closure - AAC) và
glaucoma góc đóng nguyên phát (Primary angle
closure glaucoma - PACG).
Trong 36 bệnh nhân tham gia vào nghiên
cứu, có 10 bệnh nhân nam (27,80%) và 26 bệnh
nhân nữ (72,20%); tuổi trung bình chung của
bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 60,68 ± 6,87;
thời gian trung bình từ lúc mổ đến lúc khảo sát
là 17,50 ± 3,21 tháng; 18 mắt góc đóng cấp
(40,9%) và 26 mắt (59,1%) glaucoma góc đóng
nguyên phát. Có 30 bệnh nhân (68,2%) không
cần dùng bổ sung thêm thuốc hạ nhãn áp sau
phẫu thuật cắt bè cũng mạc;11 bệnh nhân (25%)
sử dụng thêm 1 loại thuốc hạ nhãn áp; 2 bệnh
nhân (4,5%) cần sử dụng thêm 3 nhóm thuốc và
1 bệnh nhân (2,3%) sử dụng thêm trên 2 nhóm
thuốc. Nhóm góc đóng cấp (AAC), nhóm
glaucoma góc đóng nguyên phát (PACG) cũng
có thị lực logMar trung bình sau mổ (0,504 ±
0,09) cải thiện hơn thị lực logMar trung bình
trước mổ (0,601 ± 0,11).
Về nhãn áp trước và sau mổ
Nhóm góc đóng cấp có sự khác biệt về
nhãn áp trung bình trước mổ (48,97 ± 12,6
mmHg) và nhãn áp trung bình tại thời điểm
khảo sát (13,53 ± 3,2 mmHg) cao nhất, nhóm
glaucoma góc đóng nguyên phát (PACG) có
sự khác biệt về nhãn áp ít hơn với nhãn áp
trung bình trước mổ (35,90 ± 13,8 mmHg) và
nhãn áp trung bình tại thời điểm khảo sát
(13,60 ± 3,6 mmHg). Chúng tôi nhận thấy có sự
khác biệt về nhãn áp trước mổ và sau mổ theo
từng nhóm với các giá trị p<0,001 kiểm định
phi tham số Wilcoxon signed rank so sánh
giữa các mẫu bắt cặp. Bảng 1 cho thấy số
lượng mắt có nhãn áp tại thời điểm khảo sát ≤
14 mmHg hoặc ≤ 18 mmHg theo từng nhóm
bệnh. Trong đó có 23 trường hợp có nhãn áp ≤
14 mmHg và 42 trường hợp có nhãn áp ≤ 18
mmHg.
Bảng 1: Tỉ lệ mắt có nhãn áp dưới 14 mmHg và 18
mmHg
≤ 14mmHg ≤ 18mmHg
AAC 10 (43,5%) 18 (42,9%)
PACG 13 (56,5%) 24 (57,1%)
Giá trị p* 0,717 0,228
n
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 12
Về đặc điểm bọng trên lâm sàng
Nghiên cứu cho thấy, trên lâm sàng loại III
(bọng dẹt) chiếm tỉ lệ cao nhất (31,8%), loại I
(bọng dạng nang) chiếm tỉ lệ thấp nhất (20,5%).
Loại II (bọng tỏa lan) chiếm tỉ lệ 25% và bọng loại
IV (bọng vỏ bao) chiếm tỉ lệ 22,7%.
Bảng 2: Liên quan giữa nhãn áp trung bình và hình
thái loại bọng trên lâm sàng
Phân loại bọng
Theo lâm sàng
Nhãn áp trung bình (mmHg)
Mẫu chung Nhóm không dùng thuốc
Loại I (n=9) 14,40 ± 3,36 14,36 ± 2,94
Loại II (n=11) 10,96 ± 4,14 9,45 ± 2,86
Loại III (n=14) 13,71 ± 2,99 14,32 ± 2,50
Loại IV (n=10) 15,64 ± 3,04 16,45 ± 2,08
Giá trị p* 0,029 0,003
Ở bọng loại II có nhãn áp trung bình mẫu
chung và nhãn áp trung bình ở nhóm không
dùng thuốc thấp nhất lần lượt là 10,96 ± 4,14
mmHg và 9,45 ± 2,86 mmHg. Bọng loại II (bọng
tỏa lan) và III (bọng dẹt) có nhãn áp trung bình
thấp hơn bọng loại I (bọng dạng nang) và IV
(bọng vỏ bao). Sự khác biệt về mối liên quan
giữa các hình thái bọng này và nhãn áp có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Hai hình thái bọng loại I và II là những hình
thái bọng có chức năng thấm lọc tốt. Bọng loại
III, IV là những hình thái bọng có chức năng
thấm lọc kém hơn dễ gây mất tình trạng kiểm
soát nhãn áp sau phẫu thuật. Tuy nhiên ở nghiên
cứu này cho thấy bọng loại IV có mức nhãn áp
cao nhất. Nhận định này khá khác biệt với kết
luận của tác giả Kronfield (6), lý do khác biệt về
thời gian nghiên cứu cũng như tiêu chuẩn mẫu
nghiên cứu.
Về đặc điểm bọng trên chụp cắt lớp quang học
bán phần trước AS-OCT
Trong 44 mắt khảo sát, chiều cao bọng trung
bình chiếm tỉ lệ cao nhất (43,2%), bề dày thành
bọng dạng mỏng chiếm 70,5%, độ rộng khoang
phản âm dạng rộng chiếm 47,7%, chiều cao
khoang phản âm thấp chiếm nhiều nhất (54,5%),
dịch dưới kết mạc chiếm 63,6% và lỗ mở bè nhìn
thấy chiếm 52,3%. Nghiên cứu cho thấy loại E
(bọng vỏ bao) chiếm tỉ lệ cao nhất (36,4%), loại F
(bọng dẹt) chiếm tỉ lệ thấp nhất (18,2%). Ngoài
ra, loại C (bọng dạng nang) và bọng loại D (bọng
tỏa lan) chiếm tỉ lệ 22,7%.
Ở nhóm không dùng thuốc, nhãn áp được
kiểm soát tốt ở bọng loại C (bọng dạng nang) và
D (bọng tỏa lan) với mức huyết áp ổn định
tương ứng 9,06 ± 2,84 mmHg và 14,09 ± 2,84
mmHg so với mức nhãn áp đích là 14 mmHg. Ở
bọng loại C có nhãn áp trung bình ở nhóm
không dùng thuốc thấp nhất 9,06 ± 2,84 mmHg.
Bọng loại C (bọng dạng nang) và D (bọng tỏa
lan) có nhãn áp trung bình thấp hơn bọng loại E
(bọng vỏ bao) và F (bọng dẹt) được thể hiện ở
bảng 3.
Bảng 3: Nhãn áp trung bình theo loại bọng trên AS-
OCT
Phân loại bọng
Theo lâm sàng
Nhãn áp trung bình (mmHg)
Mẫu chung Nhóm không dùng thuốc
Loại C (n=10) 10,84 ± 4,34 9,06 ± 2,84
Loại D (n=10) 14,18 ± 3,24 14,09 ± 2,84
Loại F (n=8) 15,86 ± 3,12 17,30 ± 2,11
Loại E (n=16) 13,84 ± 2,96 14,40 ± 2,51
Giá trị p* 0,032 0,002
Về sự phù hợp khi phân loại bọng theo lâm
sàng và OCT
Kết quả cho thấy có sự tương ứng và phù
hợp giữa 2 phương pháp và từng loại bọng. Ở
nhóm góc đóng cấp, các bọng loại D (bọng tỏa
lan) và E (bọng vỏ bao) chiếm tỉ lệ cao trên
OCT và các loại II (bọng tỏa lan) và IV (bọng
vỏ bao) cũng chiếm tỉ lệ cao khá tương ứng
theo lâm sàng.
Bảng 4: Liên quan giữa lâm sàng và OCT
Phân loại bọng
AAC PACG
Lâm sàng AS-OCT Lâm sàng AS-OCT
Type I hay C 4 3 5 7
Type II hay D 4 6 7 4
Type III hay F 5 3 9 5
Type IV hay E 5 6 5 10
18 18 26 26
Ở nhóm glaucoma góc đóng nguyên phát
(PACG), các bọng C (bọng dạng nang) và E
(bọng vỏ bao) phân loại theo OCT chiếm đa số
trong khi bọng D (bọng tỏa lan) và F (bọng dẹt)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 13
lại chiếm đa số trên lâm sàng.
Kết quả phân tích có mối liên quan giữa 2
phương pháp lâm sàng và OCT, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (Pearson
Chi-square test). Tuy nhiên, bọng dạng nang
và bọng tỏa lan trên lâm sàng và trên AS-OCT
có sự tương ứng phù hợp hơn bọng vỏ bao và
bọng dẹt.
BÀN LUẬN
Đặc điểm nền
Thời gian từ lúc mổ đến lúc đưa vào nghiên
cứu có khác biệt lớn so với các nghiên cứu khác.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc bọng vì
những yếu tố thuộc cấu trúc bọng có tính động,
thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy sẽ tạo nên
sự khác biệt về mối tương quan giữa đặc điểm
cấu trúc bọng và sự kiểm soát nhãn áp.
Về nhãn áp trước và sau mổ
Nhãn áp trung bình trong mẫu nghiên cứu
của chúng tôi là 13,6 ± 3,69 mmHg. Kết quả của
chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của
tác giả Mavrakanas N(7), Veronica Ribas(4).
Bảng 5: Nhãn áp trung bình trong các nghiên cứu.
Tác giả Năm
Giá trị trung bình
và độ lệch chuẩn
Sirisha S
(9)
2015 14,1 ± 3,3
Fei Yuan
(12)
2015 14,23 ± 3,13
Veronica Ribas
(4)
2015 13,67 ± 0,81
N.H.PHÚC
(8)
2014 12,2
N.H.M.NGỌC 2016 13,6 ± 3,69
Về đặc điểm bọng
Trên lâm sàng, chiều cao của bọng không
phải là một tiêu chuẩn quan trọng trong đánh
giá bọng kết mạc. Bọng cao có thể xuất hiện
khi dòng chảy thủy dịch lớn và kết mạc lỏng
lẻo, đi kèm với hiện tượng nhãn áp thấp,
nhưng cũng có thể xuất hiện trường hợp nang
Tenon với dòng chảy nhỏ, thành bọng xơ hóa
dày và nhãn áp áp(5). Ở nghiên cứu của chúng
tôi, chiều cao bọng được đánh giá từ trung
bình (9/44 mắt chiếm 20,5%) đến cao (14/44
mắt chiếm 31,8%). Diện rộng bọng (độ lan tỏa
của bọng) phần lớn từ 1-2 múi giờ đến 2-4 múi
giờ chiếm 59,1% (26/44 mắt). Tình trạng mạch
máu đa số phân bố trung bình chiếm tổng
cộng 45,5% (20/44 mắt). Thử nghiệm Seidel âm
tính chiếm 20/44 mắt (50%), dương tính sau 5
giây có 14 trường hợp (31,8%).
Nghiên cứu của tác giả Florent Aptel (1), cũng
ghi nhận về diện rộng của bọng đa số từ 1-2 múi
giờ tương tự như kết quả của chúng tôi. Tuy
nhiên tác giả ghi nhận bọng có chiều cao thấp
chiếm đa số 80% với 12/15 mắt và 20% bọng gồ
cao với 3/15 mắt. Điều này có thể được lý giải so
mẫu nghiên cứu của chúng tôi có thời gian hậu
phẫu trung bình 17 tháng trở lên còn của tác giả
Florent(1) là 3 tháng nên các bọng còn trong giai
đoạn chưa hình thành hoàn chỉnh nên có ảnh
hưởng đến sự đánh giá về chiều cao bọng trên
lâm sàng.
Hệ thống đánh giá bọng kết mạc theo
Moorfields Bleb Grading System (MGBS) hay
Indian Bleb Appearance Grading Scale (IBAGS)
rất hữu ích trên lâm sàng và đã được chấp thuận
trên thế giới, tuy nhiên những hệ thống đánh giá
này chỉ cung cấp những thông tin định tính và
chủ quan về hình thái bọng kết mạc. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, thời lúc nghiên cứu
lựa chọn sau 1 năm nên khối Ologen đã thoái
biến nên sử dụng máy AS-OCT để khảo sát cấu
trúc bên trong bọng kết mạc.
Về so sánh nhãn áp trung bình theo phân loại
bọng
Mối liên quan giữa phân loại bọng trên lâm
sàng và nhãn áp trung bình được ghi nhận có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê, kiểm định phi
tham số các giá trị trung bình Kruskal Wallis với
p < 0,05. Ở đây nhận thấy nhãn áp trung bình
càng thấp tương ứng với loại bọng có chiều cao
và bề dày thành bọng mỏng. Điều này có thể giải
thích dựa vào thời điểm tham gia nghiên cứu
bọng là sau 12 tháng, nghĩa là lúc bọng đã thoái
triển hoàn toàn. Độ lan tỏa của bọng là một dấu
hiệu rất quan trọng cho thấy sự lưu thông của
thủy dịch. Theo tác giả Tonominaga(10) đánh giá
bọng thành công là dạng bọng có mô dưới kết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 14
mạc hấp thu thủy dịch và dãn nở từ nó làm dày
thành bọng lên. Ở những bọng vở bao thất bại,
thành bọng cũng dày lên do xơ sẹo dưới kết mạc
quá phát. Vì vây tác giả Tonominaga cho rằng
không thể coi bề dày thành bọng là dấu hiệu chỉ
điểm của bọng chức năng tốt. Tác giả Fakhraie (3)
ghi nhận mối tương quan thuận giữa nhãn áp và
chiều cao bọng. Với kết quả của tác giả Veronica
Ribas (4), chúng tối có kết quả khá tương đồng về
mối liên hệ giữa nhãn áp và chiều cao bọng
trong phân loại trên lâm sàng.
Mối liên quan giữa phân loại bọng trên AS-
OCT và nhãn áp trung bình được ghi nhận có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê, kiểm định phi
tham số các giá trị trung bình Kruskal Wallis với
p < 0,05. Ở bọng loại C (bọng dạng nang) có
nhãn áp trung bình mẫu chung và nhãn áp trung
bình ở nhóm không dùng thuốc thấp nhất lần
lượt là 10,84 ± 4,34 mmHg và 9,06 ± 2,84 mmHg.
Bọng loại C (bọng dạng nang) và D (bọng tỏa
lan) có nhãn áp trung bình thấp hơn bọng loại E
(bọng vỏ bao) và F (bọng dẹt).
Phân loại sẹo bọng theo OCT có liên quan
chặt chẽ đến nhãn áp. Đặc biệt là các bọng tỏa
lan và bọng dạng nang là các loại bọng có chức
năng và liên quan kiểm soát mức nhãn áp. Như
trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, nhãn áp
của bọng C (bọng dạng nang) có mức nhãn áp
trung bình là 10,84 mmHg, nhãn áp của bọng D
(bọng tỏa lan) có mức nhãn áp trung bình là
14,18 mmHg. Trong khi nhãn áp bọng E (bọng
vỏ bao) là 13,84 mmHg và nhãn áp trung bình
bọng F (bọng dẹt) là 15,86 mmHg. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết
quả nghiên cứu của các tác giả như
Tonominaga(10), Veronica Ribas(4), Weizer JS(11).
Các nghiên cứu này cũng cho thấy độ phản âm
thấp liên quan chặt chẽ với bọng kết mạc có chức
năng và có nhãn áp tốt. Sự hiện diện của bọng
dạng nang chiếm 22,7% và bọng lan tỏa chiếm
22,7% trên AS-OCT được xem là nhóm bọng
chức năng, tương ứng với phần trăm khảo sát
được của các biến số: chiều cao bọng trung bình
(43,2%), đường dịch dưới vạt củng vạt (36,3%),
độ phản âm (54,5%), chiều cao độ phản âm
(45,5%) được xem là một dấu hiệu của bọng chức
năng dẫn lưu tốt.
KẾT LUẬN
Giữa 2 phương pháp đánh giá đặc điểm
bọng kết mạc theo lâm sàng và chụp cắt lớp
quang học có mối liên hệ và phù hợp nhất định.
Hình thái loại bọng dạng nang và bọng tỏa lan
trên lâm sàng và trên OCT khá tương ứng và
phù hợp nhau. Cả hai loại bọng này đều cho khả
năng điều chỉnh nhãn áp ở mức kiểm soát ổn
định so với nhãn áp đích. Tuy nhiên, đánh giá
bọng kết mạc bằng máy AS-OCT có nhiều ưu
điểm hơn, dễ sử dụng, không xâm lấn, chính
xác, lưu lại hình ảnh và các đặc điểm thông số
của bọng để theo dõi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aptel F, Dumas S, Denis P. (2009). “Ultrasound biomicroscopy
and optical coherence tomography imaging of filtering blebs
after deep sclerectomy with new collagen implant”.
Department of Ophthalmology Edouard Herriot Hospital,
Lyon-France.
2. Bộ Y Tế và Bệnh viện Mắt Trung ương (2012), Nhãn khoa, Tập 1,
Nhà Xuất bản Y học.
3. Fakhraie G, Kohansal S, Eslami Y, et al. (2011). “Correlation
between Filtering Bleb clinical Morphology, Anterior segment
Optical Tomography Findings, and Interocular Pressure”.
Iranian Journal of Ophthalmology 23(4): p 21-28.
4. Gonzalez VR, Cueto LFV, Argota SB, Jordana MIC. (2015)
“High definition tomography to evaluate filtering bleb with
biodegradable collagen implant in patients with high myopia”.
Barraquer Ophthalmology Centre, Barcelona, Spain
5. Healey and Trope. The Failing Bleb: Risk Factors and
diagnosis. Glaucoma surgery. 2005: 161-169.
6. Kronfeld PC. The mechanisms of filtering operations. Trans Pac
Coast Ophthamol Soc Annual MeetGood, William V et al.
(2004), "Final results of the Early Treatment for Retinopathy of
Prematurity (ETROP) randomized trial", Transactions of the
American Ophthalmological Society. 102, p. 233.
7. Mavrakanas N, Mendrinos E, Shaarawy T. “Postoperative IOP
is related to intrascleral bleb height in eyes with clinically flat
blebs following deep sclerectomy with collagen implant and
mitomycin.” Glaucoma Unit, Ophthalmology Department, Geneva
University Hospitals, Rue Alcide-Jentzer 22, 1211, Geneva 14,
Switzerland.
8. Nguyễn Hoàng Phúc (2014). Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật
cắt bè củng mạc kết hợp Ologen so với phẫu thuật cắt bè củng
mạc kết hợp Mitomycin C. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ. Đại học
Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
9. Senthil S, Rao HL, Babu JG, Mandal AK, Garudadri CS. (2015).
“Comparison of outcomes of trabeculectomy with Mitomycin
C vs. Ologen implant in primary glaucoma”. Original Article.
IP: 118.68.94.164.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 15
10. Tominaga A, Miki A, Yamazaki Y, Matsushita K, Otori Y
(2010), “ The Assessment of the Filtering Bleb Function With
Anterior Segment Optical Coherence Tomography”, J Glaucoma
Feb 15, 2012.
11. Weizer JS, Goyal A, Ple-Plakon P, Trzcinka A, Strong BD,
Bruno CA, Junn J, Tseng I, Niziol LM, Musch DC, Moroi SE
(2010), “ Bleb morphology characteristics and effect on
positional intraocular pressure variation”, Ophthalmology Surg
Lasers Imaging 5, pp 1-6.
12. Yuan F et al. (2015). “Biodegradable 3D-Porous Cllagen Matrix
(Ologen) compared with Mitomycin C for treatment of primary
open-angle glaucoma: results at 5 years”. Hindawi Publishing
Corporation Journal of Ophthalmology. Volume 2015, Article ID
637537, 7 pages.
Ngày nhận bài báo: 29/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/01/2017
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_moi_tuong_quan_nhan_ap_va_bien_so_bong_ket_mac_cua.pdf