Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng Stoploss Jones Tube trong điều trị tắc lệ quản ngang: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 44
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TIẾP KHẨU HỒ LỆ MŨI
BẰNG STOPLOSS JONES TUBE TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC
LỆ QUẢN NGANG
Nguyễn Thị Hồng Hạnh*, Nguyễn Công Kiệt **
TÓM TẮT
Tên đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng Stoploss Jones tube trong điều trị tắc lệ
quản ngang.
Cơ sở: Phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng ống Jones cổ điển trong điều trị tắc lệ quản ngang thường gặp
nhiều biến chứng, đặc biệt là lệch ống và mất ống. Ống Stoploss Jones là loại ống được thiết kế cải tiến về chất liệu
và hình dạng nhằm mục đích giảm thiểu biến chứng của phẫu thuật này.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng Stoploss Jones tube trong điều trị tắc lệ
quản ngang, mô tả đặc điểm nhóm nghiên cứu, xác định tính hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật tiếp khẩu
hồ lệ mũi bằng ống Stoploss Jones trong điều trị tắc lệ quản ngang, đánh giá sự hài lòng củ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng Stoploss Jones Tube trong điều trị tắc lệ quản ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 44
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TIẾP KHẨU HỒ LỆ MŨI
BẰNG STOPLOSS JONES TUBE TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC
LỆ QUẢN NGANG
Nguyễn Thị Hồng Hạnh*, Nguyễn Công Kiệt **
TÓM TẮT
Tên đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng Stoploss Jones tube trong điều trị tắc lệ
quản ngang.
Cơ sở: Phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng ống Jones cổ điển trong điều trị tắc lệ quản ngang thường gặp
nhiều biến chứng, đặc biệt là lệch ống và mất ống. Ống Stoploss Jones là loại ống được thiết kế cải tiến về chất liệu
và hình dạng nhằm mục đích giảm thiểu biến chứng của phẫu thuật này.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng Stoploss Jones tube trong điều trị tắc lệ
quản ngang, mô tả đặc điểm nhóm nghiên cứu, xác định tính hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật tiếp khẩu
hồ lệ mũi bằng ống Stoploss Jones trong điều trị tắc lệ quản ngang, đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca, Can thiệp lâm sàng không nhóm chứng
Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 27 mắt (27 bệnh nhân). Tuổi trung bình là 46. Tỷ lệ nam:nữ là 1:1,7.
Nghề nghiệp lao động chân tay chiếm 85,2%, lao động trí óc chiếm 14,8%. Thời gian chảy nước mắt trước phẫu
thuật trung bình là 24 tháng. Nguyên nhân tắc lệ quản ngang thường gặp: tự phát (33,3%), thông lệ đạo
(22,2%), viêm nhiễm (22,2%), chấn thương (14,8%), bẩm sinh (7,4%). Chiều dài ống Stoploss Jones trung bình
là 19,37 ± 1,04 mm. Sau 6 tháng phẫu thuật, tỷ lệ thành công đạt 96,3%, thất bại chiếm 3,7%.Biến chứng thường
gặp gồm: viêm kết mạc góc trong, u hạt, lệch ống, tắc ống, Không có trường hợp nào bị mất ống.
Kết luận: Phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng Stoploss Jones tube an toàn và hiệu quả trong điều trị tắc lệ
quản ngang.
Từ khóa: Ống Stoploss Jones, tắc lệ quản ngang, tiếp khẩu hồ lệ mũi
ABSTRACT
RESULTS OF CONJUNCTIVODACRYOCYSTORHINOSTOMY WITH STOPLOSS JONES TUBES IN
LACRIMAL CANALICULAR OBSTRUCTION.
Nguyen Thi Hong Hanh, Nguyen Cong Kiet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 44 - 50
Background: Conjunctivodacryocystorhinostomy with Jones tubes in lacrimal canalicular obstruction
reveals many complications, especially tube malposition and extrusion. Stoploss Jones tube with special design
aims at decreasing complications of the procedure.
Objectives: (1) Describing sample characteristics. (2) Evaluating efficacity and safety of the procedure. (3)
Evaluating patient satisfaction
Method: Clinical trial without a control group.
Results: The research was done on 27 eyes (27 patients). Average age is 46. Male:Female ratio is 1:1.7.
*Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh ** BM. Mắt Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Hồng Hạnh ĐT: 0909094212 Email: tinybears@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 45
Manual worker is preponderant (85.2% versus 14.8% brainworker). Average duration before surgery is 24
months. Causes of lacrimal canalicular obstruction: idiopathic (33.3%), complication of lacrimal probing (22.2%),
infection (22.2%), trauma (14.8%), congenital (7.4%). Average length of Stoploss Jones tube is 19.37 ± 1.04 mm.
The result comprised 96.3% success and 3.7% failure after 6 months. Common complications are: medial
conjunctivitis, granuloma, tube malposition, tube obstruction. There is no case with tube extrusion.
Conclusion: Conjunctivodacryocystorhinostomy with Stoploss Jones tube is safe and efficient in treatment of
lacrimal canalicular obstruction.
Keyword: Stoploss Jones tube, lacrimal canalicular obstruction, conjunctivodacryocystorhinostomy
MỞ ĐẦU
Chảy nước mắt là triệu chứng thường gặp và
là lý do quan trọng khiến bệnh nhân đến khám
mắt. Trong các nguyên nhân, chảy nước mắt do
tắc lệ quản ngang chiếm tỷ lệ 14,8%(12). Nếu
không được điều trị, chảy nước mắt sẽ gây khó
chịu, rối loạn thị giác, ảnh hưởng đến sinh hoạt,
lao động, học tập cũng như giao tiếp xã hội của
bệnh nhân.
Năm 1962, Lester Jones lần đầu tiên mô tả
phẫu thuật nối thông hồ lệ mũi, trong đó sử
dụng một ống thủy tinh dể dẫn lưu nước mắt từ
hồ lệ đến ngách mũi giữa. Phương pháp này
được xem như phương pháp chuẩn để điều trị
tắc lệ quản cho đến ngày nay(11). Tuy nhiên, theo
thời gian, phương pháp này cũng bộc lộ những
điểm yếu, đó là tỷ lệ biến chứng khá cao; trong
đó, biến chứng thường gặp nhất khiến cho phẫu
thuật thất bại là lệch ống, mất ống. Do đó, ngay
sau khi ra đời, phẫu thuật này đã tiếp tục được
cải tiến bởi chính tác giả và các đồng nghiệp
khác, nhằm làm tăng tỷ lệ thành công, giảm
thiểu biến chứng. Có rất nhiều công trình nghiên
cứu nhằm cải tiến từ chất liệu ống, đến kiểu
dáng thiết kế ống, cũng như kỹ thuật phẫu
thuật(2,4,5,6,7,8,9,10). Tuy nhiên, dù đã áp dụng rất
nhiều phương pháp cải tiến, tỷ lệ biến chứng do
di lệch ống vẫn không giảm nhiều.
Gần đây, tập đoàn FCI (France Chirurgie
Instruments) đã đưa ra thị trường một loại
ống Jones cải tiến được đặt tên là Stoploss
Jones tube (sau đây gọi là ống Stoploss Jones) -
nghĩa là ống Jones “không còn bị rơi mất”.
Đây là loại ống hình trụ thẳng, đường kính
thân 2,2 mm, đường kính vành trên là 3,5 mm
hoặc 4 mm. Đường kính vành dưới là 4mm.
Vành dưới cách đầu dưới ống 2mm. Thân ống
và vành trên ống được làm bằng pyrex – dạng
thủy tinh rất ít gây kích thích tại chỗ, lại dẫn
nước mắt tốt nhờ lực mao dẫn. Vành dưới làm
bằng silicon có tính mềm dẻo nên vành dưới
này có thể ép gọn lại trong quá trình đặt ống,
và sẽ bung ra để cố định ống sau khi đã nằm
đúng vị trí trong đường hầm nhỏ gọn được
tạo bằng laser diode 980 nm. Nhờ có 2 vành
trên, dưới nên ống có thể được cố định tốt tại
2 đầu của đường hầm, giúp ống không bị di
lệch lên trên hay xuống dưới. Với những ưu
điểm trên, phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi
bằng laser và nội soi, kết hợp đặt ống Stoploss
Jones hứa hẹn giải quyết được vấn đề giảm
thiểu biến chứng sau mổ.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu
kỹ thuật, kết quả, tỷ lệ thành công và biến
chứng của phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi kết
hợp với đặt ống Stoploss Jones trong điều trị
tắc lệ quản ngang.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm nhóm nghiên cứu.
Xác định tính hiệu quả và tính an toàn của
phẫu thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng ống
Stoploss Jones trong điều trị tắc lệ quản ngang.
Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số mục tiêu
Tất cả bệnh nhân bị chảy nước mắt được
chẩn đoán do tắc lệ quản ngang.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 46
Dân số nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán tắc lệ quản
ngang trên và dưới điều trị phẫu thuật tại khoa
Tạo Hình Thẩm Mỹ – Thần Kinh Nhãn Khoa,
Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
7/2016 đến tháng 7/2017.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tắc lệ quản ngang trên và dưới < 8mm.
Có khả năng theo dõi, tái khám theo hẹn.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Chấn thương đứt lệ quản có biến dạng
xương mũi.
Sẹo gây mất cấu trúc hồ lệ.
Đang viêm xoang.
Các bệnh lý Tai Mũi Họng làm tắc vùng
khoang mũi.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu loạt ca, Can thiệp lâm sàng
không nhóm chứng.
Cỡ mẫu
Vì đây là bệnh ít gặp nên chúng tôi lấy mẫu
theo phương pháp lấy mẫu hàng loạt ca.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện cho đến khi kết thúc
thời gian nghiên cứu.
Biến số nghiên cứu
Biến số nền (biến số độc lập).
Tuổi: biến định lượng, đơn vị tính là năm.
Giới: biến định tính: nữ = 0, nam = 1.
Nghề nghiệp: biến định tính: lao động trí óc
= 0, lao động tay chân = 1.
Nguyên nhân: biến định tính, gồm 6 giá trị,
tương ứng với các nguyên nhân thường gặp gây
tắc lệ quản(3,17,18): chấn thương, bỏng = 1, thông lệ
đạo = 2, tự phát = 3, bẩm sinh = 4, sau viêm = 5 .
Thời gian chảy nước mắt: biến định lượng,
đơn vị tính là tháng.
Tiền căn phẫu thuật lệ đạo: không = 0, 1 lần =
1, 2 lần = 2.
Chiều dài ống Stoploss Jones: biến định
lượng, đơn vị tính là mm.
Biến số khảo sát (biến số phụ thuộc)
Mức độ chảy nước mắt trước và sau mổ:
phân loại theo thang điểm Munk(12). Đây là biến
định tính, mã hóa: độ 0 = 0, độ 1 = 1, độ 2 = 2, độ
3 = 3, độ 4 = 4, độ 5 = 5.
Bảng 1: Phân độ chảy nước mắt theo thang điểm
Munk
Độ Thang điểm Munk
0 Không chảy nước mắt
1 Chảy nước mắt cần phải lau < 2 lần / ngày
2 Chảy nước mắt cần phải lau 2 - 4 lần / ngày
3 Chảy nước mắt cần phải lau 5 - 10 lần / ngày
4 Chảy nước mắt cần phải lau >10 lần / ngày
5 Chảy nước mắt liên tục
Kết quả điều trị: biến định tính, mã hóa:
Xấu = 0: không giảm chảy nước mắt, ống
không thông, thử nghiệm Jones I (-).
Trung bình = 1: giảm chảy nước mắt, ống
thông, thử nghiệm Jones I (+).
Tốt = 2: hết chảy nước mắt, ống thông, thử
nghiệm Jones I (+).
Thành công khi kết quả đạt tốt và trung bình.
Thất bại khi kết quả là xấu.
Sự hài lòng của bệnh nhân: biến định tính,
mã hóa: Không hài lòng = 0, Hài lòng = 1, Rất hài
lòng = 2.
Biến chứng: biến định tính, mã hóa: không =
0, có = 1.
Trong trường hợp có biến chứng, xác định và
mã hóa loại biến chứng như sau – là các biến
chứng thường gặp nhất khi đặt ống Jones(18):
Viêm kết mạc = 1, U hạt kết mạc = 2, Lệch ống =
3, Tắc ống = 4, Mất ống = 5.
Thời điểm xảy ra biến chứng: biến định
lượng, đơn vị tính là tuần.
KẾT QUẢ
Tuổi
Nghiên cứu cho thấy tuổi nhỏ nhất là 23
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 47
tuổi, lớn nhất là 77 tuổi, tuổi trung bình là 46.
Giới
Nữ chiếm 63,0%, và nam chiếm 37,0 %. Tỷ
lệ nam:nữ là 1:1,7.
Nghề nghiệp
Tắc lệ quản thường gặp ở những bệnh nhân
lao động tay chân (85,2%) hơn là lao động trí óc
(14,8%).
Thời gian chảy nước mắt trước khi bệnh nhân
được can thiệp phẫu thuật
Thấp nhất là 2 tháng, nhiều nhất là 310
tháng, và đa số rơi vào thời điểm 24 tháng.
Nguyên nhân tắc lệ quản
Do tự phát thường gặp nhất (33,3%). Các
nguyên nhân khác: do thông lệ đạo (22,2%),
viêm (22,2%), chấn thương (14,8%),
bẩm sinh (7,4%).
Tiền căn phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 74,1%
bệnh nhân điều trị lần đầu tiên, 18,5% đã phẫu
thuật TKHLM với ống Jones 1 lần, 7,4% bệnh
nhân đã TKHLM với ống Jones 2 lần và tất cả
các trường hợp thất bại với ống Jones cũ đều
là do rơi mất ống.
Chiều dài trung bình của ống Stoploss Jones
được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi là
19,37 ±1,04 mm.
Tỷ lệ thành công
Bảng 2: Tỷ lệ thành công của phẫu thuật theo
thời gian
1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng
Thành công
Tốt
Trung bình
27 (100%)
16 (59,3%)
11 (40,7%)
27 (100%)
18 (66,7%)
9 (33,3%)
27 (100%)
22 (81,5%)
5 (18,5%)
26 (96,3%)
23 (85,2%)
3 (11,1%)
Thất bại (xấu) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 1 (3,7%)
Tỷ lệ biến chứng
Bảng 3: Tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật.
1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng
Viêm kết mạc 1 (3,7%) 1 (3,7%) 1 (3,7%)
U hạt kết mạc 1 (3,7%) 1 (3,7%)
Lệch ống 1 (3,7%) 1 (3,7%)
Tắc ống 1 (3,7%)
Mất ống 0 0 0 0
BÀN LUẬN
Tuổi
Nhìn chung, tắc lệ quản thường gặp ở lứa
tuổi trung niên. Nguyên nhân có thể do sự lão
hóa các cấu trúc giải phẫu của lệ đạo theo thời
gian.
Giới
Nguyên nhân của sự khác biệt tỷ lệ bệnh
theo giới tính và theo tuổi có lẽ là do sự sụt
giảm hormone giới tính nữ khi bước vào lứa
tuổi trung niên. Ngoài ra, nữ giới có xu hướng
quan tâm đến sức khỏe và thẩm mỹ nhiều hơn
nam giới nên họ đi khám nhiều hơn khi có
triệu chứng chảy nước mắt.
Nghề nghiệp
Tắc lệ quản thường gặp ở những bệnh
nhân lao động tay chân hơn là lao động trí óc.
Điều này có lẽ do công việc lao động tay chân
là yếu tố nguy cơ của chấn thương và viêm –
là 2 nguyên nhân thường gặp của tắc lệ quản.
Thời gian chảy nước mắt trước khi bệnh
nhân được can thiệp phẫu thuật
Thường khá dài, cho thấy bệnh nhân
thường bỏ qua triệu chứng chảy nước mắt khi
mức độ còn nhẹ; và chịu đựng một thời gian
dài đến khi chảy nước mắt nhiều mới đi khám.
Nguyên nhân tắc lệ quản
Do tự phát thường gặp nhất. Các nguyên
nhân khác bao gồm: do thông lệ đạo, viêm kết
mạc (thường có liên quan đến HSV), chấn
thương, bẩm sinh. Các nghiên cứu khác trên
thế giới cũng cho thấy các nguyên nhân
thường gặp của tắc lệ quản là tự phát, viêm,
chấn thương(2,13,16). Tuy nhiên nguyên nhân
thông lệ đạo, chiếm tỷ lệ tương đối cao trong
nghiên cứu của chúng tôi, lại không thấy ghi
nhận trong các nghiên cứu của nước ngoài.
Điều này chứng tỏ ở nước ta, hệ thống chăm
sóc mắt ban đầu ở tuyến dưới còn yếu, nhân
viên y tế chưa nắm vững kỹ thuật thông lệ đạo
nên đã vô tình làm tổn thương niêm mạc lệ
quản, gây tắc lệ quản về sau.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 48
Tiền căn phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 74,1%
bệnh nhân điều trị lần đầu tiên, 18,5% đã phẫu
thuật TKHLM với ống Jones 1 lần, 7,4% bệnh
nhân đã TKHLM với ống Jones 2 lần và tất cả
các trường hợp thất bại với ống Jones cũ đều
là do rơi mất ống. Điều này cho thấy ống Jones
cổ điển có tỷ lệ thất bại cao do biến chứng tuột
mất ống, khiến bệnh nhân không hài lòng và
mong muốn tìm kiếm một giải pháp mới để
giải quyết tình trạng chảy nước mắt cũng như
giảm biến chứng mất ống.
Chiều dài trung bình của ống Stoploss
Jones được sử dụng trong nghiên cứu của
chúng tôi là 19,37±1,04 mm. Chiều dài này gần
nhất với nghiên cứu của tác giả Park, là 18–20
mm(15), và cũng tương đồng với nghiên cứu
của Schwarcz, là 18±1,6 mm(19).
Nghiên cứu của Bagdonaite lại có chiều
dài ống Stoploss Jones trung bình là 13 mm
(10 – 16 mm)(1). Sở dĩ có sự chênh lệch này là
do kỹ thuật phẫu thuật khác nhau.
Bagdonaite áp dụng kỹ thuật thông thường:
đặt ống Jones từ cục lệ đến hốc mũi với góc
nghiêng khoảng 30 so với mặt phẳng ngang,
dưới lệ quản chung một chút. Còn chúng tôi
và một số tác giả khác như Park, Schwacrz lại
áp dụng kỹ thuật cải tiến: đặt ống Jones từ
cục lệ đến hốc mũi với góc nghiêng 45 so với
mặt phẳng ngang.
Đối với kỹ thuật thông thường, miệng ống
Jones nằm trực tiếp trong hồ lệ. Bagdonaite
cho rằng nếu đặt ống dốc hơn (theo kiểu cải
tiến) thì tăng khả năng dẫn lưu nước mắt,
nhưng ngược lại, cần chọn ống dài hơn và do
đó tăng nguy cơ tắc nghẽn ống(1).
Schwarcz và các tác giả khác lại cho rằng ở
phương pháp cải tiến, miệng ống Jones nằm ở
cùng đồ kết mạc phía dưới – trong, giúp cải
thiện thẩm mỹ hơn so với phương pháp thông
thường, giấu được phần miệng ống dưới mí
mắt góc trong. Ở phương pháp cải tiến, đường
hầm mô mềm dài hơn giúp cố định ống vững
chắc hơn. Phần đầu ống nằm trong hốc mũi
cũng có khoảng trống rộng rãi, thông thoáng
hơn, ít đụng chạm vào cuống mũi giữa. Ngoài
ra, hướng đứng của ống giúp nước mắt lưu
thông tốt hơn nhờ vào tác động của trọng lực
lên dịch trong lòng ống(16,19).
Tỷ lệ thành công
Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, tỷ lệ
thành công là 96,3%, thất bại là 3,7%, tương
đương với sự hài lòng của bệnh nhân là 96,3%,
và không hài lòng là 3,7%.
Bảng 3. Tỷ lệ thành công của các nghiên cứu.
Tỷ lệ thành
công
Tốt Trung
bình
Xấu
Schwarcz
(19)
Bagdonaite
(1)
85%
92%
65%
20%
15%
NTH Hạnh 96,3% 85,2% 11,1% 3,7%
Tác giả Schwarcz nghiên cứu phẫu thuật
tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng ống Jones cổ điển
nhưng với kỹ thuật mổ nội soi cải tiến (đường
hầm đi xiên 45), tỷ lệ thành công đạt 85%,
trong đó 65% tốt và 20% trung bình(19).
Tác giả Bagdonaite nghiên cứu phẫu
thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng ống Stoploss
Jones nhưng với kỹ thuật mổ nội soi thông
thường (đường hầm đi xiên 30), tỷ lệ thành
công đạt 92%(1).
Nghiên cứu của chúng tôi ứng dụng phẫu
thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng ống Stoploss
Jones và với kỹ thuật mổ nội soi cải tiến, tỷ lệ
thành công đạt 96.3%. So sánh với các nghiên
cứu khác, tỷ lệ thành công trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn. Điều này có lẽ do
chúng tôi đã kết hợp nhiều cải tiến trong
nghiên cứu: ống Stoploss Jones bản thân nó là
1 sản phẩm đã bao gồm trong đó cả cải tiến về
hình dạng lẫn chất liệu so với ống Jones cổ
điển. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với cải
tiến trong kỹ thuật mổ tạo đường hầm đi xiên
45 giúp tối ưu hóa những ưu điểm của ống
Stoploss Jones.
Tỷ lệ biến chứng
Biến chứng trong phẫu thuật tiếp khẩu hồ
lệ mũi thông thường gồm 2 nhóm:
Biến chứng liên quan đến sự di chuyển
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 49
ống: lệch ống, mất ống.
Biến chứng liên quan đến sự lưu ống
trong thời gian dài: viêm kết mạc, u hạt kết
mạc, tắc ống.
Tỷ lệ biến chứng trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Lim
C, và gần giống so với nghiên cứu của
Bagdonaite. Điều này là do nghiên cứu của
Lim C sử dụng ống Jones cổ điển, nên biến
chứng nhiều hơn hẳn, đặc biệt là các biến
chứng liên quan đến sự di chuyển ống.
Nghiên cứu của Bagdonaite và của chúng tôi
sử dụng ống Stoploss Jones, về mặt lý thuyết
có nhiều ưu điểm và ít biến chứng. Và trên
thực tế, 1 nghiên cứu khác của Bagdonaite
trong 12 năm so sánh kết quả phẫu thuật với 3
loại ống Jones đã cho thấy ống Stoploss Jones
ít gặp biến chứng hơn; riêng biến chứng mất
ống hoàn toàn không xuất hiện(2). Nghiên cứu
của chúng tôi cũng cho kết quả giống như vậy.
Ống Stoploss Jones được đặt và lưu vĩnh
viễn nên sẽ gặp đầy đủ các biến chứng của
ống lưu, như: viêm kết mạc góc trong, u hạt
kết mạc, tắc ống. Tuy nhiên, các biến chứng
này hoàn toàn có thể hạn chế được nếu bệnh
nhân hợp tác tốt và lâu dài trong việc chăm
sóc ống hậu phẫu(17).
Riêng biến chứng mất ống không xảy ra
trong nghiên cứu của chúng tôi, do hình dạng
ống Stoploss Jones được thiết kế đặc biệt để
tránh biến chứng này: vành trên của ống làm
bằng thủy tinh, loe ra để giữ không cho ống
tuột xuống dưới. Vành dưới của ống làm bằng
silicon, khép lại khi đang ở trong dường hầm
và bung ra khi ra khỏi đường hầm, tạo thành
cái chốt chặn không cho ống di chuyển ngược
lên trên. Và tất nhiên đi kèm với nó phải là
một đường hầm có đường kính nhỏ gọn, ôm
vừa khít lấy ống để phát huy tác dụng neo
chặn của 2 vành ống. Và như vậy thiết kế của
ống đã thực sự chứng minh hiệu quả giống
như tên gọi của nó: Stoploss Jones - ống Jones
“không còn bị rơi mất”.
Trong nghiên cứu, các biến chứng khác
xuất hiện rải rác trong suốt quá trình theo dõi
hậu phẫu từ 1 tuần đến 6 tháng. Khi phát hiện
có biến chứng, chúng tôi đều can thiệp để xử
trí biến chứng sớm nhất có thể, và sau khi biến
chứng được khắc phục thì tình trạng chảy
nước mắt cũng cải thiện hơn. Bệnh nhân cũng
được tư vấn kỹ để chăm sóc mắt phẫu thuật
tốt hơn để tránh biến chứng tái phát. Theo tác
giả Rosen, tỷ lệ thành công và biến chứng của
phẫu thuật phụ thuộc khá nhiều vào chăm sóc
hậu phẫu và khả năng hợp tác lâu dài của
bệnh nhân. Bệnh nhân được hướng dẫn cách
tự mình vệ sinh ống hàng ngày vào mỗi buổi
sáng bằng thử nghiệm hít nước ngang qua
ống: Bệnh nhân được nhỏ nước muối sinh lý
vào cùng đồ, 1 tay bịt mũi đối diện lại và hít
mạnh để nước từ hồ lệ đi vào ống xuống mũi.
Bệnh nhân cũng cần xịt rửa làm ẩm hốc mũi
và hỉ mũi để làm sạch chất xuất tiết. Nếu bệnh
nhân chăm sóc ống chu đáo và đúng cách thì
sẽ khắc phục được các biến chứng do lưu ống
lâu ngày như tắc ống, viêm kết mạc, hơi thở
hôi do chất tiết bám trong lòng ống(14).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy phẫu
thuật tiếp khẩu hồ lệ mũi bằng laser diode 980
nm dưới hướng dẫn của nội soi, kết hợp đặt
ống Stoploss Jones là một phương pháp điều
trị tắc lệ quản ngang có hiệu quả cao và tương
đối an toàn nên có thể được áp dụng trong
điều trị tắc lệ quản ngang trong thực hành lâm
sàng hàng ngày.
Do thời gian theo dõi còn khá ngắn nên
chúng tôi đề nghị nên có thêm những nghiên
cứu với thời gian theo dõi kéo dài hơn để đánh
giá chính xác hơn hiệu quả của phương pháp
điều trị này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bagdonaite L, Pearson AR (2015). Early Experience with the
StopLoss Jones Tube. Orbit, 34 (3), pp. 132-6.
2. Bagdonaite L, Pearson AR (2015). Twelve-Year Experience of
Lester Jones Tubes-Results and Comparison of 3 Different
Tube Types. Ophthal Plast Reconstr Surg, 31 (5), pp. 352-6.
3. Bouzas AG (1973). Virus aetiology of certain cases of lacrimal
obstruction. Br J Ophthalmol, 57 (11), pp. 849-51.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 50
4. Carroll JM, Beyer CK (1973).
Conjunctivodacryocystorhinostomy using silicone rubber
lacrimal tubes. Archives of Ophthalmology, 89 (2), pp. 113-115.
5. Chandler AC, Wadsworth JA (1973).
Conjunctivodacryocystostomy: a modified
conjunctivodacryocystor-hinostomy. Transactions of the
American Ophthalmological Society, 71, pp. 272-286.
6. Chung YJ, Kim G, Sohn BK (2004). Conjunctivorhinostomy
with rubber-tipped Jones tube. Ann Plast Surg, 52 (1), pp. 68-
71.
7. Dailey RA, Tower RN (2005). Frosted jones pyrex tubes.
Ophthal Plast Reconstr Surg, 21 (3), pp. 185-7.
8. Fan X, Bi X, Fu Y, Zhou H (2008). The use of Medpor coated
tear drainage tube in conjunctivodacryo-cystorhinostomy. Eye
(Lond), 22 (9), pp. 1148-53.
9. Gladstone GJ, Brazzo BG (2006). Endoscopic Conjunctivoda-
cryocystorhinostomy, In: Cohen AJ, Mercandetti M, Brazzo
BG, Editors, The Lacrimal System, Springer, USA, 1st ed., pp.
172-181.
10. Gladstone GJ, Putterman AM (1985). A modified glass tube for
conjunctivodacryocystorhinostomy. Archives of Ophthalmology,
103 (8), pp. 1229-1230.
11. Jones LT (1962). The cure of epiphora due to canalicular
disorders, trauma and surgical failures on the lacrimal
passages. Trans Am Acad Ophthalmol Otolaryngol, 66, pp. 506-
24.
12. Kashkouli MB, Pakdel F, Kiavash V (2012). Assessment and
Management of Proximal and Incomplete Symptomatic
Obstruction of the Lacrimal Drainage System. Middle East
African Journal of Ophthalmology, 19 (1), pp. 60-69.
13. Khoubian JF, Kikkawa DO, Gonnering RS (2006).
Trephination and silicone stent intubation for the treatment of
canalicular obstruction: effect of the level of obstruction.
Ophthal Plast Reconstr Surg, 22 (4), pp. 248-52.
14. Komínek P (2007). Conjunctivodacryo-cystorhinostomy with
the Insertion of a Jones Tube, In: Weber RK, et al, Editors, Atlas
of Lacrimal Surgery, Springer Berlin Heidelberg, Berlin,
Heidelberg, pp. 127-141.
15. Park M S, Chi M J, Baek S H (2007). Clinical study of
endoscopic endonasal conjunctivodacryocystorhinostomy
with Jones tube placement. Ophthalmologica, 221 (1), pp. 36-40.
16. Rose GE, Welham RA (1991). Jones' lacrimal canalicular
bypass tubes: twenty-five years' experience. Eye (Lond), 5 ( Pt
1), pp. 13-9.
17. Rosen N, Ashkenazi I, Rosner M (1994). Patient Dissatisfaction
After Functionally Successful Conjunctivoda-
cryocystorhinostomy With Jones Tube. American Journal of
Ophthalmology, 117 (5), pp. 636-42.
18. Sandford-Smith JH (1970). Herpes simplex canalicular
obstruction. Br J Ophthalmol, 54 (7), pp. 456-60.
19. Schwarcz RM, Lee S, Goldberg RA, Simon G J (2007).
Modified conjunctivodacryocystorhinostomy for upper
lacrimal system obstruction. Arch Facial Plast Surg, 9 (2), pp.
96-100.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_phau_thuat_tiep_khau_ho_le_mui_bang_stoplos.pdf