Tài liệu Đánh giá kiến thức quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế qua thi tay nghề điều dưỡng tại Bệnh viện Nhân Ái năm 2019: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 188
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
QUA THI TAY NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI NĂM 2019
Lê Văn Học*, Trần Kim Anh*, Nguyễn Đức Long*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Máy móc trang thiết bị y tế là phương tiện rất cần thiết cho người thầy thuốc trong công việc
chẩn đoán, theo dõi, chăm sóc và điều trị bệnh cho người bệnh một cách chính xác và hiệu quả.
Mục tiêu: Thực trạng sử dụng và bảo quản một số máy móc thiết bị y tế tại bệnh viện Nhân Ái năm 2019,
nghiên cứu được thực hiện trên nhóm đối tượng là điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc người bệnh tại bệnh viện.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Qua phân tích kết quả thi tay nghề của 81 Điều dưỡng tại bệnh năm 2019 chúng tôi nhận thấy tỷ
lệ điều dưỡng có kiến thức chung đúng trong bảo quản chiến 91,3%; kiến thức sử dụng máy Điện tim, Bơm tiêm
điện, Monitor tương ứng là: 93,8%:79,1%:68,1%....
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kiến thức quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế qua thi tay nghề điều dưỡng tại Bệnh viện Nhân Ái năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 188
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
QUA THI TAY NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI NĂM 2019
Lê Văn Học*, Trần Kim Anh*, Nguyễn Đức Long*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Máy móc trang thiết bị y tế là phương tiện rất cần thiết cho người thầy thuốc trong công việc
chẩn đoán, theo dõi, chăm sóc và điều trị bệnh cho người bệnh một cách chính xác và hiệu quả.
Mục tiêu: Thực trạng sử dụng và bảo quản một số máy móc thiết bị y tế tại bệnh viện Nhân Ái năm 2019,
nghiên cứu được thực hiện trên nhóm đối tượng là điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc người bệnh tại bệnh viện.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Qua phân tích kết quả thi tay nghề của 81 Điều dưỡng tại bệnh năm 2019 chúng tôi nhận thấy tỷ
lệ điều dưỡng có kiến thức chung đúng trong bảo quản chiến 91,3%; kiến thức sử dụng máy Điện tim, Bơm tiêm
điện, Monitor tương ứng là: 93,8%:79,1%:68,1%. Các yếu tố liên quan tới kiến thức sử dụng và bảo quản trang
thiết bị không có ý nghĩa thông kê.
Kết luận: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng và bảo dưỡng trang thiết bị y tế cho điều
dưỡng tại bệnh viện là hết sức cần thiết trong thời gian tới.
Từ khóa: điều dưỡng, quản lý, sử dụng, thiết bị y tế
ABSTRACT
KNOWLEDGE OF THE NUTRITION ON USE, STORAGE MACHINE: ELECTRIC PUMP, MONITOR,
ELECTRIC HEART, SICKING AT THE PEOPLE'S HOSPITAL, IN 2019
Le Van Hoc, Tran Kim Anh, Nguyen Duc Long
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 188 – 192
Introduction: Medical equipment and machinery is an essential means for physicians to diagnose, monitor,
care and treat patients correctly and effectively.
Objective: Situation of using and preserving some medical equipment at Nhan Ai hospital in 2019, research
is carried out on groups of nurses who directly take care of patients at hospitals.
Method: Cross-sectional.
Results: Through analysis of occupational test results of 81 Nursing patients in 2019, we found that the
proportion of nurses with the right general knowledge in preserving war 91.3%; Knowledge of using ECG,
Electric syringe, Monitor are: 93.8%: 79.1%: 68.1%. Factors related to knowledge of use and storage of
equipment are not statistically significant.
Conclusion: Regularly organizing training courses on the use and maintenance of medical equipment for
nursing in hospitals is very necessary in the coming time.
Keywords: nursing, management, use, medical equipment
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả,
chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho
người thầy thuốc trong chẩn đoán, điều trị bệnh
nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và
hiệu quả góp phần thực hiện tốt vai trò chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. TTBYT là phương
*Bệnh viện Nhân Ái
Tác giả liên lạc: ĐDCK1. Lê Văn Học ĐT: 0972021781 Email: hocnhanai@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 189
tiện tối cần thiết cho người thầy thuốc trong
công tác chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh
một cách chính xác và hiệu quả. Sự phát triển
của khoa học công nghệ trên thế giới đã tạo ra
những TTBYT hiện đại, đa chủng loại, liên tục
được cải tiến hỗ trợ thiết thực cho việc chăm sóc
sức khỏe con người(3). Tuy nhiên, mặt trái của sự
tiến bộ đó là những tác động do khâu quản lý,
sử dụng, bảo dưỡng TTBYT và ảnh hưởng đến
kinh tế của các nước đang phát triển, nhất là
tầng lớp người nghèo trong xã hội, WHO đã
từng cảnh báo tại Hội nghị về TTBYT tại
Bangkok, Thái lan vào tháng 9 năm 2010(4). Sự
yếu kém về mặt quản lý, thiếu nhân sự kỹ thuật
được đào tạo căn bản cùng với việc sử dụng kém
hiểu biết và thiếu trách nhiệm dẫn đến những
bất cập trong việc phát huy tính năng và hiệu
quả đầu tư của TTBYT cũng như sự lãng phí to
lớn cho người dân, cho đất nước(4).
Nghiên cứu của Lê Đăng Trung, Lã Ngọc
Quang cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế tại bệnh viện
đạt về kiến thức sử dụng là 44% và đạt về kiến
thức bảo dưỡng là 46%. Các yếu tố liên quan tới
kiến thức sử dụng và bảo dưỡng trang thiết bị là
trình độ chuyên môn và số năm công tác của cán
bộ y tế(2).
Qua cuộc thi tay nghề Điều dưỡng năm 2019
tại bệnh viện, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu việc bảo quản, sử dụng máy móc,
trang thiết bị y tế tại bệnh viện Nhân Ái.
Yếu tố liên quan đến việc bảo quản, sử dụng
trang thiết bị, máy móc y tế tại bệnh viện.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả cán bộ viên chức y tế đang công tác tại
Bệnh viện Nhân Ái trong thời gian nghiên cứu
từ tháng 06/2019 đến tháng 07/2019.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn toàn bộ, 81 điều dưỡng (ĐD).
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được lấy từ kết quả thi tay nghề điều
dưỡng năm 2019.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được làm sạch trước khi đưa vào
phân tích. Nhập số liệu bằng phần mềm Excel 2010.
Phân tích số liệu: Các số liệu thu thập được
chúng tôi tiến hành xử lý bằng phần mềm
Stata12.0.
Nghiên cứu tiến hành đánh giá tỷ số số
chênh (OR) và khoảng tin cậy 95% (95% CI) để
tìm mối liên quan giữa đánh giá chung về kiến
thức của điều dưỡng trong quản lý, sử dụng
thiết bị máy móc y tế tại bệnh viện.
Các chỉ số, biến số nghiên cứu
Biến số về kiến thức của điều dưỡng trong
quản lý, sử dụng thiết bị máy móc y tế được xây
dựng dựa trên tài liệu sử dụng máy móc trang
thiết bị y tế tại bệnh viện.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Phân theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ
chuyên môn, thâm niên công tác của đối tượng (n=81)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ(%)
Giới tính
Nam 24 29,6
Nữ 57 70,4
Nhóm tuổi
TB = 31,7; Trung vị = 32; Tuổi nhỏ nhất 22;
Tuổi lớn nhất 40; KBT = 18
≤ 30 tuổi 31 38,2
> 30 tuổi 50 61,8
Trình độ chuyên môn
Cao đẳng 4 4,9
Trung cấp 77 95,1
Thâm niên công tác
≤ 10 năm 39 48,1
> 10 năm 42 51,9
Kiến thức quản lý trang thiết bị y tế
100% ĐD biết thiết bị y tế tại khoa có Quy
định sử dụng rõ ràng, cụ thể (Bảng 2).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 190
Bảng 2. Kiến thức về quản lý trang thiết bị y tế của
điều dưỡng tế tại các khoa (n=81)
Nội dung
Kiến thức
Đúng Sai
Tần số(%) Tần số(%)
Thiết bị y tế được phân công nhân
viên phụ trách
75 (92,6) 6 (7,4)
Thiết bị y tế có đầy đủ tài liệu hướng
dẫn sử dụng
78 (96,3) 3 (3,7)
Thiết bị y tế có Quy định sử dụng rõ
ràng, cụ thể
81 (100) 0 (00)
Kiến thức đúng chung 73 (90,1) 8 (9,9)
Kiến thức về sử dụng trang thiết máy móc y tế
Bảng 3. Kiến thức sử dụng bơm tiêm điện (n=81)
Nội dung
Kiến thức
Đúng Sai
Tần số(%) Tần số(%)
Kiến thức cài đặt bơm tiêm điện 49(60,5 32(39,5)
Kiến thức vô khuẩn bơm tiêm điện 71(87,6) 10(12,4)
Kiến thức để máy bắt đầu bơm thuốc 61(75,3) 20(24,7)
Biết tổng số thể tích dịch đã truyền 61(75,3) 20(24,7)
Biết lựa chọn tốc độ truyền dịch 60(74,1) 21(25,9)
Biết bắt đầu quá trình tiêm 59(72,8) 22(27,2)
Biết “STAR/STOP” để dừng tiêm 69(85,8) 12(14,2
Biết “ON/OFF” để tắt nguồn điện 71(87,6) 10(12,4)
Biết “SET” máy chấp nhận bơm tiêm 60(74,1) 20(24,6)
Kiến thức đúng chung 64(79,1) 17(20,9)
Kiến thức đúng của ĐD cài đặt bơm tiêm
điện chiếm tỷ lệ thấp nhất (60,5%) (Bảng 3).
Bảng 4. Kiến thức sử dụng Monitor đa thông số (n=81)
Nội dung
Kiến thức
Đúng Sai
Tần số (%) Tần số (%)
Phím START/STOP đo và hiển thị
giá trị huyết áp
60(74,1) 21
Kiến thức cảnh báo SpO2 (oxy
máu động mạch)
50(61,2) 31
Kiến thức cài đặt cảnh báo nhịp
thở
53(65,4) 28
Biết cài đặt giới hạn cảnh báo
huyết áp động mạch
71(87,7) 10
Kiến thức cài đặt theo dõi điện tim 56(80,2) 25
Biết tắt nguồn điện cho máy
Monitơ
62(76,5) 19
Kiến thức đúng chung 55 (68,1) 26
ĐD biết cài đặt giới hạn cảnh báo huyết áp
động mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (87%) (Bảng 4).
Kiến thức đúng chung của ĐD trong sử
dụng máy điện tim chiếm tỷ lệ cao nhất (93,8%)
(Bảng 5).
Bảng 5. Kiến thức sử dụng máy điện tim (n = 81)
Nội dung
Kiến thức
Đúng Sai
Tần số (%) Tần số (%)
Kiến thức bảo quản máy điện
tim
62(76,5) 19(23,4)
Kiến thức về TEST để ghi sóng
chuẩn
64(79,1) 15(18,5)
Kiến thức quy ước màu sắc
điện cực tứ chi
69(85,2) 12(14,8)
Kiến thức đúng chung 76(93,8) 5(6,2)
Các yếu tố liên quan với kiến thức bảo quản,
sử dụng trang thiết bị y tế
Bảng 6. Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính,
trình độ chuyên môn và thâm niên công tác so với
kiến thức bảo quản trang thiết bị y tế
Đặc điểm
Kiến thức
p
Đúng n = 73 Không đúng n = 8
Nhóm tuổi
≤ 30 28(90,3) 3(9,7) 0,6*
> 30 45(90,0) 5(10)
Giới tính
Nam 21(87,5) 3(12,5) 0,8*
Nữ 52(91,2) 5(8,8)
Chuyên môn
Cao đẳng 4(100) 0(00%) 0,49*
Trung cấp 69(89,6) 8(10,4)
Thâm niên công tác
≤ 10 năm 35(89,7) 4(10,3) 0,8*
> 10 năm 38(90,4) 4(9,6)
* Kiểm định Fisher
Bảng 7. Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính,
trình độ chuyên môn và thâm niên công tác so với
kiến thức sử dụng bơm tiêm điện
Đặc điểm
Kiến thức
p
Đúng n = 64 Không đúng n = 17
Nhóm tuổi
≤ 30 25(80,6) 6(19,4) 0,77
> 30 39(78,0) 11(22,0)
Giới tính
Nam 19(79,2) 5(20,8) 0,98
Nữ 45(78,9) 12(20,1)
Chuyên môn
Cao đẳng 4(100) 0(00) 0,57*
Trung cấp 60(77,9) 17(22,1)
Thâm niên công tác
≤ 10 năm 31(79,5) 8(20,5) 0,91
> 10 năm 33(78,5) 9(21,5)
* Kiểm định Fisher
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 191
Bảng 8. Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính,
trình độ chuyên môn và thâm niên công tác so với
kiến thức sử dụng Monitor đa thông số
Đặc điểm
Kiến thức
p
Đúng n = 55 Không đúng n = 26
Nhóm tuổi
≤ 30 21(67,7) 10(32,3) 0,98
> 30 34(68,0) 16(32)
Giới tính
Nam 16(66,6) 8(33,4) 0,87
Nữ 39(68,4) 18(31,6)
Chuyên môn
Cao đẳng 4(100) 0(00) 0,15*
Trung cấp 51(66,2) 26(33,8)
Thâm niên công tác
≤ 10 năm 27(69,2) 12(30,8) 0,8
> 10 năm 28(66,6) 14(33,4)
* Kiểm định Fisher
Bảng 9. Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính,
trình độ chuyên môn và thâm niên công tác so với
kiến thức sử dụng máy điện tim
Đặc điểm
Kiến thức
p
Đúng n = 76 Không đúng n = 5
Nhóm tuổi
≤ 30 29(93,5) 2(6,5) 0,93*
> 30 47(94,0) 3(6,0)
Giới tính
Nam 23(95,8) 1(4,2) 0,62*
Nữ 53(92,9) 4(7,1)
Chuyên môn
Cao đẳng 4(100) 0(00) 0,59*
Trung cấp 72(93,5) 5(6,5)
Thâm niên công tác
≤ 10 năm 37(94,8) 2(5,2) 0,53*
> 10 năm 39(92,8( 3(7,2)
* Kiểm định Fisher
BÀN LUẬN
Với mục tiêu là mô tả kiến thức về sử dụng
và bảo quản và sử dụng trang thiết bị y tế của
ĐD tại bệnh viện. Tổng số đối tượng tham gia là
81 ĐD. Trong đó đa số là ĐD nữ (70,4% so với
nam 29,6%), tỷ lệ nam/nữ là 40%, chủ yếu là ĐD
trung cấp 95,1%. Độ tuổi trung bình 31,7. Tuổi
nhỏ nhất 22 tuổi và lớn nhất là 40 tuổi. Nhóm
tuổi >30 lớn gần gấp đôi nhóm ≤ 30 (Bảng 1). Các
ĐD có thời gian công tác tại bệnh viện ≤10 so với
>10 năm gần như nhau (48,1% so với 51,9%).
Công tác bảo quản trang thiết bị y tế tại bệnh
viện Nhân Ái cũng được tiến hành theo kế
hoạch. Dựa vào số lượng, chủng loại thiết bị
trong phạm vi quản lý, người phụ trách tại khoa
xây dựng lịch bảo quản theo yêu cầu cụ thể của
từng loại thiết bị.
Nếu thực hiện bảo quản thiết bị theo kế
hoạch thì giảm được hỏng hóc của thiết bị, nâng
cao "tuổi thọ" của thiết bị, nâng cao hiệu quả đầu
tư. Đối với nội dung về sử dụng và bảo dưỡng
trang thiết bị y tế; theo báo cáo chung tổng quan
ngành y tế năm 2010 cho biết: “Công tác kiểm
chuẩn, bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa trang
thiết bị y tế chưa được quan tâm đúng mức tại
nhiều cơ sở, nên các trang thiết bị y tế bị xuống
cấp nhanh, tuổi thọ giảm”, nguyên nhân của
tình trạng này liên quan nhiều đến vấn đề kỹ
thuật, chính sách và yếu tố khuyến khích(1).
Bảng 2 cho thấy trong tổng số 3 nội dung
về kiến thức đúng chung về bảo quản chiếm tỷ
lệ trả lời đạt cao 90,1%. Tỷ lệ này thì tương
đương so với tỷ lệ của tác giả Lã Ngọc Quang
81,8%(2) nhưng cao hơn nhiều so với nghiên
cứu của tác giả Lê Đăng Trung (46%)(2). Để
tăng cường hiệu quả trong việc khai thác và sử
dụng trang thiết bị y tế đòi hỏi cán bộ Y tế nói
chung và ĐD nói riêng phải có kiến thức và
hiểu biết nhất định trong việc sử dụng và bảo
dưỡng trang thiết bị y tế trong tình hình thiếu
cán bộ kỹ thuật như hiện nay(1).
Số liệu trong Bảng 3 cho biết tỷ lệ ĐD có kiến
thức đúng chung trong sử dụng bơm tiêm điện
chiếm 79,1% là còn kiêm tốn, vì vậy cần phải tập
huấn cho ĐD để họ sử dụng thành tạo hơn trong
thực hành lâm sàng. Tuy nhiên tỷ lệ này so với
nghiên cứu của lê đăng trung thì cao hơn (79,1%
so với 44% của Lê Đăng Trung)(2).
Dẫn liệu trong Bảng 4 cho biết số ĐD có kiến
thức chung đúng trong sử dụng Monitor đa
thông số cũng còn hạn chế (68,1%). Tuy nhiên tỷ
lệ này so với nghiên cứu của Lê Đăng Trung thì
cao hơn (68,1% so với 44% của Lê Đăng Trung)(2).
Trích xuất số liệu trong Bảng 5 cho biết tỷ lệ
ĐD có kiến thức chung đúng trong sử dụng máy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 192
điện tim chiếm tỷ lệ cao (93,1%).
Qua mô tả tình hình thực tế kiến thức bảo
quản, sử dụng trang bị y tế tại bệnh viện bằng
phương pháp phân tích kết quả thi tay nghề ĐD
năm 2019 chúng tôi nhận thấy đa số đội ngũ cán
bộ y tế tại bệnh viện đa số còn khá trẻ, các kiến
thức này lẽ ra cần phải được trang bị tại môi
trường Đại học hoặc Cao đẳng vì trang thiết bị y
tế này thuộc nhóm thông thường, bên cạnh đó
lãnh đạo bệnh viện cũng nên tăng cường tập
huấn cho cán bộ y tế của mình về kiến thức sử
dụng và bảo dưỡng.
Các yếu tố liên quan đến sử dụng - bảo
dưỡng trang thiết bị y tế
Kết quả Bảng 6, 7, 8 và 9 cho thấy những cán
bộ y tế là điều dưỡng có kiến thức chung đúng
về bảo quản các trang thiết bị y tế còn hạn chế.
Những cán bộ y tế có số năm công tác dưới 10
năm, có kiến thức về sử dụng trang thiết bị y tế
không đạt cao hơn những cán bộ y tế có thâm
niên công tác trên 10 năm, tuy nhiên, sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN
Kết quả phân tích trên 81 ĐD tại bệnh viện
Nhân Ái cho thấy các khoa đều đã xây dựng quy
trình sử dụng trang thiết bị. Về kiến thức về sử
dụng và bảo dưỡng trang thiết bị của nhân viên
y tế tại bệnh viện, tỷ lệ đạt về kiến thức sử dụng
là 93,8% và đạt về kiến thức bảo dưỡng là 90,1%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2006). Công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình
mới. NXB Y học Hà Nội, pp.290- 303.
2. Lê Đăng Trung, Lã Ngọc Quang (2014). Thực trạng quản lý sử
dụng trang thiết bị y tế và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa
khoa thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, năm 2012. Y học Thực hành,
2(905):31-34.
3. WHO (2011). Development of medical device policies.
Department of Essential Health Technologies, Geneva 27
Switzerland, pp.3-7.
4. WHO (2010). Global forum to improve developing country
access to medical devices, Bangkok. Department of Essential
Health Technologies, pp.15-53.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_kien_thuc_quan_ly_su_dung_trang_thiet_bi_y_te_qua_t.pdf