Đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị u màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Tài liệu Đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị u màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 100 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ U MÀNG NÃO LIỀM NÃO VÀ CẠNH XOANG TĨNH MẠCH DỌC TRÊN TẠI BV NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Trần Minh Bảo Lộc*, Phạm Trung Chính*, Trịnh Xuân Hậu* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị u màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên. Phương pháp: Hồi cứu và tiến cứu mô tả hàng loạt ca. 52 bệnh nhân u màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên được điều trị vi phẫu thuật lấy u tại bệnh viện Nhân Dân Gia ĐịnhTPHCM trong thời gian từ 1/2014 đến 6/2018. Dữ liệu thu thập chính gồm: các yếu tố dịch tể, các triệu chứng của bệnh lí u màng não ở liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên, hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), kết quả hồi phục khi ra viện theo thang điểm Karnofsky. Kết quả: Tuổi trung bình là 51,76 ± 15,12 tuổi. Tỉ lệ Nữ/ Nam là 1,7/1. Tr...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị u màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 100 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ U MÀNG NÃO LIỀM NÃO VÀ CẠNH XOANG TĨNH MẠCH DỌC TRÊN TẠI BV NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Trần Minh Bảo Lộc*, Phạm Trung Chính*, Trịnh Xuân Hậu* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị u màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên. Phương pháp: Hồi cứu và tiến cứu mô tả hàng loạt ca. 52 bệnh nhân u màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên được điều trị vi phẫu thuật lấy u tại bệnh viện Nhân Dân Gia ĐịnhTPHCM trong thời gian từ 1/2014 đến 6/2018. Dữ liệu thu thập chính gồm: các yếu tố dịch tể, các triệu chứng của bệnh lí u màng não ở liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên, hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), kết quả hồi phục khi ra viện theo thang điểm Karnofsky. Kết quả: Tuổi trung bình là 51,76 ± 15,12 tuổi. Tỉ lệ Nữ/ Nam là 1,7/1. Triệu chứng thường gặp: đau đầu 65%, động kinh 19%, giảm thị lực và rối loạn ngôn ngữ rất ít gặp 1,9%. Rối loạn vận động và động kinh cục bộ thường gặp nhất là u ở vị trí 1/3 giữa 54%. Tín hiệu trên cộng hưởng từ thường bắt thuốc cản từ đồng nhất 82%, có ranh giới rõ 79%. Dấu hiệu đuôi màng cứng: 79%. Vị trí u thường gặp là ở 1/3 trước và 1/3 giữa. Phẫu thuật lấy toàn bộ u không xâm lấn xoang là 100%. Phẫu thuật lấy toàn bộ u (Simpson I và II) là 87%. Simpson IV 3,8%. Kết quả theo Karnofsky: tốt 86,5%, vừa 13,5% và không có trường hợp xấu. Biến chứng sau phẫu thuật là 17%, do máu tụ hố mổ và phù não. Không trường hợp nào phải mổ lại do máu tụ. Không có tử vong do phẫu thuật. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy bệnh lí u màng não ở liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên thường gặp lứa tuổi trên 50 tuổi, biểu hiện chủ yếu là đau đầu và động kinh, vị trí u thường gặp là 1/3 trước và 1/3 giữa. Điều trị vi phẫu thuật lấy u cho kết quả tốt, ít có tai biến và không có tử vong do phẫu thuật. Từ khóa: U màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên, thang điểm Karnofsky (Karnofsky performance Scale: KPS), điều trị u màng não ở liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên, phẫu thuật lấy u theo Simpson. ABSTRACT EVALUATION OF RESULT OF MICROSURGICAL TREATMENT FOR FALX AND PARASAGITTAL SINUS MENINGIOMAS Tran Minh Bao Loc, Pham Trung Chinh, Trinh Xuan Hau * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 100 – 105 Objectives: To evaluate the clinical features, radiology and results of microsurgical treatment for falx and parasagittal meningiomas. Methods: Retrospective and prospective, descriptive study case series. From 1/2014 to 6/2018, there were 52 patients underwent microsurgical treatment for falx and parasagittal meningiomas at Gia Dinh pepole Hospital. Data included the demographic, clinical sign of falx and parasagittal meningiomas, radiology, result of recovery neurological function to be discharge according to KARNOFSKY scale. Results: Mean age of the patient was 51.76 ± 15.12 years. Ratio female/ male: 1.7/1. Signs of: headache 65%, * Khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Tác giả liên lạc:BS.CKII. Trần Minh Bảo Lộc ĐT:0903363540 Email: tranminhbaoloc@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 101 epilepsy 19%. Release of visual acuity 1.9% and dysphasia 1.9%. Disorder of movement and localized epilepsy at 1/3 median falx and parasagittal meningiomas 54%. Sign of homogeneous contrast MRI 82%, clearly margin menigiomas 79%, dural tail sign 79%. Total removal microsurgical treatment of non-invasive sagittal sinus meningiomas 100%. Microsurgical treatment of mengiomas according to Simpson I, II: 87%; Simpson IV 3.8%. Result of recovery neurological function (KARNOFSKY): good 86.5%; fair good 13.5%. Complication of microsurgical treatment: 17% due to bleeding and cerebral edema around mennigiomas. No case underwent re- operation. No mortality due to microsurgical treatment. Conclusions: This study showed that falx and parasagittal meningiomas are prevalence of the patient to be more than 50 years, the most common clinical sign are headache and localize epilepsy, the most common location of meningiomas are 1/3 anterior and 1/3 medial sagittal plan. Results of recovery neurological function were good after operation. Complication of microsurgical treatment rarely and no mortality. Keywords: Falx and sagittal meningiomas, treatment for falx and sagittal meningiomas, Karnofsky scale (KPS), Simpsom procedure for meningiomas. ĐẶT VẤN ĐỀ U màng não là những u nguyên phát, xuất phát từ màng nhện, đây là thương tổn chiếm một tỉ lệ đáng kể từ 15 – 20% các u trong sọ. U màng não đa số lành tính, phát triển chậm, ít khi xâm lấn vào mô não, vì thế có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật. U màng não có thể gặp ở mọi vị trí, nơi có màng não bao phủ, biểu hiện lâm sàng của u màng não rất đa dạng và phong phú như: đau đầu, rối loạn ý thức, động kinh, liệt dây thần kinh sọ... U có thể phát triển ở nền sọ trước, giữa, hoặc nền sọ sau, vòm sọ, đặc biệt ở liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên. U có thể xâm lấn vào các xoang làm bít tắc xoang, chèn ép thần kinh, nhu mô não ở những vùng chức năng, dẫn đến biểu hiện lâm sàng hoàn toàn khác biệt. Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu của u màng não là phẫu thuật. Phẫu thuật lấy u vẫn gặp nhiều khó khăn là do: mạch máu tăng sinh phong phú, vị trí u ở những vùng chức năng quan trọng, kích thước u lớn chèn vào nhu mô não nên việc lấy bỏ triệt để u màng não mà không làm ảnh hưởng đến các vùng chức năng quan trọng, vẫn là một thách thức đối với các phẫu thuật viên. Ở nước ta, thời gian gần đây nhờ những tiến bộ của gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh (cộng hưởng từ (MRI), chụp động mạch máu mã hóa xoá nền (DSA)...) và đặc biệt là sử dụng kính vi phẫu trong phẫu thuật đã làm cho việc chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u màng não chính xác và triệt để hơn, hạn chế các di chứng và tái phát sau mổ, giảm đáng kể tỉ lệ tử vong. U màng não ở vị trí liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên là những khối u xuất phát từ liềm đại não và thành bên xoang tĩnh mạch dọc trên chiếm tỉ lệ từ 20 – 33% các u màng não nội sọ. Phẫu thuật lấy triệt để loại u này, còn là một vấn đề tương đối khó, do u nằm sâu ở liềm não, u dính vào thành xoang, có thể xâm lấn vào bên trong lòng xoang, làm bít tắc xoang và xâm lấn cả hai bên bán cầu, gây phù não xung quanh. Do đó, phẫu thuật lấy hoàn toàn u, bảo tồn những chức năng xung quanh và lựa chọn những phương pháp lấy u triệt để, tái tạo xoang tĩnh mạch dọc trên hay để lại phần u trong lòng xoang còn là một vấn đề tranh cãi. Phẫu thuật dễ hay khó tuỳ thuộc vị trí, kích thước, tính chất của u và độ xâm lấn của u vào xoang tĩnh mạch dọc trên. Trước đây, chưa có ứng dụng vi phẫu thuật, tỉ lệ lấy hết u còn thấp, biến chứng và tỉ lệ tử vong còn cao. Ngày nay, với việc điều trị bằng vi phẫu, tỉ lệ lấy hết u rất cao, giảm tỉ lệ biến chứng cũng như tỉ lệ tử vong đến mức tối thiểu. Tài liệu nước ngoài nghiên cứu về u màng não rất nhiều, trong nước thì có nhiều nghiên cứu về u màng não nói chung, nhưng nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị vi phẫu u màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên thì chưa nhiều. Nên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với hai mục tiêu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 102 Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học u màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên. Đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị u màng não liềm não và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm các bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 01/2014 đến 06/2018 được chẩn đoán u màng não liềm não (LN) và cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên (TMDT). Phương pháp nghiên cứu Tất cả bệnh nhân được nghiên cứu theo phương pháp hồi cứu và tiến cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi đánh giá về: tuổi và giới; triệu chứng lâm sàng: đau đầu, rối loạn tri giác, dấu thần kinh khu trú, động kinh, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, các triệu chứng khác; hình ảnh học cộng hưởng từ. Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện và trước xuất viện: được đánh giá theo thang điểm Karnofsky. Các số liệu thu được xử lý trên máy vi tính theo chương trình SPSS 16.0. Các kết quả được thực hiện so sánh với số liệu của các tác giả khác. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi nghiên cứu được 52 bệnh nhân. Đặc điểm dịch tễ học Giới: Trong 52 trường hợp có 33 nữ và 19 nam. Tỉ lệ nữ/ nam là 1,7/1. Tuổi:Tuổi trung bình là 51,76 ± 15,12. Tuổi nhỏ nhất là 21 tuổi và tuổi lớn nhất là 78 tuổi. Đa số tập trung ở nhóm tuổi là 50 - 59 tuổi, chiếm tỉ lệ 34,5%. Đặc điểm lâm sàng Bảng 1:Triệu chứng lâm sàng theo vị trí u Triệu chứng lâm sàng Vị trí u 1/3 trước (%) 1/3 giữa (%) 1/3 sau (%) Tổng (%) Đau đầu 11,5 42,3 11,5 65,3 Động kinh 3,8 11,5 3,8 19,1 Yếu nửa người 1,9 7,6 0 9,5 Triệu chứng lâm sàng Vị trí u 1/3 trước (%) 1/3 giữa (%) 1/3 sau (%) Tổng (%) Rối loạn tri giác 0 1,9 0 1,9 Rối loạn ngôn ngữ 1,9 0 0 1,9 Giảm thị lực 0 0 1,9 1,9 Đau đầu không điển hình chiếm tỉ lệ rất cao nhất 65%, tiếp đến là động kinh chiếm tỉ lệ 19%. Tình trạng Karnofsky lúc nhập viện: Có 7 trường hợp nhập viện có KPS < 60 điểm: 1 giảm tri giác, 1 giảm thị lực và 5 trường hợp yếu nửa người. Nhập viện có KPS tốt (80 - 100 điểm) thì triệu chứng là đau đầu kéo dài, chưa ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hằng ngày của người bệnh. Đặc điểm hình ảnh học Vị trí u Bảng 2. Vị trí u Vị trí u 1/3 trước 1/3 giữa 1/3 sau Tỉ lệ (%) Liềm não 6 4 4 14(27) Cạnh XTM 5 10 5 20(38) Cả LN và cạnh XTMDT 8 6 4 18(35) Tổng cộng (%) 19(36,5) 20(38,5) 13(25) 52(100) U ở cạnh xoang TMDT tỉ lệ cao hơn so với các vị trí khác. Đa số u nằm ở vị trí 1/3 giữa 38,5%. Tính chất u sau tiêm thuốc tương phản: ranh giới rõ 71%; đuôi màng cứng 78,8%; đồng nhất sau tiêm thuốc 82,7%. Kết quả điều trị Diễn tiến sau tri giác sau mổ 24 giờ: tỉnh táo hoàn toàn chiếm tỉ lệ cao 88,5%. Phân độ phẫu thuật theo Simpson: lấy toàn bộ u, theo phân loại Simpson độ I, II và III là 96%. Karnofsky khi ra viện: Tốt 86,%; vừa 13,5%. Tai biến và biến chứng Bảng 3. Biến chứng phẫu thuật Biến chứng phẫu thuật Số BN Tỉ lệ (%) Máu tụ sau phẫu thuật 3 5,8 Phù não sau phẫu thuật 6 11,5 Tổn thương mạch máu sau phẫu thuật 0 0 Động kinh 4 7,7 Viêm màng não sau phẫu thuật 0 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 103 Biến chứng phẫu thuật Số BN Tỉ lệ (%) Nhiễm trùng vết mổ 0 0 Dấu thần kinh khu trú sau phẫu thuật 3 5,8 Tử vong 0 0 16 trường hợp biến chứng sau mổ gồm: máu tụ sau mổ chiếm 5,8% và phù não sau mổ:11,5%. BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ học Giới: Tỉ lệ nữ thường cao hơn nam, dao động từ 2/1 - 3/1. Đối với UMN LN và cạnh XTMDT, tỉ lệ nữ cũng vượt trội nhiều hơn nam giới. Nhìn chung tỉ lệ nữ thường cao hơn nam và dao động từ 1,4 - 4:1. Tuổi:Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 51,76 tuổi. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu Sindou(8) 57 tuổi. Nhìn chung tuổi trung bình UMN LN và cạnh xoang TMDT thay đổi từ 45 - 60 tuổi. Bảng 4. Phân bố tỉ lệ nam: nữ của các tác giả nghiên cứu Tác giả Số lượng Nam Nữ Tỉ lệ Nowak (2014)> (7) 37 10 27 1:2,7 Phan Trung Đông (5) 52 37 15 1:2,4 Nghiên cứu 52 19 33 1:1,7 Đặc điểm lâm sàng Triệu chứng lâm sàng Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất các dấu hiệu đau đầu, động kinh cục bộ kiểu Bravais – Jackson và rối loạn vận động không đồng đều, chủ yếu ở chi dưới, do u nằm ở vị trí 1/3 giữa kích thích hoặc chèn ép vào vùng vỏ não vận động cảm giác. Tùy theo vị trí của khối u và độ phù não mà u có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Bảng 5. Triệu chứng lâm sàng theo các tác giả Triệu chứng Tác giả Đau đầu (%) Yếu / liệt (%) Động kinh (%) Rối loạn tri giác Giảm thị lực (%) Rối loạn ngôn ngữ (%) Nowak (2014) N = 37 8 30 37,8 8 16 * Phan Trung Đông (2000) N=52 * 56,6 32,7 5,8 * 9,6 Nghiên cứu 65,3 9,5 19,1 1,9 1,9 1,9 * Không ghi nhận Theo bảng 5, kết quả khảo sát của chúng tôi 52 trường hợp, triệu chúng lâm sàng phổ biến nhất là đau đầu 65%, kế đến là động kinh 19%. Khảo sát của chúng tôi, động kinh cũng thường gặp có tỉ lệ 19%. Biểu hiện chủ yếu là động kinh cục bộ theo kiểu Bravais – Jackson. Nguyên nhân có thể do u kích thích trực tiếp vào vỏ não chức năng. Điều này cho thấy, động kinh thường gặp nhất trong UMN LN và cạnh xoang TMDT. Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện theo thang điểm Karnofsky ở nhóm xấu 0%, nhóm vừa 21,% và tốt là 79%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với Nowak(7), không có trường hợp nào tình trạng xấu khi nhập viện. Điều này có thể lý giải, BN chủ yếu có triệu chứng đau đầu kéo dài, kế đến là động kinh cục bộ, nên đa số các trường hợp được phát hiện u sớm hơn khi các triệu chứng nặng xuất hiện, đồng thời các triệu chứng không thường không đáp ứng với điều trị nội khoa thông thường. Đặc điểm hình ảnh học Chụp cộng hưởng từ Phân bố theo vị trí liềm não và cạnh xoang TMDT: Dựa vào vị trí gốc bám của u và đánh giá của phẫu thuật viên mà chúng tôi phân loại theo các vị trí của gốc bám của u. Cách phân loại này rất có ý nghĩa trong quá trình tiên lượng phẫu thuật của UMN LN và cạnh xoang TMDT. Theo bảng 2, u nằm ở vị trí cạnh xoang TMDT là 20 (38%) trường hợp và vị trí liềm não 14 (27%) trường hợp. Kết quả này thấp hơn so với Phan Trung Đông(5), có 32,6% u ở vị trí cạnh xoang TMDT và 67,4% u ở liềm não. Tuy nhiên, trường hợp khó chính xác vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng mẫu, tùy nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 104 Xâm lấn u vào xoang tĩnh mạch dọc trên Dựa vào đánh giá trên hình ảnh cộng hưởng từ có cản từ và ghi nhận đánh giá của phẫu thuật viên. Theo bảng 2, u xâm lấn vào xoang TMDT có 27%, trong đó có u xâm lấn một phần 19,3%, u xâm lấn toàn bộ xoang 7,7% và u không xâm lấn vào xoang tĩnh mạch có tỉ lệ cao nhất. Kết quả của chúng tôi, u không lấn vào xoang TMDT chiếm tỉ lệ 73%, kết quả này phù hợp với các tác giả Sughrue, đa số u không xâm lấn vào xoang TMDT chiếm tỉ lệ cao và xâm lấn toàn bộ xoang chiếm tỉ lệ thấp nhất. Điều trị vi phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật Đối với phẫu thuật UMN, việc lấy hết u là mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng đạt được. Trước phẫu thuật, phải có kế hoạch xem kỹ hình ảnh MRI và có những quyết định cuối cùng đưa ra trong quá trình phẫu thuật dựa trên kinh nghiệm của phẫu thuật viên, đối với các nguy cơ tai biến liên quan đến việc lấy u. Với sự phát triển kỹ thuật vi phẫu, giúp cho phẫu thuật viên hoạch định và lựa chọn phương pháp phẫu thuật tốt nhất. UMN ở vị trí liềm não và cạnh xoang TMDT, trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp phẫu thuật cho loại u này như lấy toàn bộ u và bảo tồn xoang TMDT hoặc lấy toàn bộ u tái tạo thành xoang TM. Tùy theo vị trí, kích thước u mà lựa chọn phương pháp phẫu thuật tốt nhất như vi phẫu lấy u triệt để có và không có tái tạo xoang TMDT, kết hợp xạ phẫu, nút mạch chọn lọc trước mổ.v.v. Trong nghiên cứu của chúng tôi đã khảo sát 52 trường hợp vi phẫu lấy UMN liềm não và cạnh xoang TMDT tại Bệnh viện NDGĐ, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các trường hợp đều vi phẫu lấy hết u không xâm lấn vào xoang, bảo tồn xoang và để lại phần u xâm lấn vào xoang TMDT. Phẫu thuật lấy UMN cạnh xoang TMDT dựa theo phân loại của Sindou mà có kế hoạch phẫu thuật như sau: Loại I: Lấy toàn bộ u và đốt vào thành xoang nơi u bám; Loại II - IV: Lấy toàn bộ u và để lại phần u xâm lấn vào xoang TMDT; Loại V - VI: lấy toàn bộ u và cắt xoang tĩnh mạch nơi u bám ở vị trí 1/3 trước gần sàn sọ. Đối với u dính vào thành xoang TMDT hoặc tĩnh mạch cầu nối vỏ não, thì bóc tách nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh tổn thương mạch máu gây mất máu và phù não nghiêm trọng hơn. Nếu u dính chặt, thì để lại phần u dính, không cố lấy mà tổn thương nặng thêm, phần u xâm lấn vào xoang sẽ có kế hoạch xạ phẫu Gamma Knife sau phẫu thuật(1,6). Đối với u có gốc bám hoàn toàn vào LN, tùy theo đánh giá và kinh nghiệm của phẫu thuật viên, lấy toàn bộ u và cắt LN nơi gốc u bám hoặc để lại LN gốc u. Phẫu thuật lấy u xâm lấn vào xoang TMDT và TM vỏ não Trong 52 (100%) trường hợp khảo sát tại BV NDGĐ đều được phẫu thuật lấy bỏ khối u. U xâm lấn một phần vào xoang TMDT, thì bảo tồn xoang và để lại phần u xâm lấn. Kết quả của chúng tôi có 4 (7,7%) trường hợp u xâm lấn hoàn toàn vào xoang TMDT, cả 4 trường hợp u ở vị trí 2/3 sau xoang, thì lấy gần hết u, để lại phần u xâm lấn vào xoang. Việc cắt bỏ hoàn toàn xoang TMDT khi khối u xâm lấn một phần hoặc hoàn toàn xoang tĩnh mạch ở 1/3 trước. Theo Colli (2006)(2): cắt bỏ xoang khi u nằm ở 1/3 trước, đồng thời không cố gắng cắt bỏ xoang TMDT nếu u ở vị trí 2/3 sau xoang, vì ở vị trí này phải tái tạo xoang TMDT. Theo DiMeco (2004)(3): lấy phần lớn u và để lại phần u xâm lấn vào xoang TMDT và điều trị bằng xạ trị, theo dõi sự tiến triển của u bằng hình ảnh MRI sau 3 tháng. Đối với những u lớn có xâm lấn liềm não thì cắt bỏ phần lớn u và liềm não nếu có thể, phần còn lại trong u thì theo dõi hình ảnh và xạ phẫu sau phẫu thuật. Nhìn chung, phẫu thuật UMN liềm não và cạnh xoang TMDT phụ thuộc vào vị trí, kích thước u, mức Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 105 độ xâm lấn vào xoang tĩnh mạch, tăng sinh mạch của khối u và tình trạng của bệnh nhân, đôi khi lấy u toàn bộ hay chỉ lấy 1 phần. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lấy toàn bộ khối u và cầm máu gốc u (Simpson I và II) là (87,5%), trong đó lấy toàn bộ khối u đa số u chỉ có gốc bám ở liềm não, u không xâm lấn hoặc xâm lấn hoàn toàn xoang ở vị trí 1/3 trước (Simpson I) là (23,1%), để lại phần u xâm lấn vào xoang tĩnh mạch dọc trên (Simpson IV) là (3,8%). Kết quả phẫu thuật theo Simpson Phẫu thuật lấy u triệt để UMN LN và cạnh XTMDT phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí u và mức độ xâm lấn vào XTMDT. Kết quả Simpson I của chúng tôi có tỉ lệ 23,1%, đa số là u ở vị trí LN, chủ động vén nhẹ vùng vỏ não ít chức năng, lấy u từng phần và cắt liềm não ở gốc u bám, lấy triệt để khối u. Simpson II (63%), chúng tôi lấy toàn bộ u và đốt nhẹ nhàng thành XTMDT gốc u bám, tránh làm rách xoang gây những biến chứng nặng đáng tiếc. Simpson IV (3,8%), chúng tôi lấy hết phần u không xâm lấn xoang và để lại phần u xâm lấn xoang. So sánh Simpson I và II với các tác giả khác, kết quả của chúng tôi tương tự Colli(2) 78,2%, Phan Trung Đông(5) (81%). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 52 trường hợp UMN LN và cạnh xoang TMDT đã phẫu thuật tại BV NDGĐ, nghiên cứu viên rút ra một số kết luận sau: Lâm sàng và hình ảnh học UMN LN và cạnh XTMDT có tỉ lệ nam: nữ là 1:1,7, độ tuổi thường gặp 50 - 59 tuổi, trung bình 51,76 tuổi. Triệu chứng thường gặp: đau đầu 65%, rối loạn vận động 9,5% và động kinh 19%, giảm thị lực và rối loạn ngôn ngữ rất ít gặp 1,9%. Rối loạn vận động và động kinh cục bộ thường gặp nhất ở vị trí 1/3 giữa 54%. Triệu chứng thị giác thường gặp chủ yếu u ở vị trí 1/3 sau 1,9%. Tín hiệu trên CHT thường bắt thuốc cản từ đồng nhất 82%, có ranh giới rõ 79%. Dấu hiệu đuôi màng cứng 79%. Điều trị vi phẫu Lấy toàn bộ u không xâm lấn xoang là 100%. Phẫu thuật lấy toàn bộ u (Simpson I và II) là 87%. Simpson IV 3,8%. Kết quả theo Karnofsky: tốt 86,5%, vừa 13,5% và không có trường hợp xấu. Biến chứng sau phẫu thuật là 17%, do máu tụ hố mổ và phù não. Không trường hợp nào phải mổ lại do máu tụ. Không có tử vong do phẫu thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Black PM, Zauberman J (2010), “Parasagittaland Falx Meningiomas”. Meningiomas: A Comprehensive Text, Pamir MN. Black PM, Fahlbusch R eds., Saunders, pp. 349-354. 2. Colli BO, Carlotti CG, Assirati Jr JA (2006), “Parasagittal meningiomas: follow-up review”. Surgical Neurology, 66, pp.20-28. 3. DiMeco F, Li K, Casali C (2004), “Meningiomas Invading the Superior Sagittal Sinus: Surgical Experience in 108 Cases”. Neurosurgery, 55 (6), pp. 1262-1274. 4. Dương Đại Hà, Đoàn Văn Hệ, Vũ Hồng Phong (2012), “Chẩn đoán và kết quả phẫu thuật u màng não cạnh đường giữa tại Bệnh viện Việt Đức”. Tạp Chí Y học Tp Hồ Chí Minh (4), số 16, tr. 433-437. 5. Phan Trung Đông (2000), Điều tri phẫu thuật u màng não cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm não. Luận văn thạc sĩ Y học. ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, tr.14-61. 6. Nguyễn Thế Hào, Phạm Quỳnh Trang (2011), “Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật của u màng não vùng xoang tĩnh mạch dọc trên”. Tạp chí Y học Việt Nam, (1), tr.51- 54. 7. Nowak A, Dziedzic T (2014), “Surgical treatment of parasagittal and falcine meningiomas invading the superior sagittal sinus”. Neurologia Neurochirurgia Polska, 34, pp. 1-7. 8. Sindou M (2009), “Meningiomas Involving the Major Dural Sinus: Management of the Sinus Invasion”. Practical Handbook of Neurosurgery. Sindou M ed., Saunders, pp. 669-680. 9. Sughrue ME, Rutkowski MJ, Shangari GS (2011), “Results and management of parasagittal and facine meningiomas”.J Neurosurgery, 114, pp. 731-737. Ngày nhận bài báo: 15/06/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 03/07/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_vi_phau_thuat_dieu_tri_u_mang_nao_liem_nao.pdf
Tài liệu liên quan