Tài liệu Đánh giá kết quả sớm điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 527
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI
DƯỚI BẰNG SÓNG CAO TẦN
Hồ Khánh Đức*, Lê Hoàng Văn*, Lý Minh Tùng**, Hoàng Kim Bình***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy tĩnh mạch chi dưới (STMCD) mạn tính tác động đến khoảng một phần tư dân số ở các
nước phương Tây và 8% người trưởng thành ở Việt Nam, là một trong những nguyên nhân chính gây khó chịu,
giảm năng suất lao động và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh có nhiều phương pháp điều trị: từ mổ mở cột
và rút tĩnh mạch đến những phương pháp can thiệt nội mạch ít xâm lấn hiện nay như LASER, sóng cao tần, dán
keo sinh học. Năm 2008, tại bệnh viện (BV) Bình Dân, cùng với sự phối hợp của trung tâm Medic, trường hợp
can thiệp nội mạch đầu tiên điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới được thực hiện bằng năng lượng LASER. Năm
2011, can thiệt nội mạch sử dụng năng lượng sóng cao tần lần đầu thực hiện tại ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sớm điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 527
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI
DƯỚI BẰNG SÓNG CAO TẦN
Hồ Khánh Đức*, Lê Hoàng Văn*, Lý Minh Tùng**, Hoàng Kim Bình***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy tĩnh mạch chi dưới (STMCD) mạn tính tác động đến khoảng một phần tư dân số ở các
nước phương Tây và 8% người trưởng thành ở Việt Nam, là một trong những nguyên nhân chính gây khó chịu,
giảm năng suất lao động và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh có nhiều phương pháp điều trị: từ mổ mở cột
và rút tĩnh mạch đến những phương pháp can thiệt nội mạch ít xâm lấn hiện nay như LASER, sóng cao tần, dán
keo sinh học. Năm 2008, tại bệnh viện (BV) Bình Dân, cùng với sự phối hợp của trung tâm Medic, trường hợp
can thiệp nội mạch đầu tiên điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới được thực hiện bằng năng lượng LASER. Năm
2011, can thiệt nội mạch sử dụng năng lượng sóng cao tần lần đầu thực hiện tại Việt Nam. Từ 08/2016 bệnh viện
Bình Dân áp dụng điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần với hệ thống EVRF® của F-Care của Bỉ. Nghiên cứu
được thực hiện này nhằm mục đích đánh giá kết quả sớm (sau 1 tháng) những bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới
được điều trị bằng năng lượng sóng cao tần.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả những bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch
nông chi dưới tại BV Bình Dân từ 08/2016 đến 08/2017. Bệnh nhân (BN) sau khi thực hiện RFA được tái khám
sau 2-4 tuần.
Kết quả: Trong 1 năm, có 69 bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần tại BV
Bình Dân, số chi được can thiệp là 84 gồm 80 tĩnh mạch hiển lớn và 4 tĩnh mạch hiển bé. Đường kính tĩnh mạch
hiển lớn đo được trung bình là 8,6 mm tại quai và 6,5 mm tại thân; tĩnh mạch hiển bé là 8,1 mm tại quai và 6mm
tại thân. Có 2 trường hợp tĩnh mạch ™ hiển lớn dãn 18mm. Đa số BN có triệu chứng dãn tĩnh mạch ngoằn
ngoèo (C2), chiếm 82,6%. Tỉ lệ xuất hiện dòng chảy trong tĩnh mạch hiển sau đốt 1 tháng là 0%. Tỉ lệ tai biến
8,6% gồm bầm máu (4,3%), tê mặt trong cẳng chân (1,4%), đau dọc theo đường đi tĩnh mạch (2,8%). Tỉ lệ BN
hài lòng là 95,7%.
Kết luận: Với kết quả theo dõi ngắn hạn, điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần với hệ
thống EVRF® của F-Care là một phương pháp hiệu quả và an toàn. Chúng tôi kiến nghị cần đánh giá thêm kết
quả lâu dài và thực hiện nghiên cứu với số lượng BN lớn hơn.
Từ khóa: Suy tĩnh mạch nông chi dưới, sóng cao tần.
ABSTRACT
SHORT-TERM OUTCOME ANALYSIS OF RADIOFREQUENCY ABLATION IN THE TREATMENT
OF INCOMPETENT SAPHENOUS VEIN
Ho Khanh Duc, Le Hoang Van, Ly Minh Tung, Hoang Kim Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 527 - 532
Introduction: Varicose veins affect approximately 26% of the adult population, about 8% of Vietnamese
aldult and are a frequent cause of discomfort, loss of productivity and deterioration in health-related quality of life.
Numerous therapies have been developed for the treatment of this condition including saphenous venous ligation
Bệnh viện Bình Dân, Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu ** Khoa Y, ĐH Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
*** Bệnh viện Nhi Đồng Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Hồ Khánh Đức ĐT: 0906559409 Email: hkduc@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 528
and stripping, phlebectomy, endovenous laser therapy and radiofrequency ablation. In 2008, the first case of EVRF
performed in Viet Nam with the cooperation of Binh Dan hospital and Medic Center. Since 08/2016,
radiofrequency ablation, EVRF® of F-care system, has been used at Binh Dan Hospital for the treatment of
varicose veins. The aim of this study was to assess the short-term outcome of this therapy.
Methods: In descriptive study, we decribe the short-term outcome of all patients who were underwent RFA
in treating varicose veins from August 2016 to August 2017
Results: In one year, 69 patients with 80 and 4 small saphenous vein was underwent RFA. The the mean
diameter of great saphenous vein and small saphenous vein was 6.5mm and 6mm, respectively. The occlusion rate
was 100%. The rate of complication was 8.6 % including hematoma (4.3%), persistent pain (2.8%) and
saphenous nerve injury (1.4%).
Conclusion: RFA was an effective and safe therapy in treating varicose veins.
Keywords: Radiofrequency ablation - varicose vein – incompetent saphenous vein
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tĩnh mạch chi dưới (STMCD) mạn tính
là một bệnh thường gặp. Ở các nước phương
Tây, ước tính có 23% người lớn mắc bệnh và có
khoảng 6% ở dạng STMCD đang tiến triển. Ở
Việt Nam, theo Hội tĩnh mạch học thành phố Hồ
Chí Minh thì có khoảng 5-8% người trưởng
thành bị STMCD mạn tính. Bệnh STMCD mạn
tính là một trong những nguyên nhân chính gây
khó chịu, giảm năng suất lao động và làm giảm
chất lượng cuộc sống.
Bệnh có nhiều phương pháp điều trị, từ
điều trị bảo tồn (mang vớ áp lực, uống thuốc,
thay đổi thói quen sinh hoạt) đến điều trị can
thiệp (mổ mở, can thiệp nội mạch). Đối với suy
tĩnh mạch nông, mổ mở cột, rút tĩnh mạch và
lấy bỏ các nhánh tĩnh mạch nông dãn được xem
là tiêu chuẩn điều trị trong nhiều thập niên
trước đây. Ngày nay, sự phát triển của các
phương pháp can thiệp nội mạch ít xâm lấn
hiện nay như LASER, sóng cao tần, dán keo
sinh học cho thấy có nhiều ưu điểm hơn so với
phẫu thuật kinh điển.
Năm 2008, tại BV Bình Dân, cùng với sự phối
hợp của trung tâm Medic, trường hợp can thiệp
nội mạch đầu tiên điều trị suy tĩnh mạch nông
chi dưới được thực hiện bằng năng lượng
LASER. Năm 2011, can thiệp nội mạch sử dụng
năng lượng sóng cao tần lần đầu thực hiện tại
Việt Nam. Nguyên lý của phương pháp này là
biến đổi năng lượng sóng cao tần thành năng
lượng nhiệt tác dụng trực tiếp và lan tỏa lên
thành tĩnh mạch (120oC) để làm teo và xơ hóa
lòng tĩnh mạch, từ đó gây tắc mạch.
Từ 08/2016 bệnh viện Bình Dân áp dụng điều
trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần với hệ thống
EVRF® của F-Care của Bỉ. Đây là hệ thống máy
đa chức năng sử dụng sóng cao tần đơn cực có
thể điều chỉnh công suất. Với bệnh STMCD mạn
tính, hệ thống EVRF® cung cấp nhiều lõi dây
khác nhau như CR45i, CR30i, CR12i có đường
kính khác nhau để điều trị tương ứng phù hợp
cho từng đường kính tĩnh mạch suy khác nhau,
từ 2 mm đến 18 mm.
Nghiên cứu được thực hiện này nhằm mục
đích đánh giá kết quả sớm (sau 1 tháng) những
bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới được điều trị
bằng năng lượng sóng cao tần.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả
những bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch
nông chi dưới tại BV Bình Dân từ 08/2016 đến
08/2017. BN sau khi thực hiện RFA được tái
khám sau 1 ngày, sau 2 tuần và 4 tuần để
đánh giá.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Suy tĩnh mạch nông chi dưới có các triệu
chứng được điều trị bằng thuốc và hoặc
mang vớ hơn 01 tháng nhưng không cải thiện
triệu chứng.
- Bệnh nhân có suy tĩnh mạch nông chi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 529
dưới mức độ từ C2 trở lên.
- Có phổ trào ngược ở tĩnh mạch hiển
t > 0,5s.
Tiêu chuẩn loại trừ
Huyết khối TM nông và sâu chi dưới.
Dị dạng động tĩnh mạch (bướu máu, dò
động tĩnh mạch).
Đường kính TM hiển lớn > 18 mm.
Kỹ thuật
BN nằm ngửa, dạng chân và co gối 15 độ,
giảm đau và/hoặc an thần nhẹ.
Dùng kim 6F đâm vào TM hiển dưới hướng
dẫn của siêu âm.
Luồn guide wire và sheath vào trong lòng
TM.
Luồn dây CR45i đến cách quai 1-2cm, kiểm
tra 2 lần dưới hướng dẫn của siêu âm.
Bơm dung dịch thuốc tê xung quanh thân
TM hiển sẽ điều trị dưới hướng dẫn của siêu âm.
Gắn dây CR45i vào máy.
Rút ngược sợi dây từng đoạn 0,5cm theo chỉ
dẫn của máy. (Công suất 22-25W và thời gian 4-6
giây cho mỗi đoạn tĩnh mạch 0,5cm).
Siêu âm kiểm tra.
Quấn băng thun chân.
Bn nằm nghỉ tại phòng lưu bệnh và có thể
xuất viện sau đó 1-2 giờ.
KẾT QUẢ
Trong 1 năm từ 08/2016 đến 08/2017, có 69
bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch nông chi
dưới bằng sóng cao tần tại BV Bình Dân, số chi
được can thiệp là 84 gồm 80 tĩnh mạch hiển lớn
và 4 tĩnh mạch hiển bé.
Đặc điểm chung
Giới tính: 50 nữ (72%) – 19 nam (28%).
Tuổi trung bình: 53 tuổi (30 – 78 tuổi).
Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Phù-nặng chân 60 86,96
Đau 43 62,32
Vọp bẻ 55 79,71
Tê 39 56,52
Chàm hóa 3 4,35
Loét chân 2 2,90
Phân loại CEAP (The clinical, aetiological,
anatomical, and pathophysiological
classification).
C2 = 82,6%
C3 = 10,1%
C4 = 4,4%
C6 = 2,9%
Bảng 2. Siêu âm Doppler màu
Số TM hiển lớn 80
Đường kính TM hiển lớn (ở quai) 8,6 mm ± 2,2mm (4-18)
Đường kính TM hiển lớn (ở thân) 6,5 mm ± 1,3mm (3-12)
Chiều dài TM hiển lớn thực hiện 28,6 cm ± 5,4cm (12-34)
Số TM hiển bé 4
Đường kính TM hiển bé (ở quai) 8,1 mm ± 2,9mm (5-20)
Đường kính TM hiển bé (ở thân) 6,0mm ± 1,38mm (3,6-8)
Chiều dài TM hiển bé thực hiện 18,4 cm ± 5,7 cm (10-25)
Có một trường hợp tĩnh mạch hiển lớn can
thiệp chỉ dài 12cm vì bệnh nhân có chiều cao
thấp (1,45 m) và TM hiển lớn chỉ dãn khu trú
một đoạn ngắn.
Kết quả sau thủ thuật 2-4 tuần
- Hiệu quả: 100% không có dòng chảy trong
lòng mạch sau 1 tháng, kể cả 2 trường hợp có
đường kính TM hiển là 12mm. Tỉ lệ cải thiện
triệu chứng chung là 95,7%. Có 3 bệnh nhân
(4,3%) không cải thiện triệu chứng. Ba bệnh
nhân này có mức độ C4 theo CEAP, có tê chân
kèm theo. Sau làm RFA 1 tháng triệu chứng
không thuyên giảm.
Bảng 3. Kết quả điều trị
Triệu chứng Trước can thiệp Sau can thiệp P
Phù-nặng chân 60 (87,0%) 5 (7,2%) P<0,01
Đau 43 (62,3%) 2 (2,9%) P<0,01
Vọp bẻ 55 (79,7%) 13 (18,8%) P<0,01
Tê 39 (63,5%) 4 (5,8%) P<0,01
Chàm hóa 3 (4,4%) 3 (4,4%) 1
Sẹo loét 2 (2,9%) 2 (2,9%) 1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 530
Tai biến-biến chứng
Có 3 trường hợp (4,3%) bị bầm máu
>10cm2 sau khi làm thủ thuật, cả 3 trường hợp
này có làm thủ thuật Muller kèm theo, trong
đó có 1 trường hợp sử dụng huống chống kết
tập tiểu cầu nhưng đã ngưng 3 ngày. Cả 3
trường hợp này đều hết bầm máu sau 2 tuần.
Có 2 trường hợp (2,8%) vẫn còn đau dọc
theo đường đi tĩnh mạch sau 1 tháng.
Có 1 trường hợp (1,4%) có tổn thương thần
kinh hiển.
Những trường hợp này đang được tiếp tục
theo dõi.
Thời gian nằm viện và đau sau mổ.
Điểm đau trung bình sau mổ 2h theo thang
điểm VAS là 2,3 ± 0,7 điểm (1-5 điểm).
Thời gian nằm viện sau mổ:
+ Có 60 trường hợp (87%) xuất viện trong
vòng 4h sau khi làm thủ thuật.
+ Có 9 trường hợp (13%) xuất viện trong
vòng 24 giờ sau khi làm thủ thuật.
BÀN LUẬN
Suy tĩnh mạch chi dưới (STMCD) mạn tính
tác động đến khoảng một phần tư dân số trên
thế giới và 8% người trưởng thành ở Việt Nam,
là một trong những nguyên nhân chính gây khó
chịu, giảm năng suất lao động và làm giảm chất
lượng cuộc sống(10). Bệnh có nhiều biểu hiện từ
nhẹ như tĩnh mạch nổi làm ảnh hưởng thẩm mỹ
đến nặng như loét chân không lành, thậm chí đe
dọa tính mạng như huyết khối tĩnh mạch sâu và
thuyên tắc phổi.
Cột và rút bỏ tĩnh mạch hiển lớn từng
được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị
suy tĩnh mạch nông ở những thập niên trước
đây. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp
xâm lấn, có nhiều biến chứng. Từ năm 1998,
phương pháp can thiệp nội mạch ít xâm lấn đã
cho thấy những ưu thế về kết quả điều trị và
sự hài lòng của bệnh nhân so với phương
pháp mổ cổ điển. Kỹ thuật động tác nội mạch
quy chung lại là dựa vào năng lượng tạo nhiệt
để phá vỡ và đông tắc protein và từ đó làm tắc
lòng mạch máu. Hiện nay, năng lượng để tạo
ra nhiệt năng chủ yếu là từ LASER (EVLA)
hoặc năng lượng sóng cao tần (RFA)(10).
Theo một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối
chứng của Lurie so sánh giữa RFA và phẫu thuật
mở trong điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới,
tác giả kết luận RFA ít đau hơn và cải thiện chất
lượng cuộc sống tốt hơn(7). Có một vài nghiên
cứu so sánh giữa RFA và EVLA cho thấy không
có sự khác biệt về hiệu quả, kết quả lâm sàng và
mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu ngẫu nhiên có đối
chứng gần đây cho thấy RFA cho kết quả lâm
sàng tốt hơn, đau sau mổ ít hơn và trong thủ
thuật sử dụng thuốc giảm đau ít hơn(1,2,3,4). Hiện
nay, đa số trung tâm sử dụng hệ thống Closure
Fast của Covidien can thiệp mỗi phân đoạn tĩnh
mạch dài 7cm trong 20 giây/chu kì phát sóng. Tại
BV Bình Dân, chúng tôi sử dụng hệ thống EVRF®
của F-Care với một số đặc tính sau: sóng cao tần
được phát ra liên tục, đầu đốt ngắn 5mm (dây
đốt CR45i) sử dụng Sheath 6F, công suất khuyến
cáo là 22-25W và thời gian can thiệp là 4-6s cho
mỗi 0,5 cm, ngoài ra hệ thống còn có dây đốt
CR30i và CR12i phù hợp với những đoạn tĩnh
mạch ngắn và nhỏ. Nghiên cứu của
Spiliopoulos(8) và Szabó(9) cho thấy tỉ lệ thành
công sau 1 năm điều trị suy tĩnh mạch nông chi
dưới với hệ thống EVRF® đều trên 90%. Nghiên
cứu của Spiliopoulos trên 60 bệnh nhân(8) cho tỉ
lệ thành công là 96% sau 1 tháng. Nghiên cứu
của Szabó thực hiện ở Hungary với 313 trường
hợp cho thấy tỉ lệ thành công sau 1 tháng là
99%(9).
Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 54 bệnh
nhân (87%) điều trị 1 chân và 15 bệnh nhân
(13%) cần điều trị cả 2 chân. Chúng tôi đã thực
hiện bao gồm 80 tĩnh mạch hiển lớn (95,2%) và 4
tĩnh mạch hiển bé (4,8%). Có 1 trường hợp
chúng tôi vừa can thiệp cả 2 nhánh chính và
nhánh phụ trong của tĩnh mạch hiển lớn. Đường
kính tĩnh mạch hiển lớn nhất được can thiệp là
12mm, nhỏ nhất là 3mm (đo tại thân tĩnh mạch
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 531
cách quai đổ 15cm). Toàn bộ 69 bệnh nhân được
thực hiện thủ thuật với gây tê tại chỗ (không gây
tê tủy sống) có sự theo dõi của bác sĩ gây mê.
Đa số bệnh nhân xuất viện sau mổ 4 giờ
(87%), trong đó có 50 trường hợp (72%) được
làm thủ thuật và về ngay trong ngày. Về đau sau
mổ, nghiên cứu của Spiliopoulos cho thấy hầu
hết bệnh nhân đều không đau sau mổ và không
cần phải sử dụng thêm thuốc giảm đau sau mổ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đau sau mổ rất
ít, 87% có điểm đau sau mổ là 1-2 theo thang
điểm VAS. Chỉ có 5 bệnh nhân (7,2%) có mức độ
đau là 4-5 điểm sau khi làm thủ thuật 4 giờ và
được sử dụng thêm thuốc giảm đau sau mổ.
Những bệnh nhân này được lưu lại và theo dõi,
3 bệnh nhân vẫn còn đau sau 12 giờ làm thủ
thuật và là 3 bệnh nhân nằm trong nhóm có tai
biến sau mổ. Có 3 bệnh nhân sau khi làm thủ
thuật có bầm máu lớn hơn 10 cm2 nhưng tự giới
hạn và không cần can thiệp thêm.
Sau 1 tháng điều trị, chúng tôi thực hiện siêu
âm doppler kiểm tra và không có trường hợp
nào có tái thông dòng chảy trong lòng tĩnh mạch,
3 trường hợp bầm máu lớn diễn tiến tốt, 3
trường hợp đau dọc tĩnh mạch và đau mặt trong
cẳng chân vẫn còn đau. Tỉ lệ bệnh nhân có cải
thiện triệu chứng là 95,7%. Ba bệnh nhân không
cải thiện triệu chứng có mức độ C4 theo CEAP,
có tê chân kèm theo. Sau khi thực hiện thủ thuật
RFA 1 tháng triệu chứng không thuyên giảm dù
vẫn thấy tĩnh mạch tắc hoàn toàn trên siêu âm.
Những trường hợp này không có triệu chứng
của xơ vữa động mạch và chèn ép rễ thần kinh
ngồi trên lâm sàng. Chúng tôi đã cho thực hiện
những đánh giá sâu hơn như điện cơ, MRI và
đang trong quá trình theo dõi tiếp. Nhìn chung,
bệnh nhân có cải thiện triệu chứng rõ rệt sau mổ.
Tuy nhiên, do nghiên cứu của chúng tôi không
có nghiên cứu đối chứng và mẫu nghiên cứu còn
nhỏ nên chúng tôi chỉ dừng ở mức mô tả mà
không đánh giá sâu về vấn đề này.
Nghiên cứu của Spiliopoulos trên 60 bệnh
nhân(8) và Szabó trên 313 trường hợp cho thấy tỉ
lệ biến chứng thấp(9). Szabó có tỉ lệ biến chứng
rất thấp khi chỉ có 2 trường hợp (<1%) có biến
chứng. Spiliopoulos cho thấy tỉ lệ biến chứng là
10%. Trong nước, theo Lê Phi Long, tỉ lệ dị cảm
da sau mổ là 16,9% và xuất huyết mặt trong đùi
là 3%, không có trường hợp nào có huyết khối
tĩnh mạch sâu. Tỉ lệ biến chứng ở nghiên cứu của
chúng tôi là 8,7%, gồm bầm máu, đau, dị cảm
sau mổ và tổn thương thần kinh hiển. Trường
hợp tổn thương thần kinh hiển, quá trình can
thiệp tĩnh mạch của chúng tôi vẫn được thực
hiện ngang gối trở lên. Bệnh nhân không ghi
nhận có triệu chứng tê mặt trong cẳng chân
trước đó. Sau thủ thuật bệnh nhân bị tê, dị cảm
mặt trong cẳng chân liên tục trong 1 tuần đầu;
sau đó triệu chứng có giảm và đau theo từng đợt
ngắn nhưng vẫn kéo dài đến 1 tháng sau làm thủ
thuật. Theo chúng tôi, biến chứng này có thể do
bất thường về cấu trúc giải phẫu của thần kinh
hiển ở bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi có
khác biệt về tỉ lệ biến chứng so với nghiên cứu
của các tác tác giả trong nước như Lê Phi Long,
Nguyễn Văn Trang, Lê Duy Thành(5,6). Tuy
nhiên, do số liệu còn ít và chúng tôi sử dụng hệ
thống EVRF®, khác so với các tác giả khác nên
chưa thể so sánh cụ thể.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 69 bệnh nhân với 80 tĩnh
mạch hiển lớn và 4 tĩnh mạch hiển bé được can
thiệp, chúng tôi nhận thấy sử dụng sóng cao tần
trong điều trị suy TM nông chi dưới là một
phương pháp điều trị ít xâm lấn, tỉ lệ thành công
cao, tỉ lệ tai biến, biến chứng, thấp. Đặc biệt,
phương pháp đều trị này có tính thẫm mỹ cao,
thời gian hồi phục nhanh và bệnh nhân có thể
vận động ngay sau thủ thuật.
Giới hạn ở nghiên cứu của chúng tôi là số
lượng mẫu chưa lớn, thời gian theo dõi ngắn và
thiết kế nghiên cứu đơn giản. Chúng tôi sẽ tiếp
tục thực hiện những nghiên cứu tốt hơn để góp
phần đánh giá sâu hơn hiệu quả và lợi ích của kỹ
thuật điều trị này.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 532
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aherne T, McHugh SM et al (2016). Radiofrequency ablation:
an assessment of clinical and cost efficacy. Ir J Med Sci,
185(1):107-10.
2. Beteli CB, Rossi FH et al (2017). Prospective, double-blind,
randomized controlled trial comparing electrocoagulation and
radiofrequency in the treatment of patients with great
saphenous vein insufficiency and lower limb varicose veins. J
Vasc Surg Venous Lymphat Disord,6(2):212-219.
3. Goodyear SJ, Nyamekye IK (2015). Radiofrequency ablation of
varicose veins: Best practice techniques and evidence.
Phlebology, 30(2):9-17.
4. Hamann SAS, Giang J et al (2017). Editor's Choice - Five Year
Results of Great Saphenous Vein Treatment: A Meta-analysis.
Eur J Vasc Endovasc Surg, 54(6):760-770.
5. Lê Duy Thành (2016). Kết quả điều trị suy tĩnh mạch chi dưới
bằng sóng cao tần tại bệnh viện TƯQĐ 108. Hôi nghị tim
mạch toàn quốc 2016.
6. Lê Phi Long (2011). Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật đốt
sóng cao tần trong điều trị dãn tĩnh mạch chân. Luận văn
Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
7. Lurie F, Creton D et al (2005). Prospective randomised study
of endovenous radio-frequency obliteration (closure) versus
ligation and vein stripping (EVOLVeS): two-year follow-up.
Eur J Vasc Endovasc Surg, 29(1):67-73.
8. Spiliopoulos S, Vasiliki T et al (2014). Endovenous ablation of
incompetent truncal veins and their perforators with a new
radiofrequency system. Mid-term outcomes. Vascular, 23(6):592-
598.
9. Szabó A (2014). Endovenous saphenous Ablation Using EVRF
Radiofrequency Device and CR45i. Expeience of 313 Cases.
Clin Trial.
10. Tesmann J (2017). Radiofrequency ablation of varicose veins.
Phlebologie, 46(3):137-142.
Ngày nhận bài báo cáo: 03/01/2017
Ngày phản biện nhận xét: 17/01/2018
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_som_dieu_tri_suy_tinh_mach_nong_chi_duoi_ba.pdf