Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
84
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÁ NHĨ LẠI
Ở BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH
Phạm Ngọc Chất*, Phan Xuân Hoa**, Phan Thị Mộng Thơ**, Nguyễn Thị Thanh Thúy**,
Nguyễn Thị Nga*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính.
Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả 20 ca từ 22 - 63 tuổi với chẩn đoán
viêm tai giữa mạn tính đã được phẫu thuật vá nhĩ ít nhất 1 lần đến khám tại phòng khám TMH- bệnh viện
Trưng Vương trong thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 08/2018.
Kết quả: 1. Về đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về mặt lâm sàng: tình trạng lành màng nhĩ
(màng nhĩ nguyên vẹn và đúng vị trí): Tuổi trung bình là 40,50 ± 10,23, chiếm tỷ lệ cao nhất là 30 - 49
(70,0%),nam nhiều hơn nữ (70,0%; 30,0%), tai T chiếm tỷ lệ cao hơn tai P (75,0%, 25,0%). Tình trạng màng
nhĩ trước phẫu thuật: thủng trung tâm chiếm tỷ lệ cao nhất đến thủng toàn bộ,...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
84
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÁ NHĨ LẠI
Ở BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH
Phạm Ngọc Chất*, Phan Xuân Hoa**, Phan Thị Mộng Thơ**, Nguyễn Thị Thanh Thúy**,
Nguyễn Thị Nga*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính.
Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả 20 ca từ 22 - 63 tuổi với chẩn đoán
viêm tai giữa mạn tính đã được phẫu thuật vá nhĩ ít nhất 1 lần đến khám tại phòng khám TMH- bệnh viện
Trưng Vương trong thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 08/2018.
Kết quả: 1. Về đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về mặt lâm sàng: tình trạng lành màng nhĩ
(màng nhĩ nguyên vẹn và đúng vị trí): Tuổi trung bình là 40,50 ± 10,23, chiếm tỷ lệ cao nhất là 30 - 49
(70,0%),nam nhiều hơn nữ (70,0%; 30,0%), tai T chiếm tỷ lệ cao hơn tai P (75,0%, 25,0%). Tình trạng màng
nhĩ trước phẫu thuật: thủng trung tâm chiếm tỷ lệ cao nhất đến thủng toàn bộ, màng nhĩ lệch ngoài, thủng nửa
trước (25%, 20%, 15%, 15%) và thủng ở các vị trí khác chiếm tỷ lệ thấp hơn (5% ở mỗi vị trí). 20 ca nghiên cứu
được chia thành 3 nhóm theo phương pháp phẫu thuật: nhóm 1: vá nhĩ đơn thuần 13 ca (65%), nhóm 2: vá nhĩ +
chỉnh hình xương con theo kiểu màng nhĩ chỏm bàn đạp 4 ca (20%), nhóm 3: vá nhĩ + chỉnh hình xương con theo
kiểu màng nhĩ đế bàn đạp 3 ca (15%). Như vậy, vá nhĩ đơn thuần chiếm tỷ lệ 65%, còn 35% còn lại có kèm chỉnh
hình xương con kèm theo. Sau phẫu thuật 3 tháng: màng nhĩ lành trên cả 2 tai T và P (không chia theo phương
pháp phẫu thuật): 18 ca (90%), màng nhĩ lành chia theo nhóm phương pháp phẫu thuật: nhóm 1:11 ca (84,6%),
nhóm 2:4 ca (100%), nhóm 3:3 ca (100%). Sau phẫu thuật 6 tháng: màng nhĩ lành trên cả 2 tai T và P (không
chia theo phương pháp phẫu thuật): 18 ca (90%), màng nhĩ lành chia theo nhóm phương pháp phẫu thuật: nhóm
1:12 ca (92,3%), nhóm 2:3 ca (75%), nhóm 3:3 ca (100%). 2.Về đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về
mặt cận lâm sàng: sự cải thiện sức nghe trên thính lực đồ: Trước phẫu thuật: + PTA trung bình trước phẫu
thuật của tai T cao hơn tai P (38,99 dB so với 50,66 dB) (không tính theo nhóm phương pháp phẫu thuật). PTA
trung bình trước phẫu thuật tính theo nhóm phương pháp phẫu thuật: PTA trung bình của nhóm 3 là kém nhất
sau đó đến nhóm 2, còn nhóm 1 có PTA trung bình tương đối khá hơn (53,3 dB; 42,07 dB; 39,21 dB). Sau phẫu
thuật 3 tháng: dựa trên kết quả PTA trung bình chúng tôi nhận thấy rằng sức nghe của nhóm 1 đã có sự cải
thiện tuy chưa nhiều lắm (sau PT là 34,35 dB so với trước PT là 39,21 dB), còn 2 nhóm còn lại sức nghe chưa có
sự cải thiện. Nếu tính Hearing gain trung bình thì chênh lệch PTA trung bình sau PT 3 tháng và trước PT là
4,86 dB ở nhóm 1 nghĩa là sức nghe đã tăng hơn so với trước mổ nhung chưa nhiều. Sau phẫu thuật 6 tháng: tất
cả các nhóm sức nghe đều tăng và tăng nhiều nhất là nhóm 3, nhóm 1 sau đó đến nhóm 2 (PTA trung bình sau
mổ so với trước mổ: 41,67 dB so với 53,33 dB; 30,32 dB so với 39,2 1dB; 40,82 dB so với 42,07 dB) (hearing gain
trung bình sau mổ chênh lệch so với trước mổ: 11,67; 8,89; 1,25). Điều này cho chúng ta thấy rằng tuy có tổn
thương xương con nhưng sau phẫu thuật thính lực vẫn có thể được cải thiện. Thính lực đồ được cải thiện tính
theo ca: 8 ca (40%). Chúng tôi cũng nhận thấy không có mối liên quan giữa tình trạng lành màng nhĩ với tuổi và
tình trạng màng nhĩ trước PT (p > 0,05). Cũng như không có mối liên quan giữa PTA trung bình trước mổ với
tình trạng màng nhĩ trước PT (p > 0,05). Không có mối liên quan giữa số lần BN đã được phẩu thuật trước đó
với nhóm phương pháp phẩu thuật cũng như với PTA trung bình trước phẩu thuật (p > 0,05).
Kết luận: Viêm tai giữa mạn tính đã phẫu thuật có thể 1 lần hoặc nhiều lần thất bại phải phẫu thuật vá nhĩ
lại có thề kèm chỉnh hình xương con xảy ra ở mọi lứa tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuổi từ 30 - 49, gặp ở nam > nữ,
Phó Trưởng bộ môn Tai mũi họng Đại học Y Dược TP.HCM, Phó Khoa TMH Bệnh viện Trưng Vương
Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Trưng Vương
Tác giả liên lạc: BSCKII. Phan Xuân Hoa, ĐT: 0919038941, Email: phanxuanhoatrungvuong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
85
tai T nhiều hơn tai P, màng nhĩ thủng trung tâm chiếm tỷ lệ cao nhất, số ca nghiên cứu được chia thành 3 nhóm
theo phương pháp phẫu thuật: vá nhĩ đơn thuần, vá nhĩ kèm chỉnh hình xương con theo kiểu màng nhĩ chỏm bàn
đạp và vá nhĩ kèm chỉnh hình xương con theo kiểu màng nhĩ đế bàn đạp. Tỷ lệ có tổn thương xương con là 35%.
Tỷ lệ lành màng nhĩ ở cả 3 nhóm sau phẫu thuật 6 tháng là 90%. Thính lực đồ cả 3 nhóm đều có cải thiện sau
phẫu thuật 6 tháng. Tỷ lệ cải thiện trên thính lực đồ là 40%. Không có mối liên quan giữa tỷ lệ lành màng nhĩ
với tuổi và tình trạng màng nhĩ trước PT. Không có mối liên quan giữa PTA trung bình trước phẫu thuật với
tình trạng màng nhĩ trước PT. Và cũng không có mối liên quan giữa số lần BN đã phẫu thuật với nhóm phương
pháp phẫu thuật cũng như với PTA trung bình trước phẫu thuật.
Từ khóa: Viêm tai giữa mạn tính, phẫu thuật vá nhĩ lại.
ABSTRACT
ASSESSING THE RESULTS OF REVISION TYMPANOPLASTY IN PATIENTS WITH CHRONIC
OTITIS MEDIA
Pham Ngoc Chat, Phan Xuan Hoa, Phan Thi Mong Tho, Nguyen Thanh Thuy, Nguyen Thi Nga
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 84 - 93
Objectives: To evaluate the results of revision tympanoplasty in patients with chronic otitis media.
Subjects and methods: The prospective study includes 20 cases from 22 - 63 years old with diagnosis of
chronic otitis media who have had at least one tympanoplasty surgery are being admitted at the clinic of Ear, Nose
and Throat of Trưng Vương Hospital in the period from 01/2017 to 08/2018.
Results: 1. Regarding the results of clinical revision tympanoplasty: status of intact and in place
tympanic membrane: Averaged age is 40.50 ± 10.23. Of which the highest proportion is aged 30 - 49 (70.0%),
male more than female (70.0%, 30.0%). The left ear is higher rate than right ear (75.0%, 25.0%). Preoperative
status of tympanic membrane is the most common central perforation of eardrum, the total perforation of
eardrum, the false position of eardrum, the total perforation of eardrum (25%, 20%, 15%, 15%) and perforation
of other positions, the rate is lower (5% in each position). 20 cases were divided into 3 groups according to the
surgical methods: Group 1: myringoplasty alone 13 cases (65%). Group 2: tympanoplasty combined with
ossicular chain reconstruction of tympanic membrane - the head of stapes type 4 cases (20%). Group 3:
tympanoplasty combined with ossicular chain reconstruction of tympanic membrane - the footplate of stapes type
3 cases (15%). As such, myringoplasty alone accounts for 65%, while the remaining 35% has an ossicular chain
reconstruction attached. After the 3 - month surgery: Intact and in place tympanic membrane on the left and right
ears (not according to surgery methods): 18 cases (90%). Intact and in place tympanic membrane on the left and
right ears according to surgery methods: Group 1:11 cases (84.6%), Group 2:4 cases (100%), Group 3:3 cases
(100%). After the 6 - month surgery: Intact and in place tympanic membrane on the left and right ears (not
according to surgery methods): 18 cases (90%). Intact and in place tympanic membrane on the left and right ears
according to surgery methods: Group 1: 12 (92.3%), Group2: 3 cases (75%), Group3: 3 cases (100%). 2.
Regarding the evaluation of subclinical revision tympanoplasty outcomes: improvement the hearing
level in audiogram: Before surgery: the mean PTA before surgery, the left ears were higher than the right ears
(38.99 dB compared with 50.66 dB) (not according of surgery methods). The mean PTA before surgery (according
of surgery methods): group 3 was the lowest, followed by group 2 while group1 had a relatively better mean PTA
(53.3 dB, 42.07 dB, 39.21 dB). After the 3 - month surgery: based on mean PTA results, we found that the
hearing level of the group 1 improved but not very much (after surgery 34.35 dB compared with before surgery
39.21dB), while the remaining two groups have no improvement. If the mean Hearing gain is calculated, the
difference in mean PTA over the 3 - month surgery and before surgery was 4.86 dB in group 1. After the 6 -
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
86
month surgery: all groups have increased hearing level and increase the highest in group 3, group 1 followed by
group 2 (mean PTA after surgery compared to before surgery: 41.67% compared to 53.33%, 30.32% compared to
39.21%, 40.82% compared to 42.07%) (mean hearing gain after surgery compared to before surgery: 11.67, 8.89,
1.25). This shows that although there is ossicular chain damage, postoperative hearing level can still be improved.
The hearing level improved according of each case: 8 cases (40%). We also found no relationship between status of
intact tympanic membrane with age and status of tympanic membrane before surgery (p > 0.05). There was no
correlation between preoperative mean PTA with status of tympanic membrane before surgery (p > 0.05). There
was no correlation between the number of previous surgical procedures with the surgical method groups as well
as the preoperative mean PTA (p > 0.05).
Conclusions: Chronic otitis media operated may be failed once or several times. Revision tympanoplasty
combined with ossicular chain reconstruction occurs at any age, at the highest rate age. 30 - 49, for more male
than female, the left ears more than right ears, the central perforation of eardrum is the highest rate, the number of
cases is divided into 3 groups according to surgical methods: myringoplasty alone, tympanoplasty combined with
ossicular chain reconstruction of tympanic membrane - the head of stapes type, tympanoplasty combined with
ossicular chain reconstruction of tympanic membrane - the footplate of stapes type. The incidence of ossiculoplasty
was 35%. Successful closure of the tympanic membrane perforation in 3 groups after surgery was 90%. The
improvement rate on the audiogram was 40%. There was no correlation between status of intact and in place
tympanic membrane with age and status of tympanic membrane before surgery.There was no relationship
between the mean PTA prior to surgery with status of tympanic membrane before surgery. And there was no
correlation between the number of previous surgical procedures with the surgical method groups as well as the
preoperative mean PTA.
Keywords: Chronic otitis media, revision tympanoplasty.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý viêm tai giữa mạn tính là một trong
những bệnh lý tai thường gặp ở những nước
đang phát triển. Đó là một bệnh mạn tính dai
dẳng, gây phá hủy nhiều cấu trúc của tai giữa,
để lại di chứng không thể hồi phục mà biểu hiện
trên lâm sàng là chảy dịch tai dai dẳng, ù tai,
nặng tai, cảm giác đầy tai và nghe kém làm ảnh
hưởng chất lượng cuộc sống, việc học tập, công
việc làm hàng ngày của người bệnh.
Vì vậy, việc đóng những lỗ thủng màng nhĩ
sẽ tạo ra bức ngăn cách giữa tác nhân gây bệnh
bên ngoài và niêm mạc hòm nhĩ, phục hồi lại
vùng rung động của màng nhĩ và cải thiện sức
nghe. Phẫu thuật vá nhĩ đã được thực hiện bởi
Wullstein từ những năm 1953 cùng với Zollner(3)
và phẫu thuật này tiếp tục phát triển cho đến
nay để điều trị viêm tai giữa mạn tính ở nhiều
nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy
nhiên, có không ít những trường hợp phẫu thuật
vá nhĩ lần 1, lần 2 vẫn thất bại, bệnh nhân tiếp
tục chảy dịch tai, nghe kém đem đến nhiều
phiền toái cho người bệnh về mặt xã hội, kinh tế.
Mặt khác, phẫu thuật vá nhĩ lại là một phẫu
thuật gây không ít khó khăn cho phẫu thuật viên
và tỷ lệ thành công của phẫu thuật vá nhĩ lại
hiện vẫn còn là ẩn số. Hiện tại trên thế giới cũng
như tại Việt Nam rất ít nơi thực hiện phẫu thuật
này và có rất ít báo cáo về vấn đề này.
Chính vì thế chúng tôi đã thực hiện đề tài
đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại ở bệnh
nhân viêm tai giữa mạn tính với mục tiêu nghiên
cứu như sau:
Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về
mặt lâm sàng: tình trạng lành màng nhĩ.
Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về
mặt cận lâm sàng: sự cải thiện sức nghe trên
thính lực đồ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả BN trên 16 tuổi đến khám tại phòng
khám Tai Mũi Họng - BV Trưng Vương được
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
87
chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính (VTGMT) đã
được phẫu thuật vá nhĩ ít nhất 1 lần.
Kỹ thuật chọn bệnh
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính đã được
phẫu thuật vá nhĩ ít nhất 1 lần thất bại (thủng
nhĩ lại, chảy dịch tai lại, sụp lõm màng nhĩ, xơ
dính, lệch ngoài, điếc dẩn truyền tăng lên, phát
sinh cholesteatoma khu trú), hiện tại tai không
chảy dịch.. Người bệnh đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính đã được
phẫu thuật vá nhĩ ít nhất 1 lần đang có những
biến chứng như viêm màng não, đang viêm
mũi xoang. Có bệnh lý nội khoa chống chỉ định
phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Được thực hiện tại bệnh viện Trưng Vương, thời
gian từ tháng 01/2017 đến tháng 08/2018.
Tiến hành nghiên cứu
Các bước thực hiện
BN > 16 tuổi đến khám tại phòng khám Tai
Mũi Họng – Bệnh viện Trưng Vương được chẩn
đoán viêm tai giữa mạn tính đã được phẫu thuật
vá nhĩ ít nhất 1 lần nhập khoa Tai Mũi Họng
được tiến hành theo qui trình sau:
Trước ngày mổ
Khám và chẩn đoán: hỏi tiền sử, bệnh sử,
khám tai, nội soi tai, chụp CT scanner tai xương
chũm, đo thính lực đồ, phản xạ bàn đạp, nhĩ
lượng đồ.
Hội chẩn phẫu thuật xác định BN có chỉ định
phẫu thuật vá nhĩ lại. Nếu thỏa điều kiện phẫu
thuật, BN sẽ được thực hiện theo đúng quy trình
phẫu thuật.
Đề tài được thực hiện với máy nội soi Karlz -
storz, máy phân tích tai giữa MAICO 34H, máy
đo thính lực, kính hiển vi, các ống soi 0 độ
4,0mm; 2,7mm, các dụng cụ vi phẩu tai.
Các kết quả về tiền sử, bệnh sử, triệu chứng
cơ năng về tai, hình ảnh nội soi tai, CT scanner
tai xương chũm, thính lực đồ, nhĩ lượng đồ,
phản xạ bàn đạp trước mổ được ghi nhận vào
bệnh án nghiên cứu và đưa vào hồ sơ nghiên
cứu và giải thích cho người bệnh rõ khi tham gia
nghiên cứu.
Trong khi mổ
BN được thực hiện phẫu thuật vá nhĩ lại
dưới kính hiển vi và sử dụng dụng cụ vi phẫu,
đặt mảnh ghép theo phương pháp underlay,
mảnh ghép là cân cơ thái dương (có thể là sụn,
sụn nắp tai). Có thể chỉnh hình xương con tùy
từng trường hợp.
Nhóm nghiên cứu sẽ ghi nhận ngày phẫu
thuật, phương pháp phẫu thuật vào hồ sơ
nghiên cứu từ đó phân loại BN theo từng nhóm
phương pháp phẫu thuật.
Sau khi mổ
Hậu phẫu theo dõi tại khoa TMH. Xuất viện
sau 07 ngày hoặc có thể sớm hơn tùy từng BN;
tái khám mỗi 1 tuần trong tháng đầu tiên. Sau
đó, BN sẽ tái khám sau 3 tháng, 6 tháng theo lịch
hẹn ghi vào hồ sơ nghiên cứu.
Ghi nhận theo từng nhóm phẫu thuật
Sự thay đổi của triệu chứng cơ năng.
Nội soi tai đánh giá kết quả phẫu thuật: tình
trạng lành màng nhĩ (màng nhĩ nguyên vẹn,
đúng vị trí).
Đo thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, phản xạ bàn
đạp: Đo thính lực đơn âm được làm trên mỗi BN
tại phòng cách âm để đánh giá mức độ ngưỡng
nghe được cải thiện sau phẫu thuật trên thính
lực đồ được thực hiện như sau:
Tính ngưỡng nghe trung bình (PTA) trước
mổ (đơn vị: decibel (dB)), tính ngưỡng nghe
trung bình (PTA) sau mổ (đơn vị: decibel (dB)),
tính Hearing gain: là sự chênh lệch giữa PTA sau
mổ và trước mổ(4),
Nếu Hearing gain thay đổi ≥ 10 dB được xem
như ngưỡng nghe được cải thiện, sức nghe sau
phẫu thuật tăng lên,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
88
Nếu Hearing gain thay đổi nhưng < 10 dB
được xem như ngưỡng nghe không cải thiện.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau phẫu thuật theo
từng nhóm phương pháp phẫu thuật
Thành công: Hồi phục hoàn toàn: kết quả tái
khám sau 6 tháng BN hết chảy dịch tai, màng
nhĩ lành, thính lực cải thiện hơn so với trước mổ
(Hearing gain ≥ 10). Hồi phục không hoàn toàn:
kết quả tái khám sau 6 tháng BN hết chảy dịch
tai, màng nhĩ lành, thính lực không cải thiện hơn
so với trước mổ (Hearing gain < 10).
Thất bại: Kết quả tái khám sau 6 tháng BN
chảy dịch tai hoặc không, màng nhĩ thủng lại,
thính lực không cải thiện so với trước mổ
(Hearing gain < 10).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên 20
BNVTGMT có tuổi từ 22 đến 63 đã được phẫu
thuật vá nhĩ lại, tuổi trung bình 40,50 ± 10,23,
nhóm tuổi 30 - 49 chiếm tỷ lệ cao nhất, nam
nhiều hơn nữ trong khoảng thời gian từ tháng
1/2017 đến tháng 8/2018 và được phân chia theo
3 nhóm tùy theo phương pháp phẫu thuật:
Nhóm 1: Vá nhĩ đơn thuần - Nhóm 2: Vá nhĩ +
Chỉnh hình xương con theo kiểu màng nhĩ chỏm
bàn đạp (CHXCMNCBĐ). Nhóm 3: Vá
nhĩ+Chỉnh hình xương con theo kiểu màng nhĩ
đế bàn đạp (CXHXCMNĐBĐ).
Về đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về
mặt lâm sàng: tình trạng lành màng nhĩ
Tuổi: Nhỏ nhất: 22 tuổi, lớn nhất: 63 tuổi,
nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất từ 30 - 49. Trung
bình: 40,50 ± 10,23 tuổi.
Giới: Nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ 2,3/1.
Tình trạng màng nhĩ và PTA trước phẫu thuật
Bảng 1: Tình trạng màng nhĩ và PTA trước phẫu
thuật
Tình trạng màng
nhĩ
Tai trái
(n=15)
Tai phải
(n=5)
Tổng
(n=20)
Thủng trước dưới 1 (6,7%) 0 1 (5,0%)
Thủng sau dưới 1 (6,7%) 0 1 (5,0%)
Thủng nửa dưới 0 1 (20.0%) 1 (5,0%)
Thủng nửa trước 3 (20,0%) 0 3 (15,0%)
Tình trạng màng
nhĩ
Tai trái
(n=15)
Tai phải
(n=5)
Tổng
(n=20)
Thủng nửa sau 1 (6,7%) 0 1 (5,0%)
Thủng 3/4 1 (6,7%) 0 1 (5,0%)
Thủng toàn bộ 3 (20,0%) 1 (20,0%) 4 (20,0%)
Thủng trung tâm 4 (26,7%) 1 (20,0%) 5 (25,0%)
Lệch ngoài 1 (6,7%) 2 (40,0%) 3 (15,0%)
PTA Trung bình 38,99±17,38 50,66±28,73 41,91±20,57
Thủng màng nhĩ ở trung tâm chiếm tỷ lệ cao
nhất, sau đó đến thủng toàn bộ, lệch ngoài,
thủng ½ trước (25%, 20%, 15%, 15%).
Trung bình PTA trước PT của tai T cao hơn tai P.
Thủng màng nhĩ ở trung tâm chiếm tỷ lệ cao
nhất, sau đó đến thủng toàn bộ, lệch ngoài,
thủng ½ trước (25%, 20%, 15%, 15%).
PTA trước PT
Trung bình PTA trước PT của tai T cao hơn tai P.
Số BN theo từng nhóm phương pháp phẫu
thuật
Tính trên cả 2 tai: BN nhóm 1 chiếm tỷ lệ cao
nhất, đến nhóm 2, số BN nhóm 3 chiếm tỷ lệ
thấp nhất.
Tình trạng màng nhĩ sau phẫu thuật không
theo nhóm PT
Bảng 2: Tình trạng màng nhĩ sau phẫu thuật không
theo nhóm PT
Màng nhĩ
Trái Phải Tổng
Sau mổ
3 tháng
Sau mổ
6 tháng
Sau
mổ 3
tháng
Sau
mổ 6
tháng
Sau mổ
3 tháng
Sau mổ
6 tháng
Lành 13
(86,7%)
13
(86,7%)
5
(100%)
5
(100%)
18
(90,0%)
18
(90,0%)
Thủng 2
(13,3%)
2
(13,3%)
0 0 2
(10,0%)
2
(10,0%)
Tính trên cả 2 tai: màng nhĩ lành sau phẫu
thuật sau 6 tháng là 18 ca (90%).
Tình trạng màng nhĩ sau phẫu thuật chia theo
nhóm PT
Nhóm1: Sau PT 3 tháng: 11 ca màng nhĩ lành
(84,6%). Sau PT 6 tháng: 12 ca màng nhĩ lành (92,3%).
Nhóm 2: Sau PT 3 tháng: 4 ca màng nhĩ lành
(100%). Sau PT 6 tháng: 3 ca màng nhĩ lành (75%).
Nhóm3: Sau PT 3 tháng: 3 ca màng nhĩ lành
(100%). Sau PT 6 tháng: 3 ca màng nhĩ lành (100%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
89
Bảng 3: Tình trạng màng nhĩ sau phẫu thuật chia
theo nhóm PT
Màng
nhĩ
Nhóm 1: vá
nhĩ đơn
thuần
Nhóm 2: vá
nhĩ+CHXCM
NCBĐ
Nhóm 3: vá
nhĩ
CHXCMNĐe
BĐ
Tổng
Sau
mổ 3
tháng
Sau
mổ 6
tháng
Sau
mổ 3
tháng
Sau
mổ 6
tháng
Sau
mổ 3
tháng
Sau
mổ 6
tháng
Sau
mổ 3
tháng
Sau
mổ 6
tháng
Lành 11
84,6%
12
92,3%
4
100%
3
75,0%
3
100%
3
100%
18
90,0%
18
90,0%
Thủng 2
15,4%
1
7,7%
0
1
25,0%
0
0
2
10,0%
2
10,0%
Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về mặt
cận lâm sàng: sự cải thiện sức nghe trên thính
lực đồ
PTA trung bình trước và sau PT tính theo từng
nhóm
Bảng 4: PTA trung bình trước và sau PT tính theo
từng nhóm
Phương pháp PT
PTA trung bình
Trước PT
Sau mổ 3
tháng
Sau mổ 6
tháng
Nhóm 1: Vá nhĩ đơn
thuần
39,21±18,4334,35±18,09 30,32±15,81
Nhóm 2: Vá nhĩ
+CHXCMNCBĐ
42,07±33,4945,43±24,17 40,82±21,02
Nhóm 3: Vá nhĩ
+CHXCMNĐeBĐ
53,33±7,64 65,53±6,92 41,67±17,61
Giá trị p 0,589 0,049 0,416
Trước PT: PTA trung bình của nhóm 3 là
kém nhất, PTA trung bình của nhóm 1 là tốt
nhất. Sau mổ 3 tháng: so với trước mổ PTA
trung bình của nhóm 1 có tăng lên, PTA trung
bình nhóm 2 gần như không thay đổi, PTA
trung bình của nhóm 3 giảm đi. Sau mổ 6
tháng: so với trước mổ PTA trung bình của cả
3 nhóm đều tăng lên, trong đó tăng nhiều nhất
là nhóm 3.
Hearing gain trung bình trước và sau PT tính
theo nhóm
Sau mổ 3 tháng: nhóm 1 Hearing gain trung
bình là - 4,86 chứng tỏ ngưỡng nghe sau mổ đã
tăng so với 2 nhóm còn lại tuy không nhiều.
Không tìm thấy có ý nghĩa thống kê.
Sau mổ 6 tháng: cả 3 nhóm Hearing gain
trung bình đều tăng hơn so với trước mổ
chứng tỏ ngưỡng nghe sau mổ cả 3 nhóm đều
tăng, trong đó nhóm 3 tăng mạnh nhất, sau đó
là nhóm 1 và sau cùng là nhóm 2. Tuy nhiên
sự khác biệt này không tìm thấy có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 5: Hearing gaintrung bình trước và sau PT
tính theo nhóm
Hearing gain
Trung bình
Sau mổ 3 tháng -
Trước PT
Sau mổ 6 tháng -
Trước PT
Nhóm 1 -4,86 ± 15,27 -8,89 ± 15,49
Nhóm 2 3,36 ± 24,65 -1,25 ± 21,92
Nhóm 3 12,20 ± 14,55 -11,67 ± 11,65
Giá trị p 0,291 0,658
Đánh giá sự cải thiện sức nghe sau 6 tháng
tính theo từng ca (dựa trên kết quả Hearing
gain của từng ca)
Bảng 6: Đánh giá sự cải thiện sức nghe sau 6 tháng
tính theo từng ca
Tình trạng cải thiện sức nghe trên
thính lực đồ
Số ca
Cải thiện 8 (40%)
Không cải thiện 12 (60%)
Tổng cộng 20 (100%)
Sau PT 6 tháng: số trường hợp cải thiện trên
thính lực đồ chiếm tỷ lệ 40%.
Không có mối liên quan giữa tình trạng lành
màng nhĩ với tuổi và tình trạng màng nhĩ trước
phẫu thuật (p > 0,05). Cũng như không có mối
liên quan giữa PTA trung bình trước mổ với tình
trạng màng nhĩ trước phẫu thuật (p > 0,05).
Không có mối liên quan giữa số lần BN đã được
phẩu thuật trước đó với nhóm phương pháp
phẩu thuật cũng như với PTA trung bình trước
phẫu thuật (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình
Khảo sát trên 20 bệnh nhân ≥16 tuổi bị Viêm
tai giữa mạn tính đã được phẫu thuật vá nhĩ ít
nhất 1 lần đến khám và điều trị tại BVTV từ
tháng 01/2017 đến tháng 08/2018, nhận thấy rằng
VTGMT được phẫu thuật vá nhĩ lại xảy ra ở mọi
lứa tuổi, BN có tuổi nhỏ nhất là 22, lớn nhất là
63, độ tuổi trung bình là 40,50 và độ tuổi 30 - 49
chiếm tỷ lệ cao nhất (70%). Như vậy chúng tôi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
90
nhận thấy rằng những trường hợp BN đến BV
để phẫu thuật vá nhĩ lại có độ tuổi nằm trong độ
tuổi lao động nên vấn đề về màng nhĩ thủng,
chảy dịch tai tái đi tái lại, tình trạng nghe kém là
vấn đề được quan tâm của những BN có một
môi trường hàng ngày phải làm việc va giao tiếp
trong xã hội.
Giới
Xảy ra trên cả 2 giới nam và nữ, trong đó số
BN nam cao gấp đôi BN nữ (70% so với 30%). Tỷ
số nam/nữ là 2,3/1.
Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về mặt
lâm sàng: tình trạng lành màng nhĩ
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 20
bệnh nhân trong đó 15 ca tai T và 5 ca tai P cho
thấy qua thời gian theo dõi 3 tháng, 6 tháng về
mặt triệu chứng chảy dịch tai thì chưa có trường
hợp nào chảy dịch tai trở lại.
Tình trạng màng nhĩ trước phẫu thuật: màng
nhĩ thủng trung tâm chiếm tỷ lệ cao nhất đến
thủng toàn bộ, màng nhĩ lệch ngoài, thủng nửa
trước (25%, 20%, 15%, 15%) và sau đó là thủng ở
các vị trí khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.
BN phẫu thuật được phân thành 3 nhóm
(không phân chia tai T hoặc tai P): Nhóm 1: Vá
nhĩ đơn thuần 13 ca (65%), nhóm 2: Vá nhĩ +
Chỉnh hình xương con theo kiểu màng nhĩ
chỏm bàn đạp 4 ca (20%), nhóm 3: Vá nhĩ +
Chỉnh hình xương con theo kiểu màng nhĩ đế
bàn đạp 3 ca (15%).
Như vậy vá nhĩ đơn thuần chiếm tỷ lệ 65%,
còn 35% còn lại có chỉnh hình xương con kèm
theo. So với nghiên cứu của tác giả Lesinskas
E(7) thì tỷ lệ vá nhĩ kèm chỉnh hình xương con
(CHXC) là 24,4%, hơi thấp hơn so với nghiên
cứu của chúng tôi, tuy nhiên với tỷ lệ này theo
nghiên cứu của tác giả Lesinskas E. thì tỷ lệ
này đã cao hơn so với những trường hợp vá
nhĩ lần đầu tiên. Như vậy ở những ca phẫu
thuật vá nhĩ lại thường có những tổn thương
xương con đi kèm.
Theo dõi 3 tháng sau phẫu thuật
Nhóm 1: tỷ lệ màng nhĩ lành là 11 ca (84,6%),
nhóm 2: tỷ lệ màng nhĩ lành là 4 ca (100%),
nhóm 3: tỷ lệ màng nhĩ lành là 3 ca (100%).
Như vậy, sau 3 tháng PT thì số bệnh nhân có
màng nhĩ lành là 18 trường hợp (90%), trong đó
có 2 ca phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần sau mổ
màng nhĩ không lành.
Theo dõi 6 tháng sau phẫu thuật
Nhóm 1: tỷ lệ màng nhĩ lành là 12 ca (92,3%),
nhóm 2: tỷ lệ màng nhĩ lành là 3 ca (92,3%),
nhóm 3: tỷ lệ màng nhĩ lành là 3 ca (100%).
Như vậy, sau 6 tháng PT thì số bệnh nhân có
màng nhĩ lành là 18 trường hợp (90,0%), trong
đó có 2 ca sau mổ màng nhĩ không lành gồm 1
ca phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần màng nhĩ không
lành qua theo dõi từ 3 tháng đến 6 tháng. Có
những yếu tố nguy cơ có thề dẫn tới màng nhĩ
không lành như tái phát nhiễm trùng, sự teo của
mảnh ghép, viêm mũi xoang mạn tính, sự thay
đổi niêm mạc vùng lổ vòi nhĩ như hiện tượng
phù nề niêm mạc hoặc tăng sinh chậm của biểu
bì màng nhĩ(1,8).Trường hợp này chúng tôi nghĩ
nhiều đến khả năng do teo mảnh ghép vì BN
không có chảy dịch tai và không có triệu chứng
viêm mũi xoang Còn 1 ca thuộc nhóm vá nhĩ và
CHXC theo kiểu màng nhĩ chỏm bàn đạp sau 3
tháng đã lành nhưng khi theo dõi 6 tháng thì
thủng lại tuy không chảy mũ tai trở lại nhưng
màng nhĩ bị hút lõm ở ¼ trước trên nghĩ nhiều
có thể do chúc năng vòi nhĩ tạo áp suất âm trong
hòm nhĩ của mỗi BN khác nhau. Theo nghiên
cứu của tác giả Snezana D. Jesic và cộng sự,
thủng lại màng nhĩ xuất hiên từ 3 đến 6 tháng và
có thể đến 12 tháng sau phẫu thuật tuy nhiên
theo Kartush và cộng sự cho rằng khoảng thới
gian chính xác mảnh ghép dễ bị thủng lại là
trong vòng 6 tháng đầu tiên sau phẫu thuật(8).
Về tỷ lệ lành màng nhĩ của nghiên cứu của
chúng tôi sau theo dõi 6 tháng là 90,0%, so với
các nghiên cứu của tác giả LesinsKas E(7) là
90,2% thì nghiên cứu của chúng tôi cũng gần
tương đồng. Còn theo nghiên cứu của tác giả
Attallah M.S và cộng sự, tỷ lệ lành màng nhĩ là là
85 %. Còn đối với nghiên cứu của tác giả Berger
G và cộng sự, tỷ lệ lành màng nhĩ chỉ đạt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
91
54,7%(2) so với nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ
này thấp hơn nhiều có thể do BN phẫu thuật vá
nhĩ lại trong nghiên cứu này có những tổn
thương ở vùng tai giữa phức tạp hơn, điều này
cũng cho thấy rằng phẫu thuật vá nhĩ lại là một
phẫu thuật không đơn giản, trong khi đó tỷ lệ
thành công của vá nhĩ lần đầu thường cao có thể
lên đến 98,6% theo nghiên cứu của tác giả
Indorewalla S. và cộng sự(6).
Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về mặt
cận lâm sàng: sự cải thiện sức nghe trên thính
lực đồ
VTGMT là một trong những nguyên nhân
chính gây suy giảm sức nghe đặc biệt là ở những
nước đang phát triển, đó là một gánh nặng về
mặt kinh tế và xã hội (5).Vì thế sự cải thiện sức
nghe sau phẫu thuật vá nhĩ cũng rất được quan
tâm.
Trước phẫu thuật
PTA trung bình của nhóm 3 là kém nhất sau
đó đến nhóm 2 còn nhóm 1 có PTA trung bình
tương đối khá hơn (53,3 dB; 42,07 dB; 39,21 dB).
Điều này chứng tỏ rằng khi màng nhĩ thủng
kèm tổn thương xương con thì thính lực sẽ bị
giảm nhiều hơn. Chúng tôi chưa tìm được đề tài
phẫu thuật vá nhĩ lại ở BNVTGMT có sự tính
ngưỡng nghe trung bình theo nhóm phẫu thuật
nên không có số liệu tương đồng để so sánh.
Sau PT 3 tháng
Dựa trên kết quả PTA trung bình chúng tôi
nhận thấy rằng sức nghe của nhóm 1đã có sự cài
thiện tuy chưa nhiều lắm (sau PT là 34,35 dB so
với trước PT là 39,21 dB), còn 2 nhóm còn lại sức
nghe chưa có sự cài thiện.
Nếu tính Hearing gain trung bình thì ở
nhóm 1 là 4,86 dB. Hai nhóm còn lại sức nghe
chưa tăng có thể do những nguyên nhân như
gelfoam chưa tan, tổn thương nhiều cấu trúc của
tai giữa, chưa có được sự dính của chuỗi xương
con được tái tạo với chỏm hay đế bàn đạp để tạo
sự truyền âm.
Sau PT 6 tháng
Qua kết quả PTA trung bình và hearing
gain trung bình so với trước mổ nhận thấy
rằng tất cả các nhóm sức nghe đều tăng và
tăng nhiều nhất là nhóm 3, nhóm 1 sau đó đến
nhóm 2 (PTA trung bình sau mổ so với trước
mổ: 41,67% so với 53,33%; 30,32% so vơi
39,21%; 40,82% so vơi 42,07%) (hearing gain
trung bình sau mổ chênh lệch so với trước mổ:
11,67; 8,89; 1,25). Điều này cho chúng ta thấy
rằng tuy có tổn thương xương con phối hợp
thì thính lực vẩn có thể cải thiện được.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nếu tính sự
cải thiện thính lực trên thính lực đồ theo từng
trường hợp, kết quả đạt được sau PT 6 tháng là 8
ca (40%). Còn theo nghiên cứu của tác giả
Lesinkas E và cộng sự (2011)(7), sự cải thiện sức
nghe ở những BN được phẫu thuật lại là 69,5%
(p < 0,05). So với nghiên cứu của chúng tôi thì
kết quả cải thiện thính lực sau mổ cúa tác giả có
cao hơn, có thể phụ thuộc vào tổn thương tai của
từng BN có khác nhau và vấn đề tự chăm sóc và
theo dõi sau mổ của từng BN.
Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau PT
vá nhĩ lại đã được trình bày thì chúng tôi nhận
thấy rằng:
Thành công: hồi phục hoàn toàn nghĩa là
màng nhĩ lành và thính lực cải thiện có 8 trường
hợp (40%), hồi phục một phần nghĩa là màng nhĩ
lành nhưng thính lực không cải thiện lả 10
trường hợp (50%).
Thất bại: có 2 trường hợp (10%).
Chúng tôi cũng nhận thấy không có mối liên
quan giữa tình trạng lành màng nhĩ với tuổi
cũng như với tình trạng màng nhĩ trước PT.
Điều này phù hợp với nghiên cứu cùa tác giả
Berger(2), nghiên cứu này cũng cho thấy không
có mối liên quan giữa tình trạng lành màng nhĩ
với tuổi và vị trí lỗ thủng. Không có mối liên
quan giữa PTA trung bình trước PT với tình
trạng màng nhĩ trước PT. Và cũng không có mối
liên quan giữa số lần BN đã phẫu thuật với
nhóm phương pháp phẫu thuật cũng như với
PTA trung bình trước PT
Có thể mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa
đủ lớn để có thể thấy rõ được mối liên quan này.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
92
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 20 bệnh nhân có độ tuổi từ
22 đến 63 trong đó có 14 nam và 6 nữ được chẩn
đoán Viêm tai giữa mạn tính đã được phẫu
thuật vá nhĩ ít nhất 1 lần và được phẫu thuật vá
nhĩ lại (có thể kèm chỉnh hình xương con tùy
từng trường hợp). BN được chia thành 3 nhóm
dựa theo 3 phương pháp phẫu thuật: vá nhĩ đơn
thuần (nhóm 1), vá nhĩ kèm chỉnh hình xương
theo kiểu màng nhĩ chỏm bàn đạp (nhóm 2), vá
nhĩ kèm chỉnh hình xương theo kiểu màng nhĩ
đế bàn đạp (nhóm 3) thực hiện tại bệnh viện
Trưng Vương trong thời gian từ tháng 01/2017
đến tháng 08/2018, chúng tôi rút ra được những
kết luận sau:
Về đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về
mặt lâm sàng: tình trạng lành màng nhĩ
Tuổi trung bình là 40,50 ± 10,23. Trong đó độ
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 30 - 49 (70,0%).
Giới: nam nhiều hơn nữ (70,0% so với
30,0%), tai T chiếm tỷ lệ cao hơn tai P (75,0% so
với 25,0%).
Tình trạng màng nhĩ trước phẫu thuật là
màng nhĩ thủng trung tâm chiếm tỷ lệ cao nhất
đến thủng toàn bộ, màng nhĩ lệch ngoài, thủng
nửa trước (25%, 20%, 15%, 15%) và sau đó là
thủng ở các vị trí khác chiếm tỷ lệ thấp hơn 5% ở
mỗi vị trí.
20 ca nghiên cứu được chia thành 3 nhóm
theo phương pháp phẫu thuật: nhóm 1: 13 ca
(65%), nhóm 2: 4 ca (20%), nhóm 3: 3 ca (15%).
Như vậy, vá nhĩ đơn thuần chiếm tỷ lệ 65%,
còn 35% còn lại có kèm chỉnh hình xương con
kèm theo.
Sau phẫu thuật 3 tháng: màng nhĩ lành
trên cả 2 tai T và P (không chia theo phương
pháp phẫu thuật): 18ca (90%), màng nhĩ lành
chia theo nhóm phương pháp phẫu thuật:
nhóm 1: 11ca (84,6%), nhóm 2: 4 ca (100%),
nhóm 3: 3 ca (100%).
Sau phẫu thuật 6 tháng:màng nhĩ lành trên
cả 2 tai T và P (không chia theo phương pháp
phẫu thuật) 18 ca (90%), màng nhĩ lành chia theo
nhóm phương pháp phẫu thuật: nhóm 1: 12 ca
(92,3%), nhóm 2: 3ca (75%), nhóm 3: 3 ca (100%).
Về đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ lại về
mặt cận lâm sàng: sự cải thiện sức nghe trên
thính lực đồ
Trước phẫu thuật
PTA trung bình trước phẫu thuật của tai T
cao hơn tai P (38,99 dB so với 50,66 dB) (không
tính theo nhóm phương pháp phẫu thuật).
PTA trung bình trước phẫu thuật tính theo
nhóm phương pháp phẫu thuật: PTA trung bình
của nhóm 3 là kém nhất sau đó đến nhóm 2, còn
nhóm 1 có PTA trung bình tương đối khá hơn
(53,3 dB; 42,07 dB; 39,21 dB).
Sau phẫu thuật 3 tháng
Dựa trên kết quả PTA trung bình chúng tôi
nhận thấy rằng sức nghe của nhóm 1 đã có sự
cải thiện tuy chưa nhiều lắm (sau PT là 34,35 dB
so với trước PT là 39,21 dB), còn 2 nhóm còn lại
sức nghe chưa có sự cải thiện.
Nếu tính Hearing gain trung bình thì chênh
lệch PTA trung bình sau PT 3 tháng và trước PT
là 4,86 dB ở nhóm 1 nghĩa là sức nghe đã tăng
hơn so với trước mổ nhung chưa nhiều.
Sau phẫu thuật 6 tháng
Tất cả các nhóm sức nghe đều tăng và tăng
nhiều nhất là nhóm 3, nhóm 1 sau đó đến nhóm
2 (PTA trung bình sau mổ so với trước mổ: 41,67
dB so với 53,33 dB; 30,32 dB so với 39,21 dB;
40,82 dB so với 42,07 dB) (hearing gain trung
bình sau mổ chênh lệch so với trước mổ: 11,67;
8,89; 1,25). Điều này cho chúng ta thấy rằng tuy
có tổn thương xương con nhưng sau phẫu thuật
thính lực vẫn có thể được cải thiện.
Thính lực đồ được cải thiện tính theo từng ca
8 ca (40%).
Chúng tôi cũng nhận thấy không có mối liên
quan giữa tình trạng lành màng nhĩ với tuổi và
tình trạng màng nhĩ trước PT (p > 0,05). Cũng
như không có mối liên quan giữa PTA trung
bình trước mổ với tình trạng màng nhĩ trước PT
(p > 0,05). Không có mối liên quan giữa số lần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
93
BN đã được phẩu thuật trước đó với nhóm
phương pháp phẩu thuật cũng như với PTA
trung bình trước phẩu thuật (p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Attallah MS (1996), Revision Tympanoplasty: Surgical Findings
and Results in Riyadh, ORL, 58: 36-38.
2. Berger G (1997), Revision Myringoplasty, J. Laryngol Otol, 111
(6): 517-520.
3. Glasscock ME, Gulya AJ (2003), Surgery of the Ear, pp 467-488.
4. Gupta S, Kalsotra P, Selgal S, Gupta N (2016). Review of
Parameters Used to assess Hearing Improvement in
Tympanoplasty. IOSR jourmal of dental and Medical Sciences.
Volume 15, Issue 2 ver.X, pp.122-128.
5. Gupta S, Kalsotra P (2013) Hearing gain in different types of
tympanoplasties. Indian J Oto; 19: 186-93.
6. Idorewala S và cộng sự (2015) Tympanoplasty ouycomes: A
review of 789 cases. Iranian Journal of OtoRhinolaryngology, Vol.27
(2), Serial No.79.
7. Lesinskas E, Stankeviciute V (2011), Results of revision
typanoplasty for chronic non cholesteatomatous otitis media,
Auris nasus larynx, 38 (2): 196-202.
8. Võ Tấn (1991), Tai mũi họng thực hành, tập 2, Nhà xuất bản Y
học, trang 31-60, 110- 124.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_phau_thuat_va_nhi_lai_o_benh_nhan_viem_tai.pdf