Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa chữa kênh nhĩ thất trung gian và toàn phần tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa chữa kênh nhĩ thất trung gian và toàn phần tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 106 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA CHỮA KÊNH NHĨ THẤT TRUNG GIAN VÀ TOÀN PHẦN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Trí Thanh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh kênh nhĩ thất chiếm tỉ lệ 2,9% trong số các bệnh tim bẩm sinh. Điều trị nội khoa chỉ có tính chất nâng đỡ, điều trị Ngoại khoa thì triệt để nhưng phải đúng thời điểm, đúng chỉ định và kỹ thuật mổ phù hợp. Để đánh giá về đặc điểm tổn thương bệnh, thời điểm mổ, kỹ thuật mổ và kết quả, chúng tôi nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị sớm phẫu thuật kênh nhĩ thất toàn phần tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt dọc, tiền cứu Kết quả: Chúng tôi có 53 bệnh nhân, trong đó nam chiếm tỉ lệ 43,4% và nữ 56,6%; 23 bệnh nhân là kênh nhĩ thất thể trung gian và 30 toàn thể; tuổi trung bình 5,2 ± 9,3; trọng lượng trung bình 13,8 ± 12,7 kg. Kết quả sau mổ, trong nhóm kênh nhĩ thất thể trung gian, c...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa chữa kênh nhĩ thất trung gian và toàn phần tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 106 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA CHỮA KÊNH NHĨ THẤT TRUNG GIAN VÀ TOÀN PHẦN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Trí Thanh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh kênh nhĩ thất chiếm tỉ lệ 2,9% trong số các bệnh tim bẩm sinh. Điều trị nội khoa chỉ có tính chất nâng đỡ, điều trị Ngoại khoa thì triệt để nhưng phải đúng thời điểm, đúng chỉ định và kỹ thuật mổ phù hợp. Để đánh giá về đặc điểm tổn thương bệnh, thời điểm mổ, kỹ thuật mổ và kết quả, chúng tôi nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị sớm phẫu thuật kênh nhĩ thất toàn phần tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt dọc, tiền cứu Kết quả: Chúng tôi có 53 bệnh nhân, trong đó nam chiếm tỉ lệ 43,4% và nữ 56,6%; 23 bệnh nhân là kênh nhĩ thất thể trung gian và 30 toàn thể; tuổi trung bình 5,2 ± 9,3; trọng lượng trung bình 13,8 ± 12,7 kg. Kết quả sau mổ, trong nhóm kênh nhĩ thất thể trung gian, có 1,9% hở van hai lá nặng, 5,7% hở van hai lá trung bình và 11,3% hở van hai lá nhẹ; có 7,5% hở van ba lá trung bình; không có trường hợp nào hở van hai lá nặng; không có thông liên nhĩ hay thông liên thất tồn lưu; có 1 trường hợp (1,9%) bị Block nhĩ thất độ 3 sau đó tự hồi phục; không có trường hợp nào tử vong. Tuy nhiên trong nhóm kênh nhĩ thất toàn thể, có 11,3% hở van nhĩ thất chung bên trái nặng; 37% hở van nhĩ thất chung bên trái trung bình; 20,7% hở nặng van nhĩ thất chung bên phải trung bình; có 9,4% block nhĩ thất độ 3 sau đó tự hồi phục; 1,9% bị tử vong. Kết luận: Phẫu thuật sửa chữa triệt để kênh nhĩ thất trung gian và toàn phần cho kết quả sớm tương đối tốt, tuy nhiên tùy thuộc vào thể loại bệnh và tổn thương kèm theo, nếu phẫu thuật đúng thời điểm và đúng kỹ thuật thì có thể giảm được tỉ lệ biến chứng và tử vong, tuy nhiên cần được nghiên cứu với số bệnh nhân lớn và theo dõi dài hạn hơn. Từ khóa: Phẫu thuật sửa chữa kênh nhĩ thất trung gian và toàn phần ABSTRACT RESULT EVALUATION FOR SURGICAL REPAIR OF ATRIOVENTRICULAR SEPTAL DEFECTS AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER, HO CHI MINH CITY Vu Tri Thanh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 106 – 111 Introduction: Atrioventricular septal defect (AVSD) contributes to 2.9% of congenital heart defects. Internal medicine treatment is only for supportive. Surgical treatment is full recovery, but must be timely, appropriate indication and surgical techniques. To assess the characteristics of lesions, time of surgery, surgical techniques and results, we study and assess the results of early treatment of AVSD surgery at University Medical Center, Ho Chi Minh city. Method: Prospective descriptive study Results: There were 53 patients, of which males accounted for 43.4% and females 56.6%; 23 patients had intermediate and 30 patients had complete AVSD; mean age was 5,2 ± 9,3 years; mean weight was 13,8 ± 12,7 kg. At post - operative results, in intermediate AVSD group, 1.9% of patients showed severe mitral valve regurgitation, while 5.7% had moderate and 11.3% had mild mitral valve regurgitation; 7.5% with moderate * Bộ môn Ngoại lồng ngực – Tim mạch, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: TS BS Vũ Trí Thanh ĐT: 0938999929 Email: drthanhtrinh2000@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 107 tricuspid regurgitation; There were no cases of severe mitral valve regurgitation; no persistent atrial or ventricular septal defect; there was 1 case (1.9%) with type 3 atrioventricular block, then self - recovery; There was no mortality in our series. However, in complete AVSD group, 11.3% having severe left common AV valve regurgitation; while 37% was moderate; 20.7% had moderate right common AV regurgitation; 9.4% had type 3 atrioventricular block then self - recovery; 1.9% was dead. Conclusion: Surgical repair of intermediate and complete AVSD carried early good outcomes, however, based on the type of disease and associated lesions, the surgery is timely with appropriate technique could reduce the rate of death and complications, but it should be done with larger number of patients and longer -term studies. Keywords: surgical repair of transitional and complete atrioventricular septal defects ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh kênh nhĩ thất toàn phần được gọi là bệnh do khiếm khuyết gối nội mạc hoặc kênh nhĩ thất hoặc thông sàn nhĩ thất. Tần suất bệnh Kênh nhĩ thất chiếm tỉ lệ 2,9% trong số các bệnh tim bẩm sinh. Bệnh này đặc trưng bởi Thông liên nhĩ lỗ thứ nhất, thông liên thất rộng không hạn chế và tổn thương van nhĩ thất nặng. Van hai lá và ba lá không có sự phân chia rõ rệt, nó có chung một vòng van. Van nhĩ thất chung thường có 5 mảnh. Kênh nhĩ thất được chia thành 4 loại là Kệnh nhĩ thất bán phần (Partial AVSD), Kênh nhĩ thất thể chuyển tiếp (Transitional AVSD), Kênh nhĩ thất thể trung gian (Intermediate AVSD) và Kênh nhĩ thất toàn phần (Complete AVSD) tùy vào mức độ bắc cầu của van nhĩ thất chung trên trái trên thông liên thất(1,Error! Reference source not found.,12,14). Bệnh này diễn tiến ngày càng nặng gây suy tim sung huyết, tăng áp động mạch phổi làm cho trẻ bị khó thở, chậm phát triển về thể chất và tinh thần. Điều trị nội khoa chỉ có tính chất nâng đỡ, điều trị Ngoại khoa có tính chất điều trị triệt để, tuy nhiên phải đúng thời điểm, đúng chỉ định và kỹ thuật mổ phù hợp. Trên thế giới, sau báo cáo đầu tiên về phẫu thuật điều trị kênh nhĩ thất bởi Lillehei và cộng sự, nhiều kỹ thuật sửa chữa triệt để đã được mô tả, trong đó bao gồm sửa chữa hở van nhĩ thất và đóng các lỗ thông trong tim bằng 1 hay 2 miếng patch(1,Error! Reference source not found.,13,14). Tại Việt Nam, phẫu thuật điều trị kênh nhĩ thất đã được tiến hành tại một số bệnh viện như: bệnh viện E, bệnh viện tim Hà nội, viện tim thành phố Hồ Chí Minh. Song các nghiên cứu hồi cứu và mới chỉ đánh giá kết quả ban đầu. Do vậy việc đánh giá chi tiết về đặc điểm tổn thương bệnh, mổ bằng kỹ thuật nào, kết quả ra sao là rất cần thiết. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá kết quả điều trị sớm sau phẫu thuật kênh nhĩ thất toàn phần tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tổng số bệnh nhân được phẫu thuật kênh nhĩ thất trung gian và toàn phần tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 1/2016 đến tháng 7/2017 được lựa chọn với tiêu chuẩn: Chẩn đoán xác định bằng siêu âm, kênh nhĩ thất trung gian hoặc toàn phần. Những trường hợp bị tăng áp phổi nặng được thông tim đo kháng lực phổi. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô tả cắt dọc, tiền cứu. Từ 1/2016 đến 7/2017, tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chúng tôi đã phẫu thuật điều trị 28 trường hợp kênh nhĩ thất. Các bệnh nhân khi nhập viện sẽ được tiến hành chẩn đoán các vấn đề của kênh nhĩ thất thông qua bệnh sử (có hội chứng Down hay không), khám lâm sàng, cận lâm sàng (X-quang ngực thẳng, điện tâm đồ, siêu âm tim). Chẩn đoán xác định kênh nhĩ thất dựa vào siêu âm tim. Siêu âm tim là phương tiện đơn giản, không xâm lấn nhưng rất hữu ích để chẩn đoán và đánh giá, tiên lượng, lên kế hoạch phẫu thuật. Xác định chẩn đoán kênh nhĩ thất qua các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 108 đặc điểm: có thông liên nhĩ nguyên phát, có hoặc không có thông liên thất, có chẽ ở lá trước van nhĩ thất trái gây hở van với các mức độ khác nhau, có 1 hoặc 2 bộ máy van nhĩ thất, đánh giá mức độ hở van nhĩ thất trái, phải, xác định các tổn thương phối hợp: tồn tại lỗ bầu dục, thông liên nhĩ thứ phát, tồn tại TM chủ trên (T), đánh giá kích thước thất trái, chức năng co bóp thất trái, áp lực động mạch phổi... Nếu trên siêu âm tim có tăng áp lực động mạch phổi nặng hoặc nghi ngờ có nhiều tổn thương phối hợp sẽ làm thông tim chẩn đoán. Mở ngực đường giữa xương ức. Thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể qua ống lấy máu hai tầng ở nhĩ phải và ống cho máu ở gốc động mạch chủ. Nhiệt độ cơ thể có thể giữ ở 37oC hay hạ xuống 32oC. Bảo vệ cơ tim bằng cách truyền dung dịch liệt tim xuôi dòng vào gốc động mạch chủ. Dung dịch liệt tim lạnh 4oC có máu. Làm lạnh bề mặt tim bằng đá nhuyễn. Mở nhĩ (P) từ đáy tiểu nhĩ đến gần TM chủ dưới, song song với rãnh nhĩ thất. Sau khi mở nhĩ (P), xác định các cấu trúc giải phẫu trong tim. Những thành phần giải phẫu cần đánh giá và điều trị bao gồm: thông liên nhĩ, thông liên thất, van nhĩ thất chung, van nhĩ thất trái và van nhĩ thất phải. Phẫu thuật gồm các bước đóng lại thông liên thất, đóng lại khe hở trên lá van trái, phân chia van nhĩ thất chung thành van nhĩ thất trái và van nhĩ thất phải riêng biệt, sửa chữa van nhĩ thất trái, sửa chữa van nhĩ thất phải, đóng lại thông liên nhĩ, bảo tồn đường dẫn truyền. Kết quả phẫu thuật sớm được đánh giá dựa trên các thông số đánh giá trên lâm sàng, cận lâm sàng. Trên siêu âm tim sẽ đánh giá: không còn thông liên nhĩ và thông liên thất tồn lưu. Hậu phẫu sẽ đánh giá các biến chứng, xác định tỷ lệ tử vong. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu của chúng tôi có 53 bệnh nhân, trong đó 23 bệnh nhân là nam, chiếm tỉ lệ 43,4% và 30 nữ chiếm 56,6%. Có 23 bệnh nhân là kênh nhĩ thất thể trung gian và 30 bệnh nhân thể toàn phần. Tuổi trung bình là 5,2 ± 9,3. Trọng lượng trung bình là 13,8 ± 12,7 kg. Hình 1: Phân bố bệnh theo giới Hình 2: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi Hầu hết bệnh nhân đến muộn nên tất cả đều có tình trạng tăng áp phổi từ mức độ trung bình đến nặng, trong đó, tăng áp phổi ở mức độ trung bình là 42 bệnh nhân (79,2%) trong khi mức độ nặng là 11 bệnh nhân (20,8%). Những bệnh nhân này có bóng tim lớn và có tăng tuần hoàn phổi trên XQ ngực thẳng. Những trường hợp có tăng áp phổi nặng đều được thông tim chẩn đoán để đánh giá mức độ tăng áp động mạch phổi. Đối với những bệnh nhân này, chúng tôi thường sử dụng chất ức chế milrinone (chất ức chế phosphodiesterase) trước mổ và tiếp tục dùng trong thời gian sau mổ, đồng thời được an thần, thở máy trong ICU từ 12 đến 24 giờ. Trong nhóm kênh nhĩ thất trung gian, nghiên cứu siêu âm tim cho thấy 17,4% người bệnh trước phẫu thuật (n = 4) hở van 2 lá nhẹ, 17,4% (n=4) ở mức độ vừa và 65,2% (n=15) ở mức độ nặng; 78,3% (n = 18) bệnh nhân hở van 3 lá ở mức độ vừa. Trong nhóm kênh nhĩ thất toàn thể, nghiên cứu siêu âm tim cho thấy 100% trường hợp có hở nặng van chung nhĩ thất. Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận các tổn thương kèm theo gồm có tim 1 thất dạng thất phải 8 trường hợp (15,1%), thất phải hai đường thoát 4 trường hợp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 109 (7,5%), tứ chứng Fallot 2 trường hợp (3,8%), bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi 4 trường hợp (7,5%), hẹp động mạch phổi 2 trường hợp (3,8%), còn ống động mạch 9 trường hợp (17%); 1 trường hợp có MAPCAs (1,9%) và 1 trường hợp situs inversus (1,9%). Kết quả sau mổ, trong nhóm kênh nhĩ thất thể trung gian, có 1 trường hợp (1,9%) hở van hai lá nặng, 3 trường hợp (5,7%) hở van hai lá trung bình, và 6 trường hợp (11,3%) có hở van hai lá nhẹ, có 4 trường hợp (7,5%) hở van ba lá trung bình, không có trường hợp nào hở van hai lá nặng; không có thông liên nhĩ hay thông liên thất tồn lưu; có 1 trường hợp (1,9%) bị Block nhĩ thất độ 3 sau đó tự hồi phục; không có trường hợp nào tử vong. Tuy nhiên trong nhóm kênh nhĩ thất toàn thể, có 6 trường hợp (11,3%) hở van nhĩ thất chung bên trái nặng; 11 trường hợp (37%) hở van nhĩ thất chung bên trái trung bình; 17 trường hợp (20,7%) hở nặng van nhĩ thất chung bên phải trung bình; có 5 trường hợp (9,4%) bị block nhĩ thất độ 3 sau đó tự hồi phục; 1 trường hợp (1,9%) bị tử vong. Bảng 1. Biến chứng sau mổ Biến chứng sau mổ Số trường hợp Tỉ lệ (%) Nhiễm trùng Nhiễm trùng vết mổ Viêm phổi 5 18 9,4 34 Tràn dịch màng phổi Tràn dịch dưỡng trấp Tràn dịch không dưỡng trấp 1 13 1,9 24,5 Tràn khí màng phổi 3 5,7 Tràn dịch màng tim 4 7,5 Block nhĩ thất độ III tạm thời 6 11,3 Nội khí quản và thở máy sau mổ, kéo dài trên 2 tuần 7 13,2 Tử vong 1 1,9 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy kênh nhĩ thất trung gian và toàn phần thể hiện trên lâm sàng bệnh tim ở nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết bệnh nhân đều là những người phát hiện trễ vì được chuyển đến muộn, với các yếu tố tiên lượng xấu như suy tim, hở van mức độ vừa đến nặng trước phẫu thuật và tăng áp phổi(1,Error! Reference source not found.,14). Với tiến bộ trong kỹ thuật mổ, gây mê, hồi sức, kết quả của phẫu thuật điều trị triệt để kênh nhĩ thất trung gian và toàn phần ngày càng được cải thiện(5,Error! Reference source not found.,11). Việc chọn thời điểm phẫu thuật là rất quan trọng. Trong nghiên cứu, chúng tôi chọn thời điểm mổ nhiều nhất là trước 1 tuổi vì những bệnh nhân này hở nặng van 2 lá và van nhĩ thất chung và lỗ thông liên nhĩ và thông liên thất lớn, tăng áp phổi nặng, suy tim ứ huyết, kém đáp ứng điều trị nội khoa. Với những trường hợp bị hở van mức độ nhẹ hoặc vừa, lỗ thông liên nhĩ nhỏ hoặc vừa, chưa tăng áp động mạch phổi hoặc tăng nhẹ, chúng tôi điều trị nội khoa và thời điểm mổ tốt nhất là từ 2 đến 6 tuổi. Weintraub RG(15) cho rằng nếu sau mổ tình trạng hở van mức độ vừa tăng lên đáng kể, đó là do sự hở van mức độ nặng trước mổ; hở van trước phẫu thuật cũng làm tăng tỷ lệ tử vong. Chowdhury UK(3) và các cộng sự cũng cho rằng sau khi sửa chữa kênh nhĩ thất, 10% bệnh nhân đã hở van tim nặng hơn và hầu hết những bệnh nhân này đều bị hở van tim nặng trước mổ. Jerbi S(7) cùng cộng sự cũng quan sát thấy rằng trong 56 bệnh nhân được sửa chữa kênh nhĩ thất bị hở van hai lá hậu phẫu, có 28,5% trường hợp ở cấp độ I, 60% trường hợp ở cấp độ 2, trong khi 7,5% trường hợp hở van hai lá cấp độ 3,4. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm kênh nhĩ thất toàn thể, có 6 trường hợp (20%) hở van nhĩ thất chung bên trái nặng. Tất cả những trường hợp này đều có hở van nặng trước mổ. Manning(8) cũng gợi ý rằng sự cùng tồn tại của tăng áp phổi cùng những bất thường van hai lá phức tạp làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trong phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật sửa chữa sớm có thể ngăn diễn tiến bệnh hở van hai lá, tăng áp phổi, loạn nhịp tim và suy tim. Nghiên cứu của Jeffrey P. Jacobs và Martin J Elliot(Error! Reference source not found.) cùng cộng sự nghiên cứu phẫu thuật kênh nhĩ thất bán phần có tỉ lệ block tim vĩnh viễn dưới 1% và cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn; Portman MA(13) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 110 cùng cộng sự cũng cho rằng phẫu thuật sửa chữa kênh nhĩ thất trung gian có tỷ lệ tử vong thấp, tuy nhiên hở van hai lá tồn lưu lại khá phổ biến mặc dù ở mức độ nhẹ đến vừa và rối loạn nhịp tim là một biến chứng khá thường, đôi khi đòi hỏi phải đặt máy tạo nhịp. Trong NC của chúng tôi, nhóm kênh nhĩ thất thể trung gian có 4,7% bị block và nhóm kênh nhĩ thất toàn thể có 16,7% bị block nhĩ thất độ 3 nhưng tất cả trường hợp tự hồi phục không cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Để tránh biến chứng block nhĩ thất, trước đây chúng tôi chủ động để lỗ xoang vành sang bên trái. Nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới nhận thấy việc để lỗ xoang vành bên trái và bên phải không có khác biệt về tỉ lệ rối loạn dẫn truyền sau mổ. Vì vậy, chúng tôi vẫn để bên phải, đồng thời hết sức cẩn thận trong các mũi khâu ở vùng nguy hiểm, dùng kim nhỏ, mũi khâu rất nông chỉ vừa đủ để giữ miếng vá màng tim. Gurbuz AT(4) và cộng sự báo cáo rằng việc tắc nghẽn đường thoát thất trái sau khi sửa chữa kênh nhĩ thất bán phần có thể phổ biến hơn nhiều so với các nghiên cứu khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào tắc nghẽn đường thoát thất trái sau phẫu thuật, tuy nhiên cần theo dõi thêm trong thời gian hậu phẫu. Để tránh hẹp đường ra thất trái, trong những trường hợp bị thiểu sản lá trước van hai lá, chúng tôi chủ động mở rộng lá van bằng miếng vá màng ngoài tim. Bảng 2. Kết quả sau phẫu thuật kênh nhĩ thất trung gian, so sánh với các tác giả Tác giả Hở van 2 lá nhẹ (%) Hở van 2 lá vừa (%) Hở van 2 lá nặng (%) Tử vong (%) Jerbi S (2009) 28,5 60 7,5 1,8 Murashita (2004) (10) 67,7 30 3,3 1,6 Chúng tôi (2017) 11,3 5,7 1,9 0 Hầu hết các trường hợp kết quả không tốt như hở van nhĩ thất chung bên trái nặng, block nhĩ thất độ 3, viêm phổi, tràn dịch dưỡng trấp, cần thở máy và nằm lâu trong hồi sức xảy ra ở bệnh nhân có thương tổn ở tim phối hợp, nhỏ ký và tăng áp phổi nặng; có 1 trường hợp tử vong xảy ra trên bệnh nhân đến trễ, 6 tuổi, bị kênh nhĩ thất toàn phần, tim 1 thất dạng thất phải, hẹp phổi, hở van chung nhĩ thất nặng. KẾT LUẬN Phẫu thuật sửa chữa triệt để kênh nhĩ thất trung gian và toàn phần cho kết quả sớm tương đối tốt, tuy nhiên tùy thuộc vào thể loại bệnh và tổn thương kèm theo, nếu phẫu thuật đúng thời điểm và đúng kỹ thuật thì có thể giảm được tỉ lệ biến chứng và tử vong, tuy nhiên cần được nghiên cứu với số bệnh nhân lớn và theo dõi dài hạn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barratt-Boyes B (1973). Heart Disease in Infancy: Diagnosis and Surgical Treatment: Correction of atrioventricular canal defects in infancy using profound hypothermia, EA Harris Edinburgh and London, Churchill Livingstone, p.285. 2. Backer C, Mavroudis C (2013). Pediatric Cardiac Surgery (4rth Edition): Atrioventricular Canal Defects, Wiley-Blackwell, p.342–358. 3. Chowdhury UK, Airan B, Malhotra A, Bisoi AK, Kalaivani M, Govindappa RM, et al (2009). Specific issues after surgical repair of partial atrioventricular septal defect: actuarial survival, freedom from reoperation, fate of the left atrioventricular valve, prevalence of left ventricular outflow tract obstruction, and other events, J Thorac Cardiovasc Surg, 137(3), p.548–555. 4. Gurbuz AT, Novick WM, Pierce CA, Watson DC (1999). Left ventricular outflow tract obstruction after partial atrioventricular septal defect repair, Ann Thorac Surg, 68(5), p.1723–1726. 5. Jacobs JP, Elliott MJ, Larry R, Kaiser R, Kron IL (2014). Mastery of cardiothoracic surgery of Thomas: Atrioventricular canal defects, L Spray 3rd editors, p.892–909. 6. Jacobs JP, Elloit MJ (2014). Mastery of Cardiothoracic Surgery 3rd Edition: Atrioventricular Canal Defects, Philadelphia Wolters Kluwer/Lippincott Williams, p. 892–909. 7. Jerbi S, Tarmiz A, Romdhani N, Kortas C, Chaouch N, Alimi F, et al (2009): Surgery of 56 patients having a partial atrioventricular septal defect, Ann Cardiol Angeiol (Paris), 58(2), p.129–133. 8. Manning PB, Mayer JE, Jr, Sanders SP, Coleman EA, Jonas RA, Keane JF, et al (1994): Unique features and prognosis of primum ASD presenting in the first year of life, Circulation, 90(5 Pt 2), p.30–35. 9. Kanani M, Elliott MJ (2014). Johns Hopkins Textbook of Cardiothoracic Surgery. 2nd Edition: Atrioventricular Septal Defect, New York: McGraw Hill Education, p.1043–1060. 10. Murashita T, et al (2004). Left atrioventricular valve regurgitation after repair of incomplete atrioventricular septal defect, The Annals of Thoracic surgery, Volume 77, Issue 6, p.2157-2162 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 111 11. Nicholas TK, Eugene HB, Frank LH, James K Kirklin (2013). Atrioventricular Septal Defect, Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac Surgery Philadelphia 4th edition, p.1228–1273. 12. Pillai R, Ho SY, Anderson RH, Lincoln C (1986). Ostium primum atrioventricular septal defect: an anatomical and surgical review, Ann Thorac Surg, 41(4), p.458–461 13. Portman MA, Beder SD, Ankeney JL, van Heeckeren D, Liebman J, Riemenschneider TA: A 20-year review of ostium primum defect repair in children, Am Heart J, 110(5), p.1054–1058. 14. Somerville J (1965). Ostium primum defect: factors causing deterioration in the natural history, Br Heart J, 27(3), p.413– 423. 15. Weintraub R, Brawn W, Venables A, Mee R (1990). Two-patch repair of complete atrioventricular septal defect in the first year of life. Results and sequential assessment of atrioventricular valve function, J Thorac Cardiovasc Surg, 99(2), p.320–326. Ngày nhận toàn văn: 23/11/2017 Ngày nhận bài nhận xét: 24/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_phau_thuat_sua_chua_kenh_nhi_that_trung_gia.pdf
Tài liệu liên quan