Tài liệu Đánh giá khả năng gây chết tế bào theo chương trình của bài thuốc lá đu đủ và bạch hoa xà thiệt thảo thu thập tại tỉnh Sóc Trăng trên dòng tế bào ung thư: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 192
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY CHẾT TẾ BÀO THEO CHƯƠNG TRÌNH
CỦA BÀI THUỐC LÁ ĐU ĐỦ VÀ BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO THU
THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG TRÊN DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ
Phạm Thị Bình Minh*, Khổng Lê Trường Giang**, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới có tỉ lệ ung thư ngày càng tăng
(theo WHO). Tại Việt Nam, số ca mắc mới ung thư không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 ca
năm 2010. Năm 2018, số ca ung thư mắc mới tăng lên khoảng 165.000 ca/96,5 triệu dân. Việt Nam xếp vị trí
99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100 000 dân. Do đó, việc nghiên cứu để tìm kiếm
phương thuốc điều trị hoặc hỗ trợ điều trị ung thư là rất cần thiết. Tại tỉnh Sóc Trăng, người dân bằng kinh
nghiệm vẫn sử dụng bài thuốc kết hợp lá Đu đủ và Bạch hoa xà thiệt thảo để hỗ trợ điều trị ung thư. Lá...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khả năng gây chết tế bào theo chương trình của bài thuốc lá đu đủ và bạch hoa xà thiệt thảo thu thập tại tỉnh Sóc Trăng trên dòng tế bào ung thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 192
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY CHẾT TẾ BÀO THEO CHƯƠNG TRÌNH
CỦA BÀI THUỐC LÁ ĐU ĐỦ VÀ BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO THU
THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG TRÊN DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ
Phạm Thị Bình Minh*, Khổng Lê Trường Giang**, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới có tỉ lệ ung thư ngày càng tăng
(theo WHO). Tại Việt Nam, số ca mắc mới ung thư không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 ca
năm 2010. Năm 2018, số ca ung thư mắc mới tăng lên khoảng 165.000 ca/96,5 triệu dân. Việt Nam xếp vị trí
99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100 000 dân. Do đó, việc nghiên cứu để tìm kiếm
phương thuốc điều trị hoặc hỗ trợ điều trị ung thư là rất cần thiết. Tại tỉnh Sóc Trăng, người dân bằng kinh
nghiệm vẫn sử dụng bài thuốc kết hợp lá Đu đủ và Bạch hoa xà thiệt thảo để hỗ trợ điều trị ung thư. Lá Đu đủ có
chứa quercetin, Bạch hoa xà thiệt thảo có chứa methylanthraquinon. Theo nhiều nghiên cứu, quercetin và
methylanthraquinon có khả năng gây chết các tế bào ung thư thông qua cơ chế chết theo chương trình. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào về bài thuốc này trong điều trị ung thư tại tỉnh Sóc
Trăng. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu khảo sát khả năng kháng ung thư của bài thuốc lá
Đu đủ và Bạch hoa xà thiệt thảo tại Sóc Trăng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là cao chiết nước của bài thuốc lá Đu đủ
và Bạch hoa xà thiệt thảo thu thập được trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Dòng tế bào: Tế bào ung thư vú người
MDA-MB 231 (ATCC), Tế bào u nguyên bào thần kinh SKN-DZ (được cung cấp bởi tiến sĩ Akira Nakagawa).
Phương pháp dòng chảy tế bào (Flow cytometry - BD FACS Canto II).
Kết quả: Sử dụng nồng độ thuốc pha loãng theo tỷ lệ 1/2 (75 µg/ml) và 1 (150 µg/ml) thì số lượng tế bào
ung thư vú bị apoptosis khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Kết hợp cao chiết lá Đu đủ và Bạch hoa xà
thiệt thảo pha loãng theo tỷ lệ 1/5 (30 µg/ml) và Retinoic acid (RA) cho thấy chỉ tạo cụm ngày thứ 2, ngày thứ 7
và ngày thứ 10 tế bào tách ra và biệt hoá. So sánh các marker OCT4 và SOX2 giữa nhóm tế bào RA và nhóm kết
hợp RA với cao chiết lá Đu đủ và Bạch hoa xà thiệt thảo cho thấy có sự giảm biểu hiện OCT4 và SOX2 có ý
nghĩa thống kê.
Kết luận: Đặc tính cao chiết của bài thuốc lá Đu đủ và Bạch hoa xà thiệt thảo là sử dụng nồng độ pha
loãng theo tỷ lệ 1/2 (75 µg/ml) đủ gây chết apoptosis trên dòng tế bào ung thư vú. Nếu sử dụng nồng độ pha
loãng theo tỷ lệ 1/5 (30 µg/ml) kết hợp với retionic acid đủ tác động đến sự biệt hóa tế bào ung thư kháng
RA (tế bào SKN-DZ).
Từ khoá: Lá đu đủ, Bạch hoa xà thiệt thảo, phương pháp dòng chảy tế bào, biệt hóa
ABSTRACT
EVALUATING ABILITY TO APOPTOSIS OF THE HERBAL FORMULAR CONSISTING OF CARICA
PAPAYA L. AND HEDYOTIS DIFFUSA WILLD. IN SOC TRANG PROVINCE ON CANCER CELLS
Pham Thi Binh Minh, Khong Le Truong Giang, Bui Chi Bao, Trinh Thi Dieu Thuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 192 – 200
Objectives: Currently, Vietnam as well as other countries in the world have been increasing cancer rates
(according to WHO). In Vietnam, incidence of cancer has continuously increased, from 68,000 (in 2000) to
* Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Trường ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Phạm Thị Bình Minh ĐT: 0386932527 Email: ptbminh@ump.edu.vn.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 193
126,000 (in 2010). In 2018, incidence of cancer increased to about 165,000 cases/ 96.5 million people. Vietnam
ranked 99/185 countries and territories, with cancer incidence of 151.4/100,000. Therefore, research to seek
treatment or support treatment for cancer is very necessary. In Soc Trang province, residents use herbal formular
consisting of Carica papaya L. and Hedyotis diffusa Willd. to support cancer treatment. Carica papaya L. contains
quercetin, Hedyotis diffusa Willd. contains methylanthraquinone. According to many studies, quercetin and
methylanthraquinone are capable of killing cancer cells by apoptotic mechanism. However, until now, there has
not been any scientific research on this herbal formular for cancer treatment in Soc Trang province. Therefore, this
study was conducted with the objective of examining the cancer resistance of the herbal formular consisting of
Carica papaya L. and Hedyotis diffusa Willd.
Methods: The object of the study is aqueous extract of Carica papaya L. and Hedyotis diffusa Willd. in Soc
Trang province. Cell lines: MDA-MB 231 human breast cancer cells (ATCC), SKN-DZ neuroblastoma cells
(were supplied by Dr. Akira Nakagawa). Flow cytometry method - BD FACS Canto II.
Results: Using concentrations of diluted extract at ratio 1/2 (75 µg/ml) or 1 (150 µg/ml), the number of
apoptotic breast cancer cells is statistically significant different from the control lot. Combining RA with extract
of Carica papaya L. and Hedyotis diffusa Willd. diluted at ratio 1/5 (30 µg/ml) formed clusters only on day 2, on
day 7 and day 10 cells separate and differentiate. Comparing OCT4 and SOX2 markers between RA group and
RA combination with extract of Carica papaya L. and Hedyotis diffusa Willd. group, had a statistically significant
reduction of OCT4 and SOX2.
Conclusion: If using the extract of Carica papaya L. and Hedyotis diffusa Willd. concentrations of diluted
extract at ratio 1/2 (75 µg/ml) sufficiently lethal dose on breast cancer cell lines. If using concentrations of diluted
extract at ratio 1/5 (30 µg/ml) combined with retionic acid will affect the differentiation of RA-resistant cancer
cells (SKN-DZ cells).
Keywords: Carica papaya L., Hedyotis diffusa willd., flow cytometry method, differentiate
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia
khác trên thế giới đứng trước nhiều nguy cơ mới
về sức khỏe như: sự già hóa dân số, nhóm bệnh
do tích tuổi, bệnh không lây như thoái hóa khớp,
đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp, ung thư,
đột quỵ não, ngày càng tăng(1,14). Trong đó, theo
thống kê của WHO ung thư là một trong những
bệnh có tỉ lệ ngày càng tăng tại Việt Nam. Số ca
mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng
tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm
2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần
165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70%
trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.
Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh
thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân. Tỉ lệ
tử vong do ung thư là 104,4/100.000 dân, xếp vị
trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, việc
nghiên cứu để tìm kiếm phương thuốc điều trị
hoặc hỗ trợ điều trị đối với bệnh nhân ung thư là
rất cần thiết. Vai trò của các bài thuốc có nguồn
gốc thảo dược có khả năng kháng ung thư, ít tác
dụng phụ đang được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc
Trăng nói riêng với tinh thần “Nam dược trị
Nam nhân”, trong dân gian lưu truyền kinh
nghiệm sử dụng một số bài thuốc Nam có tác
dụng điều trị ung thư. Trong đó, bài thuốc lá Đu
đủ và Bạch hoa xà thiệt thảo được cho là có khả
năng kháng ung thư nhờ thành phần quercetin
trong lá đu đủ và methylanthraquinon trong
Bạch hoa xà thiệt thảo(7,10,15). Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học chính
thức về bài thuốc Nam này tại tỉnh Sóc Trăng,
cũng như nghiên cứu trên dược lý thực nghiệm.
Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục
tiêu tìm kiếm bằng chứng có giá trị khoa học về
khả năng kháng ung thư của bài thuốc lá Đu đủ
và Bạch hoa xà thiệt thảo được thu thập tại tỉnh
Sóc Trăng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 194
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát khả năng kháng ung thư của cao
chiết từ bài thuốc lá Đu đủ và Bạch hoa xà
thiệt thảo.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Cao chiết nước từ bài thuốc lá Đu đủ và Bạch
hoa xà thiệt thảo thu thập được trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thí nghiệm. Từ 1/6/2016 đến
30/10/2016.
Phương pháp chiết cao
Các dược liệu được thu hái tại Sóc Trăng,
vào tháng 10/2015, người thu hái là ông Võ Văn
Thành Niệm.
Giai đoạn 1
Chiết dược liệu bằng nước cất theo nguyên
tắc như sau:
Bộ phận dùng: Đu đủ dùng lá, Bạch hoa xà
thiệt thảo dùng toàn cây.
Sau khi thu hái, dược liệu được rửa sạch, thái
nhỏ, phơi khô.
Cân dược liệu khô theo tỷ lệ lá Đu đủ: Bạch
hoa xà thiệt thảo = 2:3, tổng khối lượng bài thuốc
là 2 kg.
Xay thô dược liệu.
Cho nước ngập mặt dược liệu.
Sắc (chiết nóng) nước bằng nồi inox.
Thời gian nấu: Nấu trong 6 giờ (2 lần).
Giai đoạn 2
Cô cao thuốc:
Lọc dịch chiết bằng bông gòn qua phễu.
Cô cách thủy dịch chiết.
Thu được cao thuốc nồng độ 150 µg/ml.
Giai đoạn 3
Bảo quản cao thuốc ở nhiệt độ 40oC.
Dòng tế bào
Tế bào ung thư vú người MDA-MB 231
(ATCC), tế bào u nguyên bào thần kinh SKN-DZ
(được cung cấp bởi tiến sĩ Akira Nakagawa).
Phương pháp dòng chảy tế bào (Flow
cytometry)
Giúp phát hiện apoptosis. Flow cytometry là
kỹ thuật có khả năng đo được các đặc tính
huỳnh quang và quang học của một tế bào đơn
hoặc các hạt như vi sinh vật, nhân và nhiễm sắc
thể được chuẩn bị trong dung dịch lỏng khi
chúng đi qua một nguồn sáng.
Quy trình thực hiện
Tế bào được cấy lên đĩa 6 giếng với mật độ
3x105 tế bào/ml.
Xử lý tế bào ở nhiều nồng độ và ủ ở tủ ủ tế
bào trong 24 giờ.
Xử lý Trypsin và thu cắn.
Đếm tế bào với mật độ 106 tế bào/ml.
Lấy thế tích có 106 tế bào thêm PBS lạnh.
Cắn được phân tán trong 1 ml Binding
buffer 1X.
Chuyển 100 ul dung dịch vào ống nuôi cấy 5 ml.
Nhuộm tế bào với hóa chất cho kiểm tra
apoptosis (5 ul PE Annexin V và 5 μl 7-AAD).
Vortex tế bào và ủ trong vòng 15 phút trong
bóng tối ở nhiệt độ phòng với hóa chất kiểm tra
apoptosis.
Thêm 400 μl Binding buffer 1X vào từng
ống trước khi kiểm tra với máy BD FACS
Canto II.
Kiểm tra quy trình và thử nghiệm bộ kit
Annexin V/PI bằng flow cytometry
Bộ kit AnexinV/PI giúp phát hiện apoptosis
dựa trên cơ chế khi bắt đầu quá trình apoptosis
các tế bào sẽ chuyển màng phosphatidylserine
(PS) từ mặt trong của màng plasma ra bề mặt tế
bào. Khi ở trên bề mặt tế bào, PS có thể dễ dàng
được phát hiện bằng cách nhuộm với Annexin
V, một protein có ái lực cao với PS. Quy trình
nhuộm một bước chỉ mất 10 phút. Phát hiện có
thể được phân tích bằng phương pháp dòng
chảy tế bào hoặc bằng kính hiển vi huỳnh quang
(Hình 1).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 195
Hình 1. Chiến lược gating được sử dụng để đo lường apoptosis sử dụng Annexin V/PI kit
Tế bào apoptosis sớm: là tế bào mất đối
xứng màng huyết tương, phosphatidylserine
(PS) được chuyển từ bên trong ra bên ngoài của
màng plasma.
Tế bào apoptosis trễ: là tế bào có màng tế bào
mất nguyên vẹn.
Các tế bào được phân biệt với các mảnh vụn
(mảnh vỡ tế bào, màu đen) bởi các đặc tính phân
tán về phía trước hoặc phía bên của chúng (side
scatter) và mối liên hệ tương đối của chúng với
nhuộm Annexin V-APC và Propidium iodide
(PI) (thể hiện ở cột phải và cột dưới). Các tế bào
còn sống (Annex-V – /PI–), các tế bào đang ở giai
đoạn sớm của quá trình apoptosis (Annexin-V+/
PI-), các tế bào hoại tử hoặc ở trạng thái
apoptosisp muộn (Annexin V+/PI+) hoặc
(Annex-V–/PI+). Lô sẽ lặp lại từ 3 thí nghiệm
kiểm soát.
Như vậy, bộ kit AnexinV/PI giúp phát hiện
apoptosis đạt chuẩn.
Phương pháp thống kê
Số liệu được nhập vào MS. Excel 2010 và xử
lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0, sử dụng
phép kiểm chi bình phương để so sánh 2 tỷ lệ, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05.
Y đức
Bài báo này là một phần kết quả của đề tài
nghiên cứu khoa học thuộc Sở khoa học và công
nghệ tỉnh Sóc Trăng, đã được công nhận kết quả
theo Quyết định số 177/QĐ-SKHCN ngày
28/12/2018.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 196
KẾT QUẢ
Kết quả khả năng gây apoptosis của cao
chiết lá Đu đủ và Bạch hoa xà thiệt thảo (Hình 2).
Ở nồng độ thuốc pha loãng theo tỷ lệ 1/50 (3
µg/ml), 1/10 (15 µg/ml), 1/5 (30 µg/ml) số lượng
tế bào ung thư vú di chuyển sang vùng late
apoptosis lần lượt là 15,3x103, 14,4x103, 43,2x103
không khác biệt nhiều so với lô chứng là
18,6x103. Ở nồng độ thuốc pha loãng theo tỷ lệ
1/2 (75 µg/ml) và 1 (150 µg/ml) thì số lượng tế
bào ung thư vú di chuyển sang vùng late
apoptosis là 108,9x103 và 246,3x103 khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với lô chứng (Hình 3).
Hình 2. Đo khả năng gây apoptosis của cao chiết lá Đu đủ và Bạch hoa xà thiệt thảo trên tế bào ung thư vú bằng
flow cytometry
Hình 3. Tỉ lệ tế bào bị apoptosis gây ra bởi các nồng độ thuốc khác nhau của cao chiết lá Đu đủ và Bạch hoa xà
thiệt thảo trên dòng tế bào ung thư vú
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 197
Ở nồng độ thuốc pha loãng theo tỷ lệ 1/50 (3
µg/ml), 1/10 (15 µg/ml) số lượng tế bào ung thư
vú bị apoptosis lần lượt là 5,1%, 4,8% giảm so
với lô chứng là 6,2%. Ở nồng độ thuốc pha loãng
theo tỷ lệ 1/5 (30 µg/ml)số lượng tế bào ung thư
vú bị apoptosis là 14,4% có tăng so với lô chứng,
nhưng không có ý nghĩa thống kê. Ở nồng độ
thuốc pha loãng theo tỷ lệ 1/2 (75 µg/ml) và 1
(150 µg/ml) thì số lượng tế bào ung thư vú bị
apoptosis lần lượt là 36,3% và 82,1% khác biệt có
ý nghĩa thống kê so với lô chứng..
Tế bào có Retinoic acid (5uM) bị tạo cụm
ngày 2, ngày 7 và ngày 10 (Hình 4). Kết hợp cao
chiết lá Đu đủ và Bạch hoa xà thiệt thảo pha
loãng theo tỷ lệ 1/5 và Retinoic acid (RA) cho
thấy chỉ tạo cụm ngày thứ 2, ngày 7 và ngày 10
tế bào tách ra và biệt hoá.
Hình 4. Kết quả sự tạo cụm của tế bào SKN-DZ khi kết hợp Retinoic acid và cao chiết lá Đu đủ và Bạch hoa xà
thiệt thảo
Hình 5. Kết quả tăng sự biệt hoá tế bào SKN-DZ khi kết hợp Retinoic acid và cao chiết lá Đu đủ và Bạch hoa xà
thiệt thảo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 198
So sánh các marker OCT4 và SOX2 giữa
nhóm tế bào chỉ có RA và nhóm kết hợp RA với
cao chiết lá Đu đủ và Bạch hoa xà thiệt thảo
(RA+267) cho thấy có sự giảm biểu hiện OCT4
và SOX2 có ý nghĩa thống kê. OCT4 và SOX2 là
các chỉ thị quan trọng cho tạo cụm của các tế bào
ung thư (Hình 5).
BÀN LUẬN
Một trong những thách thức trong việc phát
hiện hóa trị liệu hiệu quả trong điều trị ung thư
là các tế bào ung thư có khả năng thoát khỏi sự
chết tế bào được lập trình hoặc quá trình
apoptosis. Do đó, một trong những phương thức
hành động của thuốc chống ung thư là nhằm tái
kích hoạt cơ chế chết tế bào này. Chu kỳ tế bào là
một quá trình liên tục của sự kiểm soát sự phát
triển và tăng sinh tế bào. Quá trình này được
điều chỉnh chặt chẽ bởi các điểm kiểm tra
nghiêm ngặt được áp dụng cho từng pha chu kỳ
tế bào để tránh bất kỳ lỗi nào trong sự phát triển
tổng thể của các mô. Vì vậy, chu kỳ tế bào có thể
xem như là một mục tiêu cho các tác nhân chống
ung thư để ngăn chặn sự gia tăng không kiểm
soát của các tế bào ung thư và để bắt đầu cho
chúng trải qua quá trình apoptosis. Trong các tế
bào động vật có vú bình thường, pha M thường
kéo dài chưa đầy một giờ trong khi pha S
thường dài khoảng 6-8 giờ. Các tế bào thường
dành phần lớn thời gian của chúng trong giai
đoạn tăng trưởng giữa các bộ phận, hoặc được
gọi là interphase thường chiếm khoảng 95% chu
kỳ. Ngược lại, chiều dài của G1 và G2 khá biến
đổi; G2 ngắn hơn G1 và đồng đều hơn về thời
gian. Tổng hợp DNA trong pha S và phân chia tế
bào thành hai tế bào con xảy ra trong pha M là
các đặc điểm chính của sự tiến triển chu kỳ tế
bào. Giai đoạn G2 cho phép các tế bào sửa chữa
các lỗi xảy ra trong quá trình sao chép DNA,
trong khi pha G1 biểu thị thời gian chuẩn bị tế
bào cho sự sao chép DNA tiếp theo(3).
Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát khả
năng gây chết theo chu trình apoptosis, hoặc
kích thích sự biệt hoá của tế bào ung thư dưới
tác động của cao chiết lá đu đủ và bạch hoa xà
thiệt thảo. Sự khởi phát và tiến triển của ung thư
có liên quan mật thiết với sự chết tế bào theo chu
trình (apoptosis). Con đường apoptosis thông
qua ty thể đã được mô tả như là một tín hiệu
quan trọng của sự chết tế bào ở các tế bào động
vật có vú. Người ta biết rõ rằng protein Bcl-2 và
cytochrome C (cytoC) đóng một vai trò trung
tâm trong việc điều chỉnh con đường apoptosis
thông qua ty thể. Apoptosis là một quá trình
sinh lý bình thường, tuy nhiên, bất thường trong
quá trình apoptosis là một nguyên nhân chính
gây ung thư. Cơ chế gây apoptosis thường được
sử dụng như một tiêu chí để phát hiện ra các tác
nhân chống ung thư mới(2,4,5).
Một số hợp chất tự nhiên như quercetin và
methylanthraquinon đã cho thấy các đặc tính
gây apoptotic. Apoptosis được đặc trưng bởi các
thay đổi hình thái và sinh hóa cụ thể của tế bào,
bao gồm thay đổi hình thái tế bào, ngưng tụ
nhiễm sắc thể và phân mảnh DNA, vỡ màng và
mất độ bám dính của màng tế bào và sự phân
giải protein nội bào(6,8,9). Nhiều báo cáo đã chỉ ra
rằng methylanthraquinon có trong cây Bạch hoa
xà thiệt thảo và quercetin có trong lá Đu đủ có
thể kích hoạt quá trình apoptosis.
- Fatma Zuhrotun Nisa và cộng sự đã chứng
minh cao chiết lá Đu đủ có thể ức chế sự tăng
sinh của tế bào ung thư vú MCF-7 với IC50 trong
1,319 µg/ml. Giá trị IC50 của cao chiết lá Đu đủ
cao hơn giá trị IC50 quercetin và doxorubicin.
Cao chiết lá Đu đủ cũng có thể gây ra apoptosis
của tế bào ung thư vú MCF-7 khoảng 22,54% cho
nồng độ 659,6 µg/ml và khoảng 20,73% cho nồng
độ 329,8 µg/ml. Tỷ lệ apoptosis tế bào của cao
chiết lá Đu đủ thấp hơn doxorubicin nhưng cao
hơn quercetin. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cao
chiết lá Đu đủ có tiềm năng như chất chống ung
thư thông qua cơ chế chống tăng sinh và cảm
ứng apoptosis(11,12).
- Chiết xuất methanol của lá Đu đủ có hoạt
tính ức chế enzyme DNA Topoisomerase II, một
loại enzyme có vai trò quan trọng trong quá
trình sao chép, tái tổ hợp DNA và sự tăng sinh tế
bào ung thư. Sau khi ức chế hoạt động của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 199
enzyme này và phá vỡ liên kết DNA liên kết với
protein (PDBs) và kết thúc bằng gây chết theo cơ
chế apoptosis(13).
- Quercetin có khả năng kích thích quá trình
apoptosis thông qua sự ức chế các protein tín
hiệu sinh tồn như protein kinase C (PKC-α) và
kích hoạt tín hiệu chết tế bào như PKC-(63).
Quercetin được chứng minh là có khả năng gây
apoptosis cho các dòng tế bào ung thư như đại
tràng CT-26, tế bào LNCaP tuyến tiền liệt, tế bào
bạch cầu lymphoblastic cấp tính MOLT-4, tế bào
Raji lympho người(15).
- Khi các tế bào ung thư vú MCF-7 được ủ
cùng với methylanthraquinon, tỷ lệ tế bào
apoptotic và pha S của chu kỳ tế bào đã tăng lên
rõ rệt. Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ canxi nội
bào, sự phosphoryl hóa JNK và kích hoạt calpain
đã được tìm thấy trong các tế bào MCF-7 sau khi
tiếp xúc với methylanthraquinon. Hơn nữa,
methylanthraquinon gây ra sự phân cắt mạnh
mẽ của caspase-4, caspase-9 và caspase-7 trong
các tế bào MCF-7(7).
Kết quả cho thấy có tăng sự biệt hoá khi kết
hợp Retinoic acid (5 uM) với cao chiết lá Đu đủ
và Bạch hoa xà thiệt thảo trên dòng tế bào u
nguyên bào thần kinh SKN-DZ. Đặc tính biệt
hoá của ung thư u nguyên bào thần kinh đã
được nghiên cứu trước đó trên thuốc 13cis acid
(RA) trên dòng tế bào không tăng MYCN
khuyếch đại như SH-SY5Y. FDA cũng đã đưa
13cis acid vào nhóm điều trị u nguyên bào thần
kinh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có khuyếch đại
MYCN, thì thuốc hầu như không đáp ứng. Tế
bào của bệnh nhân có khuyếch đại MYCN như
SKN-DZ cho thấy không biệt hoá, thậm chí tạo
cụm khi ủ với môi trường RA. Hiện nay, việc kết
hợp với các thuốc RA cùng những nhóm thuốc
khác đang được lưu tâm. Một số thuốc có hoạt
tính apoptosis nếu đưa vào liều lượng cao.
Nhưng ngược lại, nếu với liều lượng thấp hơn
nó sẽ tăng kích hoạt biệt hoá.
KẾT LUẬN
Đặc tính cao chiết của bài thuốc lá Đu đủ
và Bạch hoa xà thiệt thảo là sử dụng nồng độ
pha loãng theo tỷ lệ 1/2 đủ gây chết apoptosis
trên dòng tế bào ung thư vú. Nếu sử dụng
nồng độ pha loãng theo tỷ lệ 1/5 kết hợp với
retionic acid đủ tác động đến sự biệt hóa tế
bào ung thư kháng RA là tế bào SKN-DZ.
Nghiên cứu này ban đầu tạo tiền đề cho các cơ
chế về apoptosis hoặc cơ chế biệt hoá tế bào
ung thư cần được làm rõ về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Camps J (2014). “Oxidative Stress and Inflammation in Non-
communicable Diseases - Molecular Mechanisms and
Perspectives in Therapeutics”. Springer,
https://www.springer.com/gp/book/9783319073194.
2. Elmore S (2007). “Apoptosis: a review of programmed cell
death”. Toxicologic Pathology, 35(4):495-516.
3. Hanahan D, Weinberg RA (2011). “Hallmarks of cancer: The
next generation”. Cell, 144(5):646-674.
4. Hengartner MO (2000). “The biochemistry of apoptosis”.
Nature, 407(6805):770-776.
5. Krysko DV, Vandenabeele P (2008). “Apoptosis and necrosis:
detection, discrimination and phagocytosis”. Methods, 44(3): 205-
221.
6. Kuno T, et al (2012). “Cancer chemoprevention through the
induction of apoptosis by natural compounds”. Journal of
Biophysical Chemistry, 3: 156-173.
7. Liu Z, Liu M, Li J (2010). “Methylanthraquinone from Hedyotis
diffusa Willd induces Ca(2+)-mediated apoptosis in human
breast cancer cells”. Toxicology in Vitro, 24(1):142-147.
8. Marino G (2014). “Self-consumption: the interplay of autophagy
and apoptosis”. Nature Reviews Molecular Cell Biology, 15(2):81-
94.
9. Martin SJ, Green DR (1995). “Protease activation during
apoptosis: death by a thousand cuts”. Cell, 82(3):349-352.
10. Nguyen Hoang, Khungar P, Nguyen Kieu Tho, et al (2017).
“Phytochemical hematologic and anti-tumor activity
evaluations of Carica papaya leaf extract”. Journal of Translational
Science, 3(3):1-7.
11. Nisa F, Astuti M, Haryana SM and Murdiati A (2016).
“Inhibitory on cell proliferation and apoptosis induction of
human breast cancer cells MCF-7 by aqueous leaf extract of
Carica papaya L”. Journal of Food Processing and Technology,
doi:10.4172/2157-7110.C1.056.
12. Nisa FZ, Astuti M, Murdiati A and Haryana SM (2017). “Anti-
proliferation and Apoptosis Induction of Aqueous Leaf Extract
of Carica papaya L. on Human Breast Cancer Cells MCF-7”.
Pakistan Journal of Biological Sciences, 20(1):36-41.
13. Puspitasari Y, Peristiowati Y (2016). “Effect of papaya leaf
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 200
extract on cell proliferation and apoptosis activities in cervical
cancer mice model”. Journal of Applied Environmental and
Biological Sciences, 6(9):78-83.
14. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2011). “Già hóa dân số và người cao
tuổi ở Việt Nam: thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị
chính sách”. UNFPA, pp.12-36.
15. Rezaee R, et al (2017). “Anticancer and apoptosis-inducing
effects of quercetin in vitro and in vivo”. Oncology reports,
38(2):819-828.
Ngày nhận bài báo: 28/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_kha_nang_gay_chet_te_bao_theo_chuong_trinh_cua_bai.pdf