Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 32
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MỞ KHÍ QUẢN
XUYÊN DA NONG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Lâm Huyền Trân*, Ngô Thế Hải*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong (MKQXDN) tại Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả trên 53 bệnh nhân tiên lượng thở máy kéo dài, được chỉ định
MKQXDN bằng kỹ thuật Ciaglia tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 05 năm
2016.
Kết quả: 53 BN trong nhóm nghiên cứu với 25 nam và 28 nữ, tuổi trung bình là 71 tuổi, tiên lượng thở
máy kéo dài là 100% BN, thời gian đặt nội khí quản trước mổ trung bình là 18 ngày và thời gian mổ trung bình
là 5,92 phút. Tai biến lúc mổ chiếm tỉ lệ 11,3% với chảy máu nhẹ 5,7%. Biến chứng sớm có tỉ lệ 7,5% với chảy
máu là chủ yếu, 1 bệnh nhân tràn khí dưới da, màng phổi, trung thất (1,9%). Tỉ lệ b...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 32
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MỞ KHÍ QUẢN
XUYÊN DA NONG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Lâm Huyền Trân*, Ngô Thế Hải*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong (MKQXDN) tại Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả trên 53 bệnh nhân tiên lượng thở máy kéo dài, được chỉ định
MKQXDN bằng kỹ thuật Ciaglia tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 05 năm
2016.
Kết quả: 53 BN trong nhóm nghiên cứu với 25 nam và 28 nữ, tuổi trung bình là 71 tuổi, tiên lượng thở
máy kéo dài là 100% BN, thời gian đặt nội khí quản trước mổ trung bình là 18 ngày và thời gian mổ trung bình
là 5,92 phút. Tai biến lúc mổ chiếm tỉ lệ 11,3% với chảy máu nhẹ 5,7%. Biến chứng sớm có tỉ lệ 7,5% với chảy
máu là chủ yếu, 1 bệnh nhân tràn khí dưới da, màng phổi, trung thất (1,9%). Tỉ lệ biến chứng muộn là 15,1% với
đa số chảy máu nhẹ và vừa 9,5%, viêm tấy vết mổ 3,8%. Sau 1 tháng, tỷ lệ mô hạt ở phía trên lỗ mở khí quản là
15,8%.
Kết luận : Phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả cho những bệnh
nhân đặt nội khí quản cần mở khí quản.
Từ khóa : Mở khí quản xuyên da nong
ABSTRACT
EVALUATE THE RESULTS OF PERCUTANEOUS DILATIONAL TRACHEOSTOMY AT NGUYEN TRI
PHUONG HOSPITAL
Lam Huyen Tran, Ngo The Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 32 - 38
Objectives: Evaluate the results of percutaneous dilatational tracheotomy at Nguyen Tri Phuong hospital.
Methods: Prospectively descriptive study with 53 patients required prolonged mechanical ventilator support
who were indicated percutaneous dilatational tracheotomy by Ciaglia technique at Nguyen Tri Phuong hospital
from 05/2015 to 05/2016
Results: There were 53 patients in the study group with 25 males and 28 females. Mean age was 71 years.
Prolonged mechanical ventilator support was 100%. Mean procedure time was 5.92 minutes and duration of
intubation before PDT was 18 days. The intraoperative complication rate was 11.3% with mild bleeding 5.7%.
Early postoperative complication was found in 7.5% with bleeding the most common, subcutaneous emphysema
and pneumothorax 1.9%. Late postoperative complication was 15.1% with mild and moderate bleeding 9.5%,
stoma infection 3.8%. After one month, suprastomal granulation rate were 25.8 %.
Conclusion: Percutaneous dilatational tracheotomy is a safe and effective surgery for intubated patients who
require elective tracheotomy
Key word: Percutaneous dilatational tracheotomy (PDT).
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc: BS CKII Ngô Thế Hải ĐT: 0903921250 Email: princo250@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 33
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật mở khí quản được các tài liệu
Ai cập cổ đại mô tả đầu tiên vào năm 3600
trước Công nguyên. Tuy nhiên, cho đến đầu
thế kỷ XX Chevalier Jackson đưa ra hướng
dẫn rõ ràng.
Nửa sau thế kỷ XX, trên thế giới xuất hiện
phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong. Đây là
phẫu thuật xâm lấn tối thiểu do Shelden mô tả
lần đầu vào năm 1955, Ciaglia hoàn chỉnh kỹ
thuật và phổ biến rộng rãi từ năm 1985.
Có nhiều công trình nghiên cứu về phẫu
thuật mở khí quản xuyên da nong ở các nước
Mỹ, Anh, Pháp, Ý(3). cũng như với các nước
Châu Á, Đông Nam Á như Ấn Độ, Nhật bản,
Hàn Quốc, Mã Lai(10) phẫu thuật này được ứng
dụng rộng rãi.
Ở Việt Nam, Lâm Huyền Trân(5), Lê Thị Việt
Hoa(7) cũng có những nghiên cứu bước đầu về
phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong cho kết
quả khả quan.
Các nghiên cứu cho thấy phẫu thuật mở khí
quản xuyên da nong có nhiều ưu điểm hơn so
với phẫu thuật mở khí quản thông thường ở chỗ:
đường rạch nhỏ, tỷ lệ chảy máu, nhiễm trùng vết
mổ ít, tỷ lệ tử vong thấp hơn, là phẫu thuật nong
qua màng liên sụn, giảm thiểu tổn thương sụn
khí quản, tỷ lệ sẹo hẹp về sau thấp. Trong khi đó,
mở khí quản thông thường do rạch qua sụn khí
quản, gây tổn thương sụn, tỷ lệ sẹo hẹp tại vị trí
rạch cao.
Cho đến ngày nay, phẫu thuật mở khí quản
thông thường có tính giá trị rất cao trong cấp
cứu, giải phóng đường thở. Việc quy chuẩn hóa,
đưa ra một số thông tin về ưu khuyết điểm của
phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong là rất
cần thiết nhằm giảng dạy và phổ biến ứng dụng
trên lâm sàng.Với tinh thần mong muốn học hỏi
một kỹ thuật mổ ứng dụng, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật mở khí quản
xuyên da nong tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”
với mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả phẫu thuật mở khí quản
xuyên da nong tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương.
Mục tiêu chuyên biệt
Khảo sát đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên
cứu.
Tỷ lệ tai biến, biến chứng của phẫu thuật mở
khí quản xuyên da nong.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Những bệnh nhân tiên lượng thở máy kéo
dài, đặt nội khí quản trước đó và có chỉ định mở
khí quản tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ
tháng 05/2015 đến tháng 05/2016.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân tiên lượng thở máy kéo dài, đặt
nội khí quản trước đó, có chỉ định mở khí quản
và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những BN có chống chỉ định: cấp cứu, trẻ
em, nhiễm trùng hoặc bệnh lý ác tính vùng trước
cổ, đã mở khí quản trước đó. Chống chỉ định
tương đối: Rối loạn đông máu (tỷ lệ Prothrombin
< 50%, số lượng tiểu cầu < 50.000), tuyến giáp to,
béo phì, cổ ngắn.
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca có can thiệp lâm
sàng.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương tiện nghiên cứu
Bộ dụng cụ khám TMH, phòng mổ: đèn
mổ đủ sang; bộ dụng cụ MKQXDN Ciaglia
Ultraperc.
Bộ ống soi cứng thanh khí quản trẻ em,
ống soi thanh quản, thẳng, O độ, máy nội soi
Karl Storz.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 34
Chuẩn bị Xét nghiệm tiền phẫu, nhịn ăn
uống trước đó 6-8 tiếng.
Kỹ thuật mổ
Mê nội khí quản, BN đầu ngửa, kê gối dưới
vai, bộc lộ rõ vùng khí quản.
Xác định các mốc giải phẫu: khuyết trên sụn
giáp, sụn nhẫn, vùng liên sụn, hõm ức, ranh giới
KQ.
Bước 1: Xác định khí quản.
Rạch da 1-1,5 cm, dùng kim chọc vào màng
liên sụn, rút hơi có bọt khí thoát ra.
Hình 1
Bước 2: luồn dây dẫn-nong khí quản bằng
các kim nong
Hình 2
Bước 3: Luồn nòng hướng dẫn-nong
Bước 4: Nong bằng ống nong Ciaglia Blue-
Rhino
Hình 3
Bước 5: Đưa canule vào khí quản
Hình 4
Nội soi sau MKQXDN 1 tháng và sau rút
canule 3 tháng
Chuẩn bị bệnh nhân xét nghiệm tiền phẫu,
nhịn ăn uống trước đó 6-8 tiếng.
Tiền mê với Midazolam, giảm đau Fentanyl
và dãn cơ, chỉ số SpO2 là 100%.
Dùng ống soi cứng thanh khí quản trẻ em,
ống nội soi thanh quản thẳng dài 22cm, 0 độ,
máy nội soi Karl Storz : quan sát thanh môn,
dưới thanh môn, phía trên lỗ MKQ, xả bóng
canule rút ra từ từ quan sát phía dưới lỗ MKQ,
trong lòng khí quản chủ yếu nơi tiếp xúc của khí
quản với bóng canule và với đầu xa canule. Rút
canule để quan sát lỗ MKQ bên trong lòng khí
quản, ghi nhận vị trí, hình dạng tổn thương và
thay canule mới.
Nếu BN đã rút canule trước đó, quan sát vị
trí, hình dạng sẹo tương ứng lỗ MKQ trong
lòng KQ.
Các chỉ tiêu nghiên cứu
Đặc điểm chung
tuổi, giới, nơi cư trú, bệnh tiên phát, bệnh
kèm theo, thời gian đặt NKQ trước mổ, chỉ số M,
HA, nhiệt độ, SpO2 trước và sau mổ, thời gian và
vị trí mổ.
Tai biến lúc mổ
Chảy máu, giảm oxy máu, vỡ bóng chèn
NKQ, sai đường, ngưng thở, tràn khí (dưới da,
màng phổi, trung thất), tình trạng canule lúc đặt
(khó đặt, vỡ bóng, tụt).
Biến chứng sớm (trong 24 giờ sau phẫu thuật
Chảy máu, tràn khí, canule (khó nuốt, rơi,
tắc, xì ballon).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 35
Biến chứng muộn (sau 24h phẫu thuật và đến
khi ra viện)
Chảy máu, nhiễm trùng chỗ mở, tràn khí,
vết mổ (viêm tấy, sung huyết, nhiễm trùng),
canule (khó nuốt, rơi, tắc, khó rút).
Nội soi sau mổ 1 tháng
Vị trí và hình dạng tổn thương.
Kết quả sau rút canule (tái khám sau 1 tháng
và 3 tháng)
Tình trạng sẹo lỗ MKQ, nội soi đánh giá
sẹo hẹp.
KẾT QUẢ-BÀN LUẬN
Khảo sát đặc điểm lâm sàng của mẫu
nghiên cứu
Đặc điểm chung
Bệnh nhân tiên lượng thở máy kéo dài, đặt
nội khí quản trước đó chiếm 100%, tuổi trung
bình là 71, tỷ lệ nam nữ gần như nhau, đa số cư
trú tại TP HCM, nguyên nhân MKQXDN do
viêm phổi - suy hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất 34%.
Bệnh kèm theo: cao huyết áp 69,8%, đái tháo
đường 34%, xẹp phổi 20,8%, cổ ngắn-thừa cân
9,4%.
Thời gian đặt nội khí quản trước khi
MKQXDN
Biểu đồ 1. Thời gian đặt nội khí quản trước khi
MKQXDN
Thời gian đặt nội khí quản trước khi
MKQXDN trung bình: 18,11 ± 10,59 ngày(1-49).
Số bệnh nhân có thời gian đặt NKQ từ 8-14 ngày
chiếm tỷ lệ cao nhất 32,1%. Tương tự với nghiên
cứu của Nguyễn Phước Thịnh(9).
Chức năng sống cơ bản
Không có sự thay đổi về nhịp tim, HA
trung bình, nhiệt độ trước và sau mổ, do
chuẩn bị BN tốt trước vô cảm, kiểm soát chặt
chẽ hh, tuần hoàn, bù đủ khối lượng tuần
hoàn. Tương tự nghiên cứu của Hoàng Quang
Tú(2), Lê Thị Việt Hoa(7).
Thay đổi SpO2
Sự thay đổi SpO2 trong và sau mổ được khắc
phục nhờ trước mổ 5 phút thở Oxy 100%, đảm
bảo thông khí tốt và thời gian mổ nhanh.
Thời gian phẫu thuật MKQXD
Thời gian trung bình trong nghiên cứu của
chúng tôi là 5,92 ± 1,25 phút (4 - 9 phút).
Kết quả này tương tự Lê Thị Việt Hoa(7) là 5,7
± 2,98 phút.
Vị trí MKQXDN
Mở khí quản trung bình 94,3%, mở khí
quản thấp 5,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
Tai biến và biến chứng phẫu thuật
Tai biến lúc mổ
Tai biến lúc mổ 11,3% với các tai biến: chảy
máu nhẹ 5,7%, giảm oxy máu 3,8%, vỡ bóng
chèn NKQ do kim đâm khi thăm dò 3,8%.
Tương tự nghiên cứu của Tan CC(10).
Biến chứng sớm (trong 24h sau mổ)
Biểu đồ 2. Biến chứng sớm
Bảng 1. So sánh tỷ lệ biến chứng sớm
Tác giả Phương pháp Năm %
Hoàng Quang Tú MKQXDN 2006 11,6
Lê Thị Việt Hoa nt 2010 7,32
Chúng tôi nt 2016 7,5
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 36
Chúng tôi gặp tỷ lệ biến chứng sớm 7,5%,
tương tự nghiên cứu của Lê Thị Việt Hoa(7), tỷ lệ
thấp hơn Hoàng Quang Tú(2) có thể do nghiên
cứu này tính thời điểm biến chứng sớm là từ sau
6 giờ mổ đến 14 ngày.
Biến chứng sớm gặp là chảy máu nhẹ 3,8%,1
BN tràn khí (dưới da, màng phổi, trung thất)
1,9%, 1 BN canule bị xì bóng 1,9%.
Trường hợp tràn khí: BN nữ 86 tuổi, chẩn
đoán nhập viện: cơn hen cấp/cao huyết áp, BN
được đặt NKQ –thở máy 3 tuần trước khi
MKQXDN. Trong lúc mổ, đâm kim thăm dò khí
quản 2 lần do BN có phản xạ nuốt phải rút kim
ra.Khoảng 6 giờ sau, vùng cổ mặt sưng to dần,
lan xuống 2 cánh tay. Lâm sàng: dấu lép bép -
Cận lâm sàng: Xq phổi thẳng, MSCT cổ ngực
thấy tràn khí màng phổi trái, tràn khí trung thất.
Xử trí: Dẫn lưu màng phổi trái. Nội soi phế quản
không thấy rách khí quản.
Sau 5 ngày tràn khí màng phổi, trung thất
không còn, rút dẫn lưu và 10 ngày sau tràn khí
dưới da giảm.
Cảm nghĩ: Do đâm kim thăm dò 2 lần tạo
chỗ hở vùng thành trước khí quản, không khí
len lỏi xung quanh và làm tràn khí.
Dự phòng: cần cho BN ngủ sâu không còn
phản xạ nuốt và phẫu thuật viên làm đúng kỹ
thuật.
Trường hợp canule bị xì bóng: BN nam, 88
tuổi, chẩn đoán trước MKQXDN là suy hô
hấp/nhiễm trùng máu/Gout cấp. Kiểm tra thử
bóng canule trước khi đặt vào khí quản, bóng
căng. Sau phẫu thuật 4 giờ, bóng mềm dần,
thay canule thứ 2, thứ 3, bóng vẫn xì từ từ ở
cùng vị trí.Tiến hành phẫu thuật lần 2, mở
rộng lỗ MKQ và thay canule loại khác, dài
hơn, bóng xì chấm dứt.
Cảm nghĩ: loại trừ khả năng lô hàng bị lỗi vì
sử dụng ở BN khác thì không bị xì ballon, có thể
lỗ MKQ bên trong có lộ phần sụn và chọc vào
bóng canule.
Biến chứng muộn (sau 24h phẫu thuật đến khi
xuất viện)
Bảng 2. So sánh tỷ lệ biến chứng muộn
Tác giả Phương pháp Năm %
Lê Thị Việt Hoa MKQXDN 2010 14,64
Chúng tôi nt 2016 15,1
Nguyễn Phước Thịnh MKQ thông thuòng 2010 46
Tỷ lệ biến chứng muộn trong nghiên cứu của
chúng tôi 15,1% tương tự Lê Thị Việt Hoa(7)
14,64% và thấp hơn Nguyễn Phước Thịnh(9) 46%.
Trong biến chứng muộn, chúng tôi gặp chảy
máu nhẹ và vừa tỷ lệ 9,5 %, viêm tấy vết mổ
3,8%, rơi canule gặp 1,9 %.
Viêm tấy vết mổ chúng tôi gặp 3,8% thấp
hơn rất nhiều so với Nguyễn Kim Ca(8) với 64 %
nhiễm trùng vết mổ khi MKQ thông thường.
Điều này cho thấy ưu điểm của phương pháp
MKQXDN: không rạch da rộng, không làm tổn
thương nhiều tổ chức xung quanh do có phẫu
trường hẹp và thời gian thực hiện phẫu thuật
ngắn hơn phương pháp MKQ thông thường.
Biến chứng mô hạt trong thời gian BN mang
canule
Một tháng sau MKQXDN, chúng tôi ghi
nhận kết quả 31 trường hợp nội soi. Trong đó
tổn thương mô hạt ở phía trên lỗ MKQ25,8%,
không thấy tổn thương ở các vị trí 74,2%. Tương
tự nghiên cứu của Koitschev A.(4) 23,8%. Tổn
thương mô hạt ở phía trên lỗ MKQ đa số là do
đặt nội khí quản làm tổn thương niêm mạc, thiếu
máu nuôi hoại tử mọc mô hạt.
Tác giả Lê Thanh Phong(6) ngoài tổn
thương mô hạt ở phía trên lỗ MKQ (chiếm tỷ
lệ 4,2%), còn gặp sẹo hẹp tại lỗ MKQ (5,6%),
sẹo ở phía dưới lỗ MKQ (15,2%), sẹo ở thành
sau khí quản (1,4%).
Tác giả Đặng Xuân Hùng(1) ghi nhận có 55%
hẹp khí quản ở các vị trí khác nhau : cựa trên khí
quản, phía dưới lỗ MKQ, lòng khí quản và đầu
xa canule.
Tỷ lệ hẹp khí quản của các nghiên cứu(6,1) khá
cao đặc biệt là sẹo hẹp ở lỗ MKQ so với kết quả
của chúng tôi chưa thấy trường hợp nào tổn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 37
thương tại lỗ MKQ. Sự khác nhau giữa nghiên
cứu của chúng tôi với các nghiên cứu(6,1) có thể
do chúng tôi theo phương pháp MKQXDN
không làm tổn thương sụn khí quản, nong qua
màng liên sụn, còn nghiên cứu(6,1) dùng phương
pháp MKQ thông thường rạch qua sụn, làm
thiếu hụt sụn ở thành trước KQ và dễ gây sẹo
hẹp về sau.
Kết quả sau rút canule
5 BN (9,4%) đã rút canule, tái khám sau 1
tháng, 3 tháng và ghi nhận: Sẹo chỗ MKQ lành
tốt, kích thước nhỏ, nội soi khí quản : thanh môn
thoáng, lòng KQ không sẹo hẹp.
Ưu, nhược điểm của phẫu thuật MKQXDN
Ưu điểm
Thời gian MKQ nhanh (dưới 6 phút), kỹ
thuật đơn giản; hạn chế tổn thương phần mềm
xung quanh khí quản; đường vào khí quản hẹp
khít, tránh được nhiễm khuẩn; tổn thương sụn
khí quản nhỏ, làm giảm nguy cơ biến chứng.
Nhược điểm
Chỉ định hạn chế; thực hiện kỹ thuật
không tốt có thể gây nguy cơ thủng thành sau
khí quản; chi phí khá cao.
KẾT LUẬN
Khảo sát đặc điểm lâm sàng của mẫu
nghiên cứu
Bệnh nhân tiên lượng thở máy kéo dài, đặt
nội khí quản trước đó và có chỉ định mở khí
quản chiếm 100%, tuổi trung bình là 71, viêm
phổi - suy hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất 34%,
bệnh nhân xẹp phổi được MKQXDN chiếm tỷ
lệ 20,8%. Không có sự thay đổi đáng kể về
nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ trước và sau phẫu
thuật. Sự khác biệt về SpO2 trước và sau phẫu
thuật được khắc phục nhờ thời gian phẫu
thuật nhanh, đảm bảo thông khí tốt. Đa số là
MKQ trung bình 94,3%. Thời gian đặt NKQ
trước khi MKQXDN trung bình 18 ngày. Thời
gian phẫu thuật trung bình 5,92 phút, tỷ lệ
thành công 100%.
Các tai biến, biến chứng do MKQXDN đa
số là nhẹ
Tai biến trong phẫu thuật là 11,3 % với đa số
chảy máu nhẹ 5,7%.
Biến chứng sớm 7,5% với chảy máu 3,8%,
tràn khí dưới da / màng phổi / trung thất 1,9%.
Biến chứng muộn 15,1% với chảy máu nhẹ
và vừa 9,5%, viêm tấy vết mổ 3,8% và 25,8% tổn
thương mô hạt phía trên lỗ MKQXDN.
Sau rút canule: sẹo vết mổ tốt, lành nhanh,
kích thước nhỏ, chưa phát hiện sẹo hẹp khí
quản.
Phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong là
một phẫu thuật có nhiều ưu điểm, an toàn, ít
tai biến. Hiện tại phẫu thuật mở khí quản
thông thường vẫn còn nguyên tính giá trị cao
trong cấp cứu, giải phóng đường thở,
MKQXDN là phẫu thuật góp phần để các bác
sĩ có thêm sự lựa chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Xuân Hùng (2010), "Khảo sát các vị trí thường gặp trong
biến chứng sẹo hẹp lòng khí quản sau thủ thuật mở khí quản", Y
học thực hành, 4 (714), 3-6.
2. Hoàng Quang Tú (2006), "Nghiên cứu so sánh hai phương pháp mở
khí quản thông thường và mở khí quản qua da trong hồi sức cấp cứu",
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học - gây mê hồi sức, Học viện
Quân y.
3. Kearney PA., Griffen MM, Ochoa JB, et al. (2000), "A Single-
Center 8-Year Experience With Percutaneous Dilational
Tracheostomy", Annals of Surgery, 231 (5), 701-709.
4. Koitschev A, Simon C., Blumenstock G., et al. (2006),
"Suprastomal tracheal stenosis after dilational and surgical
tracheostomy in critically ill patients", Anaesthesia, 61 (9), 832-7.
5. Lâm Huyền Trân (2014), "Bước đầu đánh giá hiệu quả phẫu
thuật mở khí quản xuyên da nong tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương", Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, 18 (1), 116-120.
6. Lê Thanh Phong (2012), "Đánh giá sự lành thương của phương
pháp mở khí quản kiểu chữ U ngược", Luận án tốt nghiệp chuyên
khoa II-Tai Mũi Họng, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
7. Lê Thị Việt Hoa (2009), "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp
mở khí quản Ciaglia tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Trung
ương quân đội 108", Tạp chí Y học Việt Nam, 1 (360), 12-16.
8. Nguyễn Kim Ca (2002), "Chăm sóc mở khí quản có canuyn bóng
chèn ở bệnh nhân cao tuổi", Luận án tốt nghiệp chuyên khoa II -
Tai Mũi Họng, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Phước Thịnh (2010), "Nghiên cứu chỉ định và các biến
chứng sớm của mở khí quản tại Huế", Luận án tốt nghiệp chuyên
khoa II-Tai Mũi Họng, Đại học Y Huế.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương năm 2016 38
10. Tan CC, Lee HS, Balan S. (2004), "Percutaneous dilational
tracheostomy--a 3 year experience in a general hospital in
Malaysia", Med J Malaysia, 59 (5), 591-7.
Ngày nhận bài báo: 10/10/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_phau_thuat_mo_khi_quan_xuyen_da_nong_tai_be.pdf