Tài liệu Đánh giá kết quả thông tim can thiệp trên trẻ không lỗ van động mạch phổi và vách liên thất nguyên vẹn tại Bệnh viện Nhi đồng 2: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 232
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÔNG TIM CAN THIỆP TRÊN TRẺ KHÔNG LỖ
VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI VÀ VÁCH LIÊN THẤT NGUYÊN VẸN TẠI
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Trần Thị Kim Huệ*, Hoàng Quốc Tưởng**, Nguyễn Thị Thanh Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau thông tim can thiệp mở và nong van động mạch phổi trên bệnh nhân không
lỗ van động mạch phổi và vách liên thất nguyên vẹn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01 - 2011 đến 04 - 2016.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca.
Kết quả: Từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 04 năm 2016, có 32 trẻ KLVĐMPVLTNV được thông tim can
thiệp mở và nong van ĐMP, tuổi can thiệp trung vị 8 ngày (1 – 250 ngày), cân nặng trung bình 3,3 kg (2,6 – 6,5
kg), z-score ba lá trung vị -1 (-3,08 – 1,59). Mở van ĐMP thành công trên 31 ca (96,9%), thất bại 1 ca (3,1%).
Có 24 bệnh nhân được đặt stent ống động mạch đồng thời. Sau can thiệp, SpO2 trung vị tăng từ 66% lên...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả thông tim can thiệp trên trẻ không lỗ van động mạch phổi và vách liên thất nguyên vẹn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 232
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÔNG TIM CAN THIỆP TRÊN TRẺ KHÔNG LỖ
VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI VÀ VÁCH LIÊN THẤT NGUYÊN VẸN TẠI
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Trần Thị Kim Huệ*, Hoàng Quốc Tưởng**, Nguyễn Thị Thanh Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau thông tim can thiệp mở và nong van động mạch phổi trên bệnh nhân không
lỗ van động mạch phổi và vách liên thất nguyên vẹn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01 - 2011 đến 04 - 2016.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca.
Kết quả: Từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 04 năm 2016, có 32 trẻ KLVĐMPVLTNV được thông tim can
thiệp mở và nong van ĐMP, tuổi can thiệp trung vị 8 ngày (1 – 250 ngày), cân nặng trung bình 3,3 kg (2,6 – 6,5
kg), z-score ba lá trung vị -1 (-3,08 – 1,59). Mở van ĐMP thành công trên 31 ca (96,9%), thất bại 1 ca (3,1%).
Có 24 bệnh nhân được đặt stent ống động mạch đồng thời. Sau can thiệp, SpO2 trung vị tăng từ 66% lên 93%,
áp lực thất phải giảm còn trung vị 40 mmHg và chênh áp qua van ĐMP từ 10 dến 30 mmHg (trung vị 16
mmHg). Biến chứng gồm 1 ca nhịp nhanh nhĩ đa ổ, 1 ca trôi stent ống động mạch, 1 ca thủng động mạch phổi.
Sau mở và nong ĐMP, có 19 bệnh nhân hở phổi nhẹ và 10 bệnh nhân hở phổi trung bình, không có trường hợp
nào hở phổi nặng. Không có ca tử vong liên quan can thiệp, nhưng có 2 ca tử vong muộn sau xuất viện. Trừ
những bệnh nhân tử vong và bỏ tái khám, còn 25 bệnh nhân được theo dõi trong thời gian từ 4 tháng đến 4,5
năm (trung vị 25 tháng), có 12 bệnh nhân đạt được tuần hoàn hai thất, chiếm 48%.
Kết luận: Thông tim can thiệp mở và nong van ĐMP trên bệnh nhân KLVĐMPVLTNV an toàn và hiệu
quả. Mở van ĐMP giúp thất phải phát triển và đạt được tuần hoàn hai thất.
Từ khóa: không lỗ van, mở van.
ABSTRACT
THE RESULTS OF CATHETER-BASED TREATMENT OF PULMONARY ATRESIA AND INTACT
VENTRICULAR SEPTUM IN CHILDREN HOSPITAL 2
Tran Thi Kim Hue, Hoang Quoc Tuong, Nguyen Thi Thanh Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 232 - 238
Objectives: To review the outcome of patients with pulmonary atresia with intact ventricular septum after
interventional perforation of the pulmonary valve, to obtain a biventricular repair.
Methods: Case series report.
Results: Between January 2011 and April 2016, 32 patients with pulmonary atresia and intact ventricular
septum underwent pulmonary valvotomy and valvoplasty as the initial procedure. The median age and weight at
initial palliation were 8 days (1–250 days) and 3.3 kg (2.6–6.5 kg), respectively. The median tricuspid valve Z-
score was −1 (−3.08 to 1.59). The procedure was successful in 31 patients (96.9%), fail in 1 patient (3.1%).
Twenty-fourth patients had stenting of the arterial duct. After the procedure, the median oxygen saturation
increased from 66% to 93%, the median RV systolic pressure decreased to 40 mm Hg, and the gradient across the
pulmonary valve ranged from 10 to 30 mmHg (median 16). Complications included multifocal atrial tachycardia
(n = 1), floating PDA stent (n = 1), pulmonary artery perforation (n=1). None of the patients developed severe
* Bệnh viện Nhi đồng 2, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Kim Huệ ĐT: 0937941317 Email: kimhue201188@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 233
pulmonary regurgitation, but the tenth patient developed moderate pulmonary regurgitation and nineteenth other
patients developed mild pulmonary regurgitation. There was no procedural mortality but there were 2 late in-
hospital deaths owing to. Follow-up of 25 patients ranged from 4 months to 4.5 years (median 25 months), 12
patients (48%) attained biventricular circulation.
Conclusions: The results confirm that percutaneous interventional perforation is an effective first-
stageprocedure in patients with pulmonary atresia with intact ventricular septum. The right heart appeared to be
adequate to maintain a biventricular circulationin the large majority of cases.
Keywords: valvotomy, pulmonary atresia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Không lỗ van động mạch phổi và vách liên
thất nguyên vẹn (KLVĐMPVLTNV) là một bệnh
tim bẩm sinh hiếm gặp, chiếm 1-3% bệnh tim
bẩm sinh ở trẻ em. Bệnh không có lỗ van động
mạch phổi dẫn đến không có sự thông thương
giữa đường thoát thất phải và động mạch phổi
và vách liên thất còn nguyên vẹn, không có
thông nối giữa thất phải và thất trái.
Hình thái giải phẫu của bệnh lý
KLVĐMPVLTNV rất đa dạng, trong đó kích
thước, hình dạng của thất phải và van ba lá từ
tương đối tốt đến thiểu sản nặng, kèm theo bất
thường tuần hoàn mạch vành. Điều trị tùy theo
hình thái giải phẫu, bệnh nhân có thất phải thiểu
sản nặng hoặc tuần hoàn vành phụ thuộc thất
phải sẽ theo hướng sửa chữa một thất. Bệnh
nhân có thất phải thiểu sản nhẹ hoặc trung bình
có thể sửa chữa theo hướng hai thất với can
thiệp ban đầu là mở và nong van động mạch
phổi cho thấy tăng trưởng thất phải với mong
muốn đạt tuần hoàn hai thất.
Mở và nong van động mạch phổi trong bệnh
lý KLVĐMPVLTNV có thể bằng thông tim hay
bằng ngoại khoa. Từ những năm 1990, mở van
động mạch phổi bằng thông tim can thiệp qua
catheter đã thực hiện trên bệnh nhân
KLVĐMPVLTNV. Nhiều nghiên cứu đánh giá
kết quả ngắn hạn, dài hạn sau mở và nong van
động mạch phổi cho thấy can thiệp an toàn và
hiệu quả, giúp thất phải phát triển để đạt tuần
hoàn hai thất. Tuy nhiên, một tỉ lệ đáng kể bệnh
nhân, đặc biệt là những bệnh nhân có thất phải
thiểu sản, cần thêm một nguồn máu lên phổi
trong thời gian đầu sau can thiệp do thất phải
chưa phát triển tốt để bơm máu lên phổi, những
bệnh nhân này cần truyền prostaglandin hoặc
được đặt stent ống động mạch hoặc làm BT-
shunt đồng thời lúc mở van ĐMP(1, 2, 6, 7, 9, 11).
Tại bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiến hành mở
và nong van động mạch phổi cho hơn 30 trẻ sơ
sinh có tật tim này từ năm 2011. Với sự cần thiết
và để giảm tỉ lệ can thiệp lại thêm nguồn máu
lên phổi trong thời gian đầu sau mở van ĐMP
thì đa số bệnh nhân được đặt stent ống động
mạch phối hợp. Đánh giá kết quả sau can thiệp
giữ vai trò quyết định hướng điều trị tiếp theo
sau này cho bệnh nhân, khả năng bệnh nhân đạt
được tuần hoàn hai thất mong muốn hay không.
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá
kết quả sau can thiệp mở và nong van động
mạch phổi trên những trường hợp
KLVĐMPVLTNV tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ
năm 2011 đến 2016.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi không lỗ van động mạch
phổi vách liên thất nguyên vẹn được thông tim
can thiệp mở và nong van động mạch phổi tại
bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian nghiên cứu
từ 01-2011 đến 04-2016.
Phương pháp nghiên cứu:
Mô tả hàng loạt ca.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chí chọn vào là tất cả bệnh nhi không lỗ
van động mạch phổi vách liên thất nguyên vẹn
được thông tim can thiệp mở và nong van động
mạch phổi tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời
gian từ 01-2011 đến 04-2016.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 234
Thu thập số liệu
Theo bệnh án mẫu.
Xử lý số liệu:
Toàn bộ bệnh án mẫu được lưu trữ và xử lý
bằng phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm
2011 đến tháng 04 năm 2016, tại khoa Tim Mạch
bệnh viện Nhi Đồng 2 có 32 bệnh nhân
KLVĐMPVLTNV được can thiệp thông tim mở
và nong van ĐMP.
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trẻ sơ sinh chiếm ưu thế 84,4%. Tuổi trung
vị lúc can thiệp là 8 ngày, nhỏ nhất là 1 ngày và
muộn nhất là 8 tháng, cân nặng lúc can thiệp
trung vị là 3,3 kg, thấp nhất là 2,6 kg và cao nhất
là 6,5 kg. Có 3 trường hợp có bệnh lý viêm phổi,
nhiễm trùng huyết trước can thiệp. Số bệnh
nhân cần truyền prostaglandine trước can thiệp
chiếm 62,5%. Đặc điểm oxy hóa máu trước can
thiệp là SpO2 trung vị 66% và PaO2 trung vị là 33
mmHg. Trên siêu âm tim, bệnh nhân có kích
thước van ba lá trung vị 10,7 mm (6,5 – 16,5 mm),
với Z-score van ba lá trung vị là -1, nhỏ nhất là -
3,08, lớn nhất là +1,59, áp lực thất phải từ 80 mm
Hg đến 200 mmHg (trung bình 100 mmHg). Tât
cả bệnh nhân có hở van ba lá ở mức độ trung
bình và nặng, trong đó hở nặng chiếm 53%, có 1
bệnh nhân có bất thường Ebstein van ba lá loại B
chiếm 3,1%. Trong 32 bệnh nhân, có 30 trường
hợp có mô tả cấu tạo thành phần thất phải, trong
đó thất phải hai thành phần chiếm 53,1% và thất
phải ba thành phần chiếm 40,6%. Kích thước
thân và hai nhánh động mạch phổi tốt, nguồn
máu lên phổi từ ống động mạch với kích thước
trung vị 3mm.
Kết quả ngay sau can thiệp
Mở và nong van ĐMP thành công trên 31
bệnh nhân, chiếm 96,9%. Có 1 trường hợp mở
van ĐMP thất bại do rách van, chiếm 3,1%.
Những biến chứng bao gồm 1 ca thủng động
mạch phổi, 1 ca nhịp nhanh nhĩ đa ổ và 1 ca trôi
stent ống động mạch. Sau mở và nong van ĐMP,
có 93,5% bệnh nhân hở phổi nhẹ và trung bình
sau can thiệp, không có trường hợp nào hở phổi
nặng. Không có ca nào tử vong sớm sau can
thiệp. Sau xuất viện, có 2 trường hợp tử vong
muộn liên quan nhiễm trùng huyết, chiếm tỉ lệ
6,2%. Ngay sau can thiệp, SpO2 trung vị tăng từ
66% lên 93%, PaO2 trung vị tăng từ 33 mm Hg
lên 56,9 mmHg, áp lực thất phải giảm còn trung
vị 40 mmHg, chênh áp qua van động mạch phổi
trung bình 16 mmHg, cao nhất là 30 mmHg.
Bảng 1: Kết quả ngay sau can thiệp
Đặc điểm Kết quả
Thành công (n)
Thất bại (n)
31 (96,9)
1 (3,1)
Biến chứng
Thủng động mạch phổi
Nhịp nhanh nhĩ đa ổ
Trôi stent ống động mạch
1 (3,1)
1 (3,1)
1 (3,1)
Mức độ hở phổi (n = 31)
Không
Nhẹ
Trung bình
Nặng
2 (6,5)
19 (61,3)
10 (32,2)
0 (0)
Sp02 (%) 93 (80 – 99)
PaO2 56,9 (31,7 – 144,7)
Áp lực thất phải sau can thiệp (mm Hg) 40 (25 – 55)
Chênh áp qua van động mạch phổi
(mm Hg)
Nhẹ (n)
Trung bình (n)
Nặng (n)
16 (10 – 30)
6 (19,4)
0 (0)
0 (0)
Đặc điểm can thiệp lại
Sau xuất viện, trong số 31 ca mở van ĐMP
thành công có 6 bệnh nhân có can thiệp lại chiếm
19,3%, trong đó 5 bệnh nhân diễn tiến hẹp phổi
tăng thêm cần nong lại van động mạch phổi,
chiếm 16,1%.
Bảng 2: Đặc điểm can thiệp lại sau xuất viện
Loại can thiệp lại Số ca Tỉ lệ %
Nong hẹp phổi bằng bóng
Nong hẹp phổi và đặt stent RVOT
Nong stent ÔĐM
4
1
1
12,9
3,2
3,2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 235
Kết quả sau can thiệp mổ và nông van
ĐMP sau 3 tháng ở trẻ không lỗ van động
mạch phổi và vách liên thất nguyên vẹn
Trừ những trường hợp tử vong và không tái
khám, còn lại 25 bệnh nhân theo dõi sau xuất
viện. Thời gian trung vị từ lúc can thiệp đến lúc
tái khám là 25 tháng (ngắn nhất là 4 tháng và dài
nhất là 4,5 năm). Khi tái khám, mức độ tím được
đánh giá lâm sàng, đo SpO2 và siêu âm tim tập
trung vào tăng trưởng của thất phải, đánh giá
cấu tạo thất phải, theo dõi hẹp phổi tồn lưu hoặc
tái phát, lưu lượng máu qua stent ống động
mạch được ghi nhận. Từ đó, quyết định bệnh
nhân đạt được tuần hoàn hai thất, một thất rưỡi,
hay một thất.
Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trẻ sau
can thiệp >3 tháng
Đặc điểm (n = 25) Kết quả
Suy dinh dưỡng (n): Nhẹ
Trung bình
Nặng
2 (8)
1 (4)
0 (0)
SpO2 (%):
≥94% (n)
< 94% (n)
94 (75 – 99)
13 (52)
12 (48
Shunt PFO/ ASD (n): Shunt T P
Shunt P T
Shunt hai chiều
12 (48)
8 (32)
5 (20)
Kích thước van ba lá (mm) 16 (8,5 -22)
Z-score van ba lá
-1.33 (-2.85 –
0.75)
Hở ba lá (n): Nhẹ
Trung bình
Nặng
12 (48)
12 (48)
1 (4)
Cấu tạo thất phải (n): Hai thành phần
Ba thành phần
6 (24)
19 (76)
Chênh áp qua van ĐMP (mm Hg) 20 (7 – 40)
Mức độ hẹp phổi (n): Nhẹ
Trung bình
Nặng
5 (20)
1 (4)
0 (0)
Hở phổi (n): Nhẹ
Trung bình
Nặng
10 (40)
4 (16)
1 (4)
Stent ống động mạch (n): Còn hoạt động
Đã tắt
11 (44)
14 (56)
Tỉ lệ suy dinh dưỡng là 12%, spO2 trung vị là
94%. Siêu âm tim hở ba lá nặng chiếm 4%, cấu
tạo thất phải ba thành phần chiếm 76%, chênh áp
qua động mạch phổi cao nhất 40 mm Hg, hở
phổi nặng chiếm 4%. Có 14 trường hợp đã tắt
stent ống động mạch, chiếm 56%.
So sánh trước can thiệp và sau can thiệp, cấu
tạo thất phải ba thành phần tăng từ 40% lên 76%,
z-score van ba lá không tăng, hở ba lá mức độ
nặng giảm từ 56% xuống 4%.
Bảng 4: So sánh đặc điểm trước can thiệp và sau can
thiệp
Đặc điểm Trước can thiệp >3 tháng
Kích thước van ba lá
(mm)
10,5 (6,5 – 16,5) 16 (8,5 – 22)
Z-score van ba lá -1 (-3,08 – 1,59)
-1.33 (-2.85 –
0.75)
Mức độ hở ba lá (n)
Nhẹ
Trung bình
Nặng
1 (4)
10 (40)
14 (56)
12 (48)
12 (48)
1 (4)
Cấu tạo thất phải (n)
Hai thành phần
Ba thành phần
15 (60)
10 (40)
6 (24)
19 (76)
Khi tái khám, bệnh nhân được mô tả là có
tuần hoàn hai thất khi SpO2 ≥ 94%, đánh giá siêu
âm tim có thất phải ba thành phần, chênh áp qua
đường thoát thất phải ≤ 40 mm Hg, nếu có stent
ống động mạch thì stent đã tắt. Bệnh nhân có
tuần hoàn một thất rưỡi khi vẫn tím dù dòng
máu qua van động mạch phổi tốt, tăng trưởng
thất phải không tốt sau 36 đến 60 tháng. Theo
tiêu chí trên, theo dõi 25 bệnh nhân sau can thiệp
trong thời gian trung bình 25 tháng, ngắn nhất là
4 tháng và dài nhất là 4,5 năm, có 12 bệnh nhân
đạt được tuần hoàn hai thất chiếm 48%. Có 2
bệnh nhân tuần hoàn một thất rưỡi chiếm 8%,
còn lại đang theo dõi. Theo kết quả nghiên cứu,
58,3% bệnh nhân ban đầu có cấu tạo thất phải
hai thành phần đạt được tuần hoàn hai thất sau
can thiệp. Nhóm bệnh nhân đạt tuần hoàn hai
thất có kích thước van ba lá trung vị 12 mm và z-
score trung vị -0,4, thấp nhất là -1,29, với thời
gian theo dõi trên 2 năm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 236
Bảng 5: So sánh đặc điểm giữa nhóm bệnh nhân đạt tuần hoàn hai thất và nhóm còn lại
Đặc điểm Tuần hoàn hai thất (n = 12) Còn lại (n =13)
Giới (n): Nam
Nữ
6 (50)
6 (50)
6 (46,2)
7 (53,8)
Cấu tạo thất phải (n): Ba thành phần
Hai thành phần
5 (41,7)
7 (58,3)
5 (38,5)
8 (61,5)
Cân nặng lúc can thiệp (kg) 3,3 (2,7 – 5) 3,2 (3 – 6,5)
Tuổi lúc can thiệp (ngày) 6,5 (1 – 160) 8 (3 – 250)
Kích thước ba lá (mm) 12 (10 – 16,5) 10 (6,5 – 13)
Z-score van ba lá -0,4 (-1,29 – 1,59) -1,2 (-3,08 – 0,34)
Thời gian theo dõi (tháng) 41 (24 – 56) 12 (4 – 37)
BÀN LUẬN
Chúng tôi tiến hành mở van ĐMP trên
bệnh nhân KLVĐMPVLTNV có z-score van ba
lá từ -3,08 đến 1,59, khoảng giá trị z-score này
> -4, nằm trong khoảng giá trị khuyến cáo mở
van động mạch phổi trong các hướng dẫn
điều trị. Một số hướng dẫn khác lấy chỉ số z-
score van ba lá > -4,5 (2, 5).
Thông tim mở và nong van ĐMP trên trẻ
KLVĐMPVLTNV trong nghiên cứu chúng tôi có
tỉ lệ thành công cao 96,9%. Điều này có thể do
nghiên cứu thực hiện trong thời gian gần đây
với những hướng dẫn về kỹ thuật và chọn lọc
bệnh nhân can thiệp tốt. Tuy nhiên, kỹ thuật mở
và nong van ĐMP bằng ống thông không dễ
thực hiện, có một vài khó khăn cần lưu ý, vị trí
của ống thông được định vị ngay dưới mặt
phẳng vòng van ĐMP và có xu hướng thay đổi
vị trí do độ cứng của dây dẫn khi được di
chuyển lên trên. Thêm vào đó, việc điều chỉnh
dụng cụ có thể dẫn đến thủng xuyên vòng van
và có thể thất bại. Và nghiên cứu chúng tôi có
một trường hợp mở van ĐMP thất bại là do rách
van động mạch phổi.
Trong một nghiên cứu về hạn chế của thông
tim can thiệp mở van ĐMP, Yasutaka Hirata và
cộng sự đã báo cáo mặc dù mở thông van động
mạch phổi có thể làm giảm tắc nghẽn gây ra do
bất thường tiên phát của lá van nhưng không thể
mở rộng đường kính của vòng van động mạch
phổi. Nếu những bệnh nhân có hẹp vòng van
đáng kể thường sau đó cần phải can thiệp phẫu
thuật để sửa chữa thương tổn. Nên sau can
thiệp, hẹp phổi có thể diễn tiến tăng thêm. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, có 6 bệnh nhân cần
can thiệp lại, chiếm tỉ lệ 19,3 %, nếu xét riêng tỉ lệ
bệnh nhân can thiệp lại do hẹp phổi là 5 bệnh
nhân, chiếm 16,1%. Tỉ lệ này cao hơn so với
những nghiên cứu khác trên trẻ
KLVĐMPVLTNV. Nghiên cứu của Renjie Hu có
tỉ lệ can thiệp lại hẹp phổi là 9%. Nghiên cứu của
Alwi M và cộng sự, tỉ lệ bệnh nhân cần nong van
động mạch phổi là 5%(2,8, 9).
Nghiên cứu chúng tôi có hai trường hợp tử
vong muộn sau khi đã xuất viện, chiếm 6,2%.
Nguyên nhân tử vong của một ca là do nhiễm
trùng huyết lúc 7 tháng tuổi, một ca không rõ
nguyên nhân. Nghiên cứu của Renjie Hu có tỉ lệ
tử vong 9%, nguyên nhân do biến chứng giảm
cung lượng tim nặng và nhịp nhanh thất sau can
thiệp. Nghiên cứu khác của Henry Chubb và
cộng sự, số tử vong chiếm 21% do thủng tim,
nhiễm trùng và xuất huyết não. Nghiên cứu của
Mazeni Alwi năm 2011 có tỉ lệ tử vong chiếm
8,1%, tử vong sớm do giảm cung lượng tim sau
can thiệp và tử vong muộn do suy thất phải sau
mổ tạo đường thoát thất phải. Nhìn chung trong
các nghiên cứu trên, bệnh nhân tử vong do
nguyên nhân tim mạch và biến chứng can thiệp.
Nghiên cứu của chúng tôi, không ghi nhận
trường hợp nào tử vong do biến chứng can
thiệp. Trong 2 trường hợp tử vong, một trường
hợp có bất thường Ebstein van ba lá, bất thường
này có tương quan với tỉ lệ tử vong cao trong
bệnh lý KLVĐMPVLTNV đã được báo cáo trong
một nghiên cứu của Yasutaka Hirata(2,4,8,9).
Trên 25 bệnh nhân theo dõi được sau can
thiệp, so sánh đặc điểm trước can thiệp và sau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 237
can thiệp cho thấy z-score van ba lá không tăng
thêm, nhưng kích thước thất phải tăng thêm, số
bệnh nhân có cấu tạo thất phải ba thành phần
tăng từ 40% lên 76%. Sự tăng trưởng của thất
phải sau mở van ĐMP được đề cập trong y văn
và trong nhiều nghiên cứu. Kotani và cộng sự
đánh giá sau mở đường thoát thất phải cũng kết
luận rằng z-score van ba lá không tăng thêm sau
giải áp thất phải, còn kích thước thất phải tăng
trên nhóm bệnh nhân đạt tuần hoàn hai thất
nhưng không phát triển trên những bệnh nhân
sửa chữa một thất hay một thất rưỡi. Nghiên cứu
của Hanseus K và cộng sự đánh giá sự phát triển
thất phải sau khi giải áp thất phải trên 10 bệnh
nhân, cho thấy sau đó thất phải đạt kích thước
bình thường trên 7 bệnh nhân. Steinberger và
cộng sự đánh giá sự phát triển van ba lá và thất
phải trên 15 bệnh nhân sống sau đặt miếng vá
buồng thoát thất phải, cho thấy có sự tăng kích
thước thất phải và van ba lá. So với trước thông
tim can thiệp, mức độ nặng của hở ba lá cải thiện
từ 56% xuống còn 4%, điều này giải thích do việc
mở van động mạch phổi tạo đường bơm máu từ
thất phải ra động mạch phổi, làm giảm áp lực
thất phải và cũng giảm dòng máu đi ngược từ
thất phải vào nhĩ phải, từ đó có thể cải thiện hở
van ba lá sau can thiệp. Nghiên cứu của Kotani Y
cũng cho thấy sự cải thiện có ý nghĩa của hở van
ba lá sau mở thông đường thoát thất phải
(p = 0,006)(6,8,10,15).
Đánh giá lâm sàng và siêu âm 25 bệnh nhân
theo dõi được, có 12 bệnh nhân phát triển được
tuần hoàn 2 thất, chiếm 48%, 2 bệnh nhân theo
hướng một thất rưỡi chiếm 8% và 11 bệnh nhân
còn đang theo dõi chiếm 44%. Bệnh nhân đạt
tuần hoàn hai thất trong nghiên cứu chúng tôi có
thời gian theo dõi trung vị 41 tháng, tối thiểu
trên 24 tháng, trong đó có 58,3% bệnh nhân có
cấu tạo thất phải ban đầu là hai thành phần phát
triển được tuần hoàn hai thất. Nhiều nghiên cứu
xác định kích thước vòng van ba lá và kích thước
thất phải để dự đoán khả năng đạt được sửa
chữa hai thất. Trong một nghiên cứu nhỏ của
McCaffrey và cộng sự đánh giá 5 bệnh nhân mổ
tạo đường thoát thất phải và đạt được sửa chữa
hai thất, những bệnh nhân này có đường kính
van ba lá ≥ 0,75 cm, tương ứng z-score là -2,5.
Bull và cộng sự đã nghiên cứu đưa ra con số z-
score van ba lá để đạt được sửa chữa hai thất là
Z-score > -2,4. Nghiên cứu của Hanley và cộng
sự đã kết luận rằng yếu tố nguy cơ trên bệnh
nhân không đạt được sửa chữa hai thất là z-score
van ba lá thấp. Nhóm bệnh nhân đạt được tuần
hoàn hai thất trong nghiên cứu chúng tôi có z-
score thấp nhất là -1,29(3,5,10,12).
Bảng 6: Tỉ lệ đạt tuần hoàn hai thất (THHT) sau can thiệp của các nghiên cứu
Tác giả, năm, quốc gia Số BN Thời gian theo dõi (tháng) Số BN đạt THHT (%)
Odemis E, 2013, Turkey
(13)
8 10,05 ± 3,42 tháng 2 (25)
Hu R, 2015, Trung Quốc
(9)
20 32,5 tháng (6 – 60 tháng) 10 (45)
Schwartz MC, 2014, Mỹ
(14)
23 46,8 ± 32,4 tháng 18 (78)
Alwi M, 2011, Malaysia
(2)
37 4 năm (6 tháng – 8 năm) 17 (48)
Hasan BS, 2013, Massachusetts
(7)
26 4,3 năm (0,9 – 11,5 năm) 21 (80,7)
Marasini M, 2009, Ý
(11)
39 82 tháng (14 – 159 tháng) 33 (82,5)
Chubb H, 2012, Ấn Độ
(4)
30 9,2 năm (2,2 – 21 năm) 25 (80)
Kotani Y, 2016, Nhật Bản
(10)
50 111 tháng (48 – 191 tháng) 30 (60)
Chúng tôi 25 25 tháng (4 tháng – 4,5 năm) 12 (48)
Những nghiên cứu đánh giá kết quả sau mở
và nong van ĐMP trong vòng dưới 5 năm, tỉ lệ
bệnh nhân đạt tuần hoàn hai thất dao động từ
25% đến khoảng 50%. Tỉ lệ đạt tuần hoàn hai
thất trong nghiên cứu chúng tôi là 48%, kết quả
tương tự với nghiên cứu của Mazeni Alwi từ
2001 đến 2009 cũng thực hiện mở van ĐMP và
chủ trương kết hợp stent ống động mạch, theo
dõi trung bình 4 năm có 48% bệnh nhân đạt tuần
hoàn hai thất. Các nghiên cứu khác đánh giá kết
quả dài hạn trong thời gian lâu hơn (hơn 5 năm),
số bệnh nhân đạt tuần hoàn hai thất chiếm tỉ lệ
cao khoảng 60% đến 80%. Nghiên cứu của chúng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 238
tôi cần thời gian theo dõi lâu hơn để đánh giá tỉ
lệ bệnh nhân đạt được tuần hoàn hai thất
mong muốn(4,7,10,11).
KẾT LUẬN
Thông tim mở và nong van động mạch phổi
bằng ống thông trên bệnh nhân
KLVĐMPVTLNV an toàn và hiệu quả. Mở và
nong van động mạch phổi giúp phát triển thất
phải, bệnh nhân đạt được tuần hoàn hai thất
mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alwi M, Choo KK, Latiff HA, et al. (2004), "Initial results and
medium-term follow-up of stent implantation of patent
ductus arteriosus in duct-dependent pulmonary circulation", J
Am Coll Cardiol, 44 (2), 438-45.
2. Alwi M, Choo KK, Radzi NA., et al. (2011), "Concomitant
stenting of the patent ductus arteriosus and radiofrequency
valvotomy in pulmonary atresia with intact ventricular
septum and intermediate right ventricle: early in-hospital and
medium-term outcomes", J Thorac Cardiovasc Surg, 141 (6),
1355-61.
3. Bull C, Kostelka M, Sorensen K, et al. (1994), "Outcome
measures for the neonatal management of pulmonary atresia
with intact ventricular septum", J Thorac Cardiovasc Surg, 107
(2), 359-66.
4. Chubb H, Pesonen E, Sivasubramanian S, et al. (2012), "Long-
term outcome following catheter valvotomy for pulmonary
atresia with intact ventricular septum", J Am Coll Cardiol, 59
(16), 1468-76.
5. Hanley FL., Sade RM, Blackstone EH, et al. (1993), "Outcomes
in neonatal pulmonary atresia with intact ventricular septum.
A multiinstitutional study", J Thorac Cardiovasc Surg, 105 (3),
406-23.
6. Hanseus K, Bjorkhem G, Lundstrom NR, et al. (1991), "Cross-
sectional echocardiographic measurements of right ventricular
size and growth in patients with pulmonary atresia and intact
ventricular septum", Pediatr Cardiol, 12(3), 135-42.
7. Hasan BS, Bautista-Hernandez V, McElhinney DB, et al.
(2013), "Outcomes of transcatheter approach for initial
treatment of pulmonary atresia with intact ventricular
septum", Catheter Cardiovasc Interv, 81 (1), 111-8.
8. Hirata Y, Chen JM, Quaegebeur JM, et al. (2007), "Pulmonary
atresia with intact ventricular septum: limitations of catheter-
based intervention", Ann Thorac Surg, 84 (2), 574-9.
9. Hu R, Zhang H, Dong W, et al. (2015), "Transventricular
valvotomy for pulmonary atresia with intact ventricular
septum in neonates: a single-centre experience in mid-term
follow-up", Eur J Cardiothorac Surg, 47 (1), 168-72.
10. Kotani Y, Kasahara S, Fujii Y, et al. (2016), "A staged
decompression of right ventricle allows growth of right
ventricle and subsequent biventricular repair in patients with
pulmonary atresia and intact ventricular septum", Eur J
Cardiothorac Surg, 72 (2), 432-9.
11. Marasini M, Gorrieri PF, Tuo G, et al. (2009), "Long-term
results of catheter-based treatment of pulmonary atresia and
intact ventricular septum", Heart, 95 (18), 1520-4.
12. McCaffrey FM., Leatherbury L, Moore HV (1991), "Pulmonary
atresia and intact ventricular septum. Definitive repair in the
neonatal period", J Thorac Cardiovasc Surg, 102 (4), 617-23.
13. Odemis E, Ozyilmaz I, Guzeltas A, et al. (2013), "Transcatheter
management of neonates with pulmonary atresia with intact
ventricular septum: a single center experience from Turkey",
Artif Organs, 37 (1), 56-61.
14. Schwartz MC, Glatz AC, Dori Y, et al. (2014), "Outcomes and
predictors of reintervention in patients with pulmonary atresia
and intact ventricular septum treated with radiofrequency
perforation and balloon pulmonary valvuloplasty", Pediatr
Cardiol, 35 (1), 22-9.
15. Steinberger J, Berry JM, Bass JL, et al. (1992), "Results of a right
ventricular outflow patch for pulmonary atresia with intact
ventricular septum", Circulation, 86 (5), 167-75.
Ngày nhận bài báo: 24/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_thong_tim_can_thiep_tren_tre_khong_lo_van_d.pdf