Đánh giá kiến thức và thực hành của cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số sau đào tạo 6 tháng tại tỉnh Điện Biên - Lê Minh Thi

Tài liệu Đánh giá kiến thức và thực hành của cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số sau đào tạo 6 tháng tại tỉnh Điện Biên - Lê Minh Thi: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 103Ngày nhận bài: 25/8/2017; Ngày phản biện: 5/9/2017; Ngày duyệt đăng: 10/9/2017(1) Đại học Y tế Cộng đồng; e-mail: lmt@huph.edu.vn (2) Đại học Y tế Cộng đồng; e-mail: dttd@huph.edu.vn (3) Đại học Y tế Cộng đồng; e-mail: bth@huph.edu.vn ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÔ ĐỠ THÔN BẢN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ SAU ĐÀO TẠO 6 THÁNG TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN Lê Minh Thi(1) Đoàn Thị Thùy Dương(2) - Bùi Thị Thu Hà(3) Nghiên cứu cắt ngang thực hiện 6 tháng sau khi kết thúc khóa đào tạo dài 6 tháng cho các cô đỡ thôn bản (CĐTB) người dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phát vấn tự điền nhằm đánh giá kiến thức và phương pháp quan sát thực hành trên mô hình để đánh giá kĩ năng. Có 105 CĐTB người dân tộc thiểu số tại Điện Biên đã tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của CĐTB về chăm sóc trước sinh và sau sinh tốt hơn so với kiến thức chăm sóc trong sinh. Tương tự, kĩ năng tư vấn, ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kiến thức và thực hành của cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số sau đào tạo 6 tháng tại tỉnh Điện Biên - Lê Minh Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 103Ngày nhận bài: 25/8/2017; Ngày phản biện: 5/9/2017; Ngày duyệt đăng: 10/9/2017(1) Đại học Y tế Cộng đồng; e-mail: lmt@huph.edu.vn (2) Đại học Y tế Cộng đồng; e-mail: dttd@huph.edu.vn (3) Đại học Y tế Cộng đồng; e-mail: bth@huph.edu.vn ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÔ ĐỠ THÔN BẢN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ SAU ĐÀO TẠO 6 THÁNG TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN Lê Minh Thi(1) Đoàn Thị Thùy Dương(2) - Bùi Thị Thu Hà(3) Nghiên cứu cắt ngang thực hiện 6 tháng sau khi kết thúc khóa đào tạo dài 6 tháng cho các cô đỡ thôn bản (CĐTB) người dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phát vấn tự điền nhằm đánh giá kiến thức và phương pháp quan sát thực hành trên mô hình để đánh giá kĩ năng. Có 105 CĐTB người dân tộc thiểu số tại Điện Biên đã tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của CĐTB về chăm sóc trước sinh và sau sinh tốt hơn so với kiến thức chăm sóc trong sinh. Tương tự, kĩ năng tư vấn, chăm sóc trước sinh cũng tốt hơn so với kĩ năng chăm sóc sau sinh và khi đẻ. Các CĐTB cần được đào tạo lại cũng như tham gia các hoạt động tại trạm y tế nhiều hơn nhằm tăng cường hiệu quả sau đào tạo. Từ khóa: Cô đỡ thôn bản; kiến thức; kĩ năng; Điện Biên; Việt Nam. 1.Giới thiệu: Giảm tử vong mẹ là một trong các mục tiêu thiên niên kỉ mà Việt Nam cam kết thực hiện. Tỷ số tử vong mẹ tại Việt Nam đã giảm đáng kể từ 165/100000 năm 2001 xuống còn 69/100000 năm 2009 [1]. Tuy nhiên, tỷ số tử vong mẹ không đồng đều giữa các vùng miền. Tại các tỉnh miền núi, tỷ số tử vong mẹ còn cao do đường núi đi lại khó khăn, phong tục đẻ tại nhà của các bà mẹ người dân tộc thiểu số còn phổ biến. Một trong các chiến lược hiệu quả nhằm giảm tử vong mẹ là đào tạo người đỡ đẻ có kĩ năng. Nhận thức sự khác biệt lớn còn tồn tại giữa các vùng miền, từ năm 2006, Bộ Y tế đã thử nghiệm nhiều chương trình đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ làm mẹ an toàn cho các bà mẹ tại khu vực miền núi. Các chương trình đào tạo khác nhau đã được các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế phối hợp với Bộ Y tế thử nghiệm bao gồm chương trình đào tạo 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng. Từ năm 2013, theo thông tư 07/2013, Bộ Y tế đã chính thức công nhận cô đỡ thôn bản là nhân viên y tế thôn bản và các cô đỡ thôn bản được nhận lương hàng tháng [2]. Chương trình đào tạo 6 tháng cũng được công nhận là chương trình đào tạo thống nhất toàn quốc và được triển khai trong chương trình mục tiêu quốc gia về sức khỏe sinh sản. Các khóa đào tạo cô đỡ thôn bản theo chương trình 6 tháng mới được các tỉnh triển khai từ giữa năm 2014. Nhiệm vụ chính của các cô đỡ thôn bản là khám thai, khám sau sinh, phát hiện và chuyển tuyến kịp thời các trường hợp nguy cơ tai biến và có khả năng đỡ đẻ thường trong trường hợp bà mẹ không tới được cơ sở y tế. Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi khó khăn, nằm tại vùng Tây Bắc, giáp với tỉnh Lai Châu và Sơn La. Tỉnh Điện Biên có đường biên giới với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), và một số tỉnh của Lào. Điện Biên có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Tại tỉnh Điện Biên có 21 dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Thái, người Mông và người Kinh. Các cô đỡ thôn bản được chọn đi học là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn tối thiểu là tiểu học, sinh sống tại thôn bản khó khăn, có tỷ lệ đẻ tại nhà cao. Tại tất cả các huyện, thị xã đều có các cô đỡ thôn bản tham gia chương trình đào tạo 6 tháng. Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào đánh Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 104 Số 19 - Tháng 9 năm 2017 giá về kiến thức và thực hành cũng như khả năng chấp nhận dịch vụ của cô đỡ thôn bản đào tạo 6 tháng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kiến thức- thực hành của cô đỡ thôn bản sau khi tốt nghiệp được 6 tháng tại tỉnh Điện Biên. 2.Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các cô đỡ thôn bản đã tốt nghiệp chương trình đào tạo 6 tháng tại tỉnh Điện Biên Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9-11 năm 2015 tại tỉnh Điện Biên. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng - Mẫu và chọn mẫu: Toàn bộ các cô đỡ thôn bản đã tốt nghiệp chương trình đào tạo 6 tháng tại tỉnh Điện Biên. Tổng số có 105 cô đỡ thôn bản tại Điện Biên đã tham gia nghiên cứu. Thu thập số liệu: - Nghiên cứu được thực hiện bằng cách mời toàn bộ các CĐTB lên trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh. Mỗi một ngày thực hiện đánh giá với một nhóm cô đỡ thôn bản theo từng huyện, trung bình mỗi ngày phỏng vấn và kiểm tra kĩ năng 8-15 cô. Các cô đỡ thôn bản được mời lên tỉnh từ trước ngày thu thập số liệu 1 ngày để nghỉ ngơi. Các cô đỡ thôn bản không bố trí được ngày lên theo giấy mời có thể lên tỉnh và tham gia cùng nhóm với các cô đỡ thôn bản huyện khác. - Các cô đỡ thôn bản được phỏng vấn/ đánh giá kĩ năng bởi 2 nhóm nghiên cứu viên. Nhóm 1 gồm 2 nghiên cứu viên y tế công cộng hướng dẫn cách điền phiếu theo từng câu hỏi trên máy chiếu (hướng dẫn theo nhóm). Sau đó, từng cô đỡ thôn bản sẽ sang 3 phòng bên cạnh để thực hiện kiểm tra kĩ năng trên mô hình. Nhóm 2 gồm 3 chuyên gia là các giảng viên quốc gia về đào tạo cô đỡ thôn bản đánh giá kĩ năng. Có 4 kĩ năng được kiểm tra nhằm đánh giá kĩ năng cung cấp dịch vụ trước, trong và sau sinh bao gồm: (1)kĩ năng tư vấn trước sinh (đóng vai), (2,3)kĩ năng đỡ đẻ thường và đỡ rau/dây rốn (trên mô hình) và (4)kĩ năng chăm sóc sơ sinh (mô hình). Thời gian tự điền bảng hỏi là 20-30 phút và tổng thời gian thực hiện cả 4 kĩ năng là 50-60 phút. - Bảng hỏi kiểm tra kiến thức đã được thử nghiệm tại tỉnh Cao Bằng trước khi thực hiện thu thập số liệu chính thức. Các bảng kiểm đánh giá kĩ năng được xây dựng trên hướng dẫn chuẩn quốc gia về thực hiện dịch vụ sức khỏe sinh sản, có chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số. Phân tích số liệu: Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata và được phân tích bằng SPSS 20. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện là một phần của nghiên cứu giữa trường Đại học Y tế công cộng, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em phối hợp thực hiện dưới sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới. Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng thông qua theo quyết định số 274/ YTCC- HĐĐĐ ngày 22-9-2015. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ về mục tiêu nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu bằng văn bản. Tất cả các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu đều được mã hóa, được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. 3.Kết quả 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm (n=105) N % Tuổi (TB± SD) 23.4 ± 5.4 Dân tộc Thái 19 (18.09) Mông 70 (66.67) Dân tộc khác 16 (15.24) Hôn nhân Đã kết hôn 94 (89.52) Độc thân 11 (10.48) Trình độ học vấn Tiểu học 37 (35.24) Trung học cơ sở 64 (60.95) Trung học phổ thông trở lên 4 (3.81) Kiêm nhiệm công việc khác tại thôn 55 (52,38) Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1 trình bày đặc điểm nhân khẩu học Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 105Số 19 - Tháng 9 năm 2017 của CĐTB. Tuổi trung bình của các CĐTB xấp xỉ 23,5 tuổi. Hai phần ba các CĐTB tại Điện Biên được chọn đi học người dân tộc Mông (66,7%), 18% là nhóm dân tộc Thái, còn lại là các CĐTB thuộc nhóm dân tộc khác. Hầu hết các CĐTB đã kết hôn và 2/3 có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên. Hơn một nửa các CĐTB kiêm nhiệm thêm các công việc khác tại thôn như nhân viên y tế thôn bản. 3.2. Kiến thức-kĩ năng về làm mẹ an toàn của CĐTB sau đào tạo 3.2.1. Kiến thức, kĩ năng chăm sóc trước sinh Chăm sóc trước sinh là nội dung quan trọng các CĐTB phải thực hiện nhiệm vụ. Có 4 câu hỏi đánh giá điểm kiến thức chăm sóc trước sinh của CĐTB, CĐTB trả lời các câu hỏi (có đáp án đúng và sai) và điểm tối đa cho 4 câu lần lượt là 7,6,5,3. CĐTB không bị trừ điểm cho câu trả lời sai. Bảng sau trình bày kết quả đánh giá kiến thức chăm sóc trước sinh của CĐTB tại Điện Biên. Kiến thức Trung bình (SD) Biết hướng dẫn cho bà mẹ chuẩn bị cuộc đẻ * 6.52 (1.04) Biết các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai ** 5.01 (1.44) Biết tư vấn cho bà mẹ khi mang thai có nguy cơ cần chuyển tuyến *** 4.28 (1.31) Biết cách sơ cứu khi bà mẹ bị tiền sản giật **** 1.7 (0.83) Bảng 2: Kiến thức chăm sóc trước sinh của CĐTB (* Điểm tối đa là 7, **: 6, *** : 5, **** :3) Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm kiến thức của CĐTB về chăm sóc trước sinh tương đối cao, đa số các CĐTB có thể trả lời chính xác các đáp án đúng. Riêng câu hỏi về sơ cứu cho bà mẹ bị tiền sản giật, các CĐTb còn trả lời sai do vậy điểm trung bình chỉ là 1,7+/-0.83. Đối với thực hành tư vấn khi mang thai, bảng kiểm gồm 17 bước tương ứng với 17 điểm. Nếu CĐTB bỏ qua hoặc tư vấn thiếu bước nào sẽ không bị trừ điểm. Kết quả cho thấy 44,76% CĐTB có thể thực hiện đúng từ 50-70% số bước và gần 30% CĐTB có thể thực hiện trên 75% các bước đúng theo quy trình. Chỉ có 25,7% CĐTB chưa đạt được kĩ năng tư vấn khi mang thai. 3.2.2. Kiến thức, kĩ năng chăm sóc trong sinh Bảng hỏi điều tra hỏi CĐTB trả lời 2 câu hỏi liên quan đến nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ (điểm tối đa 4) và xử lý tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ đẻ thường (điểm tối đa 3). Kết quả điều tra cho thấy điểm trung bình về nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ của CĐTB tương đối tốt (3,11+/- 0,91). Tuy nhiên, điểm trung bình kiến thức của CĐTB về xử lý tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ còn ở mức trung bình (1,9+/-0,73). Lý do là các CĐTB chỉ được quan sát thực hành về xử lý tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ khi học tại bệnh viện nhưng không được học lý thuyết trong chương trình đào tạo. Đối với kĩ năng thực hành, có 2 kĩ năng chính được kiểm tra trên mô hình là kĩ năng đỡ đẻ thường sử dụng gói đẻ sạch (20 bước) và kĩ năng đỡ rau/dây rốn (15 bước). Mỗi bước thực hiện được tính 1 điểm. Bảng sau trình bày phân nhóm CĐTB theo kĩ năng thực hiện chăm sóc trước sinh theo 3 nhóm (thực hiện dưới 50% số bước, từ 50-75%bước và từ 75-100% số bước). Chăm sóc trong sinh % (n=105) Đỡ đẻ thường ngôi chỏm sử dụng gói đẻ sạch (20 bước) Trung bình (SD) 13.34(4.9) CĐTB thực hiện <50% bước 83,81 CĐTB thực hiện 50-75% bước 16,19 CĐTB thực hiện >75% bước 0 Đỡ và kiểm tra rau /dây rốn (15 bước) Trung bình (SD) 3,11(1.9) CĐTB thực hiện <50% bước 98,10 CĐTB thực hiện 50-75% bước 1,90 CĐTB thực hiện >75% bước 0 Bảng 3: Kĩ năng chăm sóc trong sinh của CĐTB Kết quả nghiên cứu cho thấy, kĩ năng chăm sóc trong sinh của CĐTB chưa tốt. Hầu hết CĐTB chỉ thực hiện được dưới mức 50% điểm. Số CĐTB đạt mức trên 50% rất thấp, tỷ lệ CĐTB đạt 50-75 % các bước đúng lần lượt là 16,19% và 1,5% đối với 2 kĩ năng đỡ đẻ thường ngôi chỏm sử dụng gói đẻ sạch và kĩ năng đỡ và kiểm tra rau/ dây rốn. Không có CĐTB nào đạt trên 75% tổng Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 106 Số 19 - Tháng 9 năm 2017 số các bước đúng cho cả hai kĩ năng trên. 3.2.2. Kiến thức, kĩ năng chăm sóc sau sinh Chăm sóc sau sinh có ý nghĩa quan trọng vì hầu hết các tai biến xảy ra trong giai đoạn này. Bảng hỏi với CĐTB thực hiện với 5 câu hỏi cho kết quả như sau: Kiến thức chăm sóc sau sinh Trung bình (SD) Chăm sóc thiết yếu trong 6h đầu (6 điểm) 4.31 (1.03) Hiểu biết về nguyên nhân chảy máu sau đẻ (4 điểm) 2.75 (1.17) Xác định và sơ cứu chảy máu sau đẻ (6 điểm) 4.3 (1.47) Kiến thức về sơ cứu cho sơ sinh thở yếu (6 điểm) 2.87 (0.92) Biết các dấu hiệu nguy hiểm cần chuyển tuyến (13 điểm) 9.49 (3.05) Bảng 4: Kiến thức chăm sóc sau sinh của CĐTB Kết quả nghiên cứu bảng 3 cho thấy kiến thức chăm sóc sau sinh của CĐTB cho kết quả khác nhau ở từng nội dung. Kiến thức về chăm sóc thiết yếu trong 6h đầu và xác định/sơ cứu chảy máu sâu đẻ đạt điểm tương đối tốt (trung bình 4,31/6 điểm). Tương tự đối với kiến thức về nguyên nhân chảy máu sau đẻ (điểm trung bình 2,75/4). Tuy nhiên, kiến thức về chăm sóc sơ sinh thở yếu còn ở mức thấp (2,87/6 điểm). Kĩ năng chăm sóc sơ sinh sau đẻ: Kĩ năng chăm sóc sau sinh được đánh giá dựa trên mô hình sơ sinh bị ngạt. Các CĐTB phải thực hiện sơ cứu ban đầu sơ sinh ngạt trước khi chuyển tuyến. Điểm tối đa cho kĩ năng này là 21 điểm tương đương 21 bước phải thực hiện. Tuy nhiên, không có CĐTB nào thực hiện đạt kĩ năng này (100% CĐTB đạt dưới 10 điểm). 4.Bàn luận Nghiên cứu đánh giá kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong, sau sinh của CĐTB sau đào tạo 6 tháng tại tỉnh Điện Biên. Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá kết quả chương trình đào tạo CĐTB 6 tháng của Bộ Y tế tại tỉnh Điện Biên. Kết quả nghiên cứu cho thấy CĐTB có kiến thức chăm sóc trước sinh và sau sinh tương đối tốt. Trong khi đó, kiến thức chăm sóc trong sinh của CĐTB chỉ ở mức khá đối với nội dung đỡ đẻ thường ngôi chỏm sử dụng gói đẻ sạch và kiến thức còn yếu ở nội dung xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ. Kết quả này có thể giải thích được do CĐTB mới được đào tạo về địa phương và hoạt động chính của CĐTB là chăm sóc trước, sau sinh cũng như vận động các bà mẹ người dân tộc thiểu số tới sinh con tại trạm y tế. Do vậy, kết quả này phù hợp với chương trình học cũng như phân công nhiệm vụ sau đào tạo của các CĐTB. Kết quả của nghiên cứu này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng sau đào tạo CĐTB 18 tháng tại 3 tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận và Kon Tum do trường Đại học Y tế công cộng thực hiện trước đây [3].Hơn nữa, nội dung xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ trong đánh giá chăm sóc sau sinh là nội dung không được giảng dạy lý thuyết do CĐTB làm việc tại thôn, bản nên không được sử dụng thuốc (theo quy định phân tuyến dịch vụ SKSS của Bộ Y tế). Nội dung các CĐTB còn yếu là nhận biết và sơ cứu, xử trí ban đầu các tai biến trước và sau sinh bao gồm phát hiện các nguy cơ tai biến, sơ cứu tiền sản giật và chăm sóc sơ sinh ngạt. Các nội dung này cần được tăng cường đào tạo lại cho CĐTB tại địa phương. Đối với kĩ năng chăm sóc làm mẹ an toàn, kết quả cho thấy có sự phù hợp giữa kết quả đánh gia kiến thức và kết quả đánh giá kĩ năng. Kĩ năng được các CĐTB thực hiện tốt nhất là tư vấn trước sinh. Hai nội dung còn yếu là kĩ năng chăm sóc trong và sau sinh. Hầu như rất ít CĐTB có thể làm đúng trên 50% các bước đánh giá theo bảng kiểm. Điều này có thể giải thích do các CĐTB mới được đào tạo (6 tháng) nên chưa có nhiều thời gian thực hành tại bệnh viện cũng như tại địa phương. Hơn nữa, do các trường hợp đỡ đẻ và sơ sinh ngạt trên thực tế còn ít (do mới tốt nghiệp dưới 6 tháng) nên các CĐTB chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực hành. Một lý do hạn chế của nghiên cứu là do đánh giá kĩ năng trên mô hình nên có thể CĐTB bị bỏ sót các bước do không giống hoàn toàn với trải nghiệm thực tế. Kết quả đánh giá kĩ năng cũng phản ánh nhu cầu đào tạo cầm tay chỉ việc và nhu cầu tham gia các hoạt động tại trạm y tế để nâng cao tay nghề cho CĐTB là lớn. Các CĐTB cần được tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động tại trạm để củng cố kiến thức và kĩ năng thành thạo, nhằm nâng cao uy tín bản thân đối với cộng đồng. 5.Kết luận Nghiên cứu đánh giá kiến thức và thực hành CĐTB sau đào tạo 6 tháng tại tỉnh Điện Biên Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 107Số 19 - Tháng 9 năm 2017 cho thấy kiến thức về chăm sóc trước, trong, sau sinh tương đối tốt trừ một số nội dung như phát hiện và xử trí tai biến (băng huyết, tiền sản giật), xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ. Tương tự, kĩ năng chăm sóc trước sinh của CĐTB tốt hơn nhiều so với kĩ năng chăm sóc trong và sau sinh. Khuyến nghị các chương trình đào tạo tập trung thêm các nội dung như phát hiện các tai biến và chuyển tuyến kịp thời. Đồng thời, chương trình sau đào tạo cần chú trọng các nội dung thực hành tại cộng đồng về nội dung chăm sóc trong sinh, sơ sinh ngạt nhằm tăng cường hiệu quả sau đào tạo. Tài liệu tham khảo: [1] Bộ Y tế (2009), Đánh giá tử vong mẹ và trẻ sơ sinh tại Việt Nam. Viện chiến lược y tế và Bộ Y tế [2] Bộ Y tế (2013) Thông tư 07/2013 về việc quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản. Bộ Y tế [3] Nguyễn Thanh Hà, Bùi Thị Thu Hà, Lê Minh Thi (2013), Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cô đỡ thôn bản 18 tháng tại 3 tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận, Kon Tum, Tạp chí Y học Thực hành. ASSES THE KNOWLEDGE AND PRACTICE OF ETHNIC MINORITY MIDWIVES AFTER SIX MONTHS TRAINING IN DIEN BIEN PROVINCE Abstract: Cross-sectional study performed 6 months after the end of a 6-month training course for ethnic minority midwives (EMMs) in Dien Bien province. The study used self-administration survey method in order to assess the knowledge on safe motherhood care. The assessment of competency skills were observed on the model by obstetric experts. There are 105 ethnic minority CDTB at Dien Bien has participated in the study. Research results show that EMMs knowledge on prenatal care and postnatal better than knowledge on intrapartum care. Similarly, counseling skills, antenatal care and better than postnatal and new born care skills. The EMMs should be retrained as well as participate in activities at health centers more effective to increase after training. Keywords: Ethnic minority midwives; knowledge; skills; Dien Bien; Vietnam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf204_871_1_pb_6671_2151997.pdf
Tài liệu liên quan