Tài liệu Đánh giá kết quả sớm điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính bằng laser nội tĩnh mạch tại Bệnh viện Trưng Vương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
55
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ
SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI MẠN TÍNH
BẰNG LASER NỘI TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
Lê Nguyễn Quyền*, Trịnh Quốc Minh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Laser nội tĩnh mạch bằng máy laser điều trị suy van tĩnh mạch nông chi dưới được xem là một
phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao. Hiện tại, Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá
hiệu quả điều trị của phương pháp này. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để đánh giá kết quả sớm điều trị
suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính bằng laser nội tĩnh mạch tại Bệnh viện Trưng Vương.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá hiệu quả tắc mạch của phương pháp điều
trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng Laser nội tĩnh mạch.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Toàn bộ bệnh nhân bị bệnh lý dãn tĩnh mạch nông chi dưới tại
bệnh viện Trưng Vương trong thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 07/2017. Phương ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sớm điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính bằng laser nội tĩnh mạch tại Bệnh viện Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
55
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ
SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI MẠN TÍNH
BẰNG LASER NỘI TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
Lê Nguyễn Quyền*, Trịnh Quốc Minh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Laser nội tĩnh mạch bằng máy laser điều trị suy van tĩnh mạch nông chi dưới được xem là một
phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao. Hiện tại, Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá
hiệu quả điều trị của phương pháp này. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để đánh giá kết quả sớm điều trị
suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính bằng laser nội tĩnh mạch tại Bệnh viện Trưng Vương.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá hiệu quả tắc mạch của phương pháp điều
trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng Laser nội tĩnh mạch.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Toàn bộ bệnh nhân bị bệnh lý dãn tĩnh mạch nông chi dưới tại
bệnh viện Trưng Vương trong thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 07/2017. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả
hàng loạt ca.
Kết quả: Trong thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 07/2017 chúng tôi đã thực hiện 19 phẫu thuật (30
chi) điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch. Tuổi trung bình là 57,6 (29 – 69) Tỉ lệ
nữ/nam là 2,8:1. Tỉ lệ tai biến, biến chứng là 0%, Tỉ lệ thành công 100%, Kết quả trên siêu âm 100% tắc mạch,
Các triệu chứng lâm sàng đều cải thiện sau điều trị, Thời gian nằm viện trung bình 1,95 ngày, Tác dụng ngoại ý
có thể gặp trong quá trình điều trị thâm tím dọc theo đường đi của tĩnh mạch hiển chiếm 40%.
Kết luận: Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch bốn chiều là phương pháp điều trị
hiệu quả và an toàn cho bệnh lý dãn tĩnh mạch nông chi dưới, tỉ lệ thành công công cao, tỉ lệ tử vong và tai biến thấp.
Từ khóa: Suy tĩnh mạch nông chi dưới, laser nội tĩnh mạch, phương pháp Seldinger.
ABSTRACT
EVALUATION OF EARLY CHILDHOOD EFFICIENCY EFFICIENCY WITH ENDOVENOUS LASER
ABLATION IN TRUNG VUONG HOSPITAL
Le Nguyen Quyen, Trinh Quoc Minh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 55 – 60
Objectives: Endovenous laser ablation (EVLA) is a new method of treating varicose veins, which is
considered to be a highly effective treatment. Recnently, however, Vietnam does not have many studies to evaluate
the effectiveness of this method. Therefore, this study enable establishment of new therapeutic procedures in
treatment of varicose veins at Trung Vuong Hospital.
Methods: Prospective study, case series.
Results: In the period from January 2016 to July 2017 we performed 19 patients (30 legs) treatment of
varicose by endovenous laser ablation. Mean age was 57.6 (29 - 69). The ratio of female to male was 2.8: 1.
Incidence of mortality and morbidity was 0%, Success rate 100%, 100% embolization on ultrasound, Clinical
symptoms improved after treatment, Average hospital stay 1.95 days, Adverse events may be seen include bruise
along the vein pathway, accounting for 40%.
Phó Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương
Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu – Thần kinh bệnh viện Trưng Vương
Tác giả liên lạc: BSCKII. Trịnh Quốc Minh ĐT: 0908251569 Email: quocminh1972@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
56
Conclusions: Endovenous laser ablation is an effective and safe method of treating lowlimb varicose, high
success rate, low morbidity and mortality.
Key words: Lower leg varicose veins, endovenous laser ablation, Seldinger method.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam bệnh lý dãn tĩnh mạch chi
dưới ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Có
nhiều phương pháp điều tri trong đó phẫu thuật
Stripping và Muller được xem là một phương
pháp điều trị đem lại hiệu quả cao(6).
Trong những năm gần đây với sự tiến bộ của
y học, có nhiều phương pháp điều trị như tiêm
xơ bọt, đốt bằng sóng cao tần và laser nội tĩnh
mạch để điều trị bệnh lý này. Laser nội tĩnh
mạch bằng máy laser bốn chiều là một trong
những phương pháp điều trị bệnh lý suy tĩnh
mạch nông chi dưới hiệu quả. Tại nước ngoài,
nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và
báo cáo. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam chưa có
nhiều công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả
điều trị của phương pháp này. Vì thế, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả
sớm điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn
tính bằng laser nội tĩnh mạch bốn chiều tại Bệnh
viện Trưng Vương với mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả tắc mạch của phương
pháp điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng
Laser nội tĩnh mạch.
Xác định tỉ lệ tai biến, biến chứng của
phương pháp điều trị suy tĩnh mạch nông chi
dưới bằng laser nội tĩnh mạch.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ bệnh nhân bị bệnh lý dãn tĩnh mạch
nông chi dưới tại bệnh viện Trưng Vương trong
thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 07/2017.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Có đủ 2 tiêu chuẩn:
Bệnh nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới có
phân độ C ≥ 2.
Bệnh nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới có
đường kính tĩnh mạch hiển lớn ≥ 5 mm trên siêu
âm và có dòng trào ngược van hiển đùi.
Tiêu chuẩn loại trừ
1 trong các tiêu chuẩn sau
Bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu chi
dưới(1).
Bệnh nhân không đồng ý điều trị bằng
phương pháp laser nội tĩnh mạch.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Thiết bị
Hệ thống máy Diode laser, kim chọc mạch
máu 18G, dây dẫn (Guide-wire) 0,035; ống nong
mạch máu, ống dẫn (Sheath) 5F.
Kỹ thuật tiến hành
Dùng lidocain 2% để gây tê tại vị trí đâm
kim. Có thể đâm kim vào tĩnh mạch hiển qua
siêu âm định vị hoặc bộc lộ tĩnh mạch hiển
bằng đường rạch da nhỏ 3mm. Dùng phương
pháp Seldinger để luồn dây dẫn (guide wire)
và ống dẫn (sheath) đến đúng vị trí đã đánh
dấu (cách quai 2 cm). Sợi dây laser được luồn
vào trong lòng sheath, đầu dây ló ra khỏi
sheath 1 - 2 cm và cố định bằng 1 khóa(10).
Kiểm tra dây laser trong lòng tĩnh mạch ở
đúng vị trí bằng siêu âm và ánh sáng tia laser.
Lưu ý, nếu mất ánh sáng tia laser ở dưới da thì
có nghĩa là đầu dây đã ở sai vị trí.
Tiêm dung dịch lidocain 0,25% xung quanh
thân tĩnh mạch hiển qua siêu âm nhằm giảm
đau, tách tĩnh mạch ra khỏi mô xung quanh để
tránh làm phỏng mô, ép thân tĩnh mạch giúp
tăng diện tích tiếp xúc của thành tĩnh mạch với
tác động nhiệt từ laser.
Tiến hành phóng tia laser mỗi 10 giây thì
ngưng và rút dây laser 1 cm, lặp lại như thế cho
đến cách lỗ kim đường vào tĩnh mạch hiển 3 cm
thì ngưng và rút dây laser ra, khâu kín vết mổ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
57
Ghi nhận các biến số định tính, định lượng
Hình ảnh tắc đoạn tĩnh mạch hiển, dòng trào
ngược tĩnh mạch hiển được ghi nhận trên siêu
âm Doppler, đánh giá cải thiện lâm sàng theo
tiêu chuẩn Mayo – Clinic, đường kính quai và
thân tĩnh mạch hiển lớn được đo trên siêu âm.
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 19 trường hợp (30 chi) suy
tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính được phẫu
thuật laser nội tĩnh mạch. Các kết quả được ghi
nhận như sau: Giới: 14 nữ, 5 nam. Tỷ lệ nữ/nam
khoảng 2,8/1. Tuổi trung bình là 57,6; nhỏ nhất:
29; lớn nhất: 69; trung vị là: 48. Có 11 bệnh nhân
bị cả 2 chân (chiếm 57,9%), 8 bệnh nhân chỉ bị 1
chân (42,1%).
Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 1: Nghề nghiệp (n=19)
Nghề nghiệp Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Buôn bán 9 47,4
Nội trợ 7 36,8
Nhân viên hành chính 10,5
Khác 1 5,3
Triệu chứng cơ năng
Bảng 2: Triệu chứng cơ năng (n=19)
Trước điều trị Sau điều trị
Số trường
hợp
(%) Số trường
hợp
(%)
Đau 14 73,7 1 5,3
Nặng chân 16 84,2 1 5,3
Tê, dị cảm 8 42,1 2 10,6
Vọp bẻ về đêm 8 42,1 0 0
Bảng 3: Dấu hiệu lâm sàng (n=30)
Triệu chứng Số chi Tỷ lệ (%)
Dãn tĩnh mạch nông 30 100
Phù chân 4 13,3
Xạm da 2 6,7
Loét chân 1 3,3
Xếp loại lâm sàng
Bảng 4: Xếp loại lâm sàng (theo CEAP) (n=30)
C Số chi Tỷ lệ (%)
2 23 76,7
3 4 13,3
4 2 6,7
5 0 0
6 1 3,3
Bảng 5: Siêu âm Doppler (n=30)
Siêu âm Doppler trước can thiệp
Siêu âm Doppler Số chi Tỷ lệ (%)
Dãn tĩnh mạch nông 30 100
Trào ngược van hiển đùi 30 100
Suy van tĩnh mạch sâu 22 73,3
Siêu âm Doppler sau can thiệp
Siêu âm Doppler Số chi Tỷ lệ (%)
Tắc hoàn toàn tĩnh mạch hiển lớn 30 100
Huyết khối tĩnh mạch sâu 0 0
Đường kính tĩnh mạch hiển lớn trên Siêu âm Doppler
Đường kính tĩnh mạch
hiển lớn (mm)
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung bình
6,7 11 8,2
Tai biến, biến chứng
Bảng 6: Tai biến, biến chứng và kết quả điều trị
(n=30)
Tai biến, biến chứng Số chi Tỷ lệ (%)
Vết bầm dọc tĩnh mạch 12 40,0
Nhiễm trùng vết mổ 0 0
Chảy máu sau mổ 0 0
Tắc tĩnh mạch sâu
Thuyên tắc phổi
Bỏng da
0
0
0
0
0
0
Tử vong 0 0
Đánh giá kết quả
Kết quả Số trường
hợp
Tỷ lệ (%)
Rất tốt 24 80
Tốt 2 6,7
Khá 4 13,3
Xấu 0 0
BÀN LUẬN
Nghề nghiệp
Việc đứng lâu làm bơm cơ kém hoạt động
nên không ép máu tĩnh mạch về đưa đến sự ứ
đọng máu tĩnh mạch. Hầu hết bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu có nghề nghiệp đòi
hỏi phải đứng lâu 84,2%, tác giả Nguyễn Văn
Việt Thành(9) nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng
lâu chiếm 67,2%.Việc đứng lâu là một yếu tố
nguy cơ.
Phân độ lâm sàng
Phân loại CEAP được xem là phân loại lý
tưởng nhất vì nó xem xét đến tất cả những khía
cạnh chính của bệnh lý tĩnh mạch chi dưới như
lâm sàng, bệnh nguyên, giải phẫu học và sinh lý
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
58
bệnh v.v(3).
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, bệnh
nhân cũng được xếp loại theo CEAP(3). Tuy
nhiên không đánh giá đầy đủ tất cả các mặt, chỉ
xếp loại theo lâm sàng, trong đó độ 2 và 3 gặp
nhiều nhất chiếm đến 90%, gần giống với tác giả
Hồ Khánh Đức(5) là 89,2%, thấp hơn tác giả
Nguyễn Văn Việt Thành(9) độ 2 và 3 chiếm
100%.
Tai biến, biến chứng
Theo Navarro Luis(7) báo cáo cho thấy điều
trị laser nội tĩnh mạch là phương pháp an toàn, ít
tai biến, biến chứng. Trong 19 trường hợp (30
chi) được điều trị cho tới nay, chúng tôi chưa ghi
nhận tai biến, biến chứng nặng.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khốỉ tĩnh mạch sâu là một tai biến,
biến chứng được quan tâm nhiều nhất. Huyết
khôi tĩnh mạch sâu được hình thành do huyết
khối từ tĩnh mạch hiển trôi vào trong hoặc sau
khi can thiệp laser nội tĩnh mạch, thường gặp
nhất ở tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chậu. Huyết
khối tĩnh mạch sâu còn có thể gây thuyên tắc
phổi, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên,
cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào ghi nhận
biến chứng nặng nề nhất này. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, không có trường hợp biến chứng
huyết khối tĩnh mạch sâu nào được ghi nhận, các
tác giả khác như Nguyễn Văn Việt Thành(9),
Nguyễn Thị Cẩm Vân(8), Hồ Khánh Đức(5) cũng
không ghi nhận trường hợp nào, tác giả
Schwarz(11) không ghi nhận bệnh nhân bị huyết
khối tĩnh mạch sâu.
Chảy máu
Chảy máu thường là một tai biến điều trị.
Biến chứng chảy máu được ghi nhận dưới hai
hình thức: chảy máu ra ngoài qua chỗ đâm kim
hoặc bộc lộ tĩnh mạch, chảy máu vào trong dưới
dạng máu tụ. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
không có trường hợp biến chứng chảy máu nào
được ghi nhận, các tác giả khác như Nguyễn
Văn Việt Thành(9), Nguyễn Thị Cẩm Vân(8), Hồ
Khánh Đức(5), Schwarz T(11) cũng không ghi
nhận trường hợp nào.
Nhiễm trùng
Với đường rạch da nhỏ, kỹ thuật can thiệp ít
xâm lấn, biến chứng nhiễm trùng hầu như
không có. Tuy nhiên, vì phải mở mạch máu để
can thiệp (máu là môi trường đòi hỏi sự vô trùng
tuyệt đối) nên các nguyên tắc vô khuẩn đòi hỏi
tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Các báo cáo
chưa ghi nhận biến chứng nhiễm trùng huyết
nào trong điều trị laser nội tĩnh mạch. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, không có trường hợp
biến chứng nhiễm trùng nào được ghi nhận, tác
giả Schwarz T(11) cũng không có trường hợp nào.
Bỏng da
Trong nghiên cứu của chúng ôi, không có
trường hợp biến chứng bỏng da nào được ghi
nhận.các tác giả khác như Nguyễn Thị Cẩm
Vân(8) là 0%, Hồ Khánh Đức(5) là 0%. Bỏng da là
một tai biến trong quá trình phát tia laser. Bỏng
da xảy ra khi tĩnh mạch hiển nằm quá sát da
trong trường hợp bệnh nhân gầy ốm hoặc khi
đầu sợi quang laser nằm sai vị trí.
Triệu chứng thâm tím dọc theo hai bên tĩnh
mạch hiển
Triệu chứng này chiếm 40% trong nghiên
cứu của chúng tôi, thấp hơn tác giả Nguyễn
Văn Việt Thành(9) là 54,3%, Hồ Khánh Đức(5)
là 95%, tác giả Schwarz(11) 83,4%, thâm tím dọc
theo hai bên tĩnh mạch là do sự xuất tiết của
máu ra mô xung quanh qua các vi lỗ thủng
trên thành tĩnh mạch được tạo ra khi phát tia
laser. Về cơ chế thương tổn, triệu chứng này
khác với triệu chứng bầm máu trong phẫu
thuật. Khi phẫu thuật bóc tuốt tĩnh mạch
(phẫu thuật stripping), các nhánh xuyên,
nhánh nốì của tĩnh mạch hiển đều bị đứt và
tạo thành hematoma quanh tĩnh mạch hiển
theo De Medeiros Charles(2). Triệu chứng bầm
máu sẽ giảm dần và biến mất sau 1-2 tuần.
Bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng trước và
sau điều trị để họ yên tâm và không lo lắng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
59
Hiệu quả trên lâm sàng
Chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn lâm sàng của
Mayo - Clinic để đánh giá kết quả điều trị sau
can thiệp laser nội tĩnh mạch. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, 80% trường hợp cho kết quả rất
tốt: không còu triệu chứng cơ năng và các nhánh
tĩnh mạch giãn. 6,7% trường hợp cho kết quả tốt:
không còn triệu chứng cơ năng và một vài
nhánh bên tồn tại. 13,3% trường hợp cho kết quả
khá: triệu chứng cơ năng được cải thiện một
phần và còn tồn tại nhánh bên, không có trường
hợp nào cho kết quả xấu. Trên 19 bệnh nhân (30
chi) được nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu
hết các triệu chứng cơ năng cũng như thực thể
đều cải thiện rõ rệt sau điều tri. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi gần tương đương tác giả
Nguyễn Văn Việt Thành(9) là 81,4%.
Khi so sánh các triệu chứng cơ năng (đau
nhức chân, nặng chân, dị cảm chân, vọp bẻ về
đêm) trước và sau điều trị, các triệu chứng này
sau điều trị laser nội tĩnh mạch đều giảm hẳn và
sự khác biệt có ý nghĩa thông kế với p < 0,001.
Chúng tôị cho rằng các triệu chứng cơ năng của
bệnh nhân là hệ quả của sự ứ đọng của dòng
máu trào ngược trong hệ tĩnh mạch chi dưới. Vì
thế, khi cơ chế trào ngược được loại bỏ, các triệu
chứng đều được cải thiện là điều hợp lí. Chúng
tôi cũng nhận thấy triệu chứng được cải thiện
một cách rõ rệt trên nhóm bệnh nhân suy tĩnh
mạch nông đơn thuần và nhóm bệnh nhân suy
tĩnh mạch kèm suy tĩnh mạch sâu. Trong nghiên
cứu, 4 trường hợp (13,4%) có các triệu chứng cải
thiện không nhiều, 4 trường hợp này tuy có dãn
tĩnh mạch hiển nhưng có suy tĩnh mạch sâu. Do
vậy, mặc dù dòng trào ngược của tĩnh mạch hiển
đã được loại bỏ, triệu chứng vẫn không cải thiện
nhiều. Để khắc phục, chúng tôi cho bệnh nhân
tiếp tục điều trị bằng băng ép và các thuốc
hướng tĩnh mạch sau khi can thiệp laser.
Đánh giá trên Siêu âm Doppler
Chụp tĩnh mạch cản quang có hiệu quả
hơn siêu âm Doppler trong việc phân biệt
nguyên nhân nguyên phát và thứ phát tuy
nhiên khó thực hiện và có thể có tai biến thậm
chí đưa đến tử vong do choáng với thuốc(4).
Qua siêu âm, một số nghiên cứu báo cáo kết
quả ngắn hạn cho thấy tỉ lệ thành công gần như
tuyệt đối(7). Thật vậy, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tắc
nghẽn tĩnh mạch hiển là 100% và không có
trường hợp nào hiện diện của dòng trào ngược,
tỷ lệ tắc cũng tương tự như tác giả Nguyễn Văn
Việt Thành(9) là 100%, tác giả Nguyễn Thị Cẩm
Vân(8) là 100%, Hồ khánh Đức(5) là 100%. tác giả
Schwarz(11) là 100%.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ thành công của phương pháp đốt laser
nội tĩnh mạch bốn chiều là 100%. Tỉ lệ tai biến,
biến chứng là 0%. Các triệu chứng lâm sàng đều
cải thiện sau điều trị. Kết quả trên siêu âm 100%
tắc mạch. Tác dụng ngoại ý có thể gặp trong quá
trình điều trị thâm tím dọc theo đường đi của
tĩnh mạch hiển chiếm 40%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Darwood RJ, Gough MJ (2009), "Endovenous laser freatment
for uncomplicated varicose veins", Phlebology, Vol 24 (1), pp 50-61.
2. De Medeiros FCA, Luccas GC (2005), "Comparison of
Endovenous Treatment with an 810 nm Laser versus
Conventional Shipping of the Great Saphenous Vein in
Patients with Primary Varicose Veins", Dermatologic Surgery,
Vol 31, pp 1685-1694.
3. Dunst KM, Huemer GM, Wayand W, Shamiyeh A (2006),
"Diffuse phlegmonous phlebitis after endovenous laser
treatment of the greater saphenous vein", J Vase Surg, Vol 43
(5), pp 1056-1058.
4. Fowkes FG, Lee AJ, Evans CJ, Allan PL, Bradbury AW,
Ruckley CV (2001), “Lifestyle risk factors for lower limb
venous reflux in the general population: Edinburgh Vein
Study”, Int J Epidemiol, 30: 846–852.
5. Hồ Khánh Đức (2011), “Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới
bằng phương pháp Laser nội tĩnh mạch”, Tạp chí Y học Tp. Hồ
Chí Minh, tập 15, Phụ bản của số 4, trang 119-124.
6. Lê Thị Ngọc Hằng (2012), “Nghiên cứu ứng dụng phân độ
CEAP trong đánh giá hiệu quả điều trị ngoại khoa bệnh suy
tĩnh mạch chi dưới mạn tính”, Luận văn thạc sĩ chuyên khoa
Ngoại Lồng Ngực, Đại học Y Dược TP.HCM.
7. Luis N, Min Robert J et al (2001), "Endovenous Laser: A New
Minimally Invasive Method of Treatment for Varicose Veins—
Preliminary Observations Using an 810 nm Diode Laser",
Dermatologic Surgery, Vol 27 (2), pp 117-122.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
60
8. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2016),” Kết quả điều trị bệnh lý suy
tĩnh mạch nông chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch” Tạp chí y
học Thừa thiên Huế, trang 66-70.
9. Nguyễn Văn Việt Thành (2011), “Đánh giá hiệu quả điều trị
giãn tĩnh mạch hiển bằng phương pháp sử dụng Laser nội
mạch”, Luận văn Thạc sỹ y học chuyên khoa Ngoại Lồng Ngực, Đại
học Y Dược TP.HCM.
10. Puggioni A, Kalra M, Carmo M, Mozes G, Gloviczki P (2005),
"Endovenous lasertherapy and radiofrequency ablation of the
great saphenous vein: analysis of early efficacy and
complications", J Vase Surg, Vol 42 (3), pp 488 - 493.
11. Schwarz T, von Hodenberg E, Furtwängler C(2010),
“Endovenous laser ablation of varicose veins with the 1470-nm
diode laser”, J Vasc Surg; 51(6):1474-8.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_som_dieu_tri_suy_tinh_mach_nong_chi_duoi_ma.pdf