Tài liệu Đánh giá kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng năm 2018 tại Bệnh viện Bình Dân: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Thận – Niệu 270
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT
QUA NGẢ TRỰC TRÀNG NĂM 2018 TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Đỗ Anh Toàn**, Nguyễn Ngọc Thái**, Huỳnh Thị Hoàng Oanh*, Trang Võ Anh Vinh*
TÓM TẮT
Đối tượng: Sinh thiết tuyến tiền liệt 12 mẫu qua ngả trực tràng được dùng trong chẩn đoán ung thư tuyến
tiền liệt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến tỉ lệ phát hiện bệnh, các biến chứng sau sinh thiết tuyến
tiền liệt tại Bệnh viện Bình Dân.
Phương pháp: Chúng tôi tổng kết số liệu của bệnh nhân đến Bệnh viện Bình Dân và được sinh thiết tuyến
tiền liệt 12 mẫu qua ngả trực tràng. Kết quả giải phẫu bệnh, biến chứng được ghi nhận lại để đánh giá và phân
tích lâm sàng.
Kết quả: Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 836 bệnh nhân được sinh thiết tuyến tiền liệt trong
năm 2018. Tuổi thọ trung bình là 70,57 3,2. Tổng thể, có 362 (43,3%) bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư
tuyến tiền liệt...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng năm 2018 tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Thận – Niệu 270
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT
QUA NGẢ TRỰC TRÀNG NĂM 2018 TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Đỗ Anh Toàn**, Nguyễn Ngọc Thái**, Huỳnh Thị Hoàng Oanh*, Trang Võ Anh Vinh*
TÓM TẮT
Đối tượng: Sinh thiết tuyến tiền liệt 12 mẫu qua ngả trực tràng được dùng trong chẩn đoán ung thư tuyến
tiền liệt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến tỉ lệ phát hiện bệnh, các biến chứng sau sinh thiết tuyến
tiền liệt tại Bệnh viện Bình Dân.
Phương pháp: Chúng tôi tổng kết số liệu của bệnh nhân đến Bệnh viện Bình Dân và được sinh thiết tuyến
tiền liệt 12 mẫu qua ngả trực tràng. Kết quả giải phẫu bệnh, biến chứng được ghi nhận lại để đánh giá và phân
tích lâm sàng.
Kết quả: Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 836 bệnh nhân được sinh thiết tuyến tiền liệt trong
năm 2018. Tuổi thọ trung bình là 70,57 3,2. Tổng thể, có 362 (43,3%) bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư
tuyến tiền liệt với nhiều độ mô học khác nhau. Các biến chứng ghi nhận được là: nhiễm khuẩn tiết niệu: 11 bệnh
nhận (9 bệnh nhân sốt, và 2 bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng). Các biến chứng khác như tiểu máu, tiêu máu, tụ dịch
đều không đáng kể và được điều trị nội khoa.
Kết luận: Qua nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ chẩn đoán ung thư, các biến chứng trong sinh thiết tuyến tiền
liệt qua ngả trực tràng tại Bệnh viện Bình Dân. Cần có thêm nghiên cứu để đánh giá các yếu tố nhằm làm hạn
chế xuất hiên những biến chứng cho người bệnh sau sinh thiết.
Từ khóa: ung thư tuyến tiền liệt, sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng
ABSTRACT
OUTCOMES AND COMPLICATIONS AFTER TRANSRECTAL ULTRASOUND-GUIDED PROSTATE
BIOPSY IN 2018 AT BINH DAN HOSPITAL
Do Anh Toan, Nguyen Ngoc Thai, Huynh Thi Hoang Oanh, Trang Vo Anh Vinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 270 – 274
Objectives: The use of 12-cores systemic transrectal ultrasound (TRUS)-guided prostate biopsy protocols
have been an optimizing strategy for diagnosis of prostate cancer. In this study, we aim to examine the cancer
detection rate and the complications following prostate biopsy at our institution.
Methods: We retrospectively reviewed medical data of patients who underwent TRUS-guided prostate
biopsy in 2018 at our institution. The pathological outcomes, major complications were recorded and
assessed clinically.
Results: During the study period, 836 patients who underwent TRUS-guided prostate biopsy were
enrolled. The mean age of the participants was 70.57 3.2 years. Overall, 362 (43.3%) patients were
diagnosed with prostate cancer. In total, 11 patients had afebrile urinary tract infections (UTI) (9 patients
had febrile UTI, and another 2 patients had septic shock) after biopsy. Other complications were infrequent,
consisting only of urinary retention in three patients, hematospermia in two patients, and acute hemorrhagic
cerebellar infarction in 1 patient.
Conclusions: Our study demonstrated the cancer detection rate, the incidence, and type of complications
*Bệnh viện Bình Dân **Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS Trang Võ Anh Vinh ĐT: 0909908115 Email: tranganhvinh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 271
following TRUS-guided prostate biopsy. Further prospective studies are required to determine methods for
reducing complications from prostate biopsy.
Keywords: prostate cancer, transrectal ultrasound-guided prostate biopsy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là bệnh lý
thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Ở Hoa Kỳ
mỗi năm có khoảng 186.320 trường hợp mới
được chẩn đoán, khoảng 40% bệnh nhân dưới 65
tuổi. Nếu UTTTL được phát hiện sớm ở giai
đoạn còn khu trú, 100% bệnh nhân đạt được thời
gian sống 5 năm, trong khi đó tỷ lệ này giảm
xuống còn 32% nếu ở giai đoạn ung thư di
căn(1,2,12). PSA được sử dụng rộng rãi như là chất
chỉ điểm (marker) cho bệnh lý của tuyến tiền liệt
(TTL) như phì đại TTL và UTTTL. Ngoài ra việc
khám lâm sàng qua thăm khám tuyến tiền liệt
bằng ngón tay qua ngả trực tràng (DRE) để tìm
nhân cứng ở tuyến tiền liệt cũng giúp thêm cho
việc tầm soát(2). Những bệnh nhân được nghi
ngờ UTTTL qua khám lâm sàng và xét nghiệm
máu sẽ được chỉ định sinh thiết TTL qua ngả
trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm(2,11).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả loạt ca, những bệnh nhân
đến khám tại bệnh viện Bình Dân, nghi ngờ
UTTTL được chỉ định sinh thiết TTL trong thời
gian từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm
2018. Bệnh nhân được hỏi bệnh sử, thăm khám
TTL qua trực tràng bằng ngón tay; nếu có sang
thương đội lớp vỏ bọc hoặc nhân cứng nghi ngờ
ung thư, ta có chỉ định để sinh thiết TTL(4). Định
lượng PSA trong máu: nếu nồng độ PSA cao hơn
mức bình thường cũng sẽ được chỉ định sinh
thiết TTL. Bệnh nhân được chuẩn bị ruột buổi
sáng trước khi sinh thiết bằng Fleet Enema bơm
vào trực tràng. Kháng sinh loại fluoroquinolone
uống được dùng trong 5 ngày, từ hôm trước
ngày sinh thiết và kéo dài thêm vài ngày sau khi
sinh thiết để phòng ngừa nhiễm trùng. Chúng
tôi dùng 2 máy siêu âm với đầu dò qua ngả trực
tràng tần số 10 MHz với 2 mặt cắt dọc và ngang.
Dụng cụ sinh thiết TTL Biopsy Gun với Kim
Tru-cut 16G hoặc 18G dài 25cm. Bệnh nhân nằm
nghiêng trái đầu gối co sát bụng, sát trùng vùng
tầng sinh môn với Bétadine, trải khăn lỗ vô
trùng chỉ bộc lộ tầng sinh môn và hậu môn. Gây
tê niêm mạc bằng Xylocain gel 2%, sau đó gây tê
tại chỗ bằng Xylocain 2% chích vào bờ ngoài hai
bên tuyến tiền liệt(7,8). Nếu bệnh nhân còn cảm
giác đau sẽ được chích thêm Mépéridine qua
đường tĩnh mạch. Chúng tôi khảo sát TTL bằng
siêu âm để tìm các sang thương nghi ngờ UTTTL
và sinh thiết ngay sang thương ngoài 12 mẫu hệ
thống ở 2 thùy TTL. Các mẫu bệnh phẩm được
ngâm trong dung dịch Formol 10% và gởi về
Khoa Giải Phẫu Bệnh để được xử lý và đọc kết
quả(10). Đa số bệnh nhân sinh thiết TTL đều lớn
tuổi nên được bác sĩ hoặc kỹ thuật viên gây mê
theo dõi 4-6 giờ sau sinh thiết và điều trị các biến
chứng nếu có xảy ra(9).
KẾT QUẢ
Tổng cộng có 836 bệnh nhân được sinh
thiết TTL 12 mẫu qua ngả trực tràng từ tháng 1
năm 2018 đến tháng 12 năm 2018 tại Bệnh viện
Bình Dân.
Tuổi trung bình của bệnh nhân sinh thiết
TTL là 70,57 3,2 tuổi (nhỏ nhất: 34 tuổi – lớn
nhất: 96 tuổi).
Phân bố nhóm tuổi
Bảng 1: Phân bố nhóm tuổi
Nhóm
tuổi
=80
Tổng
Số lượng 12 93 304 251 176 836
Tỉ lệ (%) 1,4 11,1 36,4 30 21,1 100
Nhóm tuổi chiếm ưu thế là từ 60-79 tuổi với
66,4%, kế đến là nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi
chiếm 21,1%. Độ tuổi cao chiếm ưu thế cũng là
một thách thức cho quá trình sinh thiết khi bệnh
nhân càng cao tuổi thì càng có nhiều bệnh nền
kèm theo, khả năng hợp tác kém cũng như dễ
xảy ra các biến cố tim mạch hơn với điều kiện
gây tê tại chỗ trong quá trình sinh thiết. Cần có
đội ngũ gây mê hỗ trợ an giảm đau tĩnh mạch,
hỗ các phương tiện cấp cứu cần thiết cho đối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Thận – Niệu 272
tượng có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch như
trên (Bảng 1).
Trị số PSA (ng/dl)
Bảng 2: Trị số PSA (ng/dl)
PSA (ng/dl) 20 Tổng
Số lượng 12 162 274 388 836
Tỉ lệ (%) 1,4 19,2 32,8 46,4 100
Trong nghiên cứu này, nhóm bệnh nhân có
PSA>20ng/dl chiến tỉ lệ nhiều nhất là 46,4%, kế
đến là nhóm bệnh nhân có PSA 10-20ng/dl, sự
phân bố này có sự khác biệt với các nghiên cứu
với các tác giả Chen, Đài Loan(3) trong nghiên
cứu năm 2018 với nhóm PSA cao nhất ở nhóm 4-
10ng/dl. Điều này có thể do là khi bệnh nhân có
PSA dưới 10ng/dl đến khám chấp thuận sinh
thiết tại BV Bình Dân ít hơn. Khi PSA cao việc
đồng thuận sinh thiết của người bệnh cao hơn.
Cần có kế hoạch trong tương lai về định hướng
kiến thức cho người bệnh về việc sinh thiết ở
PSA dưới 10ng/dl là cần thiết (Bảng 2).
Kết quả Giải phẫu bệnh
Bảng 3: Kết quả Giải phẫu bệnh
Nhóm
GPB
Tăng sinh
lành tính
Lành tính +
Ác tính
Ác tính Tổng
Số lượng 474 65 297 836
Tỉ lệ (%) 56,7 7,8 35,5 100
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ phát hiện ung
thư là 43,3% có phần cao hơn hơn nghiên cứu
năm 2018 của tác giả Chen, Đài Loan(3) là 17,6%
điều này có thể là do nhóm bệnh nhân đến sinh
thiết tại BV Bình Dân có PSA cao hơn và đa phần
ở nhóm tuổi lớn hơn 60 (Bảng 3).
Nhóm tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Bảng 4: Nhóm tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Nhóm
Tăng sinh lành tính
tuyến tiền liệt
Tăng sinh lành
tính + Viêm TTL
Tổng
Số lượng 346 128 474
Tỉ lệ (%) 73 27 100
Trong nghiên cứu này, nhóm bệnh nhân
sinh thiết ra kết quả giải phẫu bệnh lành tính có
27% bệnh nhân có hình ảnh viêm tuyến tiền liệt,
là một gợi ý cho lâm sàng khi chọn lựa bệnh
nhân sinh thiết cần kiểm soát tình trạng viêm
tuyến tiền liệt, chính điều này sẽ làm PSA của
bệnh nhân cao và định hướng sinh thiết tuyến
tiền liệt (Bảng 4).
Độ mô học trong nhóm
Lành tính + Ác tính
Trong nghiên cứu này, trong nhóm bệnh
nhân sinh thiết 12 mẫu, có những mẫu có kết
quả giải phẫu bệnh (GPB) là lành tính, có những
mẫu kết quả GPB là ác tính, và có cả độ ác tính
cao với Gleason 9, 8, 7. Điều này có thể giải thích
là do lõi mô sinh thiết lấy đúng nhân ung thư
cho ra độ mô học đặt hiệu cao (Bảng 5).
Ác tính
Trong nghiên cứu này, nhóm có giải phẫu
bệnh ác tính thì đa số là độ ác tính cao ở Gleason
7, 8, 9 chiếm ưu thế. Điều này cũng tương xứng
với nhóm bệnh nhân có PSA trên 20ng/dl chiếm
ưu thế (Bảng 6).
Bảng 5: Độ mô học trong nhóm lành tính + ác tính
Gleason
9 8 7 6 5
Cần ST lại Tổng
5+4 4+5 4+4 4+3 3+4 3+3 2+4 3+2
Số lượng 1 3 14 13 4 11 1 5 13 65
Tỉ lệ (%) 6,1 21,5 26,2 18,5 7,7 20 100
Bảng 6: Độ mô học trong nhóm ác tính
Gleason
10 9 8 7 6 5 4
Tổng
5+5 5+4 4+5 5+3 4+4 3+5 4+3 3+4 3+3 3+2 2+3 2+2
Số lượng 21 20 33 5 69 8 45 40 39 7 6 4 297
SL nhóm 21 53 82 95 39 13 4 297
Tỉ lệ (%) 0,7 17,8 27,6 32 13,1 4,4 1 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 273
BÀN LUẬN
Sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng
12 mẫu có thể gặp các biến chứng: chảy máu,
nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nhiều mức độ
khác nhau(6,7). Qua nghiên cứu này, với kết quả
đánh giá trong 836 trường hợp sinh thiết tại
BV Bình Dân, chúng tôi có những nhận định
như sau:
Chảy máu sau sinh thiết
Để tránh các biến chứng chảy máu nặng, cần
khảo sát các xét nghiệm đông máu và tiền căn
dùng thuốc kháng đông và thuốc chống ngưng
tập tiểu cầu trước sinh thiết. Chảy máu trực
tràng hoặc đi tiêu ra máu thường xảy ra ở bệnh
nhân được sinh thiết TTL qua ngả trực tràng.
Tiểu máu đại thể - toàn dòng, màu hồng nhạt, tự
hết sau 1-2 ngày. Vì không khảo sát nước tiểu
sau sinh thiết, nên chúng tôi không rõ tỷ lệ tiểu
máu vi thể. Một số trường hợp, bệnh nhân có thể
tiểu máu đến 1 tuần sau sinh thiết(8). Nghiên cứu
của Rifkin và cs trên 20.000 bệnh nhân được sinh
thiết thấy: tỷ lệ tiểu máu là 35%, thường là tiểu
máu vi thể. Khoảng 20% - 25% bệnh nhân tiểu
máu đại thể ngay sau sinh thiết và chỉ 2/20.000
bệnh nhân tiểu máu nhiều gây bí tiểu cần đặt
thông(11). Ra máu lỗ sáo 11,4%(8).
Nhiễm khuẩn sau sinh thiết
Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, lạnh run
hoặc ớn lạnh tùy mức độ nhiễm trùng. Trong
nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận 11 bệnh nhân
nhiễm khuẩn tiết niệu với 9 bệnh nhân sốt và 2
bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng. Những bệnh
nhân này chúng tôi cho bệnh nhận điều trị nội
trú và dùng kháng sinh điều trị sau đó 5-7 ngày.
Chúng tôi thường chuẩn bị bệnh nhân bằng thụt
tháo với Fleet Enema 1 giờ trước khi sinh thiết.
Dùng fluoroquinolone 1 ngày trước và kéo dài
thêm vài ngày sau sinh thiết và thủ thuật được
thực hiện trong điều kiện vô trùng.
Fluoroquinolone là kháng sinh phổ rộng, tác
dụng mạnh, độc tính ít, thấm tốt vào mô TTL,
tác dụng diệt khuẩn kéo dài trong đường niệu,
sử dụng bằng đường uống và diệt được vi trùng
Gram(+) và (-).
Theo y văn, tỉ lệ nhiễm trùng do kháng thuốc
vào khoảng 0,1-0,9%; cho nên nếu trong 8 tháng
qua bệnh nhân đã có điều trị với
fluoroquinolone thì nên dùng cephalosporine
thế hệ 2 hoặc 3 hoặc aminoglycoside với
metronidazole hoặc clindamycine; trong trường
hợp bệnh nhân có tiền căn nhiễm trùng E.coli với
ESBL, nên dùng carbapenem để phòng ngừa(6).
KẾT LUẬN
Tổng cộng có 836 bệnh nhân có chỉ định sinh
thiết TTL từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm
2018 tại Bệnh viện Bình Dân. Tuổi thọ trung bình
là 70,57 3,2. Tổng thể, có 362 (43,3%) bệnh nhân
được chẩn đoán là ung thư tuyến tiền liệt với
nhiều độ mô học khác nhau. Các biến chứng ghi
nhận được là: nhiễm khuẩn tiết niệu: 11 bệnh
nhận với 9 bệnh nhân sốt, và 2 bệnh nhân nhiễm
khuẩn nặng. Các biến chứng khác như tiểu máu,
tiêu máu, tụ dịch đều không đáng kể và được
điều trị nội khoa.
Với biến chứng gặp sau sinh thiết bao gồm:
nhiễm khuẩn với nhiều mức độ, viêm TTL,
tiểu máu, ra máu lỗ sáo, xuất tinh máu và xuất
huyết trực tràng nên có chế độ dặn dò và theo
dõi sát kịp thời tránh để lại hậu quả nặng nề
cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boccon-Gibod L (2002). Cancer de la prostate et Biopsies
prostatiques. Laboratoires Takeda, pp 9-63.
2. Carter HB, Partin AW (2016) Diagnosis and staging of prostate
cancer, Campbell’s urology,11th, pp2461-2468.
3. Chen CS, et al (2018). Outcomes and complications after
transrectal ultrasound-guided prostate biopsy: A single-center
study involving 425 consecutive patients. Urologycal Science,
29(3):129-133.
4. Duplessis CA, Bavaro M, Simons MP, et al (2009). Rectal
cultures before transrectal ultrasound-guided prostate biopsy
reduce post-prostatic biopsy infection rates. Urology, 79(3):556-61.
5. Halpern EJ (2002). Ultrasound-guided biopsy of the prostate in:
Imaging of the prostate. Goldberg B.B Martin Dunit, 5:51-63.
6. Jennifer LY, Michael AL, Richard JS (2009). Sepsis due to
Fluoroquinolone-resistant Escherichia coli after Transrectal
Ultrasound-guided Prostate Needle Biopsy. Jurol, 74:332-339.
7. Kenneth JP (2009). Critical appraisal of Prostate-specific antigen
in prostate cancer screening: 20 years later. Urol, 73:11-20.
8. Matlaga BR, Eskew LA, McCullough DL (2002). Prostate biopsy:
Indications and technique. Jurol, 169:12-19.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Thận – Niệu 274
9. Neil EF, Nathan L (2003). Risk of Developing Prostate Cancer in
the Future: Overview of Prognostic Biomarkers. Jurol, 73(Suppl
5A):21-27.
10. Rifkin MD (2009). Biopsy techniques. Ultrasound of the
prostate: Imaging, Campbells urology, 11th
11. Schroder FH, et al (1997). Prostate in the diagnosis and therapy of
prostate disease, 2ed, pp 237-262. Report images.
12. Vũ Văn Ty (2002). Vai trò kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt
trong chẩn đoán và theo dõi ung thư tuyến tiền liệt. Luận văn
chuyên khoa 2, Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_sinh_thiet_tuyen_tien_liet_qua_nga_truc_tra.pdf