Tài liệu Đánh giá kết quả sử dụng động mạch vị mạc nối phải làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 120
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG ĐỘNG MẠCH VỊ MẠC NỐI
PHẢI LÀM CẦU NỐI TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Đoàn Văn Phụng*, Trần Quyết Tiến*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kết quả sử dụng động mạch vị mạc nối phải (ĐMVMNP) làm cầu nối trong phẫu thuật
bắc cầu mạch vành tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2015 đến 6/2016.
Phương pháp: Nghiên cứu trên 76 bệnh nhân được sử dụng ĐMVMNP làm cầu nối trong phẫu thuật
bắc cầu mạch vành. Tuổi trung bình 58,8 ± 7,6 tuổi. Nam 59 trường hợp chiếm 78,9%. 22 (28,9%) bệnh
nhân có nhồi máu cơ tim và 3 (3,94%) bệnh nhân cần hỗ trợ bóng dội ngược trước mổ. 73 bệnh nhân
(96,05%) bị hẹp 3 nhánh mạch vành và 25 (32,89%) bệnh nhân có hẹp thân chính động mạch vành trái. EF
trung bình trước mổ 45,7 ± 11,7%, LVIDd trung bình trước mổ 56,77 ± 6,04 mm. ĐMVMNP được sử
dụng làm cầu nối cho nhánh sau dưới của động...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sử dụng động mạch vị mạc nối phải làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 120
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG ĐỘNG MẠCH VỊ MẠC NỐI
PHẢI LÀM CẦU NỐI TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Đoàn Văn Phụng*, Trần Quyết Tiến*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kết quả sử dụng động mạch vị mạc nối phải (ĐMVMNP) làm cầu nối trong phẫu thuật
bắc cầu mạch vành tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2015 đến 6/2016.
Phương pháp: Nghiên cứu trên 76 bệnh nhân được sử dụng ĐMVMNP làm cầu nối trong phẫu thuật
bắc cầu mạch vành. Tuổi trung bình 58,8 ± 7,6 tuổi. Nam 59 trường hợp chiếm 78,9%. 22 (28,9%) bệnh
nhân có nhồi máu cơ tim và 3 (3,94%) bệnh nhân cần hỗ trợ bóng dội ngược trước mổ. 73 bệnh nhân
(96,05%) bị hẹp 3 nhánh mạch vành và 25 (32,89%) bệnh nhân có hẹp thân chính động mạch vành trái. EF
trung bình trước mổ 45,7 ± 11,7%, LVIDd trung bình trước mổ 56,77 ± 6,04 mm. ĐMVMNP được sử
dụng làm cầu nối cho nhánh sau dưới của động mạch vành phải và liên tiếp vào nhánh bờ của động mạch
mũ lần lượt là 60 và 16 trường hợp. Số miệng nối trung bình 3,78 ± 0,63, thời gian mổ trung bình 359,34 ±
83 phút, lượng máu mất trung bình 374 ± 353 ml.
Kết quả: Có 1 trường hợp tử vong bệnh viện chiếm 1,3%, có 15 bệnh nhân bị rung nhĩ đáp ứng điều trị nội
khoa. Thời gian thở máy trung bình 19,9 ± 31 giờ, hồi sức 86 ± 38 giờ, thời gian sau mổ đến khi ra viện 11 ± 3,2
ngày. Theo dõi trung bình 18,2 ± 5,9 tháng. Tất cả các bệnh nhân đều cải thiện mức độ suy tim về mức NYHA I,
II. Qua theo dõi ghi nhận chỉ 1 trường hợp đau ngực tái phát và 1 trường hợp hẹp nhẹ cầu nối của ĐMVMNP
vào động mạch vành.
Kết luận: Việc sử dụng cầu nối bằng động mạch vị mạc nối phải cho kết quả an toàn và hiệu quả trong phẫu
thuật bắc cầu mạch vành vì qua theo dỏi có ít trường hợp tử vong, ít biến chứng, độ bền của cầu nối tốt.
Từ khóa: động mạch vị mạc nối phải, phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
ABSTRACT
RESULTS OF USING THE RIGHT GASTROEPIPLOIC ARTERY GRAFT
FOR CORONAY ARTERIAL BYPASS GRAFTING IN CHORAY HOSPITAL
Doan Van Phung, Tran Quyet Tien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 120 - 125
Objective: Evaluating the result of using the RGEA grafts for coronary arterial bypass grafting in Cho Ray
hospital from 1/2015 to 6/2016.
Methods: In 76 patients having CABG with the RGEA graft (mean 58.8 ± 7.6 years, 59 men). 22 patients
had acute myocardium infarction and 3 patients needed IABP support preoperatively. 73 (96.05%) patients had
multi vessel diseases, 25 (32.89%) with left main coronary artery disease. Mean EF: 45.7 ± 11.7%, mean LVIDd:
56.77 ± 6.04 mm. The sites for GEA grafting were 60 patients into posterior descending artery of RCA and 16
sequential to circumflex artery. The mean number of distal anastomoses were 3.78 ± 0.63, mean operating time
359.34 ± 83 minutes, mean volume blood loss 374 ± 353 ml.
Results: The operative mortality was 1.3%, mean ventilator support time; ICU stay time and post operative
* Khoa Hồi sức-Phẫu thuật Tim – Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Đoàn Văn Phụng ĐT: 0907383639 Email: doanvanphung@yahoo.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 121
hospital stay were 19.9 ± 31 hours, 86 ± 38 hours and 11 ± 3.2 days, respectively. In 76 follow-up patients with
mean 18.2 ± 5.9 months. All patients improve cardiac failure symptom with NYHA I, II. There was 1 patient with
recurrent angina or 1 patient with a mild stenosis in RGEA graft.
Conclusion: The RGEA graft using for coronary artery bypass grafting is a safe and effective arterial
conduit for CABG. Because there has low operative mortality, less complication, not has severe stenosis or
occlusion grafting. Thus, we recommend using a safe, reliable RGEA conduit for total arterial
revascularization of CABG.
Keywords: The right gastroepiploic artery, coronary arterial bypass grafting.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý mạch vành là một trong những
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới
và tại Việt Nam(1,5). Điều trị ngoại khoa bệnh lý
hẹp mạch vành bằng cầu nối động mạch ngực
trong và tĩnh mạch hiển cải thiện tỉ lệ tử vong và
tỉ lệ bệnh tật trên các bệnh nhân này(1,3). Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, nhiều nghiên
cứu ghi nhân độ bền của cầu nối bằng tĩnh mạch
hiển thấp. Hơn nữa, xu hướng bệnh nhân bệnh
mạch vành ngày càng trẻ hóa đòi hỏi nghiên cứu
tìm ra loại cầu nối bằng động mạch để tăng độ
bền, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Hai động
mạch ngực trong cũng đã được nghiên cứu sử
dụng làm cầu nối mạch vành cho kết quả tốt.
Tuy nhiên có một số trường hợp chỉ định 2 động
mạch ngực trong bị hạn chế như bệnh nhân tiểu
đường, béo phì, bệnh phổi mãn tính, một số các
trường hợp hẹp nặng nhiều nhánh mạch vành
cần một số lượng cầu nối phong phú để tưới
máu toàn bộ mạch vành 4,6. Động mạch vị mạc
nối phải của dạ dày với kích thước, vị trí, đặc
tính mô học phù hợp làm cầu nối mạch vành đặc
biệt là hệ thống động mạch vành phải được thực
hiện từ những thập niên 80(1,2,5). Gần đây, tại
nhiều nước trên thế giới, nó cũng được sử dụng
thường quy hơn làm cầu nối mạch vành. Tại Việt
Nam, bước đầu cũng đã nghiên cứu và sử dụng
loại động mạch này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu
mạch vành có sử dụng động mạch vị mạc nối
phải làm cầu nối mạch vành tại bệnh viện Chợ
Rẫy trong thời gian 1,5 năm từ tháng 1/2015 đến
tháng 6/2016.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả, tiền cứu cắt dọc.
Tất cả bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên
cứu đều cam kết đồng ý phương pháp phẫu
thuật sử dụng phương pháp trên.
Kỹ thuật mổ
Bệnh nhân nằm ngữa, mở xương ức, lấy
động mạch ngực trong 2 bên. Vết mổ được mở
rộng xuống bụng từ 3-5 cm tính từ mũi kiếm.
Mở phúc mạc, nâng dạ dày lên. Động mạch vị
mạc nối phải nằm trong lớp mỡ bờ cong lớn dạ
dày. Bóc tách lấy động mạch bằng dao đốt điện
hay dao siêu âm. Cố gắng lấy động mạch về sát
gốc nơi xuất phát là động mạch vị tá tràng. Xịt
papaverin vào xung quanh động mạch và bọc
trong gạc tẩm papaverin cho đến khi sử dụng
làm cầu nối. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành có sử
dụng hay không tuần hoàn ngoài cơ thể.
Chiến thuật sử dụng cấu nối trong phẫu
thuật bắc cầu mạch vành động mạch ngực trong
phải vào nhánh liên thất trước, động mạch ngực
trong trái vào nhánh tam giác và hay các nhánh
bờ tù, động mạch vị mạc nối phải vào nhánh liên
thất sau hay liên tiếp vào nhánh xa của nhánh bờ
tù.
Các dữ liệu được ghi nhận trước, trong và
sau mổ. Tỉ lệ tử vong, biến chứng sớm cũng
được ghi nhận.
Phân tích số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê SPSS 20.0.
Các biến liên tực được thể hiện bằng giá trị trung
bình ± độ lệch chuẩn, các biến định tính được thể
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 122
hiện bằng giá trị %, giá trị p < 0,05 được xem là
có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Tổng số bệnh nhân: 76 bệnh nhân.
Đặc điểm bệnh nhân trước mổ
Giới: Nam chiếm 78,9%.
Bệnh lý đi kèm và các yếu tố nguy cơ
Bảng 1: Bệnh lý đi kèm và các yếu tố nguy cơ.
Bệnh đi kèm và các yếu tố NC Số bệnh nhân %
Tăng huyết áp 62 81,57
Đái tháo đường 24 31,57
Rối loạn lipid máu 15 19,73
Bệnh thận mãn tính 1 1,3
NMCT cũ 12 15,78
Đột quị 6 7,89
Hút thuốc lá 8 10,5
COPD 1 1,3
Bệnh mạch máu ngoại vi 1 1,3
Đánh giá mức độ suy tim trước mổ theo
NYHA
Phần lớn các trường hợp NYHA III, IV chiếm
tỉ lệ 77,6%.
0
17
52
7
0
10
20
30
40
50
60
NYHA I NYHA II NYHA III NYHA IV
Phân loại suy tim NYHA
Phân loại suy tim NYHA
Biểu đồ 1: Phân loại suy tim theo NYHA.
Các đặc điểm khác trước mổ
Bảng 2: Các đặc điểm trước mổ.
Các đặc điểm Số bệnh nhân %
Đau ngực ổn định 41 53,9
Không ổn định 16 21,05
NMCT cấp 20 26,34
Euro Score 5,05 ± 3
Các đặc điểm Số bệnh nhân %
EF(%) 45,7 ± 11,7
LVIDd (mm) 56,77 ± 6,04
Đặc điểm
hẹp mạch
vành
Hẹp 3 nhánh 73 96,05
Hẹp thân chung
và 3 nhánh
25 32,89
Sử dụng IABP hỗ
trợ
3 3,94
Đặc điểm trong mổ
Mổ chương trình 75 trường hợp chiếm
98.6%, cấp cứu 2 trường hợp. Số lượng cầu nối
trung bình: 3,78 ± 0,63. Vị trí cầu nối: có 60 bệnh
nhân (78,94%) ĐMVMNP được nối vào nhánh
liên thất sau (PDA); 16 (21,05%) các trường hợp
ĐMVMNP nối vào PDA và liên tiếp vào nhánh
bờ tù (OM).
Thời gian phẫu thuật trung bình: 359,34 ± 83
phút; lượng máu mất lúc mổ: 374 ± 353 ml. Có 29
(38,15%) bệnh nhân cần truyền máu lúc mổ.
Theo dõi hậu phẫu
Có 31 (40,07%) bệnh nhân cần hỗ trợ thuốc
vận mạch sau mổ, trong đó có 5 (6,57%) số bệnh
nhân sử dụng bóng dội ngược động mạch chủ
sau mổ.
Thời gian thở máy trung bình 19,9 ± 31 giờ.
Thời gian nằm hồi sức trung bình 86 ± 38 giờ.
Số ngày nằm viện từ khi mổ đến ra viện 11 ±
3,2 ngày.
Lượng máu mất trung bình 24 giờ đầu sau
mổ: 340 ± 219 ml.
Dịch dạ dày: xuất huyết 1 bệnh nhân, dịch
tăng tiết rêu xanh 7 bệnh nhân (9,2%).
Các biến chứng sớm
Bảng 3: Các biến chứng sớm.
Các biến chứng sớm Số bệnh nhân %
NMCT cấp mới 1 1,3
Tràn dịch màng tim 3 3,94
Tràn dịch màng phổi 6 7,89
Rối loạn nhịp (rung nhĩ) 15 19,73
Biến chứng
thần kinh
Tạm thời 6 7,89
Vĩnh viễn 2 2,63
Viêm phổi 5 6,57
Suy thận sau
mổ
Có lọc thận 2 2,63
Điều trị nội 4 5,26
Nhiễm trùng vết mổ xương ức 3 3,94
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 123
Các biến chứng sớm Số bệnh nhân %
Biến chứng ổ
bụng
Đau bụng 15 19,73
Xuất huyết nội 1 1,3
Chảy máu (có mổ
lại)
1 1,3
Liệt hoành 0 0
Tử vong bệnh viện 1 1,3
Tử vong bệnh viện: 1 bệnh nhân (1,3%).
Cải thiện lâm sàng sau mổ
0
17
52
7
25
46
4
1
0
10
20
30
40
50
60
NYHA I NYHA II NYHA III NYHA IV
Phân loại suy tim NYHA trước và sau
mổ
PRE-OPE POST-OPE
Biểu đồ 2: Mức độ hồi phục suy tim sau mổ theo
NYHA.
Hầu hết các bệnh nhân trở về NYHA I, II
(93,42%).
Cải thiện các chỉ số khác: chức năng tim sau
mổ: EF 53,77 ± 12,4%.
LVIDd 53,68 ± 8,53 mm.
Theo dõi bệnh nhân sau mổ
Thời gian trung bình: 18,2 ± 5,9 tháng ghi
nhận.
Tử vong trong thời gian theo dõi: 0 bệnh
nhân.
Đau ngực tái phát: 1 (1,3%) bệnh nhân.
Có 18 bệnh nhân được chụp mạch vành và
chụp cầu nối kiểm tra sau mổ và 26 bệnh nhân
được chụp cắt lớp dựng hình mạch vành và cầu
nối với tổng số khảo sát 44 (57,9%) các trường
hợp theo dõi sau mổ ghi nhận có 1 bệnh nhân bị
hẹp nhẹ cầu nối ĐMVMNP vào động mạch vành
phải, không ghi nhận trường hợp nào tắc cầu
nối.
Không ghi nhận bệnh nhân nào cần nong
mạch vành hay đặt stent hoặc mổ lại trong quá
trình theo dõi các bệnh nhân.
BÀN LUẬN
Với 76 trường hợp bệnh nhân được phẫu
thuật bắc cầu mạch vành có sử dụng ĐMVMNP
làm cầu nối chúng tôi đã ghi nhận một số đặc
điểm bệnh nhân như sau.
Về giới tính phần lớn các bệnh nhân là
nam giới với tỉ lệ lên đến 78,9%. Theo các
nghiên cứu trên thế giới như tác giả Grand
Jean và đồng nghiệp hay tác giả Formica, tỉ lệ
nam giới là 91 và 95%, tác giả Hirose ghi nhận
là 76,7%(1,2,3).Tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu
trung bình là 58.8 tuổi tương tự với nghiên
cứu của tác giả như Nishia, Hirose, Tavilla và
cộng sự lần lượt là 57,9, 53 và 63,8 tuổi(3,5). Một
số đặc điểm khác trên các bệnh nhân cũng
được ghi nhận như đái tháo đường type 2,
theo nghiên cứu của tác giả Tavilla và cộng sự
là có 10% bệnh nhân nhân đái tháo đường
type 2, với tác giả Nishida, tỉ lệ này cao hơn là
50% các trường hợp(6). Nghiên cứu của chúng
tôi, tỉ lệ này cũng khá cao là 31,57%. Đây là
một trong các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành,
đặc biệt là hẹp mạch vành phức tạp và điều trị
ngoại khoa là phương pháp tối ưu nhằm tái
tưới máu toàn bộ mạch vành.
Bệnh lý hẹp mạch vành gây đau thắt ngực và
nhồi máu cơ tim, giảm khả năng gắng sức của
bệnh nhân nên phần lớn các trường hợp bệnh
nhân có mức độ suy tim theo NYHA trước mổ
khá cao. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận hơn
77,6% các trường hợp có mức đô suy tim nặng
NYHA III, IV. Ngoài ra, tỉ lệ tổn thương mạch
vành cũng đã được ghi nhận. Có 25 bệnh nhân
(32,9%) có hẹp đồng thời thân chung và 3 nhánh
mạch vành. Theo tác giả Formica và cộng sự thì
tỉ lệ hẹp thân chung và 3 nhánh là 0,8%(1). Đây là
các trường hợp nặng, đòi hỏi phẫu thuật sớm để
ngăn ngừa tình trạng đột tử ở bệnh nhân do
nhồi máu cơ tim cấp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 124
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 75
(98,7%) bệnh nhân được phẫu thuật mạch vành
không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể hỗ trợ.
Trong đó số miệng nối trung bình là 3,78 ±
0,63.Kết quả này cũng giống nghiên cứu trên thế
giới như tác giả Olivier và cộng sự là 3,5 ± 0,7,
còn tác giả Formica và cộng sự là 3,3 ± 0,5(1,7). Với
số lượng miệng nối như trên đảm bảo có thể tái
tưới máu toàn bộ mạch vành.
Khảo sát các giá trị sau mổ như thời gian thở
máy, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện
đều ngắn, lượng máu mất 24 giờ đầu sau mổ ít,
chỉ có 1 bệnh nhân có hiện tượng xuất huyết tiêu
hóa và 7 (9,2%) tăng tiết dịch dạ dày và giảm
ngay sau đó. Kết quả này cũng tương đồng với
nhiều nghiên cứu khác trên thế giới.
Theo dõi và ghi nhận các biến chứng sớm
sau mổ, theo tác giả Hirose và cộng sự trên 1000
bệnh nhân, không ghi nhận biến chứng ổ bụng.
Tác giả Kamiya và đồng nghiệp trên 98 bệnh
nhân không có biến chứng nghiêm trọng phẫu
thuật. Còn theo tác giả Nishida và đồng nghiệp,
đánh giá nguy cơ phẫu thuật thấp trên các bệnh
nhân có sử dụng ĐMVMNP làm cầu nối mạch
vành(3,4,6). Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi
nhận các kết quả tương tự. Riêng nghiên cứu của
tác giả Olivier và đồng nghiệp tìm thấy có 1,6%
bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cấp ngay sau mổ.
Tỉ lệ sử dụng bóng dội ngược động mạch chủ hỗ
trợ sau mổ là 0,8% và viêm trung thất là 0,4% các
trường hợp. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
các biến chứng này cũng rất thấp. Tỉ lệ sử dụng
bóng dội ngược động mạch chủ sau mổ trong
nghiên cứu của chúng tôi là 6,57% bệnh nhân.
Đây là các trường hợp có nhồi máu cơ tim cấp
trước mổ vì hẹp nặng thân chung và 3 nhánh
mạch vành, có huyết động không ổn định.
Đánh giá về kết quả tử vong bệnh viện,
theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ tử
vong này dao động từ 0,4 đến 1,7%(2,3,4,6).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 1 trường
hợp tử vong bệnh viện chiếm tỉ lệ 1,3%, hầu
hết các bệnh nhân đều phục hồi và cải thiện
lâm sàng mức độ suy tim sau mổ với gần 100%
các trường hợp trở về NYHA I, II. Các chỉ số
về chức năng tim, kích thước các buồng tim
cũng cải thiện so với trước mổ.
Nghiên cứu của chúng tôi theo dõi thời gian
trung bình là 18,2 ± 5,9 tháng ghi nhận có 1
(1,3%) trường hợp đau ngực tái phát, không có
bệnh nhân phải can thiệp lại như nong, stent hay
mổ lại do tắc hẹp mạch vành. Kết quả chụp
mạch vành và cầu nối kiểm tra hay chụp cắt lớp
dựng hình mạch vành sau mổ ghi nhận 1 trường
hợp bị hẹp nhẹ cầu nối ĐMVMNP vào động
mạch vành phải, không ghi nhận tắc cầu nối.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng ghi nhận
kết quả tắc hẹp cầu nối sau mổ như tác giả
Nishida và cộng sự là 0,4%, Grand Jean và đồng
nghiệp là 0,6%. Tác giả Suma và đồng nghiệp là
1,6% và 2,8% trong nghiên cứu của tác giả Hirose
và các đồng nghiệp trên 1000 bệnh nhân theo
dõi(2,3,6). Như vậy, với việc sử dụng ĐMVMNP
làm cầu nối mạch vành chúng tôi ghi nhận tỉ lệ
hẹp hay tắc cầu nối rất thấp.
KẾT LUẬN
Việc sử dụng đoạn ghép ĐMVMNP phối
hợp với động mạch ngực trong đạt kết quả bước
đầu an toàn và hiệu quả trong phẫu thuật bắc
cầu mạch vành vì qua theo dõi có rất ít trường
hợp tử vong, ít biến chứng, chưa ghi nhận
trường hợp tắc cầu nối. Do đó chúng tôi đề nghị
có thể sử dụng đoạn ghép ĐMVMNP an toàn
trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Formica F, Ferro O, Greco P, Martino A, Gastaldi D Paolini G
(2004) Long-term follow up of total arterial myocardial
revascularization using exclusively pedicle bilateral internal
thoracic artery and right gastroepiploic artery, Eur J
Cardiothorac Surg; 26: 1141-1148.
2. Grandjean JG, Vorrs AA, Boonstra PW, Den Heyerv P, Ebels T
(1996), Exclusive use of arterial grafts in coronary artery bypass
operation for three vessel disease: Use of both thoracic arteries
and the gastroepiploic artery in 256 consecutive patients, J
Thoracic Vascular Surgery; 112: 935- 942.
3. Hirose H, Amano A, Takahashia A (2002), Coronary artery
bypass grafting using the gastroepiploic artery in 1000 cases,
Ann Thorac Surg; 73: 1371- 1379.
4. Kamiya H, Watanabe G, Takemura H, Tomita S, Nagamine H,
Kanamori T (2004), Total arterial revascularization with
composite skeletonized gastroepiploic artery graft in off-pump
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 125
coronary artery bypass grafting, J Thorac Cardiovasc Surg; 127:
1151- 1157.
5. Nguyễn Văn Khánh, Đặng Thị Thanh Trúc, Huỳnh Khiêm
Huy, Tạ Ngọc Long Phi, Nguyễn Đức Viên, Lê Trung Hiếu,
Chu Trọng Hiệp, Hồ Huỳnh Quang Trí, Phan Kim Phương,
Đào Hữu Trung, Phạm Nguyễn Vinh (2009): Kết quả bước đầu
của phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành tại bệnh viện tim
Tâm Đức” Thời sự tim mạch học 2009.
6. Nishida H, Tomizawa Y, Endo M, Koyanagi H, Kasanuki H
(2001), Coronary artery bypass with only in situ bilateral
internal thoracic arteries and right gastroepiploic artery,
Circulation, 104 (Suppl): 76-80.
7. Olivier S, Varkkala K, Jarvinen A, Keto P (1996) Angiographic 5
year follow up study of right gastroepiploic artery grafts. Ann
Thorac Surg; 62: 501-505.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_su_dung_dong_mach_vi_mac_noi_phai_lam_cau_n.pdf