Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật furlow điều trị thiểu sản vòm hầu trên bệnh nhân di chứng khe hở vòm: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Nhi 58
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT FURLOW ĐIỀU TRỊ
THIỂU SẢN VÒM HẦU TRÊN BỆNH NHÂN DI CHỨNG KHE HỞ VÒM
Đặng Hoàng Thơm*, Trần Đình Phượng*, Phạm Tuấn Hùng*, Nguyễn Văn Sơn*, Mai Thị Hương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật Furlow điều trị thiểu sản vòm trên bệnh nhận di chứng khe hở vòm.
Phương pháp nghiên cứu: Có 32 trẻ chẩn đoán thiểu sản vòm hầu được điều trị bằng phẫu thuật Furlow tại
Khoa Sọ mặt và Tạo hình, bệnh viện Nhi Trung Ương từ 2015-2017. Phương pháp nghiên cứu mô tả.
Kết quả: Gồm 15 trẻ nam chiếm 46,87%, 17 trẻ nữ 53,13%. Tuổi can thiệp trung bình 5,72 ± 2,34, từ 3 đến
8 tuổi. Tình trạng thoát khí qua đường mũi khi trẻ nói gặp 100% trẻ trước can thiệp, sau can thiệp còn lại 5 trẻ
(15,62%). Khả năng đóng kín vòm trước phẫu thuật ở độ II, độ III lần lượt là 13 trẻ (40,61%), 19 trẻ (59,37%),
sau phẫu thuật 30/32 trẻ đóng kín vòm gần như hoàn toàn (độ I), c...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật furlow điều trị thiểu sản vòm hầu trên bệnh nhân di chứng khe hở vòm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Nhi 58
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT FURLOW ĐIỀU TRỊ
THIỂU SẢN VÒM HẦU TRÊN BỆNH NHÂN DI CHỨNG KHE HỞ VÒM
Đặng Hoàng Thơm*, Trần Đình Phượng*, Phạm Tuấn Hùng*, Nguyễn Văn Sơn*, Mai Thị Hương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật Furlow điều trị thiểu sản vòm trên bệnh nhận di chứng khe hở vòm.
Phương pháp nghiên cứu: Có 32 trẻ chẩn đoán thiểu sản vòm hầu được điều trị bằng phẫu thuật Furlow tại
Khoa Sọ mặt và Tạo hình, bệnh viện Nhi Trung Ương từ 2015-2017. Phương pháp nghiên cứu mô tả.
Kết quả: Gồm 15 trẻ nam chiếm 46,87%, 17 trẻ nữ 53,13%. Tuổi can thiệp trung bình 5,72 ± 2,34, từ 3 đến
8 tuổi. Tình trạng thoát khí qua đường mũi khi trẻ nói gặp 100% trẻ trước can thiệp, sau can thiệp còn lại 5 trẻ
(15,62%). Khả năng đóng kín vòm trước phẫu thuật ở độ II, độ III lần lượt là 13 trẻ (40,61%), 19 trẻ (59,37%),
sau phẫu thuật 30/32 trẻ đóng kín vòm gần như hoàn toàn (độ I), còn lại 2 trẻ (6,25%) ở độ II. Nói ngọng phụ âm
cũng cải thiện, trước can thiệp gặp 100% trẻ, sau can thiệp gặp 5 trẻ (15,62%). Không có trường hợp tử vong,
không ghi nhận thông mũi miệng sau phẫu thuật.
Kết luận: Phẫu thuật Furlow điều trị thiểu sản vòm có kết quả bước đầu tốt, an toàn, khả thi và có thể áp
dụng được tại các bệnh viện lớn.
Từ khóa: Thiểu sản vòm hầu, kĩ thuật Furlow, khe hở vòm.
ABSTRACT
OUTCOMES OF USING FURLOW SURGERY IN THE TREATMENT OF VELOPHARYNGEAL
INSUFFICIENCY AMONG PATIENTS WITH POSTOPERATIVE PALATOPLASTY
Dang Hoang Thom, Tran Dinh Phuong, Pham Tuan Hung, Nguyen Van Son, Mai Thi Huong.
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 58 – 62.
Objectives: This study aimed to assess the outcomes of using Furlow surgery in the treatment of
velopharyngeal insufficiency (VPI) among patients with postoperative palatoplasty.
Methods: This study consisted of 32 childrens diagnosed with velopharyngeal insufficiency who were treated
using Furlow surgery between 2015 and 2017 at the Department of Craniofacial and Plastic Surgery, Vietnam’s
National Hospital of Children. This study is a descriptive study.
Results: The study population included 15 (46.87%) male and 17 (53.13%) female children. The average age
at surgical intervention was 5.72 ± 2.34 years (range, 3-8 years). Air flowing through the nose when speaking was
seen in all patients before surgery, and was seen in 5 (15.62%) patients after surgery. As assessed preoperatively,
the possibility for complete closure of the VP level II and III was 13 (40.61%) and 19 (59.37%) patients,
respectively. Postoperatively, almost complete closure of the velopharynx was achieved for 30/32 patients (level I),
and was not achieved for 2 (6.25%) patients (level II). Hypernasal resonance with consonant also improved; all
patients had this condition before surgery as compared to only 5 (15.62%) patients had this condition after
surgery. No case of death and nasal-oral fistula was observed after surgery.
Conclusions: The use of Furlow surgery in treating VPI was shown to be effective, safe, and have to
potential to be performed in large hospitals.
Keywords: Velopharyngeal Insufficient, Palate Cleft, Furlow Palatoplasty, Hypernasal.
* Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Tác giả liên hệ: BS Trần Đình Phượng, ĐT: 0982809862, Email:phuonghmu@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 59
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vòm hầu (Velopharynx) ngăn cách khoang
miệng và mũi, giữ vai trò quan trọng trong việc
phát âm(6). Thiểu sản vòm hầu (Velopharyngeal
insufficiency) được đặc trưng bởi giọng mũi do
vòm hầu không đóng kín khi trẻ nói(6).Hiện nay,
điều trị thiểu sản vòm (VPI) vẫn là thách thức
trong y học, liệu trình điều trị phức tạp gồm can
thiệp phẫu thuật và trị liệu ngôn ngữ(10). Trong
đó, can thiệp phẫu thuật đóng vai trò quan trọng
nhất trong liệu tình điều trị(3,10).
Khe hở môi vòm là dị tật bẩm sinh thường
gặp nhất vùng hàm mặt với tỷ lệ ở người châu Á
2.6/1000(8). Tình trạng nói ngọng sau mổ khe hở
vòm là di chứng thường gặp ảnh hưởng đến cấu
trúc giải phẫu, chức năng và tâm lý của bệnh
nhân. Nguyên nhân nói ngọng là do độ dài và
vẫn động của vòm không đủ lớn do không được
phục hồi cơ nâng màn hầu về vị trí sinh lý, gây
ra tình trạng nói ngọng(6). Nếu trẻ không được
can thiệp điều trị sẽ gây nên sang chấn tâm lý.
Hiện nay trên thế giới, phẫu thuật Furlow để
điều trị thiểu sản vòm đã được nhiều nghiên cứu
được công bố(1,6). Tại Việt Nam, vấn đề này vẫn
chưa được quan tâm đúng mức. Năm 2015, tại
Khoa sọ mặt tạo hình, Bệnh viện Nhi Trung
Ương, phẫu thuật điều trị thiểu sản vòm bằng kĩ
thuật Furlow đã bắt đầu được áp dụng và tình
trạng nói ngọng được cải thiện rõ rệt sau 6
tháng. Xuất phát từ kết quả thu được, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với mục đích: Đánh
giá kêt quả phẫu thuật Furlow điều trị thiểu sản
vòm trên bệnh nhận di chứng khe hở vòm.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả phẫu thuật Furlow điều
trị thiểu sản vòm trên bệnh nhận di chứng khe
hở vòm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 32 bệnh nhân được chẩn đoán thiếu
sản vòm hầu, di chứng sau mổ khe hở vòm được
phẫu thuật tạo hình bằng phương pháp Furlow
tại Khoa sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Nhi
Trung Ương, từ 12/2015-12/2017.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả loạt trường hợp.
Đánh giá trước mổ
Tuổi, giới, tiền sử phẫu thuật vòm, hướng cơ
nâng vòm hầu, lỗ thông vòm và ngôn ngữ.
Nội soi tai mũi họng ống mềm ghi nhận:
thoát khí qua mũi khi trẻ phát âm, hướng cơ
nâng vòm hầu. Đo khoảng cách từ vòm tới thành
họng sau ở tư thế nghỉ và vòm di động tối đa.
Chỉ số P (khoảng cách vòm hầu tư thế đóng tối
đa/ tư thế nghỉ) để phân loại mức độ rộng của
vòm hầu thành ba độ: độ I (100%-80%), độ II
(80%-50%), độ III (<50%).
Đánh giá kết quả ngay sau mổ
Số ngày nằm viện, sốt, chảy máu, tắc
đường thở.
Đánh giá kết quả sau phẫu thuật 6 tháng
Khả năng vận động, chức năng của vòm hầu
và sự thay đổi ngôn ngữ.
Nội soi tai mũi họng ống mềm đánh giá các
chỉ số tuần tự như trước can thiệp.
Đánh giá khả năng vận động và chức năng
vòm hầu sau phẫu thuật: dựa vào khám lâm
sàng vòm hầu và nội soi tai mũi họng tuần tự
theo các biến số trước can thiệp.
Thay đổi ngôn ngữ dựa vào đánh giá:
Rối loạn âm lời nói nguyên âm là tình trạng
trẻ không nói đúng, tròn rõ các nguyên âm như
a,o,u,i,e.
Rối loạn âm lời nói phụ âm là tình trạng trẻ
phát âm sai các phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu gồm 32 trẻ, gồm 15 nam chiếm
46,87% và 17 nữ chiếm 53,13%.
Tuổi trung bình can thiệp là 5,72 ±2,34, thấp
nhất là 3 tuổi, cao nhất 8 tuổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Nhi 60
Bảng 1: Tiền sử phẫu thuật.
Tiền sử phẫu thuật n %
Khe hở vòm 5 15,62 %
Khe hở môi vòm 1 bên 15 46,88%
Khe hở môi vòm 2 bên 12 37,50 %
Tổng số 32 100%
Kết quả nội soi tai mũi họng trước và sau phẫu thuật
Bảng 2: Dấu hiệu phát hiện trên nội soi
Dấu hiệu
Trước can thiệp Sau can thiệp
Có Không Có Không
Thoát khí qua mũi
khi trẻ phát âm
32
(100%)
0
(0%)
5
(15,62%)
27
(84,38%)
Thông mũi miệng
4
(12,50)
27
(87,50%)
0
(0%)
32
(100%)
Đánh giá hướng cơ nâng vòm: trước can
thiệp 32 (100%) trẻ có hướng cơ nằm dọc, sau can
thiệp 100% trẻ này có hướng cơ nằm ngang.
Bảng 3: Đánh giá độ rộng vòm hầu trước và sau
phẫu thuật (6 tháng)
Chỉ
số
Độ I
(100%-80%)
Độ II
(80%-50%)
Độ III
(<50%)
Trước Sau Trước Sau Trước Sau
P
0
(0%)
30
(93,75%)
19
(59,37%)
2
(6,25%)
13
(40,63%)
0
(0%)
Bảng 4: Đánh giá ngôn ngữ trước và sau can
thiệp
Trước can thiệp Sau can thiệp
Rối loạn âm lời nói
nguyên âm
13 (40,62%) 2 (6,25%)
Rối loạn âm lời nói
phụ âm
32 (100%) 5 (15,62%)
Kết quả sớm ngay sau phẫu thuật
Số ngày nằm viện trung bình 5,34 ngày, ngắn
nhất là 3 ngày, cao nhất 9 ngày.
Số bệnh nhân có sốt 10trẻ (31,25%).
Chảy máu 5 trẻ (15,63%).
Thở ngáy sau mổ: 3 trẻ (9,37%).
BÀN LUẬN
Chỉ định phẫu thuật
Vòm hầu giữ vai trò quan trọng trong việc
phát âm. Vòm di chuyển lên trên và ra sau giúp
ngăn cách vòm mũi và vòm miệng trong khi nói
là điều kiện cơ bản để tạo ra cộng hưởng âm
thích hợp(6). Thiểu sản vòm hầu là di chứng
thường gặp sau phẫu thuật tạo hình vòm.
Nguyên nhân là do cơ nâng vòm hầu không
được phẫu tích, xoay về hướng sinh lý, khiến
cho chiều dài vòm ngắn và di chuyển vòm bị
hạn chế. Điều này khiến cho vòm không thể
đóng kín trong khi phát âm và hệ quả là trẻ sẽ
nói ngọng, nói giọng mũi(6). Vì những lý do trên,
việc chỉ định phẫu thuật tạo hình vòm trong
bệnh lý thiểu sản vòm là bắt buộc để kéo dài
vòm, thu hẹp khoảng cách vòm hầu và cải thiện
nói ngọng của trẻ.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ định
phẫu thuật tạo hình Furlow trên bệnh nhân đã
được chẩn đoán thiểu sản vòm và có hướng cơ
nâng màn hầu nằm dọc. Chỉ định này phù hợp
với hầu hết các tác giả trên thế giới(6,9), như trong
phác đồ điều trị tại Trung tâm y học Đại Học
Washington, tác giả Jonathan và Gruss chỉ định
phương pháp Furlow điều trị thiểu sản vòm có
cơ nâng vòm hầu nằm dọc là lựa chọn đầu tiên(2).
Thời điểm can thiệp phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi mổ
trung bình là 5,72 ± 2,34 tuổi, nhỏ nhất là 3 tuổi
và lớn nhất là 8 tuổi. Đa sốtác giả nhận định can
thiệp sớm có thể thực hiện được từ 3 tuổi(5) vì ở
lứa tuổi này, trẻ mới bắt đầu hợp tác được trong
việc chẩn đoán VPI. Độ tuổi can thiệp của chúng
tôi muộn hơn có thể vì trẻ được phát hiện bệnh
muộn do gia đình không nhận thức được tầm
quan trọng chức năng của vòm, thiếu cơ sở có
thể chẩn đoán và điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên,
tác giả Jonathan nghiên cứu 148 trường hợp sử
dụng phương pháp Furlow điều trị VPI thấy
rằng không có sự liên quan giữa độ tuổi và kết
quả điều trị(2).
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật điều trị thiểu sản
vòm đòi hỏi phải đặt được các mục tiêu chung là
thu hẹp không gian sau vòm họng, kéo dài vòm
và phục hồi chức năng di động của vòm hầu một
cách sinh lý nhất(7,9). Mặc dù có nhiều phương
pháp phẫu thuật như: Vạt thành hầu vòm, tạo
hình cơ thắt thành hầu, và tạo hình vòm. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn phương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 61
pháp Furlow bởi vì sử dụng kĩ thuật tạo hình
vòm bằng hai chữ Z ngược nhau sẽ giúp làm
tăng chiều dài của vòm hầu, làm hẹp khoảng sau
họng. Phẫu tích được cơ nâng vòm hầu và xoay
lại hướng cơ về sinh lý nhất, giúp vòm di động
đúng hướng(4). Bởi vì phương pháp Furlow đạt
được các tiêu chí trong điều trị thiểu sản vòm.
Các phương pháp còn lại chủ yếu can thiệp vào
thành hầu: như vạt thành hầu sau, vạt thành hầu
bên, làm thu hẹp khoảng sau họng nhưng không
can thiệp vào vòm để sửa chữa các di chứng của
sau mổ khe hở vòm.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy: chỉ số đánh giá độ rộng của khoảng cách
từ vòm tới thành sau họng có sự thay đổi rõ
rệt trước và sau can thiệp. Trước can thiệp có
13 trẻ (40,37%)có chỉ số P độ III (mức độ đóng
kín vòm <50%), 19 trẻ (59,37%) chỉ số P độ II,
không có trẻ nào ở độ I. Sau can thiệp 30 trẻ
(93,75%) đóng kín vòm ở độ I (80-100%), còn
lại 2 trẻ (6,25%) ở độ II, không trường hợp nào
chỉ số P là độ III (Bảng 3).
Tình trạng thoát khí qua đường mũi khi trẻ
nói trước phẫu thuật là 32 trẻ (100%), sau can
thiệp chỉ còn lại 5 trẻ (15,62%) (Bảng 2). Trước
điều trị, cả 5 bệnh nhân này đều có khoảng cách
rộng từ vòm tới thành hầu sau với P< 50%. Mức
độ thoát khí qua mũi ở những trẻ này giảm hơn
so với trước phẫu thuật. Chỉ có 2/5 bệnh nhân có
độ rộng vòm ở mức trung bình 50-80%, 3/5 bệnh
nhân ở mức độ nhỏ > 80%. Chúng tôi không ghi
nhận bệnh nhân nào có thông mũi miệng sau
phẫu thuật.
Tại khoa Sọ mặt và Tạo hình, bệnh nhân
được chẩn đoán thiểu sản vòm hầu kèm với
hướng của cơ nâng màn hầu là hướng dọc sẽ
có chỉ định làm phẫu thuật Furlow, bất kể
khoảng cách giữa vòm và thành họng sau.
Hướng của cơ nâng màn hầu được xác định
trên lâm sàng và khẳng định lại bởi nội soi tai
mũi họng. Trước phẫu thuật, hướng cơ nâng
vòm hầu nằm dọc là 32/32 (100%) bệnh nhân.
Sau can thiệp 100% bệnh nhận này đều có cơ
nâng màn hầu nằm ngang.
Tình trạng nói ngọng cũng được cải thiện rõ
rệt sau can thiệp. Trước điều trị có tới 100% trẻ
nói ngọng phụ âm, nói ngọng nguyên âm là 13
trẻ (40,62%). Sau phẫu thuật chỉ còn 5 trẻ
(15,62%) còn nói ngọng phụ âm, 2 trẻ (6,25%) nói
ngọng nguyên âm. Kết quả đánh giá ngôn ngữ
này phù hợp với kết quả nội soi khi còn 5/32
bệnh nhân vẫn còn tình trạng khí thoát ra mũi
khi trẻ nói.
Biến chứng sau phẫu thuật và cách khắc phục
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung bình
nằm viện là 5.34 ngày, thời gian nằm viện dài
hơn một số tác giả(2,6) khoảng 3 ngày.
Biến chứng sớm sau phẫu thuật tạo hình
vòm Furlow bao gồm chảy máu, nhiễm khuẩn,
tắc nghẽn đường thở tạm thời. Trong đó biến
chứng chảy máu gặp 5/32 trẻ chiếm 15,63%,
mức độ nhẹ do rỉ máu mép vạt, tự cầm sau 48
giờ mà không cần truyền máu. Kết quả nghiên
cứu cho thấy không có trường hợp nào phải
truyền máu, kết quả này cũng tương đồng với
kết quả của một số tác giả(2). Tình trạng sốt sau
phẫu thuật gặp 10/32 bệnh nhân chiếm
31,25%, mức độ sốt nhẹ dưới 38,7 độ C, điều
trị bằng thuốc giảm sốt thông thường. Tắc
nghẽn đường thở tạm thời do vòm được đẩy
về phía sau, thành vòm họng phù nề sau mổ.
Dấu hiệu thở ngáy khi ngủghi nhận ở 3/32 trẻ
chiếm 9,3%, các triệu chứng giảm dần từ ngày
thứ 5 sau mổ. Nghiên cứu của chúng tôi tương
đồng với tác giả Jonathan gặp 13/143 (9,09%)
trẻ có thở ngáy và cơn ngừng thở khi ngủ(2).
Biến chứng muộn có thể là thông mũi miệng,
tắc nghẽn đường thở kéo dài hay vẫn còn tồn tại
VPI. Đánh giá tự tồn tại của VPI được thực hiện
sau phẫu thuật 6 tháng đánh giá lâm sàng và nội
soi tai mũi họng. Một số tác giả đề nghị sử dụng
đồng thời cả phương pháp tạo hình vòm Furlow
với tạo hình cơ thắt thành hầu trên bệnh nhân có
hướng cơ nâng màn hầu là hướng dọc kèm với
khoảng cách giữa vòm và thành hầu sau là rộng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Nhi 62
trên nội soi tại mũi họng(2). Cheng miêu tả kỹ
thuật này trong nghiên cứu của mình và cho kết
quả khá hứa hẹn(1). Ưu điểm của sự phối hợp
này là ngoài những can thiệp trên vòm đồng thời
can thiệp cả trên thành họng giúp phục hồi chức
năng vòm và thu hẹp không gian sau họng, làm
tăng hiệu quả điều trị VPI.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật Furlow điều trị bệnh nhân
thiểu sản vòm cải thiện rõ rệt tình trạng thoát
khí qua đường mũi, phục hồi chức năng vận
động vòm và tình trạng nói ngọng. Đây là
phương pháp điều trị có kết quả bước đầu tốt,
an toàn, khả thi và có thể áp dụng được tại các
bệnh viện lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chen PK, Wu JT (1994). Correction of secondary velopharyngeal
insufficiency in cleft palate patients with the Furlow
palatoplasty. Plast Reconstr Surg, 1994. 48: pp. 933.
2. Jonathan A, Perkins D (2005), Furlow Palatoplasty for
Management of Velopharyngeal Insufficiency: A Prospective
study of 148 Consecutive Patients. Plast Reconstr Surg, 116, pp.72.
3. Marsh JL, Marty-Grames L (1995), Managemnet of the
hypodynamic velopharynx. Cleft palate craniofac, 32, pp.179.
4. Ravishanker R (2006). An anatomy and function following
Furlow Z-Plasty. Med J Armed Forces India. 62(3): pp.239–242.
5. Rowe MR (2005). Velopharyngeal dysfuntion: evolving
developments in evaluation. Curr Opin Otolaryngol Head Neck
Surg,13: pp. 366-370.
6. Sie KC, Chen EY (2007). Management of Velopharyngeal
Insufficiency: Development of a Protocal and Modifications of
Sphincter Pharyngoplasty. Facial Plastic Surgery,3(2): p. 128-39.
7. Sloan GM (2000). Posterior pharyngeal flap and sphincter
pharyngoplasty: The state of the art. Cleft Palate Craniofac, 37,
pp.112.
8. Son TT (2014). Khe hở vòm miệng bẩm sinh. Những vấn đề cơ
bản trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, II: tr.144.
9. Witt PD, Marsh JL (1997). Surgical managemnet of
velopharyngeal dysfunctioan: Outcome analysis of autogenous
posterior pharyngeal wall augnentation. Plast Reconstr Surg, 99:
pp. 1287.
10. Wyatt R., Russell J (1996). Cleft palate speech dissected: A
review of current knowledge and analysis. Br. Journal Plastic
Surgery. 49, pp.143.
Ngày nhận bài báo: 20/06/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/08/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_phau_thuat_furlow_dieu_tri_thieu_san_vom_ha.pdf