Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy cúi - Căng cột sống ngực - Thắt lưng bằng phương pháp cố định ốc chân cung và hàn xương sau bên: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 325
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY CÚI - CĂNG CỘT SỐNG
NGỰC - THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH ỐC CHÂN CUNG
VÀ HÀN XƯƠNG SAU BÊN
Huỳnh Thế Vinh*, Ngô Minh Lý**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật: mức độ đau lưng, mức độ liền xương, kết quả góc gù, khả năng
lao động và một số biến chứng (nhiễm trùng vết mổ, đường tiểu, hô hấp, loét tì đè, tổn thương thần kinh, tuột,
hỏng dụng cụ kết hợp xương), diễn tiến của đĩa sống cố định bắc cầu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca từ 1/2008 -12/2015
Kết quả: Chúng tôi ghi nhận có 38 trường hợp thỏa tiêu chí chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu và mất theo
dõi 7 bệnh nhân tại thời điểm tái khám. Tỷ lệ nam/nữ là 3,75, tuổi trung bình là 28,2 ± 8,5, chủ yếu là lứa tuổi
21-30. Không chỉ có seatbelt mới gây ra loại gãy cúi-căng, trong nghiên cứu của chúng tôi thì hay gặp loại IIIA
(theo phân loại D...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy cúi - Căng cột sống ngực - Thắt lưng bằng phương pháp cố định ốc chân cung và hàn xương sau bên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 325
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY CÚI - CĂNG CỘT SỐNG
NGỰC - THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH ỐC CHÂN CUNG
VÀ HÀN XƯƠNG SAU BÊN
Huỳnh Thế Vinh*, Ngô Minh Lý**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật: mức độ đau lưng, mức độ liền xương, kết quả góc gù, khả năng
lao động và một số biến chứng (nhiễm trùng vết mổ, đường tiểu, hô hấp, loét tì đè, tổn thương thần kinh, tuột,
hỏng dụng cụ kết hợp xương), diễn tiến của đĩa sống cố định bắc cầu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca từ 1/2008 -12/2015
Kết quả: Chúng tôi ghi nhận có 38 trường hợp thỏa tiêu chí chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu và mất theo
dõi 7 bệnh nhân tại thời điểm tái khám. Tỷ lệ nam/nữ là 3,75, tuổi trung bình là 28,2 ± 8,5, chủ yếu là lứa tuổi
21-30. Không chỉ có seatbelt mới gây ra loại gãy cúi-căng, trong nghiên cứu của chúng tôi thì hay gặp loại IIIA
(theo phân loại Denis), tỉ lệ tổn thương thần kinh ít hơn và mức độ tổn thương nhẹ hơn so với loại II và IV.
Nguyên nhân thường do tai nạn lao động, trong đó do té cao chiếm đa số. Khả năng nắn chỉnh: Góc gù vùng
trung bình trước mổ là 20,66 ± 7,990, sau mổ là 11,26 ± 4,010 và tái khám là 11,23 ± 3,80. Như vậy góc gù vùng
sau mổ giảm hơn so với trước mổ trung bình là 9,39 ± 7,380 có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Góc gù vùng tái
khám giảm hơn so với trước mổ trung bình là 9,48 ± 8,990 và tăng hơn so với sau mổ trung bình là 0,26 ± 4,230,
không có ý nghĩa thống kê với p= 0,74( > 0,05). Như vậy góc gù tái khám tăng không đáng kể so với sau mổ. Liền
xương đạt 100% trong tất cả các trường hợp. Phục hồi thần kinh đạt 100%, Frankel E tại thời điểm tái khám.
Đau lưng và khả năng lao động đạt kết quả tốt. Không có biến chứng trong phẫu thuật và hậu phẫu. Đĩa sống
qua vùng phẫu thuật cố định bắc cầu không bị tổn thương tại thời điểm tái khám.
Kết luận: Gãy cúi-căng cột sống ngực-thắt lưng là loại gãy tổn thương qua ba cột theo Denis, gây mất vững
trầm trọng nên cần được phẫu thuật để đạt được sự liền xương và tránh những biến chứng.
Từ khóa: phẫu thuật, gãy cúi căng
ABSTRACT
THE OUTCOME OF SURGERY OF THORACOLUMBAR FLEXION – DISTRACTION FRACTURE BY
SCREWS AND POSTERIOR LATERAL FUSION
Huynh The Vinh, Ngo Minh Ly * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 325 - 334
Objective: To describe the initial and follow-up examnination of surgery‘s outcome: backpain’s level,
fusion’s degree, kyphosis angle, working ability and some other complications (infection , urethritis, respiratory,
sacral ulcer, nerver injury, slipping, fracture)
Methods: Retrospective descriptive study of patients from 1/2008 to 12/2015
Results: There were 38 patients admitted in this study and lost follow-up of 7 patients at the follow-up
examination. The ratio female/male =3.75, mean age 28.2 ± 8.5 years, peaked at 21-30 years-old. Not only does the
seatbelt cause a fracture, in our study, the type IIIA (Denis classification) is the most common, nerve injury is less
serious and milder than type II and IV. The cause is often due to occupational accident, the rate of fall is the
*Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, **Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCK2 Huỳnh Thế Vinh, ĐT 0979 262664 Email: bshuynhvinh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 326
highest. Adjustability of kyphosis angle: The mean of kyphosis angle before surgery was 20.66 ± 7.990, after
surgery was 11.26 ± 4.010 and at follow-up examnination was 11.23 ± 3.80. Thus, the kyphosis angle decreased
by 9.39 ± 7.380 (compare between after surgery and before surgery, p<0,001). The kyphosis angle decreased by
9.48 ± 8.990 (compare between follow-up examination and before surgery. The kyphosis angle increased by 0.26 ±
4.230 (compare between follow-up examination and after surgery, not statistically significant for p = 0.74 (>
0.05)). Thus, the angle of follow-up examination is not significantly higher than after surgery. Fusion is 100% in
all cases. Nerve injury recovery is 100%, Frankel E at all follow-up examination cases. Back pain and working
ability have good results. No complications in surgery and postoperation. Scarring of the fixed disc was not
occurred at the follow-up examination.
Conclusion: Thoracolumbar flexion – distraction fracture is a type of fracture that can be traumatized by
three columns according to Denis, that surgery helps fusion and avoid complications.
Key words: surgery, flexion distraction fracture
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương cột sống là chấn thương
nặng, hay gặp nhất là vùng ngực - thắt lưng.
Tình hình phát triển kinh tế và xã hội ngày
càng tăng, do nhu cầu xây dựng nhà cao tầng,
bên cạnh đó tai nạn giao thông với tốc độ cao
cũng góp phần làm chấn thương cột sống
ngày càng nhiều. Theo tác giả Dewald RL, 90%
gãy cột sống xuất hiện ở vùng cột sống ngực -
thắt lưng(3), hay gặp là từ N11-TL2, trong đó
gãy cúi-căng theo tác giả Hasankhani chiếm 5-
15%(7), theo Jong Hun Choi chiếm 12,9%(2). Tại
bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, tác giả
Nguyễn Trọng Tín báo cáo 184 trường hợp
chấn thương cột sống ngực - thắt lưng, trong
đó gãy cúi - căng chiếm 4,3% trong năm
2005(11), tác giả Võ Văn Sĩ đã ghi nhận 13
trường hợp gãy cúi – căng từ năm 1997-
2003(16). Nguyên nhân thường là do té cao gặp
trong tai nạn lao động như ngã dàn giáo hay
tai nạn sinh hoạt như té cây, tổn tương phối
hợp thường gãy xương gót, xương đùi, cẳng
chân(11). Do đó các dạng gãy cúi-căng và vấn
đề nghiên cứu cần đặt ra.
Gãy cúi-căng cột sống ngực- thắt lưng chủ
yếu xảy ra ở nam giới ở lứa tuổi từ 15- 29. Tỉ lệ
tổn thương thần kinh báo cáo xuất hiện 10-15%
trong số những ca gãy cúi-căng(6), theo Denis tỉ
lệ này < 10%. Tổn thương trong gãy cúi- căng đi
từ sau ra trước qua cả ba cột, làm tổn thương
mấu gai, bản sống, mấu ngang, chân cung, thân
đốt, phức hợp dây chằng phía sau và đĩa gian
đốt sống.
Qua y văn, hầu hết các tác giả đều đồng ý
điều trị phẫu thuật qua lối sau bằng cố định
dụng cụ và hàn xương là điều trị được lựa chọn
cho gãy cúi- căng(10). (1) Cố định bằng móc: chỉ cố
định cột sau, nén ép kém, dễ lỏng, sút móc (2)
Cố định móc phối hợp với chỉ thép(16): là phẫu
thuật xâm nhập ống sống nên có nguy cơ biến
chứng thần kinh. (3) Cố định dụng cụ ốc chân
cung: được cố định qua ba cột, nén ép tốt và
không xâm nhập ống sống. Do vậy đây là phẫu
thuật chiếm ưu thế được nhiều phẫu thuật viên
chấp nhận.
Ngày nay với sự phát triển của dụng cụ cố
định xương thì việc bắt ốc qua chân cung và hàn
xương sau bên cho những trường hợp gãy cúi -
căng cột sống ngực - thắt lưng, giúp cho bệnh
nhân được ngồi dậy sớm tránh biến chứng do
nằm lâu như: loét tì đè, viêm phổi, nhiễm trùng
tiểu... giúp bệnh nhân mau phục hồi và trở về
đời sống sinh hoạt thường ngày.
Mục nghiên cứu
Mô tả các đặc điểm lâm sàng, X-quang
thường quy, X-quang cắt lớp điện toán, cộng
hưởng từ.
Đánh giá kết quả sau phẫu thuật: mức độ
đau lưng, mức độ liền xương, kết quả góc gù,
khả năng lao động và một số biến chứng (nhiễm
trùng vết mổ, đường tiểu, hô hấp, loét tì đè, tổn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 327
thương thần kinh, tuột, hỏng dụng cụ kết hợp
xương), diễn tiến của đĩa sống cố định bắc cầu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân gãy cúi - căng cột sống ngực - thắt
lưng được phẫu thuật tại bệnh viện chấn thương
chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh từ 1/2008 -
12/2015.
Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả những bệnh nhân gãy cúi - căng cột
sống ngực - thắt lưng được phẫu thuật cố định
ốc chân cung và hàn xương sau bên từ 1/2008 -
12/2015.
Tiêu chí loại trừ
Trẻ em dưới 16 tuổi.
Kỹ thuật chọn mẫu
Lấy trọn tất cả các trường hợp đưa vào
nghiên cứu
Hồi cứu hồ sơ bệnh án bệnh nhân gãy cúi-
căng cột sống ngực - thắt lưng được phẫu thuật
cố định ốc chân cung và hàn xương sau bên từ
1/2008 -12/2015 và mô tả các triệu chứng lâm
sàng, hình ảnh học trước phẫu thuật, kết quả sau
phẫu thuật của bệnh nhân lúc nằm viện và khi
đến thời điểm tái khám sau cùng.
Định nghĩa biến số
Phân loại Frankel cải tiến
Đánh giá tổn thương thần kinh trước và sau
mổ, mức độ đau lưng theo thang điểm Denis
Độ 1: không đau
Độ 2: thỉnh thoảng đau nhẹ, không cần dùng thuốc.
Độ 3: đau vừa, thỉnh thoảng có dùng thuốc nhưng không
gián đoạn công việc hay không làm thay đổi đáng kể
hoạt động sống hàng ngày.
Độ 4: đau vừa đến đau nặng, thường xuyên dùng thuốc,
đôi khi phải nghỉ việc hoặc thay đổi đáng kể hoạt
động sống hàng ngày.
Độ 5: đau liên tục hoặc đau nặng, mất khả năng làm việc
và dùng thuốc thường xuyên.
Đánh giá mức độ liền xương (Bridwell)
Độ 1: liền rất tốt, có tạo lại hình xương và bè xương.
Độ 2: liền xương tốt, thấy xương ghép nguyên vẹn, có tạo
lại hình xương ( chưa hoàn chỉnh).
Độ 3: liền xương trung bình, xương ghép còn tốt, có dấu
thấu quang đầu xương ghép.
Độ 4: không liền xương, xương ghép bị xẹp hoặc hủy.
Khả năng lao động của bệnh nhân
Được đánh giá theo thang điểm của Denis.
Độ 1: quay lại công việc trước đây ( việc nặng)
Độ 2: có khả năng quay lại công việc trước đây hoặc trở
lại công việc nặng nhưng có hạn chế
Độ 3: không có khả năng quay lại công việc nặng trước
đây nhưng làm đủ giờ với công việc mới
Độ 4: không quay lại công việc cũ, làm việc không đủ giờ
thỉnh thoảng phải nghỉ vì đau lưng.
Độ 5: Mất khả năng lao động hoàn toàn.
Như vậy độ 1 đến độ 3 thì còn khả năng lao động,
độ 4, độ 5 thì mất khả năng lao động.
Phương pháp chọn mẫu, thu thập số liệu, xử lý
số liệu
Số liệu được thu thập dựa trên một bệnh án
mẫu đã ghi sẵn các thông số cần được khảo sát.
Xử lý và phân tích số liệu
Toàn bộ bệnh án mẫu được lưu trữ và xử lý
trên phần mềm SPSS 20.0.
Các biến số định tính được trình bày dưới
dạng phần trăm và xác định mối liên quan bằng
phép kiểm chi bình phương, T test.
Kết quả nghiên cứu
Thời gian từ 1/2008 đến 12/2015, chúng tôi
ghi nhận có 38 trường hợp thỏa tiêu chí chọn
bệnh được đưa vào nghiên cứu và mất theo dõi 7
bệnh nhân (tại thời điểm tái khám), với kết quả
sau:
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Số ca (%)
Tuổi (năm)
16-20 7 (18,4)
21-30 18 (47,4)
31-40 8 (21,1)
> 40 5 (13,2)
Giới tính Nữ /Nam 30/8 (78,9; 21,1)
Nơi cư ngụ TP.HCM 29 (76)
Tỉnh 8 (21)
Campuchia 1(3)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 328
Lứa tuổi bị chấn thương nhiều nhất từ 21-30
tuổi (47,4%), tuổi thấp nhất là 16 tuổi, cao nhất
là 45 tuổi, tuổi trung bình là 28,2 ± 8,5 tuổi. Tỉ
lệ nam gấp 3,75 lần nữ. Tỉ lệ bệnh nhân đến
từ tỉnh chiếm đa số 76%.
Đặc điểm nhập viện
Bảng 2: Đặc điểm nhập viện
Đặc điểm Trung bình
Thời gian nằm viện 22,9±10,2
Thời gian từ khi tai nạn đến khi nhập viện
≤ 24 giờ 28(73,7)
25-72 giờ 5 (13,2)
3-6 ngày 1 (2,6)
>6 ngày 4(10,5)
Thời gian phẫu thuật sau tai nạn 19,2 ± 14,1
Thời gian phẫu thuật sau nhập viện 16,2 ± 10,6
Thời gian theo dõi trung bình 62,04 ± 27,08
Nhận xét: Thời gian từ khi tai nạn đến khi
nhập viện ít nhất trong khoảng thời gian 3-6
ngày, 1 bệnh nhân (2,6%), nhiều nhất trong
khoảng thời gian 0-24 giờ, 28 bệnh nhân (73,7%).
Đặc điểm trước mổ
Vị trí – tần suất đốt sống gãy
Vị trí gãy nhiều nhất là vùng N12, 12 bệnh
nhân (31,6%), kế đến là TL1, 11 bệnh nhân
(28,9%).
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Đau lưng 38 100
Sưng nề 15 39,5
Bí tiểu 5 13,2
Rối loạn cảm giác 2 5,3
Rối loạn vận động 9 23,7
Phân loại gãy theo Denis
IIIA 32 84,2
IIIB 4 10,5
IIIC 2 5,3
IIID 0 0
Phân loại tổn thương thần kinh theo Frankel cải tiến
D2 5 13,2
D3 4 10,5
E 29 76,3
Góc gù Trung bình Nhỏ nhất, lớn
nhất
Góc gù thân đốt trước mổ 25,74 ± 6,60 11,40
Góc gù vùng trước mổ 20,66 ± 7,99 10,40
Nhận xét: Tất cả các trường hợp sau tai nạn
đều đau lưng, sưng nề đi kèm là 15 bệnh nhân,
chiếm 39,5%, mặc dù đã đánh giá mức độ tổn
thương thần kinh, rối loạn cơ vòng bàng quang
theo phân loại Frankel cải tiến, tuy nhiên chúng
tôi cũng ghi nhận 5 bệnh nhân bí tiểu, chiếm
13,2%, 9 bệnh nhân rối loạn vận động với sức cơ
3/5 hay 4/5, chiếm 23,7% và 2 bệnh nhân rối loạn
cảm giác là tê một hay hai chân, chiếm 5,3%.
Trong 38 bệnh nhân gãy cúi-căng vùng ngực-
thắt lưng, nhiều nhất là 32 bệnh nhân gãy loại
IIIA (84,2%). Có 5 bệnh nhân Frankel D2 (13,2%),
4 bệnh nhân Frankel D3 (10,5%), 29 bệnh nhân
Frankel E (76,3%). Không có bệnh nhân Frankel
A, B, C, D1. góc gù thân đốt trước mổ nhỏ nhất
110, lớn nhất là 400, trung bình 25,74±6,600. Góc
gù vùng trước mổ, nhỏ nhất là 100, lớn nhất là
400, trung bình 20,66 ± 7,990.
Kết quả điều trị
Kết quả sau mổ được đánh giá tại thời
điểm bệnh nhân đang nằm viện. Kết quả tái
khám được đánh giá tại thời điểm bệnh nhân
tái khám: ngắn nhất là 19,12 tháng, dài nhất là
109,60 tháng, trung bình là 62,04 ± 27,08 tháng,
với n= 31.
Phục hồi thần kinh
Biểu đồ 1. So sánh Phục hồi thần kinh (Frankel cải
tiến) trước mổ và tái khám
Nhận xét: trước mổ có 3 bệnh nhân
Frankel D2, chiếm 9,7% (mất theo dõi 2 bệnh
nhân), 4 bệnh nhân Frankel D3, chiếm 12,9%
đều đã chuyển về Frankel E tại thời điểm tái
khám.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 329
Diễn tiến mức độ đau lưng tại thời điểm tái
khám
Biểu đồ 2. So sánh mức độ đau lưng trước mổ và tái
khám
Nhận xét: Sau 5 năm thì mức độ đau lưng
tập trung ở mức độ 2 và độ 1.
Diễn tiến khả năng lao động tại thời điểm tái
khám
Biểu đồ 3. Diễn tiến khả năng lao động tại thời điểm
tái khám
Nhận xét: Khả năng lao động chủ yếu ở độ 1
và độ 2 với 28 bệnh nhân chiếm 90,3%, khả năng
lao động độ 3 ít nhất với 3 bệnh nhân chiếm
9,7%.
Góc gù thân đốt trước mổ, sau mổ và tái
khám
Bảng 4: Góc gù thân đốt trước mổ, sau mổ và tái
khám
Góc gù thân
đốt (độ)
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Trước mổ 11 40 25,74 ± 6,60
Sau mổ 8 28 16,29 ± 4,18
Tái khám 5 18 11,55 ± 4,38
Nhận xét: góc gù thân đốt tại thời điểm tái
khám nhỏ nhất là 50, lớn nhất là 180 và trung
bình là 11,55 ± 4,380.
Bảng 5: So sánh góc gù thân đốt trung bình trước mổ
và tái khám
Trước mổ Tái khám P
Góc gù thân đốt
trung bình (n=31)
25,23 ± 6,97 11,55 ±
4,38
<0,001
Nhận xét: góc gù thân đốt trung bình thời
điểm tái khám cải thiện so với trước mổ: 13,68 ±
5,440. Giảm nhiều nhất là 220, giảm ít nhất là 30.
Góc gù vùng trước mổ, sau mổ và tái khám
Bảng 6: Góc gù vùng trước mổ, sau mổ và tái
khám
Góc gù riêng
vùng (độ)
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Trước mổ 10 40 20,66 ± 7,99
Sau mổ 6 22 11,26 ± 4,01
Tái khám 5 20 11,23 ± 3,8
Nhận xét: góc gù vùng tại thời điểm tái
khám nhỏ nhất là 50, lớn nhất là 200, trung bình
11,23 ± 3,80.
Bảng 7: So sánh góc gù vùng trung bình trước mổ
và tái khám
Trước mổ Tái khám p
Góc gù vùng trung bình
(n=31)
20,71 ±
8,64
11,23 ±
3,8
<0,001
Nhận xét: Góc gù vùng trung bình thời điểm
tái khám cải thiện so với trước mổ: 9,480 ± 8,990.
Trường hợp giảm nhiều nhất là 340, một
trường hợp tăng lên 40.
Mức độ liền xương (theo Bridwell)
Trong 31 bệnh nhân tái khám chúng tôi ghi
nhận tất cả đều liền xương ở mức độ 1.
BÀN LUẬN
Dịch tễ học
Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tuổi
trung bình là 28,2 ± 8,5 tuổi. Lứa tuổi bị chấn
thương nhiều nhất từ 21-30 tuổi. Tỉ lệ này cũng
phù hợp với nghiên cứu của tác giả Võ Văn Sĩ(16),
Roy – Camille(14), Jong Hun Choi(2) và các tác giả
khác. Như vậy trong chấn thương này lứa tuổi bị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 330
chấn thương nhiều nhất từ 21-30 tuổi, là lứa tuổi
lao động chính trong xã hội nên cần điều trị sớm,
tích cực, giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi để
có thể trở lại công việc lao động trước đây.
Giới tính
Tỉ lệ nam trong nghiên cứu của chúng tôi là
78,9%, trong đó nam gấp 3,75 nữ, tỉ lệ này tương
đồng với nghiên cứu của Võ Văn Sĩ(16), Andrew J-
Grossback(4),. Chúng tôi nhận thấy rằng, nam
giới thường làm những công việc nặng và phần
lớn là lao động chính trong gia đình và xã hội.
Phân bố địa lý
Về phân bố địa lý thì đa số bệnh nhân được
chuyển về từ các tỉnh, chiếm 76,3%, tương
đương với nghiên cứu của tác giả Lê Minh Trí(9).
Qua đó cho thấy là tình trạng quá tải bệnh viện
tuyến trên, làm cho việc phẫu thuật bệnh nhân
kéo dài, dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả điều
trị, như vậy phải có chính sách đào tạo, nâng cao
tay nghề phẫu thuật viên tuyến dưới, phát triển
cơ sở vật chất y tế và tuyên truyền giáo dục công
tác tư tưởng bệnh nhân điều trị tại tuyến dưới,
hạn chế việc chuyển lên tuyến trên.
Thời gian nằm viện
Thời gian nhập viện là thời gian tính từ lúc
xảy ra tai nạn đến khi nhập viện, đa số là ≤ 24h,
28/38 bệnh nhân chiếm 73,7%, trung bình 1,5
ngày, như vậy thời gian nhập viện cũng không
quá kéo dài, tuy nhiên đa số các tác giả trên thế
giới đều cho rằng nên phẫu thuật các tổn thương
gãy cột sống có tổn thương tủy sống trước 6 giờ
sau tai nạn, do đó cần phải chuyển bệnh nhân có
chấn thương gãy cột sống đến trung tâm chuyên
khoa và tiến hành phẫu thuật sớm nhất.
Thời gian trung bình từ lúc bệnh nhân nhập
viện đến khi được phẫu thuật, trong nghiên cứu
này chúng tôi ghi nhận là 16,2 ngày, tương
đương với tác giả Lê Minh Trí(9), Võ Văn Sĩ là
13,49 ngày(16).
Thời gian nằm viện được tính từ khi bệnh
nhân vào viện đến khi ra viện, thời gian nằm
viện trung bình 22,9 ngày. Như vậy thời gian
tiền phẫu thuật chiếm 83,75% trong tổng thời
gian nằm viện, điều này cho thấy rằng số lượng
bệnh nhân quá nhiều gây nên tình trạng quá tải
bệnh viện và đây cũng là tình hình chung của
các bệnh viện lớn ở nước ta, sự ứ trệ này làm cho
nhiều bệnh nhân không được phẫu thuật sớm
dẫn đến sự phục hồi sau mổ kém, đặc biệt
những ca có kèm tổn thương thần kinh. Để giải
quyết vấn đề này chúng ta phải giải quyết một
cách đồng bộ cho cả tuyến trên và tuyến dưới,
đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, cải thiện cơ sở
vật chất nhằm mục đích giúp tuyến dưới phẫu
thuật được, tạo được niềm tin cho người bệnh,
có như vậy mới hạn chế được sự quá tải của
tuyến trên.
Đặc điểm gãy cúi-căng cột sống ngực- thắt lưng
Theo Denis chấn thương cột sống ngực -
thắt lưng chia ra 4 loại: loại 1 (gãy lún), loại 2
(gãy lún nhiều mảnh), loại 3 (gãy cúi-căng),
loại 4 (gãy-trật).
Gãy cúi-căng là loại gãy làm căng ở cột giữa
và cột sau, đồng thời làm lún cột trước. Như vậy
loại gãy này trong một số trường hợp dễ nhầm
lẫn với gãy nhiều mảnh qua ba cột (gãy loại II),
tổn thương trong gãy cúi - căng chủ yếu là cột
giữa và cột sau, do đó cần phân biệt rõ để điều
trị thích hợp từng loại gãy.
Hầu hết xảy ra ở nam giới ở lứa tuổi từ 15-
29. Tỉ lệ tổn thương thần kinh báo cáo xuất hiện
10-15% trong số những ca gãy cúi-căng), theo
Denis tỉ lệ này < 10%.
Tổn thương trong gãy cúi - căng đi từ sau ra
trước qua cả ba cột, làm tổn thương mấu gai, bản
sống, mấu ngang, chân cung, thân đốt, phức hợp
dây chằng phía sau và đĩa gian đốt sống.
Trong loại gãy qua xương nếu điều trị bảo
tồn sẽ dẫn đến khớp giả do không lành xương
bởi sự tách xa của các mảnh gãy, loại gãy qua
phần mềm, nếu không phẫu thuật sẽ không lành
và gây mất vững sau chấn thương trầm trọng,
biến dạng gù cột sống làm cho bệnh nhân đau
nhiều và dai dẳng, tình trạng này kéo dài sẽ gây
biến chứng liệt thần kinh muộn gây nên rối loạn
cơ vòng do hiện tượng căng tủy, chóp tủy. Do đó
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 331
đa số bệnh nhân gãy loại này đều được phẫu
thuật nhằm mục đích cố định vững, sửa biến
dạng gù, ngăn ngừa gù tiến triển, giải phóng
thần kinh nếu có chèn ép, bệnh nhân được ngồi
dậy sớm tránh biến chứng do nằm lâu.
Vị trí, tần suất đốt sống gãy
Theo ghi nhận của chúng tôi thì vị trí gãy
nhiều nhất là vùng N12, chiếm 31,6%, kế đến là
TL1, chiếm 28,9%. Tác giả Võ Văn Sĩ cho kết quả
nhiều nhất ở vùng TL1 , chiếm 61,53% và N12 ,
chiếm 29,31%(16), theo Nguyễn Trọng Tín thì
vùng TL1 chiếm 52,9%, kế đến là TL2 chiếm
20,7% và N12 chiếm 17,2%(11). Tác giả nước
ngoài, Young Jeng Liu và cộng sự thì chủ yếu
vùng N11-TL2, chiếm 82,6%(10), EG Hasakhan và
cộng sự, TL1 chiếm 50%, N12 chiếm 25%(7). Như
vậy gãy cúi - căng cột sống ngực - thắt lưng tập
trung chủ yếu ở vùng bản lề N12-TL2, đây là
vùng chuyển tiếp nên khi chấn thương dễ xảy ra
ở vùng này. Sở dĩ hay gặp ở vùng này vì những
lí do sau:(1), vùng cột sống ngực - thắt lưng là
vùng chuyển tiếp từ đoạn đốt sống ngực có dạng
cong lồi ra sau sang đoạn đốt sống thắt lưng có
dạng cong lõm ra trước; (2), có sự thay đổi từ
vùng ngực có biên độ cử động ít sang vùng thắt
lưng có biên độ cử động nhiều hơn; (3), đốt sống
ngực 11, ngực 12 mặc dù có xương sườn nhưng
là những xương sườn tự do, nên cũng giống các
đốt sống thắt lưng, không được lồng ngực chia
sẻ về chịu lực; (4), các đốt sống chuyển tiếp vùng
ngực - thắt lưng tuy có kích thước tăng hơn so
với đốt sống ngực nhưng vẫn chưa chịu lực tốt
bằng các đốt sống ở vùng thắt lưng thấp; (5),
đường trọng lực của cột sống thì rơi trên các đốt
sống vùng ngực - thắt lưng.
Tần suất loại gãy (theo phân loại Denis):
trong nghiên cứu của chúng tôi loại gãy IIIA
chiếm đa số, với 32/38 bệnh nhân chiếm 84,2%,
tương đương với nghiên cứu của Võ Văn Sĩ,
11/13 bệnh nhân, chiếm 84,61%(16). Theo Denis
thì tỉ lệ gãy cúi-căng cột sống ngực-thắt lưng
xảy ra ở loại IIIA là cao nhất, chiếm 47% kế
đến là IIIC chiếm 26%, IIID chiếm 16% và IIIB
chiếm 11%(7).
Tỉ lệ tổn thương thần kinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tổn
thương thần kinh chiếm 23,7% gồm có 5 bệnh
nhân Frankel D2, chiếm 13,2%, 4 bệnh nhân
Frankel D3, chiếm 10,5%. Theo Võ Văn Sĩ thì tỉ lệ
này chiếm 15,38%(16), tỉ lệ tổn thương thần kinh
theo Denis là < 10%, thấp hơn so với nghiên cứu
của chúng tôi, Young Jeng Liu và cộng sự thì tỉ lệ
tổn thương thần kinh trong gãy cúi - căng cột
sống ngực - thắt lưng là 26,09%(10), theo Jong Hun
Choi là 31,25%(2), tương đương với nghiên cứu
của chúng tôi. Như vậy tỉ lệ tổn thương thần
kinh của chúng tôi cao hơn so với tỉ lệ của một số
tác giả và nghiên cứu của Denis tuy nhiên tổn
thương thần kinh này ở mức độ nhẹ chủ yếu là
yếu cơ với sức cơ 3/5 hay 4/5 và bí tiểu hay bí
tiểu thoáng qua.
Phục hồi thần kinh
Phục hồi thần kinh là một trong những mục
tiêu chính của việc phẫu thuật. Trong nghiên
cứu của chúng tôi thì đánh giá phục hồi thần
kinh tại các thời điểm trước phẫu thuật - sau
phẫu thuật và trước phẫu thuật - tái khám.
Chúng tôi đánh giá phục hồi thần kinh dựa trên
Frankel cải tiến.
So sánh phục hồi thần kinh (Frankel cải tiến)
trước mổ và sau mổ
Trong 5 bệnh nhân Frankel D2 trước mổ thì
sau mổ có 2 bệnh nhân chuyển về Frankel E và 1
bệnh nhân về Frankel D3, trong 4 bệnh nhân
Frankel D3 trước mổ thì sau mổ có 3 bệnh nhân
chuyển về Frankel E. Như vậy sau mổ chúng tôi
còn lại 2 bệnh nhân Frankel D2, 2 bệnh nhân
Frankel D3 và không có trường hợp nào nặng
hơn. Các tác giả nước ngoài đa số cải thiện 1 độ
Frankel sau mổ(2,7).
So sánh phục hồi thần kinh (Frankel cải tiến)
trước mổ và tái khám
Tại thời điểm tái khám, chúng tôi mất theo
dõi 7 bệnh nhân, còn lại 31 bệnh nhân. Trước
phẫu thuật có 3 bệnh nhân độ Frankel D2, chiếm
9,7% (mất theo dõi 2 bệnh nhân khi tái khám), 4
bệnh nhân độ Frankel D3, chiếm 12,9% đều đã
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 332
chuyển về độ Frankel E tại thời điểm tái khám.
Kết quả này tương đương với nghiên cứu của
Yong Jeng Liu(10).
Theo dõi góc gù
Có hai loại góc gù đó là góc gù vùng và gù
thân đốt, góc gù thân đốt được dánh giá là một
trong những tiêu chuẩn xác định gây mất vững,
tuy nhiên hầu hết các tác giả lựa chọn góc gù
vùng để theo dõi hiệu quả điều trị vì cho rằng
góc gù thân đốt có độ chính xác không cao và dễ
triệt tiêu sau phẫu thuật. Theo Argenson và cộng
sự thì góc gù vùng ở vùng ngực-thắt lưng từ 0 -
10. Do đó chúng tôi dùng góc gù vùng để theo
dõi và đánh giá kết quả điều trị.
Khả năng nắn chỉnh
Là kết quả của việc thay đổi góc gù trước
và sau mổ, khi mổ thì phẫu thuật viên luôn có
gắng nắn chỉnh để làm giảm góc gù trước mổ
về gần sinh lý càng tốt. Trong nghiên cứu của
chúng tôi cột sau và cột giữa bị căng dãn quá
mức và bị tách xa, cột trước bị nén ép nên
thường lún. Như vậy sau khi phẫu thuật viên
bắt ốc, giải ép thần kinh nếu có chèn ép thì
phẫu thuật viên đặt thanh nối và nén ép, khi
đó cột sau và cột giữa được nén ép lại, đồng
thời cột trước cũng được nâng lên. Kết quả là
góc gù sẽ được cải thiện sau mổ.
Điều này được chứng minh khi góc gù
vùng trung bình trước mổ trong nghiên cứu
của chúng tôi là 20,660 (nhỏ nhất là 100 và lớn
nhất là 400), sau mổ góc gù vùng trung bình là
11,260. Khả năng nắn chỉnh trung bình là 9,390.
Theo nghiên cứu của tác giả Võ Văn Sĩ, góc gù
vùng trước mổ nhỏ nhất là 110, lớn nhất là 550
và góc gù vùng sau mổ nhỏ nhất là 50, lớn nhất
là 270, giảm 60 – 280(16). Theo các tác giả nước
ngoài, Jong Hun choi khả năng nắn chỉnh sau
mổ là 10,6%(2), Andrew J Grossback là
13,87%(4) và theo Joung Jeng Liu là 14,5%(10).
Diễn tiến góc gù vùng trung bình
Góc gù vùng trung bình trước mổ là 20,66 ±
7,990, sau mổ là 11,26 ± 4,010 và tái khám là 11,23
± 3,80. Như vậy góc gù vùng sau mổ giảm hơn so
với trước mổ trung bình là 9,39 ± 7,380. Góc gù
vùng tái khám giảm hơn so với trước mổ trung
bình là 9,48 ± 8,990 và tăng hơn so với sau mổ
trung bình là 0,26 ± 4,230, không có ý nghĩa thống
kê với p= 0,74( > 0,05). Như vậy góc gù tái khám
tăng không đáng kể so với sau mổ.
Góc gù vùng trung bình tái khám trong
nghiên cứu của chúng tôi là 11,550, với thời gian
theo dõi trung bình là 62,04 tháng, tương đương
vết kết quả của tác giả Yong Jeng Liu(10) là 9,50,
với thời gian theo dõi trung bình là 84,7 tháng.
Kết quả liền xương
Kết quả là liền là mục tiêu quan trọng nhất
cần đạt được, kết quả liền xương cho thấy sự
vững của dụng cụ kết hợp xương và xương
ghép. Dụng cụ kết hợp xương tuy vững chắc đến
đâu cũng chỉ ở giai đoạn tam thời chờ thân
xương và xương ghép lành, tuy nhiên dụng cụ
kết hợp xương giúp nén ép phần xương gãy bị
tách xa ở cột giữa và sau, giúp xương gãy được
tiếp xúc nên dể liền xương hơn. Sự liền xương
ghép trong hàn xương sau bên giúp làm giảm tải
lực tác động lên dụng cụ kết hợp xương trong
khi chờ liền thân xương gãy, sự liền xương dựa
vào lâm sàng và hình ảnh X-quang là chủ yếu, về
đánh giá mức độ liền xương chúng tôi dựa trên
bảng phân độ theo Bridwell(1).
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tại
thời điểm tái khám với 31 bệnh nhân (mất theo
dõi 7 bệnh nhân), chúng tôi đánh giá lâm sàng
và cho chụp X-quang. Kết quả tất cả các trường
hợp đều lành xương ở mức độ 1, tỉ lệ này cũng
tương đương với nghiên cứu của tác giả Võ Văn
Sĩ(16), Yong Jeng Liu(10), Jong Hun Choi(2), Adrew J
Grossback(4), Guijun Cao(5), Hasankhani(7).
Diễn tiến của đĩa sống cố định bắc cầu
Trong gãy cúi - căng cột sống ngực - thắt
lưng ngoài việc tổn thương đĩa đệm do chấn
thương gây ra (loại IIIB, IIID theo phân loại
Denis) thì ngoài việc theo dõi những đĩa sống
này thì chúng ta cũng cần theo dõi những đĩa
sống cố định bắc cầu. Để làm điều này chúng ta
cần phải chụp cộng hưởng từ theo dõi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 333
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì hầu hết
là gãy loại IIIA (32 bệnh nhân), là loại gãy qua
xương nên việc chụp cộng hưởng từ chỉ đặt ra
cho một số trường hợp có nghi ngờ tổn thương
tủy, chèn ép thần kinh, hơn nữa chi phí chụp
cộng hưởng từ khá cao nên việc chụp cũng rất
hạn chế. Tại thời điểm tái khám với thời gian
theo dõi trung bình 62,04 tháng, chúng tôi chụp
cộng hưởng từ được 7 trường hợp và ghi nhận
hình ảnh cộng hưởng từ về đĩa sống cố định bắc
cầu đa số trong giới hạn bình thường (dựa theo
phân loại Modic).
Biến chứng hậu phẫu
Bao gồm những biến chứng như: liệt nặng
hơn, viêm màng não, dò dịch não tủy, nhiễm
trùng vết mổ, do bội nhiễm phổi, tiết niệu, loét
Trong nghiên cứu chúng tôi không ghi nhận
trường hợp nào biến chứng hậu phẫu. Hầu hết
bệnh nhân được tập đi lại sớm sau 3-5 ngày sau
mổ. Theo tác giả Võ Văn Sĩ có 1 trường hợp viêm
màng não nhưng ổn định sau 1 tuần không để
lại di chứng(16), theo Adrew J Grossback thì có 1
trường hợp nhiễm trùng vết mổ(4), theo Samuel
Abraham Joseph có 2 bệnh nhân nhiễm trùng
vết mổ (1 bệnh nhân nhiễm trùng nông và 1
bệnh nhân nhiễm trùng sâu), 6 bệnh nhân viêm
phổi, 4 bệnh nhân loét cùng cụt.
Biến chứng xa: bao gồm gãy ốc, tuột thanh
nối, nắp ốc, khớp giả, đau lưng mạn tính, liệt
thần kinh muộn do gù tiến triển
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì có 1 bệnh
nhân gãy ốc sau mổ 7 năm (84 tháng), bệnh nhân
này có té cao trước khi tái khám, tuy nhiên
xương gãy đã liền hoàn toàn. 2 bệnh nhân tuột
nắp ốc, thanh nối. Theo Yong Jeng Liu có 1 bệnh
nhân gãy ốc nhưng không gù tiến triển hay đau
lưng(10), theo Hasankhani, Jong Hun Choi, thì
không có bệnh nhân nào hỏng dụng cụ kết hợp
xương(2,7). Như vậy tỉ lệ của chúng tôi cũng
tương đương so với các tác giả khác, tỉ lệ biến
chứng về dụng cụ kết hợp xương là thấp với thời
gian theo dõi trung bình là 62,04 tháng, điều này
cho thấy tình trạng xương liền tốt.
Mức độ đau lưng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đánh giá
mức độ đau lưng của bệnh nhân tại thời điểm tái
khám với thời gian theo dõi trung bình là 62,04
tháng. Như vậy mức độ đau lưng phản ánh sự
chưa liền xương hay tình trạng góc gù tiến triển
tăng nhiều và có thể dẫn đến tình trạng đau lưng
mạn tính. Chúng tôi đánh giá mức độ đau lưng
dựa vào thang điểm Denis.
Trong 31 bệnh nhân tại thời điểm tái khám,
đau lưng mức độ 2 gặp nhiều nhất với 19 bệnh
nhân chiếm 61,3%, ít nhất là mức độ 3 với 4 bệnh
nhân chiếm 12,9%. Như vậy hầu hết bệnh nhân
đau rất ít, kết quả này cũng tương đương với các
tác giả nước ngoài(2,4,7,10). Điều này cũng dễ nhận
thấy vì khi xương có xu hướng liền tốt thì mức
độ đau lưng sẽ giảm dần và trong nghiên cứu
của chúng tôi thì góc gù vùng trung bình tiến
triển không đáng kể với 0,090 nên hạn chế tình
trạng đau lưng mạn tính.
Khả năng lao động
Chúng tôi đánh giá khả năng lao động theo
thang điểm của Denis.Trong nghiên cứu chúng
tôi thì khả năng lao động chủ yếu ở độ 1 và độ 2
với 28 bệnh nhân chiếm 90,3%, khả năng lao
động độ 3 ít nhất với 3 bệnh nhân chiếm 9,7%,
theo Hasankhani thì tất cả 44 bệnh nhân (100%)
quay lại công việc cũ sau 6 tháng(7). Như vậy
phần lớn bệnh nhân trở lại công việc cũ, từ đó
cho thấy hiệu quả của việc điều trị.
KẾT LUẬN
Gãy cúi-căng cột sống ngực-thắt lưng là loại
gãy tổn thương qua ba cột theo Denis, gây mất
vững trầm trọng nên cần được phẫu thuật để đạt
được sự liền xương và tránh những biến chứng.
Góc gù vùng được nắn chỉnh tốt sau phẫu thuật,
cải thiện trung bình 9,390, có ý nghĩa thống kê
với p<0,001. Góc gù vùng tiến trển tăng ít, trung
bình tăng 0,260 và không có ý nghĩa thống kê với
p= 0,74 (>0,05). Liền xương đạt 100% trong tất cả
các trường hợp. Phục hồi thần kinh đạt 100%
Frankel E tại thời điểm tái khám. Đau lưng và
khả năng lao động đạt kết quả tốt. Không có biến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 334
chứng trong phẫu thuật và hậu phẫu. Dụng cụ
kết hợp xương đạt kết quả tốt trong đa số các
trường hợp, với thời gian theo dõi trung bình là
62,04 tháng (chỉ 1 trường hợp gãy ốc do té cao lại
và 2 trường hợp tuột thanh nối và nắp ốc tại thời
điểm tái khám), tuy nhiên khi xương đã lành và
không có đau lưng nhiều. Đĩa sống qua vùng
phẫu thuật cố định bắc cầu không bị tổn thương
tại thời điểm tái khám.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bridwell KH (1995), Anterior fresh frozen structura allografts
in the thoracic and lumbar spine, Spine, 20(12):1410-1418.
2. Choi JH et al (2007), Surgical Results of Flexion Distraction
Injuries to the Thoracolumbar Spine, Korean Journal of Spine,
4(2): 51-55.
3. DeWald RL (1984), Burst fractures of the thoracic and lumbar
spine. Clin Orthop, 189: 150-161.
4. Grossback AJ et al (2013), Flexion-distraction injuries of the
thoracolumbar spine: open fusion versus percutaneous pedicle
screw fixation. Neurosurg Focus, 35(2): E2.
5. Guijun C et al (2015), Early curative effect of transpedicular
screw fixation in treatment of thoracolumbar fracture
combined with posterior ligamentous complex injuries,
Chinese Journal of Trauma, 31(4):307-311.
6. Gumley G, Taylor TK, Ryan MD (1982), Distraction frac- tures
of the lumbar spine, J Bone Joint Surg Br, 64:520-5.
7. Hasankhani EG, Omidi-Kashani F (2014), Posterior tension
band wiring and instrumentation for thoracolumbar flexion-
distraction injuries. Journal of Orthopaedic Surgery, 22(1):88-91.
8. Knop C, Blauth M, Bühren V, et al (1999), Surgical treatment
of injuries of the thoracolumbar transition. Epidemiology, 102:
924–35.
9. Lê Minh Trí (2013), Kết quả điều trị gãy lún nhiều mảnh cột
sống ngực-thắt lưng mất vững bằng phẫu thật giải ép - ghép
xương và cố định dụng cụ qua hai lối trước bên và sau, Luận
án Chuyên khoa II Đại học Y Dược TPHCM.
10. Liu YJ, Chang MC, Wang ST, et al (2003), Flexion-distraction
injury of the thoracolumbar spine, Injury, 34:920-923.
11. Nguyễn Trọng Tín (2008), Tình hình chấn thương cột sống
ngực - thắt lưng tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Kỷ
yếu Hội nghị thường niên kết hợp: lần thứ XV Hội Chấn thương
Chỉnh hình và lần thứ XIV Hội Chỉnh hình nhi, tr. 269-275.
12. Robertson A et al (2002), Spinal injuries in motorcycle crash:
Patterns and outcome. Journal of Trauma, 53 (1): 5-8.
13. Robertson A, Branfoot T, Barlow IF, et al (2002), Spinal injury
patterns resulting from car and motorcycle accidents, Spine,
27:2825-2830.
14. Roy C, Saillant G, Mazel C (1986), Internal fixation of the
lumbar spine with pedicle screw plating. Clin Orthop, 03:7–17.
15. Triantafyllou SJ, Gertzbein SD (1992), Flexion-distraction
injuries of the thoracolumbar spine. A review, Orthopedics,
15(3):357-364.
16. Võ Văn Sĩ (2005), Điều trị gãy cúi-căng cột sống ngực-thắt
lưng bằng dụng cụ tự chế, Kỷ yếu Hội nghị thường niên Hội
Chấn thương Chỉnh hình lần thứ XII, tr. 305-313.
Ngày nhận bài báo: 19/10/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 9/10/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_phau_thuat_gay_cui_cang_cot_song_nguc_that.pdf