Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em

Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 133 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY TRÊN HAI LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY ĐẾN MUỘN Ở TRẺ EM Phan Văn Tiếp*, Phan Đức Minh Mẫn*, Trương Minh Mẫn** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay trẻ em đến muộn thường khó điều trị và dễ gặp các biến chứng như cứng khuỷu, tổn thương thần kinh mạch máu. Từ năm 2013, tại khoa Nhi bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh, đã bắt đầu thực hiện việc điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em bằng phương pháp mổ nắn và kết hợp xương. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em bằng phương pháp mổ nắn xuyên kim. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu với cỡ mẫu là 39 bệnh nhân. Đối tượng được chọn vào nghiên cứu là bệnh nhi (<15 tuổi) bị gãy trên hai lồi cầu cánh tay đến muộn và đã được phẫu thuật tại khoa Nhi Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh H...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 133 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY TRÊN HAI LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY ĐẾN MUỘN Ở TRẺ EM Phan Văn Tiếp*, Phan Đức Minh Mẫn*, Trương Minh Mẫn** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay trẻ em đến muộn thường khó điều trị và dễ gặp các biến chứng như cứng khuỷu, tổn thương thần kinh mạch máu. Từ năm 2013, tại khoa Nhi bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh, đã bắt đầu thực hiện việc điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em bằng phương pháp mổ nắn và kết hợp xương. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em bằng phương pháp mổ nắn xuyên kim. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu với cỡ mẫu là 39 bệnh nhân. Đối tượng được chọn vào nghiên cứu là bệnh nhi (<15 tuổi) bị gãy trên hai lồi cầu cánh tay đến muộn và đã được phẫu thuật tại khoa Nhi Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Thành Phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu: Về mặt giải phẫu: có 33 trường hợp (84,6%) góc Baumann không thay đổi thứ phát sau mổ, 35 trường hợp (89,7%) góc thân hành xương không thay đổi sau mổ. Hai trường hợp (5,12%) khuỷu vẹo trong, 31 trường hợp (79,5%) phục hồi chức năng có kết quả chung cuộc khá, tốt. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật mổ nắn, xuyên kim lồi cầu ngoài qua đường mổ ngoài khuỷu là phương pháp cố định vững chắc và mang lại kết quả phục hồi chức năng khá tốt trong việc điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em. Từ khóa: gãy trên hai lồi cầu cánh tay, mổ nắn xuyên kim. ABSTRACT EVALUATION OF SURGERY OF LATE SUPRACONDYLAR FRACTURE OF THE HUMERUS IN CHILDREN Phan Van Tiep, Phan Duc Minh Man, Truong Minh Man * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 133 - 138 Introduction: Late presentation of supracondylar fracture of the humerusin children would be difficult to treat, and at high risk of elbow deformities and neurovascular complications. Since 2013, in Paediatric Department of the Hospital for Traumatology and Orthopeadics Ho Chi Minh city, has applied open reduction and internal fixation (ORIF) for the treatment of the fracture. However, there has not been any statistical studies to evaluated the outcome. Objectives: To evaluate the results of treatment for late presentation of supracondylar fracture of the humerus in children using open reduction and internal fixation with K-wiring from lateral condyle. Method: Retrospective study with a sample size of 39 patients. Subjects in the study selected patients (<15 years old) on Supracondylar fracture of the humerus to explore and has been operating late in Paediatric Department at hospital for Traumatology and Orthopeadics Ho Chi Minh city. Result: 33/39 cases (84.6%), Baumann angles and 35/39 cases (89,7%) metaphyseal-dyaphyseal *Bệnh viện CTCH TP Hồ Chí Minh ** Bệnh Viện Chỉnh Hình và Phục Hồi Chức Năng Tp.HCM Tác giả liên lạc: Ths. BS. Trương Minh Mẫn, ĐT: 01682601721 Email: drminhmanctch@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 134 angles are not displaced secondary to surgery. Besides, for a regular method of straightening surgical needle with 5.12% recorded cases varus elbow complications; 79.5% of rehabilitation elbows pretty good case good overall results. Conclusion: The method fracture surgery on Supracondylar fracture of the humerus late in children by means of open reduction and internal fixation supracondylar through external incision is a surgical method has many advantages. Combine harvesting bone by means of bending open reduction and internal fixation supracondylar and cross the bridge apart is firmly fixed method and the method of ORIF supracondylar yield results fairly good rehabilitation. KeywordsSupracondylar fracture of the humerus, open reduction and internal fixation. ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em là loại gãy xương rất thường gặp ở vùng khuỷu. Có nhiều nguyên nhân gây gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay nhưng chủ yếu vẫn là tai nạn sinh hoạt, trẻ ngã chống tay gây lực gãy gián tiếp. Theo quan điểm hiện nay việc điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em là điểu trị cấp cứu ngay sau chấn thương. Tuy nhiên, có một tỉ lệ bệnh nhân không đến bệnh viện hay không được phẫu thuật sớm vì nhiều lí do như không điều trị ngay khi xảy ra chấn thương, bó thuốc nam, hôn mê do chấn thương sọ não, chỉ định bó bột cho những trường hợp gãy di lệch nhất là ở các nước đang phát triển như ở nước ta. Ở nước ta, vẫn giữ quan điểm chờ đợi đến khi can lệch mới điều trị những trường hợp gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em đến muộn. Năm 2013, tại khoa Nhi bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh, đã bắt đầu thực hiện việc điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em bằng phương pháp mổ nắn và kết hợp xương. Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu thống kê nào đánh giá kết quả điều trị. Vì thế, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em”. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá kết quả điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em bằng phương pháp mổ nắn xuyên kim. Đánh giá sự phục hồi về mặt cấu trúc giải phẫu sau mổ. Đánh giá sự phục hồi về chức năng khuỷu sau mổ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả những bệnh nhân nhi (<15 tuổi), bị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn khám và đã được mổ tại khoa Nhi Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình, Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2015. Tiêu chí loại trừ Thời gian từ khi chấn thương đến khi đến viện ít hơn 3 tuần và nhiều hơn 6 tuần. Có dị tật vùng khuỷu bẩm sinh kèm theo. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu dự kiến 30 bệnh nhân. Xử lý số liệu Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê theo chương trình STATA 10.0 KẾT QUẢ Phương pháp cố định xương Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng đường mổ ngoài và xuyên kim lối ngoài, có 27 trường hợp xuyên 2 kim, 8 trường hợp xuyên 3 kim và 4 trường hợp xuyên 3 kim và cột chỉ thép. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 135 Kết quả phục hồi giải phẫu Sự thay đổi góc Baumann thời điểm ngay sau mổ so với góc Baumann sau mổ 1 tháng Bảng 1. Sự thay đổi của góc Baumann sau mổ và sau mổ 1 tháng Độ chênh lệch Số trường hợp Tỉ lệ % < 6 o 33 84,6% 6 - 12 o 6 15,4% >12 o 0 0% Tổng số 39 100% Nhận xét: Có 33 trường hợp góc Baumann thay đổi < 6o, 6 trường hợp góc Baumann thay đổi 6 - 12o và không có trường hợp nào góc Bauman >120. Mối liên quan giữa sự thay đổi góc Baumann sau mổ 1 tháng với số lượng kim xuyên Bảng 2. Liên quan giữa sự thay đổi góc Baumann sau mổ 1 tháng với số kim xuyên Số kim Sự thay đổi của góc Baumann Tỉ lệ Không di lệch (<6 o ) Di lệch ít (6 o - 12 o ) 2 kim 22 5 69,2% 3 kim 7 1 20,5% 3 kim + chỉ thép 4 0 10,3% Tổng 33 6 100% Nhận xét: Ở cả 3 nhóm hầu như không có di lệch góc Baumann sau mổ 1 tháng. Di lệch thứ phát vừa chủ yếu xảy ra ở nhóm xuyên 2 kim 5/22 trường hợp. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p= 0,612 > 0,05, phép kiểm Chi-Square). Mối liên quan giữa sự thay đổi góc Baumann sau mổ 1 tháng với di lệch còn lại ngay sau mổ Bảng 3. Liên quan giữa sự thay đổi góc Baumann sau mổ 1 tháng với di lệch còn lại ngay sau mổ Kết quả nắn xương Sự thay đổi của góc Baumann Tỉ lệ Không di lệch (<6 o ) Di lệch ít (6 o - 12 o ) Tốt 28 1 74,4% Còn di lệch 5 5 25,6% Tổng 33 6 100% Nhận xét: Trong 29 trường hợp nắn chỉnh tốt sau phẫu thuật (74,4%) chỉ có 1 trường hợp góc Baumann di lệch thứ phát sau mổ 6 - 12o. Trong khi trong 10 trường hợp nắn chỉnh không tốt sau phẫu thuật có 5 trường hợp góc Baumann di lệch thứ phát sau mổ > 6o. Như vậy di lệch còn lại sau mổ và sự thay đổi góc Baumann thứ phát sau mổ 1 tháng liên quan nhau có ý nghĩa thống kê (OR = 0,36, KTC 95% 0,03 – 0,374; p = 0,005, phân tích hồi quy Logistic đơn biến). Vậy khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi góc Baumann sau 1 tháng thì chỉ có di lệch còn lại sau mổ. Sự thay đổi góc Baumann sau rút kim và góc Baumann sau 6 tháng Bảng 4. Độ chênh lệch góc Baumann sau 6 tháng so với giá trị chuẩn Độ chênh lệch Số trường hợp Tỉ lệ % < 6 o 33 84,6 % 6 - 12 o 6 15,4 % >12 o 0 0 % Tổng số 39 100% Nhận xét: Sau 6 tháng theo dõi, có 33 trường hợp góc Baumann không thay đổi so với giá trị chuẩn ( <6o). Và có 6 trường hợp góc Baumann thay đổi ít so với giá trị chuẩn. Sự thay đổi góc thân hành xương sau mổ 6 tháng so với giá trị chuẩn Bảng 5. Độ chênh lệch của góc thân hành xương sau mổ 6 tháng so với giá trị chuẩn Độ chênh lệch <5 o 6 - 10 o 11-15 o >15 o Tổng cộng Số ca 35 2 0 2 39 Tỉ lệ % 89,7% 0% 5,12% 5,12% 100% Nhận xét: Sau mổ 6 tháng, số trường hợp góc thân hành xương không thay đổi so với giá trị chuẩn (<5o) là 35 trường hợp. Có 2 trường hợp khuỷu vẹo trong, góc thân hành xương thay đổi >15o. Kết quả phục hồi chức năng Phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu Có 15 trường hợp (38,5%) phục hồi biên độ gấp duỗi khuỷu tốt theo tiêu chuẩn Flynn(1), kết quả khá là 16 trường hợp (41%). Không có trường hợp nào mất vận động khớp khuỷu > 15o. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 136 Bảng 6. Kết quả phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu sau mổ 6 tháng Phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu Số ca Tỉ lệ % Tốt 15 38,5% Khá 16 41% Trung bình 8 20,5% Xấu 0 0% Cộng 39 100% Liên quan giữa phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu với việc tập gấp duỗi khớp khuỷu Bảng 7. Liên quan giữa phục hồi biên độ gấp duỗi khuỷu sau 6 tháng với tập biên độ gấp duỗi khớp khuỷu Tập gấp duỗi khớp khuỷu Phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu Tỉ lệ Tốt Khá Trung Bình Có 13 10 1 61,5% Không 2 6 7 38,5% Tổng 15 16 8 100% Nhận xét: Trong 24 trường hợp tập vật lý trị liệu có 23 trường hợp phục hồi biên độ vận động khá tốt. Bằng phép thống kê chúng tôi thấy tập vật lý trị liệu liên quan đến phục hồi biên độ gấp duỗi có ý nghĩa thống kê (OR = 0,13 KTC 95% 0,024 - 0,707, p = 0,018 phép hồi qui đơn biến). Điều này chứng tỏ tập vật lí trị liệu là giúp phục hồi biên độ vận động sau mổ. Sự liên quan giữa tuổi và phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu sau mổ 6 tháng Bảng 8. Liên quan giữa phục hồi biên độ vận động khớp khuỷu sau mổ 6 tháng và tuổi bệnh nhân. Tuổi Phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu Tỉ lệ Tốt Khá Trung bình 0 - 4 tuổi 3 2 0 12,8% 5 - 8 tuổi 6 12 6 61,5% 9 - 15 tuổi 6 2 2 25,6% Tổng 15 16 8 100% Nhận xét: Nhìn tổng quan có thể thấy tỉ lệ phục hồi biên độ vận động ở nhóm > 8 tuổi là tốt 6/10 trường hợp phục hồi biên độ vận động tốt theo tiêu chuẩn của Flynn. Tuy nhiên, bằng thống kê chúng tôi nhận thấy mất biên độ vận động của khuỷu và tuổi bệnh nhân liên quan không có ý nghĩa thống kê (p = 0,218, phép kiểm Chi – Square). Sự liên quan giữa thời gian từ khi bị tai nạn đến khi vào viện với phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu sau mổ 6 tháng Bảng 9. Liên quan giữa phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu sau mổ 6 tháng với thời gian từ khi bị tai nạn đến khi vào viện TGTNPT Mất biên độ vận động khuỷu Tỉ lệ Tốt Khá Trung bình 21 – 30 ngày 8 6 2 41% 31 – 40 ngày 7 10 2 48,7% 41 – 50 ngày 0 0 4 10,3% Tổng 15 16 8 100% TGTNPT: Thời gian từ khi bị tai nạn cho đến khi được phẫu thuật Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân được phẫu thuật sau 40 ngày sau khi bị chấn thương có 4 trường hợp phục hồi biên độ vận động khuỷu trung bình (theo tiêu chuẩn Flynn)(1). Qua phép thống kê, chúng tôi nhận thấy thời gian từ khi bệnh nhân bị tai nạn cho đến khi được phẫu thuật liên quan với sự phục hồi biên độ vận động khuỷu có ý nghĩa thống kê (p = 0,001 < 0,05, phép kiểm Chi – Square). Kết quả phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu trung bình trong từng khoảng thời gian bệnh nhân đến bệnh viện Bảng 10. Kết quả phục hồi biên độ gấp duỗi khớp khuỷu trung bình trong từng khoảng thời gian bệnh nhân đến bệnh viện Thời gian từ khi bị tan nạn đến khi được phẫu thuật 21 – 30 ngày 31 – 40 ngày 41 – 50 ngày Phục hồi biên độ vận động trung bình =5,3 SD=3,1 =6,47 SD=3,8 14 SD = 0,86 Nhận xét: Bằng phép kiểm T-test chúng tôi thấy các trung bình phục biên độ vận động ở 3 nhóm khác nhau có ý nghĩ thống kê. Và nhóm bệnh nhân được phẫu thuật trước 30 ngày có kết quả phục hồi biên độ vận động tốt nhất. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 137 Kết quả thẩm mỹ Bảng 11. Sự thay đổi góc mang so với tay lành Đánh giá Số trường hợp Tỉ lệ % Tốt 33 84,6% Khá 2 5,1% Trung bình 3 7,7% Xấu 1 2,6% Cộng 39 100% Nhận xét: Có 33 trường hợp (84,6%) kết quả phục hồi góc mang tốt theo tiêu chuẩn Flynn(1), 3 trường hợp kết quả trung bình (7,7%), 1 trường hợp góc mang thay đổi hơn 15o, chênh lệch góc mang lớn nhất giữa tay lành và tay gãy là 16o. Mối liên hệ giữa sự thay đổi góc Baumann sau mổ 1 tháng với sự thay đổi góc mang lâm sàng sau 6 tháng Bảng 12. Mối liên hệ giữa sự thay đổi góc Baumann sau mổ 1 tháng với sự thay đổi góc mang lâm sàng sau 6 tháng Sự thay đổi góc mang lâm sàng Sự thay đổi góc Baumann Tổng cộng <6 o 6 - 12 o < 5 o 30 3 84,6% 6 - 10 o 2 0 5,1% 11 - 15 o 1 2 7,7% > 15 0 1 2,6% Tổng cộng 33 6 100% Nhận xét: Có 2 trường hợp di lệch thứ phát ít, thay đổi góc mang lâm sàng 11 - 15o. Có mối liên hệ giữa di lệch xoay thứ phát góc Baumann sau mổ 1 tháng và sự thay đổi góc mang lâm sàng sau khi lành xương (0R= 0,63, KTC 95% 0,05–0,855; p=0,038, phân tích logistic hồi quy đơn biến). Như vậy góc Baumann sau một tháng ít thay đổi thì góc mang lâm sàng sẽ ít thay đổi hơn so với tay lành. Kết quả chung cuộc 6 tháng sau mổ (theo tiêu chuẩn Flynn(1)) Bảng 13. Đánh giá kết quả chung cuộc Kết quả Số trường hợp Tỉ lệ % Tốt 13 33,3% Khá 18 46,2% Trung bình 7 17,9% Xấu 1 2,6% Tổng cộng 39 100% Nhận xét: Kết quả tốt trong nghiên cứu chúng tôi số bệnh nhân có kết quả tốt là 13 bệnh nhân (33,3 %), khá là 18 bệnh nhân (46,2%), có 1 bệnh nhân kết quả xấu. Tính chung kết quả khá và tốt là 79,5%. BÀN LUẬN Chúng tôi có: 13 trường hợp (33,3%) có kết quả chung tốt, 18 trường hợp có kết quả khá (46,2%). Có 1 trường hợp kết quả xấu. Như vậy phương pháp này đã cho kết quả khá tốt. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của Tiwari(4) và Yaokreh(5). Trong nghiên cứu của Tiwari tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả khá, tốt là 72,5%. Còn trong nghiên cứu của mình, Yaokreh đã đưa ra kết luận tỉ lệ đạt kết quả chung cuộc khá và tốt là 70,8%. Điều này chứng tỏ phương pháp điều trị của chúng tôi có hiệu quả tương đương với những phương pháp điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở trẻ em trước đây. Tuy nhiên, khi so sánh với nghiên cứu của Shahid Hussain (2014)(2), khi sử dụng cùng phương pháp mổ nắn xuyên kim qua đường mổ ngoài để điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay cấp cứu ở trẻ em, thì tỉ lệ thành công của chúng tôi thấp hơn nhiều 79,5% so với 90,4%. Điều này cho thấy thời gian điều trị sau tai nạn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em. Xét kết quả chung cuộc ở 2 nhóm bệnh nhân < 9 tuổi và nhóm bệnh nhân 9 – 15 tuổi chúng tôi thấy tỉ lệ kết quả chung cuộc khá và tốt ở nhóm bệnh nhân 9 – 15 tuổi cao hơn nhóm < 9 tuổi (79,3% so với 80%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, do số bệnh nhân nhóm 9 – 15 còn ít, chỉ có 10 bệnh nhân nên việc đánh giá kết quả không chính xác. Khi đánh giá riêng nhóm bệnh nhân được phẫu thuật trước 30 ngày, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân đạt được kết quả khá và tốt là 87,5%. Kết quả này cũng tương tự với kết quả của Amjad Tahir(3) điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn bằng phương pháp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 138 mổ nắn xuyên kim qua đường mổ bên ngoài từ 2 – 17 ngày, đạt kết quả khá tốt 92,5%. Nghiên cứu của chúng tôi đạt kết quả tốt hơn là do, chúng tôi sử dụng phương pháp mổ nắn, xuyên kim nên có thể tiếp cận được ổ gãy, nắn chỉnh tốt và đạt được cấu hình kết hợp xương vững chắc sau nắn. Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng đường mổ phía ngoài nên ít tàn phá, không phải cắt cơ và không để lại sẹo gây hạn chế vận động khớp khuỷu sau mổ. Vậy phương pháp điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay đến muộn ở ở trẻ em của chúng tôi đạt được kết quả khá tốt và kết quả đạt được cũng tương đương với các nghiên cứu khác của nước ngoài. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế do số lượng mẫu còn ít, thời gian theo dõi bệnh nhân còn hạn chế nên chưa đánh giá được tốt sự phục hồi chức năng và vận động của bệnh nhân. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 39 trường hợp điều trị phẫu thuật gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em đến muộn bằng phương pháp nắn chỉnh xuyên kim qua da qua đường mổ ngoài, lứa tuổi từ 3 – 14 tuổi, trong đó lứa tuổi nhiều nhất là 5 – 8 tuổi (48,74%), tuổi trung bình là 7,08 (SD = 2,82), chúng tôi rút ra được các bàn luận sau: +Kết hợp xương bằng phương pháp mổ nắn đường mổ ngoài và xuyên kim lồi cầu ngoài là phương pháp cố định vững chắc + Phương pháp mổ nắn và xuyên kim lồi cầu ngoài mang lại kết quả phục hồi chức năng khá tốt, phối hợp với tập gấp duỗi sau mổ giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại được cuộc sống bình thương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Flynn JC, Matthews JG, Benoit RL (1974), "Blind pinning of displaced supracondylar fractures of the humerus in children. Sixteen years' experience with long-term follow-up".J Bone Joint Surg Am, 56(2), pp. 263-72. 2. Hussain S, Ahmad M, Muzaffar T (2014), "Open reduction and internal fixation for displaced supracondylar fractures of the humerus in children with crossed K-wires via lateral approach".Chin J Traumatol, 17(3), pp. 130-5. 3. Tahir A, Majid F, Ali MN (2012), "Treatment of Old Supracondylar Fractures of Humerus In Children".Journal of Surgery Pakistan 17(4), pp. 135 - 138. 4. Tiwari A, Kanojia RK, Kapoor SK (2007), "Surgical management for late presentation of supracondylar humeral fracture in children".J Orthop Surg (Hong Kong), 15(2), pp. 177- 82. 5. Yaokreh JB, Odehouri-Koudou TH, Tembely S, Dieth AG, Kouame DB, et al. (2012), "Delayed treatment of supracondylar elbow fractures in children".Orthop Traumatol Surg Res, 98(7), pp. 808-12. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/3/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_phau_thuat_gay_tren_hai_loi_cau_xuong_canh.pdf
Tài liệu liên quan