Đánh giá kết quả sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Tài liệu Đánh giá kết quả sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 65 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÀNG LỌC KHIẾM THÍNH TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG. Lâm Huyền Trân*, Tạ Thị Thùy Trang*, Nguyễn Bích Hạnh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Khiếm thính đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết ảnh hưởng đến việc học nói tiếp đến ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ và tính cách của trẻ. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương” nhằm khảo sát tỉ lệ khiếm thính ở trẻ sơ sinh bằng đo âm ốc tai (OAE) qua đó xác định một số yếu tố nguy cơ gây khiếm thính từ mẹ và con. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang theo tiêu chuẩn chọn lọc bệnh và qui trình chuẩn, chúng tôi tiến hành sàng lọc khiếm thính bằng phương pháp đo TEOAE cho các trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nguyễn tri Phương từ tháng 9/2015 đến ...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 65 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÀNG LỌC KHIẾM THÍNH TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG. Lâm Huyền Trân*, Tạ Thị Thùy Trang*, Nguyễn Bích Hạnh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Khiếm thính đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết ảnh hưởng đến việc học nói tiếp đến ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ và tính cách của trẻ. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương” nhằm khảo sát tỉ lệ khiếm thính ở trẻ sơ sinh bằng đo âm ốc tai (OAE) qua đó xác định một số yếu tố nguy cơ gây khiếm thính từ mẹ và con. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang theo tiêu chuẩn chọn lọc bệnh và qui trình chuẩn, chúng tôi tiến hành sàng lọc khiếm thính bằng phương pháp đo TEOAE cho các trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nguyễn tri Phương từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2016 bằng bằng phương pháp đo TEOAE. Kết quả: Nghiên cứu gồm 1351 trẻ sơ sinh được sàng lọc khiếm thính bằng phương pháp đo TEOAE tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Nam, nữ chiếm tỉ lệ tương đương nhau (50,4% và 49,6%). Tuổi bé khi đo (tính bằng ngày) là 2,85 ± 1,35. Tuổi thai trung bình là 38,54 ± 0,034. Kết quả đo OAE lần 1: có 108 trường hợp (8%) không đạt trong đó có 4,6% trẻ không đạt 1 tai, 3,4% không đạt cả 2 tai. Các yếu tố từ mẹ ảnh hưởng đến khiếm thính của trẻ sơ sinh bao gồm: Cảm cúm và động thai. Các yếu tố từ con bao gồm: Chỉ số Apgar thấp, vàng da, thở oxy và sứt môi Bàn luận: Chúng tôi bàn luận kết quả có so sánh với y văn trong nước và trên thế giới. Kết luận: Thực hiện sàng lọc khiếm thính ở trẻ sơ sinh là cần thiết. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ mang lại cho trẻ một cơ hội lớn trong việc hồi phục khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ học tập, hòa nhập cộng đồng và giảm gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội. Từ khóa: Khiếm thính, trẻ sơ sinh, phương pháp đo TEOAE ABSTRACT EVALUATION THE RESULTS OF NEWBORN HEARING LOSS SCREENING IN NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL Lam Huyen Tran, Ta Thi Thuy Trang, Nguyen Bich Hanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 65 - 73 Objective: Hearing loss (deafness) causes severe impacts on infant. It affects children’s speech development and language development process on their characteristics. The project “Evaluation of newborn hearing loss screening program in Nguyen Tri Phuong Hospital” hence was conducted to examine the rate of hearing loss occurring in infants using Otoacoustic Emissions (OAE) to determine several causes of deafness from mothers and children themselves. Patients and Method: There are 1351 infants were screened deafness by TEOAR method at Nguyen Tri Phuong hospital Results: There are 1351 children at Nguyen Tri Phuong Hospital was screened using TEOAE. The proportion of male and female infants was approximately equal (50.4% and 49.6%). Children’s age (in days) was 2.85 ± 1.35. The average fetal age was 38.64 ± 0.034. Results of the first OAE test: 108 (8%) cases failed the test * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tác giả liên lạc: BS CKII Nguyễn Bích Hạnh ĐT: 0918647648 Email: drhanh91@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 66 with 4.6% children had unilateral hearing loss and 3.4% had hearing loss in both sides. Maternal factors causing hearing loss to children included influenza and fetal derangement. Fetal factors include low Apgar level, jaundice, oxygenation and orofacial cleft. Discussion: The results were compared to the article around the world Conclusion: The clarification of deafness in infant is necessary for helping infant. Timely detection and intervention give children a great opportunity to recuperate their ability to listen, develop language skills, help them to learn, integrate into the community and reduce the burden on the children themselves, their family and the society. Key words: Deafness, infant, TEOAR method. ĐẶT VẤN ĐỀ Khiếm thính là mất khả năng nghe một hoặc cả hai tai ở cường độ từ 30-40 dBnHL trở lên và ở tần số từ 500-4000Hz, là vùng quan trọng đối với nhận biết ngôn ngữ và hiểu ngôn ngữ. Hiện nay, vấn đề khiếm thính đặc biệt được quan tâm ở trẻ em bởi lẽ việc phát hiện muộn những trường hợp giảm thính lực vừa, nặng, điếc sâu có thể dẫn đến khiếm thính gây tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ và trí tuệ một cách trầm trọng, ảnh hưởng tính cách của trẻ, biến trẻ giảm thính lực thành một trẻ tàn tật vĩnh viễn(1). Vấn đề khiếm thính trẻ sơ sinh là một vấn đề cấp bách mà mỗi gia đình và xã hội đều quan tâm. Hiện tại, ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đã có một số nghiên cứu về tình trạng khiếm thính ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về trang thiết bị, máy móc, đặc biệt tại BV Nguyễn Tri Phương được sự quan tâm của Ban lãnh đạo BV, Kết hợp Viện Trường; phòng đo thính học được thành lập ngay tại BVNTP. Đó là lý do chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Đánh giá kết quả sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương” với mục đích nhằm khảo sát tỉ lệ khiếm thính ở trẻ sơ sinh bằng đo âm ốc tai (OAE), và xác định một số yếu tố nguy cơ gây khiếm thính từ mẹ và con. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2016 có 1351 trẻ sơ sinh được sàng lọc khiếm thính bằng phương pháp đo TEOAE tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tiêu chuẩn chọn bệnh Trẻ sơ sinh bình thường Trẻ sơ sinh bệnh lý Không mắc các bệnh lý có nguy cơ tử vong ngay sau sinh Được sự đồng ý nghiên cứu của cha mẹ trẻ sơ sinh Tiêu chuẩn loại trừ Trẻ dị tật bẩm sinh cần phẫu thuật cấp cứu (dị tật tiêu hóa, hô hấp), bệnh nặng cần chuyển chuyên khoa Trẻ sơ sinh có gia đình từ chối tham gia sàng lọc Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang, với cở mẫu được tính = 1022 trẻ sơ sinh theo công thức n = Z2 d pp 2 )1( Công cụ và phương tiện thu thập số liệu Dụng cụ khám tai mũi họng Một máy đo âm ốc tai kích thích thoáng qua (TEOAE) hiệu Eclipse Một máy đo điện thính giác thân não (ABR) để kiểm tra lại Phiếu nghiên cứu bao gồm: Bệnh án mẫu: hành chính, tiền sử gia đình, tiền sử của bé Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 67 Kết quả đo âm ốc tai kích thích thoáng qua (TEOAE) Kết quả đo điện thính giác thân não (ABR) Kết quả đo âm ốc tai kích thích thoáng qua (TEOAE) và đo điện thính giác thân não lần hai Phòng thử thính lực trẻ sơ sinh tiêu chuẩn Qui trình nghiên cứu: chúng tôi thực hiện qui trình nghiên cứu theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu Thông tin của trẻ sơ sinh và cha mẹ trẻ được đảm bảo bí mật. Cha mẹ trẻ sơ sinh tham gia nghiên cứu sẽ được thông báo và giải thích về kết quả đo âm ốc tai (OAE). Kết quả nghiên cứu này chỉ sử dụng vì mục đích sức khỏe cộng đồng và bệnh nhân, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác. KẾT QUẢ Kết quả khảo sát tỉ lệ khiếm thính ở trẻ sơ sinh Trong thời gian từ 1/9/2015 – 1/6/2016 chúng tôi đã tiến hành tầm soát cho 1351 trẻ sơ sinh trước khi xuất viện bằng phương pháp đo âm ốc tai kích thích thoáng qua (TEOAE) tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Trong 1351 trẻ có 681 nam (50,4%) và 670 nữ (49,6%). Tuổi bé khi đo (tính bằng ngày) là 2,85 ± 1,35 (1 – 28). Tuổi thai trung bình (tính theo tuần) là 38,54 ± 0,03 (27 – 41). Kết quả đo âm ốc tai kích thích thoáng qua (TEOAE) Bảng 1: Kết quả đo TEOAE lần 1 (n = 1351) Kết quả đo TEOAE Số TH (n) Tỉ lệ (%) Đạt 1243 92 Không đạt 108 8 Tai trái 38 2,8 Tai phải 24 1,8 Cả 2 tai 46 3,4 Tổng 1351 100 Nhận xét: Có 62/1351 TH (4,6%) trẻ không đạt 1 tai và 46/1351 TH (3,4%) không đạt cả 2 tai. Thực hiện phép kiểm Chi bình phương, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,124). Bảng 2: Kết quả đo TEOAE lần 2 (n=108) Kết quả Số trường hợp (n) Tỉ lệ (%) Đạt lần 2 96 88,9 Không đạt lần 2 5 4,6 Không kiểm tra lần 2 7 6,5 Tổng cộng 108 100 Nhận xét: Có 5 trường hợp không đạt lần 2 được chúng tôi chỉ định đo ABR. Kết quả 4 trường hợp cho kết quả tốt, 1 trường hợp nghi ngờ không đo được do dị tật ống tai ngoài. Có 7 trường hợp không đến tái khám TEOAE lần 2 do gia đình ở các tỉnh thành xa thành phố Hồ Chí Minh mặc dù đã được chúng tôi liên hệ nhiều lần. Các yếu tố liên quan Các yếu tố liên quan từ mẹ Tiền sử gia đình Tiền sử gia đình chỉ 1% có người bị giảm thính lực (n = 1351). Thực hiện phép kiểm Chi bình phương chúng tôi nhận thấy tiền sử gia đình có người bị giảm thính lực không ảnh hưởng đến kết quả đo TEOAE. Sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương Đo TEOAE sàng lọc Pass Refer 1 hoặc 2 tai Pass Thông báo và trả kết quả cho gia đình Refer 1 hoặc 2 tai Đo TEOAE lần 2 sau 3-5 ngày Đo ABR Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 68 Tuổi mẹ Bảng 3: Mối liên quan giữa tuổi mẹ và kết quả đo TEOAE Đặc tính Đạt (n= 1243) Không đạt (n=108) P n (%) hoặc trung bình (độ lệch chuẩn) Tuổi mẹ 28 (5,3) 28 (4,7) 0,6 Phân nhóm <20 tuổi 51 (4,1) 3 (2,8) 0,2 20-30 tuổi 730 (58,7) 72 (66,7) >30 tuổi 462 (37,2) 33 (30,6) Nhận xét: Sự khác biệt về độ tuổi mẹ giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê. Tuổi mẹ nhỏ nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 45 tuổi. Đặc điểm bệnh lý của mẹ trong thời kỳ mang thai Bảng 4: Mối liên quan giữa bệnh lý mẹ với kết quả đo TEOAE Bệnh lý Đạt Không đạt OR (Khoảng tin cậy 95%) P (b) Số TH (tỉ lệ %) (a) Cả m cúm 92 (7,4) 25 (23,1) 3,7 (2,3-6,2) < 0,001 Quai bị 2 (0,2) 1 (0,9) 5,8 (0,5-64,4) 0,23 Viêm gan 56 (4,5) 4 (3,7) 0,8 (0,3-2,3) 0,6 Động thai 15 (1,2) 9 (8,3) 7,4 (3,7-11,4) < 0,001 Bướu cổ 7 (0,6) 1 (0,9) 1,08 (1,0-1,1) 0,9 Nhiễm trùng 18 (1,4) 1 (0,9) 0,6 (0,09-4,8) 0,9 Cao huyết áp 8 (0,7) 1 (0,9) 0,7 (0,4-2,3) 0,5 Tiểu đường 12 (1,1) 3 (2,7) 3,6 (0,6-4,7) 0,08 Khác 1 (0,1) 1 (0,9) 6,4 (0,3-9,9) 0,21 Nhận xét: Có mối liên quan giữa cảm cúm và động thai với kết quả đo TEOAE. Mẹ dùng thuốc khi mang thai Bảng 5: Mối liên quan giữa kết quả với mẹ dùng thuốc khi mang thai Kết quả đo TEOAE Đạt (a) Không đạt (a) P (b) Không dùng thuốc 1204 (96,9) 101 (93,5) 0,06 Dùng thuốc Augmentine 21 (1,7) 3 (2,8) Tenofovir 13 (1,0) 3 (2,8) Tamidan 5 (0,4) 1 (0,9) Tổng 1243 (100) 108 (100) Nhận xét: Sử dụng thuốc Augmentine, Tenofovir, Tamidan trong thời kì mang thai không ảnh hưởng đến kết quả đo TEOAE. Sức khỏe sinh sản trong thời kì mang thai Kiểu sinh của bà mẹ không liên quan đến kết quả đo TEOAE. Bảng 6: Mối liên quan giữa kiểu sinh với kết quả đo Kiểu sinh Đạt (a) Không đạt (a) P (b) Thường 332 (26,7) 35 (32,4) P = 0,1 Mổ 780 (62,8) 70 (64,8) Hút 42 (3,4) 2 (1,9) Forceps 1 (0,1) 0 (0) Đẻ chỉ huy 88 (7,1) 1 (0,9) Tổng 1243 (100) 108 (100) Các yếu tố nguy cơ từ con Trọng lượng trẻ Bảng 7: Mối liên quan giữa trẻ nhẹ cân với kết quả đo TEOAE Cân nặng trẻ (gram) Đạt (n=1243) Không đạt (n=108) OR (Khoảng tin cậy 95%) P Số trường hợp (Tỉ lệ %) Trên 2500 1176 (94,6) 102 (94,4) 1,1 (0,4 – 2,4) 0,8 Dưới 2500 67 (5,4) 6 (5,6) Nhận xét: Trẻ có cân nặng trên 2500 gram chiếm tỉ lệ cao 1278/1351 (94,5%). Sự khác biệt về kết quả đo TEOAE giữa 2 nhóm trẻ không có ý nghĩa thống kê. Tuổi thai Bảng 8: Tuổi thai trung bình Đặc tính Đạt (n=1243) Không đạt (n=108) Cở mẫu (n=1351) Tuổi thai (tuần) 38,55 (1,2) 38,45 (1,3) 38,5 (1,2) P 0,4 Nhận xét: Sự khác biệt về tuổi thai giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (phép kiểm Mann – Whitney). Bảng 9: Mối liên quan giữa tuổi thai với kết quả đo TEOAE Tuổi thai (tuần) Đạt (n=1243) Không đạt (n=108) OR (Khoảng tin cậy 95%) P Số trường hợp (Tỉ lệ %) Trên 37 1185 (95,3) 99 (91,7) 1,8 (0,8 – 3,8) 0,08 Dưới 37 58 (4,7) 9 (8,3) Nhận xét: Ở những trẻ sinh dưới 37 tuần, nguy cơ có kết quả đo TEOAE không đạt cao gấp 1,8 lần. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thồng kê. Chỉ số apgar Sự khác biệt apgar giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (phép kiểm Mann – Whitney). Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 69 Bảng 10: Mối liên quan giữa kết quả đo với chỉ số Apgar Apgar Đạt (n=1243) Không đạt (n=108) P Trung vị (khoảng tứ phân vị) (Khoảng biến thiên) 1 phút 8 (0) (5-8) 8 (0) (4-8) < 0,001 5 phút 9 (0) (8-9) 9 (0) (8-9) <0,001 Vàng da Bảng 11: Mối liên quan giữa kết quả đo với vàng da Đặc tính Đạt (n=1243) Không đạt (n=108) OR (khoảng tin cậy 95%) P Số TH (Tỉ lệ %) Vàng da Có 13 (1) 5 (4,6) 4,5 (1,6 - 13,1) 0,01 Không 1230 (99) 103 (95,4) Nhận xét: Có mối liên quan giữa vàng da tán huyết với kết quả đo TEOAE Nhiễm trùng sau sinh Bảng 12: Mối liên quan giữa kết quả đo với nhiễm trùng sau sinh Nhiễm trùng sau sinh Đạt (n=1243) Không đạt (n=108) OR (khoảng tin cậy 95%) P (b) Số TH (Tỉ lệ %) (a) Có 1 (0,9) 3 (0,2) 0,3 (0,02 – 2,5) 0,28 Không 107 (99,1) 1240 (99,8) Nhận xét: Không có mối liên quan (phép kiểm Chi bình phương) giữa nhiễm trùng sơ sinh và kết quả đo TEOAE. Dị tật kèm theo Bảng 13: Mối liên quan giữa kết quả đo với dị tật bẩm sinh Đặc điểm Đạt (n=1243) Không đạt (n=108) OR (Khoảng tin cậy 95%) P (b) Số TH (Tỉ lệ %) (a) 1/ Sứt môi Có 0 (0) 4 (3,7) 12,9 (10,7 – 15,5) < 0,001 Không 1243 (100) 104 (96,3) 2/ Dò luân nhĩ Có 8 (0,6) 3 (2,8) 4,4 (1,1 – 16,8) 0,06 Không 1235 (99,4) 105 (97,2) 3/ Tai nhỏ Có 2 (0,2) 1 (0,9) 5,7 (0,5 – 64,4) 0,2 Không 1241 (99,8) 107 (99,1) 4/ Không có ống tai ngoài Có 0 (0) 1 (0,9) 12,6 (10,5 – 15,1) 0,08 Không 1243 (100) 107 (99,1) Nhận xét: Sứt môi là dị tật có ảnh hưởng đến kết quả đo TEOAE (phép kiểm Chi bình phương). Dùng thuốc kháng sinh sau sinh Sự khác biệt giữa 2 nhóm có và không có dùng thuốc kháng sinh không có ý nghĩa thống kê (phép kiểm Chi bình phương). Bảng 14: Mối liên quan giữa kết quả đo với thuốc kháng sinh sau sinh Thuốc kháng sinh sau sinh Đạt (n=1243) Không đạt (n=108) OR (khoảng tin cậy 95%) P (b) Số TH (Tỉ lệ %) (a) Có 4 (0,3) 1 (0,9) 2,8 (0,3-26,1) 0,3 Không 1239 (99,7) 107 (99,1) BÀN LUẬN Tỉ lệ nam, nữ trong nghiên cứu Tỉ lệ nam nữ trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương nhau 1,02:1,. Kết quả này cũng phù hợp với tỉ lệ giới tính trong nghiên cứu của tác giả Phạm thị Tỉnh (2011)(11) là 1,27:1, tác giả Nguyễn Thu Thủy (2005)(8) là 1,17:1. Theo Daniela Polo Camargo (2015)(13) giới tính nam, nữ trong nghiên cứu không ảnh hưởng đến quả đo âm ốc tai kích thích thoáng qua. Tuổi của trẻ khi đo âm ốc tai Chúng tôi tiến hành đo âm ốc tai cho trẻ sơ sinh trước khi xuất viện. Đa số trẻ sơ sinh tại tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được đo âm ốc tai khi trẻ được 2 – 3 ngày tuổi. Một vài trường hợp có thời gian đo lâu hơn do phải điều trị các bệnh lý của mẹ và bé. Theo Iihan Unlun (2015)(15) thời điểm tốt nhất để đo âm ốc tai là trước 5 ngày sau sinh, nếu không đạt lần thứ 1 tác giả khuyến cáo nên kiểm tra ngày thứ 15 sau sinh, và ngày 30 nếu lần thứ 2 khi kết quả đo không đạt. Trong Nghiên cứu của Ramzan Shahid (2015) nếu đo âm ốc tai trước 24h, có thể ảnh hưởng đến kết quả đo vì Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 70 trong tai của trẻ vẫn còn một lượng dịch nhất định dẫn đến kết quả đo âm ốc tai âm tính. Kết quả đo âm ốc tai kích gợi thoáng qua Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định, phương pháp đo âm ốc tai kích thích là phương pháp sàng lọc giảm thính lực có nhiều ưu điểm như đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi người đo có trình độ chuyên sâu về thính lực học, không đòi hỏi sự phối hợp từ phía trẻ, giá thành thấp. Bên cạnh đó phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao(14,12). Chính vì vậy, đây là phương pháp được khuyến cáo trong sàng lọc giảm thính lực ở cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi với 1351 trẻ sơ sinh được sàng lọc bằng âm ốc tai kích gợi thoáng qua được so sánh: Bảng 15: So sánh tỉ lệ giảm thính lực giữa các tác giả Tác giả Năm Cỡ mẫu (n) Tỉ lệ (%) Nguyễn Thu Thủy (16) 2005 12202 3,4 Phạm Thị Tỉnh và Cs (5) 2011 6571 5,9 Benedicte Vos (15) 2014 245219 12,79 Baran Acar (6) 2015 1000 11,1 Ramzan Shahid (Error! Reference source not found.) 2015 1272 8,5 Paula Van Dommelen (8) 2015 18636 2,2 Chúng tôi 2016 1351 8 Qua các số liệu nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ giảm thính lực chiếm tỉ lệ 2,2% -12,79%. Sự khác biệt về tỷ lệ OAE (-) trong các nghiên cứu có thể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trước hết là ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài tới kết quả sàng lọc nghe kém bằng OAE. Kết quả của OAE có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh nơi diễn ra đo. Bên cạnh đó kết quả của OAE sẽ bị ảnh hưởng bởi các dị hình ống tai, ráy tai, hoặc dịch trong tai. Những yếu tố này làm tăng tỷ lệ âm tính giả của nghiệm pháp sàng lọc(14). Hình 1: Kết quả đo âm ốc tai : REFER (Nguồn: Mẹ Trịnh Thị L, số nhập viện 16002148) Kết quả sàng lọc nghe kém qua đo âm ốc tai cho thấy, nghe kém cả 2 tai là hình thức nghe kém phổ biến nhất, chiếm 42,5% tổng số nghe kém. Chỉ nghe kém tai phải hoặc tai trái chiếm tỉ lệ thấp 22,5% và 35% (Bảng 1). Kết quả này cũng tương tự các kết quả nghiên cứu trước đây qua sàng lọc nghe kém bằng đo âm ốc tai. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2005)(8) cho thấy Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 71 nghe kém cả hai tai chiếm 85,0%, chỉ nghe kém tai phải hoặc tai trái chỉ chiếm 15,0%. Tương tự như vậy, tác giả Phạm Thị Tỉnh sàng lọc nghe kém cho 6571 trẻ sơ sinh tại Thái Bình cũng cho thấy trẻ có kết quả OAE âm tính ở cả 2 tai chiếm tỷ lệ cao nhất (51,6%)(11). Tuy nhiên nghiên cứu của Hung Meng Huang (2013)(5) cho thấy tỉ lệ nghe kém cả hai tai 48%, tỉ lệ nghe kém 1 bên là 51%. Như vậy tỉ lệ nghe kém có sự khác nhau giữa các tác giả. Các yếu tố liên quan đến kết quả đo Bệnh của mẹ khi mang thai Phân tích kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy nguy cơ trẻ sơ sinh có kết quả đo OAE không đạt thuộc nhóm mẹ bị cảm cúm cao gấp 3,7 lần, động thai cao gấp 7,4 lần trẻ sơ sinh thuộc nhóm mẹ không có những nguy cơ trên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,001. Tuy nhiên do số lượng trẻ ít nên không tính được nguy cơ và sự khác biệt do các yếu tố bệnh lý khác của Mẹ. Nhiễm virút có thể là nguyên nhân gây giảm thính lực. Theo Jun-ichi-Kawada, mẹ bị nhiễm Cytomegalovirus khi mang thai thì 30% trẻ sơ sinh sẽ bị giảm thính lực, nếu không có triệu chứng lâm sàng thì khoảng 20% có giảm thính lực(6). Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố nguy cơ trong khi mang thai có thể dẫn đến nghe kém ở trẻ em bao gồm mẹ bị nhiễm rubella khi mang thai, giang mai hoặc một nhiễm trùng nào đó trong quá trình mang thai(10). Chúng tôi chưa có điều kiện để khảo sát các yếu tố trên trong nghiên cứu này. Mẹ dùng thuốc khi mang thai Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một số trường hợp các bà mẹ dùng thuốc trong lúc mang thai (Bảng 5). Tuy nhiên, nghiên cứu không ghi nhận các biến số trên có mối liên quan đến giảm thính lực ở trẻ. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, một số tác giả khác ghi nhận việc người Mẹ dung thuốc trong thai kỳ có nguy cơ gây giảm thính lực ở trẻ sơ sinh(8,2). Tuổi mẹ Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi mẹ trung bình là 28,7 ± 5,3. Tương tự các báo cáo trên y văn(4,12) chúng tôi nhận thấy tuổi mẹ không ảnh hưởng đến kết quả đo OAE. Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ trẻ nhẹ cân nhỏ hơn 2500 gram cũng như mối liên hệ trọng lượng và kết quả đo OAE thay đổi khác nhau theo từng nghiên cứu. Đó có thể do tiêu chuẩn, địa điểm chọn mẫu khác nhau. Cân nặng trẻ Bảng 16: So sánh cân nặng trẻ giữa các nghiên cứu Tác giả (Năm) Cỡ mẫu (n) Tỉ lệ trẻ Cân nặng < 2500 gram (%) Cân nặng trung bình (gram) P Nguyễn Thu Thủy (2005) (5) 12,202 0,9 <0,001 Bolajoko (2010) (16) 1745 12,3 >0,05 Ramzan Shahid (2015) (18) 1272 4,5 0,9 Bacar Acar (2015) (7) 1000 0,4 3331 >0,5 Inae Costa (2016) (17) 140 60,72 2299 <0,001 Chúng tôi (2016) 1351 5,4 3151 ± 386 0,8 Tuổi thai Nghiên cứu của chúng có 67 trẻ sơ sinh có tuổi thai dưới 37 tuần, trong đó có 9/67 chiếm 8,3% trẻ có kết quả đo OAE không đạt. Trong nghiên cứu của Ramzan Shahid (2015)(12) tuổi thai nhỏ hơn 37 tuần chiếm 10,7% trẻ không đạt, tỉ lệ này cao hơn chúng tôi. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩ thống kê. Chỉ số Apgar Chỉ số Apgar đo tại phút thứ 5 đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán tỉ lệ tổn thương thần kinh ở trẻ sơ sinh. Mối liên quan giữa chỉ số Apgar với tình trạng khiếm thính của trẻ được báo cáo từ năm 1982 tại Hội thính lực trẻ sơ sinh của Mỹ (JCIH). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 72 Gần đây, một nghiên cứu so sánh có đối chứng giữa 64 trẻ sơ sinh giảm thính lực với 270 trẻ bình thường đã đưa ra kết luận: những trẻ có điểm Apgar đo ở phút thứ 5 thấp hơn 7 có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với nhóm còn lại. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác được thực hiện tại các khoa săn sóc đặc biệt hoặc các trẻ có yếu tố nguy cơ cao lại không tìm được mối liên quan này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có trường hợp nào có chỉ số Apgar dưới 8 tại phút thứ 5, tuy nhiên khi kiểm định bằng phép kiểm Mann-Whitney sự khác biệt về chỉ số Apgar giữa 2 nhóm đạt và không đạt là có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Kiểu sinh Nghiên cứu về mối liên quan giữa giảm thính lực và yếu tố kiểu sinh, chúng tôi sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P = 0,1). Trong các báo cáo của mình các tác giả Tiejun Xiao(18), Ramzan shahid(12) cũng ghi nhận không có mối liên quan giữa giảm thính lực với kết quả đo OAE. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy và Đỗ Hồng Giang (2007)(7) trong các kiểu sinh: sinh thường, sinh mổ, sinh hút, forceps, sanh chỉ huy, thì sanh mổ có mối liên quan tới giảm thính lực ở trẻ. Vàng da sau sinh phải điều trị Trong nghiên cứu của chúng tôi có 18 trẻ bị vàng da sơ sinh cần phải điều trị (chiếu đèn, truyền dịch), trong đó có 5 trẻ có kết quả đo OAE không đạt. Nguy cơ trẻ sơ sinh bị vàng da bất thường có kết quả đo âm ốc tai kích thích thoáng qua không đạt cao gấp 4,5 lần sơ với trẻ không có nguy cơ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,01). Nghiên cứu ở trẻ có nguy cơ cao tại Hà Nội nhận thấy vàng da tăng bilirubin tự do không phải là yếu tố nguy cơ của giảm thính lực. Tuy nhiên vàng da do tăng bilirubin tự do phải thay máu và có vàng nhân não ở trẻ có nguy cơ cao đều là những yếu tố nguy cơ của nghe kém (OR = 5,3, 95%CI: 4,19-6,72)(2). Nhiễm trùng sau sinh Tỉ lệ trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm trùng sau sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối thấp (0,2%), nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sau sinh có kết quả đo âm phát ốc tai kích thích không đạt cao gấp 3 lần so với trẻ không bị nhiễm trùng. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,28). Các trường hợp nhiễm trùng được phát hiện trong nghiên cứu là viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, nhiễm trùng ối. Kết quả nghiên cứu này cũng giống với y văn trên thế giới và tại Việt Nam(7). Dùng kháng sinh ở trẻ sơ sinh Phân tích số liệu nghiên cứu chúng tôi thấy có 5 trẻ sơ sinh dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng ối, nhiễm trùng sau sinh. Kết quả đo âm ốc tai kích thích thoáng qua không đạt ở 1/5 trẻ (20%) trẻ có sử dụng kháng sinh so với nhóm trẻ không dùng thuốc 107/1346 (7,9%). Nguy cơ trẻ dùng kháng sinh thì kết quả đo âm ốc tai kích thích thoáng qua không đạt cao gấp 2,8 lần trẻ sơ sinh không sử dụng. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P = 0,3). Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy nhiễm độc trong y khoa là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nghe kém ở các trẻ sơ sinh có nguy cơ cao phải điều trị tích cực. Nghiên cứu cho thấy 44,4% trẻ bị nghe kém có tiền sử sử dụng các loại thuốc gây nhiễm độc(3). Dị tật bẩm sinh vùng đầu mặt Nghiên cứu của chúng tôi có có 18 trẻ sơ sinh có dị tật bẩm sinh vùng đầu mặt, trong đó có 9/18 (50%) trẻ có kết quả đo âm ốc tai kích thích thoáng qua không đạt. Các dị tật bẩm sinh bao gồm sứt môi, dò luân nhĩ, tai nhỏ, không có ống tai ngoài. Hạn chế trong nghiên cứu do cỡ mẫu nhỏ nên chưa phát hiện được nhiều trẻ bị dị tật vùng đầu mặt. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với các báo cáo y văn trên thế giới(9,17). Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 73 Tiền sử gia đình Nghiên cứu về mối liên quan giữa trẻ giảm thính lực với tiền sử gia đình có người bị khiếm thính, trong 14 trẻ sơ sinh được chúng tôi phát hiện trong gia đình có người bị điếc thì có 2/14 (14,2%) trẻ có kết quả đo âm ốc tai kích thích thoáng qua không đạt, so với nhóm trẻ không có tiền sử gia đình bất thường thì tỉ lệ trẻ không đạt khi đo âm ốc tai là 7,9%, mặc dù có sự chênh lệch về tỉ lệ giữa 2 nhóm. Ghi nhận này tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Thủy(7) sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P = 0,3). Tuy nhiên, một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới nhận định rằng yếu tố di truyền liên quan đến kết quả đo âm ốc tai(1). KẾT LUẬN Việc phát hiện muộn những trường hợp giảm thính lực vừa, nặng, điếc sâu có thể dẫn đến khiếm thính gây tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ và trí tuệ một cách trầm trọng, biến trẻ giảm thính lực thành một trẻ tàn tật vĩnh viễn(1). Do đó việc phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ mang lại cho trẻ một cơ hội lớn trong việc hồi phục khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ học tập, hòa nhập cộng đồng và giảm gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acar B, Ocak E, Acar M, Kocaoz D, (2015), "Comparison of risk factors in newborn hearing screening in a developing country", The Turkish journal of pediatrics, 57(4), pp.334-338. 2. Alaee E, Sirati M, Taziki MH, Fouladinejad M, (2015), "Risk Factors for Sensorineural Hearing Loss Among High-Risk Infants in Golestan Province, Iran in 2010 - 2011", Iranian Red Crescent medical journal, 17(12), pp.204-209. 3. Bielecki I, Horbulewicz A, Wolan T (2011), "Risk factors associated with hearing loss in infants: An analysis of 5282 referred neonates", International journal of pediatric otorhinolaryngology, pp. 925-930. 4. Cavalcanti HG, Guerra R (2012), "The role of maternal socioeconomic factors in the commitment to universal newborn hearing screening in the Northeastern region of Brazil", International journal of pediatric otorhinolaryngology, 76(11), pp.1661-1667. 5. Huang HM, Chiang S et al (2013), "The universal newborn hearing screening program of Taipei City", International journal of pediatric otorhinolaryngology, 77(10), pp.1734-7. 6. Kawada J et al (2015), "Viral load in children with congenital cytomegalovirus infection identified on newborn hearing screening", Journal of clinical virology, 65(1), pp.41-45. 7. Nguyễn Thị Bích Thủy, Đỗ Hồng Giang, (2007), "Giá trị của các phương tiện thính học đơn giản trong sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11(3), tr.23-26. 8. Nguyễn Thu Thủy, (2005), "Nghiên cứu giảm thính lực ở trẻ sơ sinh bằng đo âm ốc tai sàng lọc, thiết lập chương trình can thiệp sớm phụ hồi chức năng cho trẻ nhỏ khiếm thính", Luận văn thạc sĩ y học, Hà Nội. 9. Ohl C, Dornier L, (2009), "Newborn hearing screening on infants at risk", International journal of pediatric otorhinolaryngology, 73(12), pp.1691-1695. 10. Phạm Thị Cơi, (2004), "Bước đầu đánh giá vai trò của âm ốc tai trong thính học tại cộng đồng, nghiên cứu 3 tỉnh phía bắc: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1969 – 2004, tr. 23-26. 11. Phạm Thị Tỉnh, (2008), "Nghiên cứu sàng lọc giảm thính lực ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp đo âm phát ốc tai kích thích (OAE)", Tạp chí Y học thực hành, 774(7), tr. 48 -51. 12. Rogers SJ, Talbott MR, (2016), "Early Identification and Early Treatment of Autism Spectrum Disorder". 13. Silva D, Lopez P, (2015), "The importance of retesting the hearing screening as an indicator of the real early hearing disorder", Brazilian journal of otorhinolaryngology, 81(4), pp.363- 367. 14. Thành Cao Ngọc, (2012), Sàng lọc khiếm thính ở trẻ sơ sinh, NXB Đại học Y dược Huế, tr.1-4. 15. Unlu I, Guclu E, (2015), "When should automatic Auditory Brainstem Response test be used for newborn hearing screening?", Auris, nasus, larynx, 42(3), pp.199-202. 16. van Dommelen P, Verkerk PH, van Straaten HL, Dutch Neonatal Intensive Care Unit Neonatal Hearing Screening Working Group, (2015), "Hearing loss by week of gestation and birth weight in very preterm neonates", The Journal of pediatrics, 166(4), pp.840-843. 17. Wrobel MJ, Greczka G, (2014), "The risk factor profile of children covered by the Polish universal neonatal hearing screening program and its impact on hearing loss incidence", International journal of pediatric otorhinolaryngology, 78(2), pp.209-213. 18. Xiao T, Li Y, (2015), "Association between mode of delivery and failure of neonatal acoustic emission test: a retrospective analysis", International journal of pediatric otorhinolaryngology, 79(4), pp.516-519. Ngày nhận bài báo: 24/10/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/12/2016 Ngày bài báo được đăng:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_sang_loc_khiem_thinh_tre_so_sinh_tai_benh_v.pdf
Tài liệu liên quan