Tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại tỉnh Thái Nguyên: Đào Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 27 - 32
27
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Đào Thị Thu Hương1, Dương Sơn Hà2, Nguyễn Thị Thu Hà1
1Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên
2Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện nhằm lựa chọn được 1 - 2 giống ngô lai mới có năng suất cao thích ứng với
điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên để giới thiệu cho sản xuất. Thí nghiệm gồm 8
giống: Giống MRI-1, MRI-2, MRI-3, MRI-4, MRI-5, MRI-9, MRI-10 và giống CP.111 (đối
chứng). Cơ quan tác giả của các giống trên là Viện nghiên cứu Ngô, riêng giống đối chứng CP.111
của công ty TNHH CP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống đều có những đặc điểm
sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao trong điều kiện canh tác tại tỉnh Thái Nguyên. Thí nghiệm lựa
chọn được 2 giống ngô lai có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có các yếu tố cấ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đào Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 27 - 32
27
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Đào Thị Thu Hương1, Dương Sơn Hà2, Nguyễn Thị Thu Hà1
1Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên
2Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện nhằm lựa chọn được 1 - 2 giống ngô lai mới có năng suất cao thích ứng với
điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên để giới thiệu cho sản xuất. Thí nghiệm gồm 8
giống: Giống MRI-1, MRI-2, MRI-3, MRI-4, MRI-5, MRI-9, MRI-10 và giống CP.111 (đối
chứng). Cơ quan tác giả của các giống trên là Viện nghiên cứu Ngô, riêng giống đối chứng CP.111
của công ty TNHH CP Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống đều có những đặc điểm
sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao trong điều kiện canh tác tại tỉnh Thái Nguyên. Thí nghiệm lựa
chọn được 2 giống ngô lai có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất cao đó là: MRI-4 và MRI - 9 có nhiều đặc điểm vượt trội về khả năng sinh trưởng và
năng suất nên được đề nghị để đánh giá chính xác hơn khả năng thích ứng của giống.
Từ khóa: Thái Nguyên, tổ hợp ngô lai, sinh trưởng, phát triển, năng suất.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế
giới, đứng thứ ba sau lúa mỳ và lúa gạo. Ở
Việt Nam, ngô là cây lương thực có vị trí thứ
2 (sau lúa), là cây trồng hàng hoá quan trọng
ở các vùng sinh thái. Cây ngô có khả năng
chịu hạn, không kén đất, có thể trồng được
nhiều vụ trong năm. Ngoài tác dụng làm
lương thực, nhất là tại vùng cao, ngô được
dùng chủ yếu làm nguyên liệu cho chế biến
thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học. Việt
Nam có điều kiện phù hợp cho phát triển ngô
qui mô lớn tại hầu hết các vùng sinh thái, nhất
là tại miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên. Ở nước ta, nhu cầu ngô hạt chế
biến thức ăn chăn nuôi để thay thế nhập khẩu
ngày càng lớn, năm 2013 phải nhập khẩu 1,9
triệu tấn ngô hạt trong tổng số trên 9,0 triệu
tấn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có
giá trị trên 4 tỉ USD (Lê Nghĩa và Hữu Vinh,
2014) 1. Theo dự đoán nhu cầu ngô thế giới
sẽ là 852 triệu tấn vào năm 2020 (CIMMYT,
2011) 2, tăng 45% so với năm 1997, riêng
khu vực Đông Nam Á nhu cầu tăng 70% so
với năm 1997 (International Maize and Wheat
Improvement Center – CIMMYT, 2008) 3.
Nhu cầu ngô của toàn thế giới tập trung trên
*
Tel: 0988 263262, Email: daothuhuong.ktnl@gmail.com
80% ở các nước đang phát triển và chỉ
khoảng 10% từ các nước công nghiệp phát
triển. Các nước đang phát triển sẽ phải tự đáp
ứng nhu cầu của mình trên diện tích ngô hầu
như không tăng (James, 2010) 4.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc
của Việt Nam, với diện tích đất nông nghiệp
là 94.563 ha. Trong cơ cấu cây trồng của Thái
Nguyên, ngô là một trong những cây trồng
chính để đảm bảo an ninh lương thực và phát
triển chăn nuôi. Điều kiện khí hậu của Thái
Nguyên khá khắc nghiệt, thường gặp hạn và
rét đầu vụ ngô Xuân và cuối vụ ngô Đông.
Chính vì vậy để phát triển sản xuất ngô của
tỉnh cần có các giống ngô có khả năng chống
chịu tốt, đặc biệt là hạn và rét. Mặc dù đã có
nhiều giống ngô lai nhập nội được sử dụng
trong sản xuất, nhưng các giống nhập nội có
khả năng chống chịu kém hơn, giá giống đắt
và không chủ động được giống. Các giống
ngô Việt Nam có ưu thế hơn giống nhập nội
về khả năng chống chịu nhưng số lượng
giống còn hạn chế, chưa đủ để đáp ứng nhu
cầu của sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu trên
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển
của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại tỉnh
Thái Nguyên”.
Đào Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 27 - 32
28
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm tiến hành 8 tổ hợp ngô lai trong
đó có 1 giống đối chứng là CP.111.
Phương pháp nghiên cứu
Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm được triển khai thực hiện tại xã
Phúc Hà (thành phố Thái Nguyên) và xã Động
Đạt (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân năm
2017, bắt đầu từ 5 tháng 2 năm 2017 đến 15
tháng 6 năm 2017 tại gia đình bà Vi Thị Duyên
(xã Động Đạt – huyện Phú Lương) và gia đình
ông Trương Văn Ngọc (xã Phúc Hà – huyện
Phú Lương).
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 8 công thức
(8 giống ngô thí nghiệm), diện tích ô thí
nghiệm 14 m2 (5 x 2,8 m) với 3 lần nhắc lại.
Biện pháp kĩ thuật
Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ
dại, đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75 -
80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
Kỹ thuật gieo: Mật độ: 5,7 vạn cây/ha (70 x 25
cm), mỗi ô gieo 4 hàng. Gieo sâu 3 - 4 cm, mỗi
hốc gieo 2 hạt, khi ngô có 3 - 4 lá thì tỉa lần 1,
đến 5 - 6 lá thì tỉa lần 2 và để mỗi hốc 1 cây.
Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn
phân chuồng + 140 kg N + 70 kg P205 + 90 kg
K2O. Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân
+ 1/4 lượng đạm
+ Bón thúc lần 1 khi ngô 4 - 5 lá: 1/4 lượng
đạm + 1/2 lượng Kali
+ Bón thúc lần 2 khi ngô 7 - 9 lá: 1/2 lượng
đạm + 1/2 lượng Kali
Chăm sóc: Khi ngô 4 - 5 lá: Xới vun nhẹ
quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1. Khi
ngô 7 - 8 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp bón
thúc lần 2 và vun cao chống đổ. Tưới nước:
Tưới nước, đảm bảo cho đất đủ ẩm (khoảng
70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng) ở 3 thời
kỳ: Khi ngô 6 - 7 lá; khi ngô xoáy nõn (trước
trỗ cờ 10 - 12 ngày); khi ngô thụ phấn xong -
chín sữa (sau ngô trỗ cờ từ 10 - 15 ngày).
Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi của
giống ngô được áp dụng theo QCVN 01-
56:2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu của các lần nhắc lại là trung bình của
các số liệu thu được từ các cây theo dõi ô thí
nghiệm. Các số liệu khi tính toán được xử lý
trên Excel và phần mềm SAS 9.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Các giai đoạn sinh trưởng phát dục của các
tổ hợp ngô thí nghiệm vụ xuân năm 2017
Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp
ngô thí nghiệm dao động từ 70 - 74 ngày
(Phúc Hà) và từ 71 - 75 ngày (Động Đạt).
Trong thí nghiệm giống MRI-2 trỗ cờ muộn
nhất, kể cả 2 địa điểm nghiên cứu (Phúc Hà:
74 ngày và Động Đạt: 76 ngày). Các tổ hợp
còn lại trỗ cờ sớm hơn hoặc tương đương đối
chứng ở cả Phúc Hà và Động Đạt. Thời gian
từ gieo đến tung phấn của các tổ hợp ngô thí
nghiệm biến động từ 72 - 75 ngày (Phúc Hà)
và từ 72 - 78 ngày (Động Đạt). Khoảng cách
giữa tung phấn - phun râu của các tổ hợp
ngắn, dao động từ 1 - 2 ngày, đảm bảo thuận
lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình
thành hạt. Thời gian sinh trưởng dao động từ
118 – 120 ngày (Phúc Hà) và 119 – 120 ngày
(Động Đạt), với thời gian sinh trưởng này các
giống ngô đều thuộc nhóm chín trung bình.
Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính
và chống đổ của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân 2017
- Sâu đục thân (Chilo partellus): Các tổ hợp
MRI-4 và MRI-9, MRI-3 còn lại bị sâu đục
thân hại với tỷ lệ thấp (<5% số cây bị sâu
đục), được đánh giá ở điểm 1, tương đương
với đối chứng (kể cả 2 địa điểm nghiên cứu).
Các giống còn lại có tỷ lệ sâu đục thân hại
trong khoảng từ 5 - < 15%, được đánh giá ở
điểm 2 (tại hai điểm nghiên cứu).
Đào Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 27 - 32
29
Bảng 1. Các thời kỳ phát dục và thời gian sinh trưởng của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm vụ xuân năm 2017
Đơn vị: Ngày
Chỉ tiêu
Tổ hợp
Thời gian từ gieo đến...
Trỗ cờ Tung phấn Phun râu TGST
Phúc
Hà
Động
Đạt
Phúc
Hà
Động
Đạt
Phúc
Hà
Động
Đạt
Phúc
Hà
Động
Đạt
MRI-1 73 72 75 74 77 75 119 120
MRI-2 74 76 77 78 78 79 118 119
MRI-3 71 73 72 74 73 75 120 120
MRI-4 71 71 72 72 73 73 119 119
MRI-5 70 72 72 72 74 74 120 120
MRI-9 72 73 73 74 75 75 118 119
MRI-10 72 71 74 73 76 76 120 120
CP.111 (Đ/c) 70 71 72 73 75 75 120 120
Bảng 2. Mức độ nhiễm một số loại sâu hại chính của các tổ hợp ngô lai vụ xuân năm 2017
Đơn vị tính: Điểm
Chỉ tiêu
Tổ hợp
Sâu đục thân Đục bắp Rệp cờ
Phúc Hà Động Đạt Phúc Hà Động Đạt Phúc Hà Động Đạt
MRI-1 2 2 1 1 2 2
MRI-2 2 2 1 1 2 2
MRI-3 1 1 1 1 2 2
MRI-4 1 1 1 1 2 2
MRI-5 2 2 1 1 2 2
MRI-9 1 1 1 1 2 2
MRI-10 2 2 1 1 2 2
CP.111 (Đ/c) 1 1 1 1 2 2
Bảng 3. Tình hình nhiễm bệnh đốm lá của các tổ hợp ngô lai vụ xuân năm 2017
Tổ hợp
Bệnh khô vằn (% cây hại) Bệnh đốm lá (Điểm)
Phúc Hà Động Đạt Phúc Hà Động Đạt
MRI-1 11,08 10,60 2 2
MRI-2 10,83 6,81 2 2
MRI-3 8,58 6,53 2 2
MRI-4 5,67 4,59 1 1
MRI-5 9,69 9,89 2 2
MRI-9 4,69 5,03 1 1
MRI-10 10,03 10,80 2 2
CP.111 (Đ/c) 6,21 5,13 2 2
- Sâu đục bắp (Heliothis zea và H. armigera):
Các tổ hợp ngô thí nghiệm tại xã Phúc Hà và
xã Động Đạt bị sâu đục bắp hại với tỷ lệ thấp
(<5% số bắp bị sâu đục), được đánh giá ở
điểm 1, tương đương với đối chứng.
- Rệp hại (Rhopalosiphum maidis): Theo dõi
thí nghiệm chúng tôi thấy vụ xuân năm 2017,
hầu hết các tổ hợp thí nghiệm bị rệp hại cờ,
tuy nhiên mức độ hại nhẹ (có từ một đến một
vài quần tụ rệp trên lá cờ) được đánh giá ở
điểm 2, tương đương với đối chứng.
- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani f.sp.
Sasakii): Tỷ lệ cây bị bệnh khô vằn của các tổ
hợp ngô thí nghiệm biến động từ 4,69 -
11,08% (Phúc Hà) và từ 4,59 - 10,8% (Động
Đạt). Hai giống MRI-4 và MRI-9 là hai giống
có tỷ lệ cây nhiễm bệnh khô vằn nhẹ hơn so
với giống đối chứng (CP.111) và các giống
khác ở cả hai điểm nghiên cứu.
- Bệnh đốm lá (Helminthoprium maydis): Các
tổ hợp ngô thí nghiệm bị bệnh đốm lá từ rất
nhẹ đến nhẹ, được đánh giá ở điểm 1 và điểm
2. Trong đó giống MRI-4 và MRI-9 (cả 2 địa
điểm nghiên cứu) bị nhiễm bệnh rất nhẹ (1 -
10% tỷ lệ diện tích lá bị bệnh), được đánh giá
Đào Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 27 - 32
30
ở điểm 1. Các giống còn lại bị nhiễm bệnh
nhẹ (11 - 25% tỷ lệ diện tích lá bị bệnh), được
đánh giá ở điểm 2 (cả 2 địa điểm nghiên cứu).
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các tổ hợp ngô lai vụ xuân năm 2017
- Số bắp/cây: Số bắp/cây của các tổ hợp ngô
thí nghiệm dao động từ 1 - 1,2 bắp (cả 2 địa
điểm nghiên cứu). Sai khác số bắp/cây của
các tổ hợp ngô thí nghiệm không phụ thuộc
chủ yếu vào đặc tính của giống (P > 0,05).
- Chiều dài bắp: Số liệu chỉ tiêu chiều dài bắp
cho thấy các tổ hợp ngô lai khác nhau có
chiều dài bắp sai khác nhau ở mức độ tin cậy
95% (P<0,05) tại xã Phúc Hà và 99%
(P<0,01) tại xã Động Đạt.
- Đường kính bắp: Kết quả phân tích số liệu
chúng tôi nhận thấy các tổ hợp khác nhau ảnh
hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu đường kính bắp ở
mức độ tin cậy 99% (P<0,01) tại cả hai điểm
nghiên cứu.
- Số hàng hạt /bắp: Số hàng/bắp của các tổ
hợp ngô thí nghiệm dao động từ 12,9 – 14,5
hàng/bắp (Phúc Hà) và từ 12,8 - 14,8
hàng/bắp (Động Đạt). Nhìn chung số hàng
hạt/bắp phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của
giống (P < 0,05), trong thí nghiệm giống
MRI-4 có số hàng hạt nhiều nhất (xếp nhóm
a), tiếp đến là giống MRI-9 (xếp nhóm b), các
giống này có số hàng/bắp nhiều hơn giống đối
chứng CP.111 (xếp nhóm). Các tổ hợp còn lại
có số hàng/bắp ít hơn giống đối chứng (xếp
nhóm c) ở cả hai điểm nghiên cứu. Các giống
còn lại có số hàng/bắp ít hơn giống đối chứng.
- Số hạt/bắp: Số hạt/bắp của các tổ hợp ngô
thí nghiệm dao động từ 225,1 – 482,3 hạt (Phúc
Hà) và từ 229,1 – 499,1 hạt (Động Đạt). Sự sai
khác nhau về số hạt/bắp của các tổ hợp ngô thí
nghiệm chủ yếu là do đặc tính của giống (P <
0,01) tại cả hai điểm nghiên cứu.
- Khối lượng 1000 hạt: Số liệu phân tích cho
thấy khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp ngô
thí nghiệm có sự sai khác giữa các giống ở
mức độ tin cậy 95% (P<0,05) ở cả hai địa
điểm nghiên cứu. Chỉ tiêu trên biến động từ
248,8 – 213,5 g (Phúc Hà) và từ 265,4 –
206,8 g (Động Đạt). Trong đó MRI-9 và
MRI-4 có khối lượng nghìn hạt cao hơn giống
đối chứng (CP.111) và các tổ hợp còn lại.
- Năng suất thực thu của các tổ hợp thí
nghiệm biến động từ 73,68 – 84,79 tạ/ha
(Phúc Hà) và từ 74,68 – 85,79 tạ/ha (Động
Đạt). Các tổ hợp ngô thí nghiệm trồng tại
huyện Phú Lương có năng suất thực thu cao
hơn Phúc Hà. Trong đó MRI-9 và MRI-4 có
năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng
(CP.111) và các tổ hợp còn lại.
Bảng 4. Số bắp/cây, chiều dài bắp, đường kính bắp của các tổ hợp ngô lai vụ xuân năm 2017
THL/Giống
Phúc Hà Động Đạt
S.bắp/
cây
C.dài
bắp (cm)
D.kính
bắp
Số hàng
hạt/bắp
S.bắp/
cây
C.dài
bắp
(cm)
D.kính
bắp
Số hàng
hạt/bắp
MRI-1 1,0 16,7
e
3,5
f
12,9
h
1,0 16,9
d
3,6
f
12,8
d
MRI-2 1,0 16,9
d
3,8
d
13,8
c
1,0 16,8
e
3,9
d
13,9
c
MRI-3 1,0 17,9
c
3,8
d
13,6
d
1,0 17,1
c
3,9
d
13,8
c
MRI-4 1,2 18,6
a
4,5
a
14,5
a
1,2 18,9
a
4,6
a
14,8
a
MRI-5 1,0 15,6
g
3,6
e
13,5
e
1,0 15,8
f
3,8
c
13,6
d
MRI-9 1,2 18,8
b
4,0
b
14,0
b
1,2 18,5
b
4,4
a
14,5
a
MRI-10 1,0 16,5
f
3,6
e
13,2
g
1,0 16,9
d
3,8
c
13,9
b
CP.111 (Đ/c) 1,0 16,7e 3,9e 13,9b 1,0 16,8e 3,8c 14,1b
P <0,05 <0,05 <0,01 <0,05 <0,05 <0,05 <0,01 <0,05
CV% 8,6 9,5 9,8 8,6 8,6 6,9 5,5 5,9
(Ghi chú: Trong cùng một cột, các công thức có kí tự giống nhau không sai khác ở mức tin cậy 95%)
Đào Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 27 - 32
31
Bảng 5. Số hạt/bắp và khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp ngô lai vụ xuân năm 2017
THL/Giống
Phúc Hà Động Đạt
Số hạt/bắp
Khối lượng
1000 hạt (g)
Số hạt/bắp
Khối lượng
1000 hạt (g)
MRI-1 225,1
c
213,5
f
229,1
d
206,8
c
MRI-2 399,8
b
235,9
e
400,1
b
249,9
b
MRI-3 389,1
b
236,8
c
389,5
bc
239,3
b
MRI-4 481,9
a
244,9
a
499,1
a
265,4
a
MRI-5 234,5
c
220,2
e
335,3
c
219,3
c
MRI-9 482,3
a
248,8
a
487,8
a
261,9
a
MRI-10 365,9
bc
236,6
c
378,8
bc
239,1
bc
CP.111 (Đ/c) 391,2b 239,1b 399,9c 233,8bc
P <0,01 <0,05 <0,05 <0,05
CV% 6,8 4,8 5,9 4,6
(Ghi chú: Trong cùng một cột, các công thức có kí tự giống nhau không sai khác ở mức tin cậy 95%)
Bảng 6. Năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ xuân năm 2017
Đơn vị: tạ/ha
Chỉ tiêu
Tổ hợp
Năng suất thực thu
Phúc Hà Động Đạt
MRI-1 73,71
f
74,71
d
MRI-2 79,98
b
80,98
b
MRI-3 75,67
e
76,67
c
MRI-4 84,79
a
85,79
a
MRI-5 73,68
g
74,68
d
MRI-9 84,73
a
85,73
a
MRI-10 76,57
d
77,57
c
CP.111 (Đ/c) 79,87c 80,87b
P <0,01 <0,01
LSD.05 3,1 2,9
CV% 8,9 9,9
KẾT LUẬN
Kết quả cho thấy trong 8 tổ hợp ngô lai thí
nghiệm đã chọn ra được 2 giống có khả năng
sinh trưởng phát triển tốt có các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất cao đó là: MRI-
4 và MRI-9 có năng suất thực thu cao hơn đối
chứng và các tổ hợp còn lại. Đưa tổ hợp MRI-
4 và MRI-9 vào khảo nghiệm sản xuất để
đánh giá chính xác hơn khả năng thích ứng
của giống. Đồng thời thử nghiệm để xác định
một số biện pháp kỹ thuật như mật độ, phân
bón cho tổ hợp MRI-4 và MRI-9.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Nghĩa và Hữu Vinh (2014), Cây ngô – nghiên
cứu và sản xuất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. CIMMYT (2011), “Maize global Alliance for
Improving Food Security and the livelihoods of
the Resource - poor in the Developing World”,
Proposal submitted by CIMMYT and IITA to the
CGIAR Consortium Boad, 1 June 2011, pp. 2-9.
3. International Maize and Wheat Improvement
Center – CIMMYT (2008), “Marianne Banziger J.
H. Crouch and J. Dioxon”, Maize Facts and
Future, 3-8 March 2008, pp. 22-27.
4. James C. (2010), Global Status of
Commercialized biotech/GM Crops 2009, ISAAA
Brief 41 – 2009: Excutive Summary.
Đào Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 27 - 32
32
SUMMARY
RESEARCHING ON THE GROWTH AND DEVELOPMENT OF HYBRID
MAIZE COMBINATIONS IN THAI NGUYEN PROVINCE
Dao Thi Thu Huong
1*
, Duong Son Ha
2
, Nguyen Thi Thu Ha
1
1College of Economics and Techniques – TNU
2Thai Nguyen provincial Agricultural Extension Office
The research is conducted to evaluate the growth and development of hybird maize combinations
cultivated in Thai Nguyen province. The materials of the experiment was 8 hybird maize
combinations collected in the National Corn Research Institute, including MRI-1, MRI-2, MRI-3,
MRI-4, MRI-5, MRI-9, MRI-10 and CP.111 (the control). The results show that, all of these
combinations have good features and high productivity. Two combinations naming MRI-4 and
MRI-9 combinations showed very good abilities of growth and development and high
productivity. MRI-4 and MRI-9 combinations was the best one interm of yield and growth, it has
been proposed to be the material for further study for adaptability of the combinations.
Keywords: Thai Nguyen, hybird maize, combinations, growth, development, productivity
Ngày nhận bài: 20/8/2018; Ngày phản biện: 05/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018
*
Tel: 0988 263262, Email: daothuhuong.ktnl@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68_98_1_pb_9753_2126996.pdf