Đánh giá kết quả ngắn hạn sau đốt nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần

Tài liệu Đánh giá kết quả ngắn hạn sau đốt nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 20 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGẮN HẠN SAU ĐỐT NHÂN GIÁP LÀNH TÍNH BẰNG SÓNG CAO TẦN Lê Quang Đình*, Trần Thanh Vỹ*, Nguyễn Lâm Vương**, Nguyễn Hoàng Bắc*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bướu giáp nhân lành tính là một bệnh lý thường gặp, phương pháp điều trị thường quy hiện nay là sử dụng levothyroxine và phẫu thuật. Sử dụng sóng cao tần huỷ bướu giáp đã được triển khai tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2016. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phương pháp điều trị này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca, theo dõi dọc, thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2016 đến tháng 06/2017, chọn những bệnh nhân chẩn đoán xác định bướu giáp nhân lành tính qua siêu âm và sinh thiết bằng kim nhỏ, được điều trị huỷ bướu bằng sóng cao tần. Đánh giá tỷ lệ giảm thể tích bướu và tỷ lệ biến chứng thờ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả ngắn hạn sau đốt nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 20 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGẮN HẠN SAU ĐỐT NHÂN GIÁP LÀNH TÍNH BẰNG SÓNG CAO TẦN Lê Quang Đình*, Trần Thanh Vỹ*, Nguyễn Lâm Vương**, Nguyễn Hoàng Bắc*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bướu giáp nhân lành tính là một bệnh lý thường gặp, phương pháp điều trị thường quy hiện nay là sử dụng levothyroxine và phẫu thuật. Sử dụng sóng cao tần huỷ bướu giáp đã được triển khai tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2016. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phương pháp điều trị này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca, theo dõi dọc, thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2016 đến tháng 06/2017, chọn những bệnh nhân chẩn đoán xác định bướu giáp nhân lành tính qua siêu âm và sinh thiết bằng kim nhỏ, được điều trị huỷ bướu bằng sóng cao tần. Đánh giá tỷ lệ giảm thể tích bướu và tỷ lệ biến chứng thời điểm sau can thiệp 1 tháng, 3 thángtháng. Sử dụng hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến để tìm yếu tố liên quan đến tỷ lệ giảm thể tích bướu giáp. Kết quả: Có 125 bệnh nhân (113 nữ, 12 nam) được chọn vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 43 ± 12, số lượng bướu giáp trên 1 bệnh nhân từ 1 đến 4 bướu (trung bình 1,7 bướu), thể tích bướu giáp trung bình là 9,87 ± 8,65 ml. Thời gian can thiệp huỷ bướu bằng sóng cao tần trung bình là 15 ± 12 phút. Tỷ lệ giảm thể tích bướu giáp trung bình là 49,6 ± 17,7% và 65,5 ± 15,2% sau 1 tháng và 3 tháng can thiệp. Có 2 trường hợp (1,6%) có biến chứng nhẹ, tự hồi phục, không có biến chứng nghiêm trọng. Nghiên cứu tìm thấy tỷ lệ thành phần mô đặc bướu giáp trước can thiệp có tương quan nghịch với tỷ lệ giảm thể tích bướu. Kết luận: Sử dụng sóng cao tần điều trị bướu giáp nhân lành tính là phương pháp điều trị có hiệu quả và an toàn, có thể triển khai rộng rãi và thường quy. Từ khoá: bướu giáp nhân, sóng cao tần, hiệu quả, an toàn ABSTRACT THE SHORT-TERM CLINICAL OUTCOME AFTER RADIOFREQUENCY ABLATION IN TREATING BENIGN THYROID NODULES Le Quang Dinh, Nguyen Lam Vuong, Tran Thanh Vy, Nguyen Hoang Bac * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 20 - 25 Introduction: Thyroid nodules are a common problem, of which the most common treatments are surgery and levothyroxine. Radiofrequency ablation (RFA) has been applied for treatment of thyroid nodules at the University Medical Center, Ho Chi Minh city (UMC HCMC) since November 2016. This study was to evaluate the efficacy and safety of this method. Methods: A retrospective longitudinal case series study was performed at the UMC HCMC between November 2016 and June 2017, included patients with diagnosis of benign thyroid nodules through ultrasound and fine needle aspiration and treatment with RFA. Follow-up ultrasound examinations were performed at one month after treatment to evaluate volume reduction of the nodules and complications. Using univariate and multivariate linear regression to explore the factors associated with volume reduction of the nodules. * Khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ** Bộ môn Thống kê y học và tin học, Đại học Y Dược TP. HCM *** Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS BS. Lê Quang Đình, ĐT: 0983 015 351, Email: lqdinh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 21 Results: 125 patients (113 females, 12 males) were included in the study, mean age was 43 ± 12 years, the number of thyroid nodules per 1 patient ranged from 1 to 4 (the mean number was 1.7), the mean initial nodule volume was 9.87 ± 8.65 mL. The mean time of RFA procedures was 15 ± 12 minutes. The mean volume reduction was 49.6 ± 17.7% and 65.5 ± 15.2% after 1 month and 3 months of treatment. There were 2 cases (1.6%) with self-limited minor complications, there was no major complication. Univariate and multivariate linear regression analysis showed that initial nodule solidity was reversely correlated with volume reduction. Conclusion: RFA is efficacious and safe in treating benign thyroid nodules, this procedure could be applied commonly. Key words: thyroid nodule, radiofrequency ablation, efficacy, safety ĐẶT VẤN ĐỀ Bướu giáp nhân là một vấn đề thường gặp trên lâm sàng, bệnh có tần suất từ 20% đến 76% trong dân số chung(6). Mặc dù phần lớn bướu giáp nhân là lành tính, nhưng bướu giáp nhân vẫn có khả năng hoá ác tính(1) và ngoài ra có thể gây ra một số vấn đề chèn ép vùng cổ như khàn tiếng hay khó nuốt, những trường hợp này cần được điều trị(10). Những phương pháp điều trị bướu giáp nhân đang áp dụng chủ yếu tại Việt Nam là phẫu thuật và liệu pháp hóc môn levothyroxine đều có những hạn chế. Phương pháp phẫu thuật, bao gồm phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi, đòi hỏi vô cảm toàn thân, có một số biến chứng do vết mổ, ảnh hưởng giọng nói và gây suy giáp sau mổ(8). Trong khi đó, liệu pháp levothyroxine có thể gây ra những triệu chứng cường giáp và hiệu quả điều trị không cao(5). Những năm gần đây, các phương pháp can thiệp dưới hướng dẫn siêu âm, huỷ bướu giáp không cần phẫu thuật, đang được sử dụng ngày càng nhiều ở các nước phát triển, bao gồm huỷ bướu bằng sóng cao tần (RFA), la-ze (LA) và cồn. Trong đó, huỷ bướu giáp bằng cồn ít được khuyến cáo vì có nhiều biến chứng như thay đổi giọng nói, gây tổn thương trực tiếp những dây thần kinh và mô gần bướu giáp vì bị dò rỉ cồn(2). Hai phương pháp huỷ bướu bằng sóng cao tần và bằng tia la-ze đều cho thấy tính hiệu quả và an toàn trong điều trị bướu giáp nhân lành tính. Tuy nhiên những bằng chứng gần đây cho thấy la-ze gây tổn thương mô xung quanh vùng can thiệp rộng hơn sóng cao tần(11), mặc dù sóng cao tần cho thấy ưu thế làm giảm thể tích mô bướu giáp tốt hơn la-ze và tỷ lệ biến chứng của hai phương pháp bằng nhau(7). Chính vì vậy, huỷ bướu giáp bằng sóng cao tần hiện nay được ứng dụng nhiều hơn la-ze. Kỹ thuật huỷ bướu giáp nhân lành tính bằng sóng cao tần đã được ứng dụng và triển khai tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2016, bước đầu chúng tôi đã hoàn thiện được quy trình can thiệp cũng như theo dõi đánh giá bệnh nhân sau can thiệp. Vấn đề đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phương pháp này rất quan trọng. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn sau 1 tháng, 3 tháng can thiệp của phương pháp huỷ bướu giáp nhân lành tính bằng sóng cao tần. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu báo cáo loạt ca, theo dõi dọc, được thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2016 đến tháng 06/2017. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi chọn đưa vào nghiên cứu tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán xác định bướu giáp nhân lành tính và được điều trị bằng sóng cao tần tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Chẩn đoán bướu giáp nhân lành tính qua khám lâm sàng, kết quả siêu âm không hoặc ít nghi ngờ bướu giáp ác tính, và sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA) có kết quả lành tính. Tất cả các bệnh nhân đều được giải thích rõ ràng về Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 22 bệnh lý, các phương pháp điều trị và đồng ý với phương pháp điều trị bằng sóng cao tần bằng phiếu đồng ý thực hiện can thiệp. Phương pháp can thiệp bằng sóng cao tần BN nằm ngửa cổ. Tê tại chổ vùng da cổ bằng lidocain 2% 2ml. Chích tê bao tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm bằng lidocain pha loãng 1% 20ml. Điện cực được đưa từ phía đối bên, xuyên qua eo giáp hướng đến nhân giáp. Toàn bộ chiều dài của điện cực có thể nhìn thấy dưới hướng dẫn siêu âm, và có khoảng an toàn tối thiểu đến tam giác nguy hiểm (bao gồm thần kinh quặt ngược, và thực quản).Tiến hành đốt từ chổ sâu nhất và xa nhất của nhân giáp, sau đó đốt phần nhân giáp giật lùi ra nông để tránh bị nhiễu hình do tình trạng sủi bọt khi đốt. Nguồn năng lượng RF từ 50 – 70W tuỳ thuộc kích cỡ đầu đốt điện cực và đặc tính nhân giáp. Theo dõi bệnh nhân Tất cả bệnh nhân sau khi can thiệp đều được theo dõi tại bệnh viện trong 30 phút đến 1 giờ để kiểm tra các biến chứng và tình trạng của bệnh nhân. Sau đó bệnh nhân sẽ được xuất viện ngay trong ngày nếu sinh hiệu ổn định và bệnh nhân cảm thấy không hoặc ít đau. Bệnh nhân được tái khám sau 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng để kiểm tra xác định các biến chứng và siêu âm đo kích thước của bướu giáp được can thiệp để xác định tỷ lệ giảm kích thước. Phân tích thống kê Các biến số kết cuộc chính bao gồm tỷ lệ giảm thể tích của bướu giáp sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng (biến số hiệu quả) và tổng các biến chứng ngay sau can thiệp đến 1 tháng, 3 tháng sau can thiệp (biến số an toàn). Các biến số kết cuộc này và đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm can thiệp được báo cáo bằng tần số và tỷ lệ % với biến định tính, trung bình và độ lệch chuẩn với biến định lượng. Sử dụng hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến để tìm các yếu tố liên quan đến tỷ lệ giảm thể tích bướu sau can thiệp 3 tháng, báo cáo kết quả hồi quy bằng hệ số hồi quy và giá trị p, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Tất cả các phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm R 3.3.2 KẾT QUẢ Sau 7 tháng triển khai phương pháp huỷ bướu giáp nhân lành tính bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thực hiện được 134 bệnh nhân, trong đó có 125 bệnh nhân thoả tiêu chí chọn lựa vào nghiên cứu này. Các bệnh nhân có tuổi trung bình là 43, giới nữ chiếm đa số (113/125), 1 bệnh nhân có từ 1 đến 4 bướu giáp xác định trên siêu âm, thể tích trung bình của bướu giáp là 9,87 ml. Các đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm của phương pháp can thiệp được mô tả trong Bảng 1 và Bảng 2. Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân (n=125) Đặc điểm lâm sàng Tần số (%) Trung bình (độ lệch chuẩn) Giới tính Nam 12 ( 9,6%) Nữ 113 (90,4%) Tuổi (năm) 43 ± 12 Đặc điểm phát hiện bệnh Đã biết có bướu giáp 65 (52,0%) Tình cờ phát hiện 13 (10,4%) Có triệu chứng lâm sàng 112 (89,6%) Triệu chứng chèn ép 98 (78,4%) Vấn đề thẩm mỹ 12 ( 9,6%) Thay đổi giọng nói 0 ( 0,0%) Chức năng tuyết giáp Bình giáp 117 (93,6%) Cường giáp (do thuốc) 8 ( 6,4%) Suy giáp 0 ( 0,0%) Đặc điểm hình ảnh trên siêu âm Đường kính lớn nhất (cm) 3,48 ± 1,13 (2,1 – 5,6)* Thể tích bướu giáp (ml) 9,87 ± 8,65 Số lượng bướu giáp 1,7 (1 - 4)* Tỷ lệ thành phần mô đặc (%) 69,3 ± 34,5 * Trung bình (nhỏ nhất - lớn nhất) Bảng 2. Đặc điểm phương pháp điều trị (n=125) Đặc điểm can thiệp Trung bình (độ lệch chuẩn) Thời gian đốt sóng cao tần (giây) 15 ± 12 (12 – 30 phút) Năng lượng sóng cao tần (Watt) 50 – 70W Kết quả điều trị sau 1 tháng và 3 tháng cho thấy tỷ lệ giảm thể tích bướu giáp trung bình lần lượt là 47,6% và 65,5%, có 2 trường hợp bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 23 nhân có biến chứng nhẹ sau điều trị, bao gồm 1 trường hợp khàn giọng tự hồi phục sau 3 tuần và 1 trường hợp tụ máu tự hồi phục sau 1 tuần. Bảng 3. Kết quả sau 1 tháng điều trị (n=125) Kết quả điều trị Tần số (%) Trung bình (độ lệch chuẩn) % giảm thể tích sau 1 tháng 47,6 ± 17,5 % giảm thể tích sau 3 tháng 65,5 ± 15,2 Biến chứng nhẹ 2 (1,6%) Khàn giọng tự hồi phục 1 (0,8%) Tụ máu 1 (0,8%) Bỏng da 0 (0,0%) Vỡ nhân giáp 0 (0,0%) Biến chứng nghiêm trọng 0 (0,0%) Phân tích đơn biến và đa biến cho thấy tỷ lệ mô đặc của bướu giáp trước can thiệp có liên quan chặt đến tỷ lệ giảm thể tích bướu giáp 3 tháng sau can thiệp. Cụ thể, sau khi hiệu chỉnh cho các yếu tố khác, tăng mỗi 10% tỷ lệ mô đặc của bướu giáp làm giảm đi 3,5% tỷ lệ giảm thể tích của bướu giáp sau can thiệp 1 tháng. Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ giảm thể tích sau 3 tháng Yếu tố liên quan Phân tích đơn biến Phân tích đa biến Hệ số hồi quy Giá trị p Hệ số hồi quy Giá trị p Giới (nam) 3,3 0,534 3,7 0,457 Tuổi (năm) 0,1 0,368 -0,3 0,243 Thể tích ban đầu (ml) -0,3 0,335 -0,4 0,078 Số lượng bướu giáp -2,3 0,144 -1,9 0,145 Tỷ lệ mô đặc (mỗi 10%) -3,0 <0,001 -3,5 <0,001 BÀN LUẬN Qua 3 tháng theo dõi 125 bệnh nhân bướu giáp nhân lành tính được điều trị huỷ bướu bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho thấy sóng cao tần là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, giúp giảm thể tích bướu giáp trung bình lần lượt là 1/2 và 2/3 thể tích bướu ban đầu sau 1 tháng và 3 tháng can thiệp. Ngoài 1 bệnh nhân có biến chứng khàn giọng do liệt dây thanh sau can thiệp, chúng tôi không gặp biến chứng nghiêm trọng nào khác. Thời gian can thiệp 1 bệnh nhân trung bình là 15 ± 12 phút, rút ngắn hơn nhiều so với điều trị bằng phẫu thuật. Tất cả các bệnh nhân đều xuất viện trong ngày, không cần phải điều trị nội trú. Phương pháp huỷ bướu giáp nhân bằng sóng cao tần đã được ứng dụng tại các nước phát triển như Hàn Quốc, Ý, Đức, từ hơn 15 năm nay. Đã có nhiều báo cáo kết quả giảm thể tích bướu giáp sau can thiệp qua thời gian theo dõi, cho thấy tỷ lệ giảm thể tích sau 1 tháng can thiệp trong khoảng từ 33% đến 58%, sau 6 tháng là 51- 92%, sau 12 tháng là 75-95%(4). Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả không khác nhiều, với tỷ lệ giảm thể tích sau 1 tháng là gần 50%, sau 3 tháng là 65,5%. Với diễn tiến thông thường như các nghiên cứu ở trên, chúng tôi kỳ vọng những bướu giáp này sẽ giảm thể tích trung bình trên 90% sau 12 tháng can thiệp. Hiện nay, các nhà lâm sàng đang ngày càng cải tiến kỹ thuật can thiệp nhằm tăng hiệu quả của sóng cao tần trong điều trị bướu giáp nhân lành tính, tăng tỷ lệ giảm thể tích bướu qua thời gian theo dõi. Song song với việc cải tiến kỹ thuật, các nghiên cứu đồng thời khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ giảm thể tích bướu giáp sau can thiệp. Một nghiên cứu tại Hàn Quốc trên 111 bệnh nhân được huỷ bướu giáp nhân bằng sóng cao tần theo dõi trong 4 năm tìm thấy 2 yếu tố liên quan đến tỷ lệ giảm thể tích bướu sau can thiệp là thể tích bướu giáp trước điều trị và tỷ lệ mô đặc trong bướu. Theo nghiên cứu này, thể tích bướu giáp càng lớn và tỷ lệ mô đặc của bướu càng cao thì tỷ lệ giảm thể tích sau điều trị bằng sóng cao tần càng thấp(9). Phân tích đơn biến và đa biến trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự, mặc dù thể tích bướu giáp trước can thiệp không cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,055) nhưng vẫn có tương quan nghịch với tỷ lệ giảm thể tích bướu giáp sau can thiệp. Lý giải cho yếu tố liên quan này, khi tỷ lệ mô đặc của bướu càng thấp thì tỷ lệ dịch trong bướu cao, trong quá trình can thiệp các phẫu thuật viên thường hút dịch ra hết và huỷ phần mô bướu đặc nên thể tích bướu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 24 giảm nhiều. Mặc dù phương pháp huỷ bướu giáp nhân bằng sóng cao tần không đạt được hiệu quả triệt để tức thì ngay sau can thiệp như phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng thấp hơn phẫu thuật rất nhiều. Theo một nghiên cứu đa trung tâm tại Hàn Quốc với 1459 bệnh nhân được điều trị huỷ bướu giáp nhân bằng sóng cao tần, tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng là 1,4%, nhiều nhất là biến chứng thay đổi giọng nói (1,02%), sau đó là các biến chứng vỡ nhân giáp (0,14%), vỡ nhân giáp kèm áp xe (0,07%), suy giáp (0,07%) và tổn thương đám rối cánh tay (0,07%); những biến chứng ít nghiêm trọng có tỷ lệ là 1,92%, với các biến chứng tụ máu (1,02%), nôn (0,62%) và bỏng da (0,27%)(3). Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2 trường hợp có biến chứng nhẹ: 1 trường hợp thay đổi giọng nói (0,8%) tự hồi phục sau 3 tuần và 1 trường hợp tụ máu vùng can thiệp (0,8%) tự hồi phục sau 1 tuần. Với tỷ lệ biến chứng rất thấp, phương pháp huỷ bướu giáp bằng sóng cao tần thật sự là một phương pháp điều trị an toàn đối với các bệnh nhân bướu giáp nhân lành tính. Nghiên cứu này có một vài điểm yếu như cỡ mẫu còn nhỏ (125 ca), thời gian theo dõi ngắn (3 tháng), dữ liệu nghiên cứu chủ yếu dựa vào hồ sơ bệnh án nên có nguy cơ sai lệch do đánh giá chủ quan của bác sĩ lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên, điểm mạnh của nghiên cứu là quy trình chẩn đoán, can thiệp và theo dõi bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã được chuẩn hoá và đồng bộ, các bệnh nhân đều được theo dõi tái khám vào thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau can thiệp. Chính vì vậy, kết quả của nghiên cứu này bước đầu cho thấy phương pháp huỷ bướu giáp nhân bằng sóng cao tần hiệu quả và an toàn. Trong tương lai cần thực hiện nhiều hơn những nghiên cứu đánh giá hiệu quả và an toàn của phương pháp điều trị này với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi kéo dài hơn, tìm thêm những yếu tố có khả năng liên quan đến tỷ lệ giảm thể tích bướu giáp nhằm tăng hiệu quả của phương pháp điều trị bằng sóng cao tần. KẾT LUẬN Nghiên cứu với 125 bệnh nhân bướu giáp nhân lành tính được điều trị với sóng cao tần tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho thấy trung bình tỷ lệ giảm thể tích bướu giáp sau can thiệp 1 tháng và 3 tháng lần lượt là 47,6% và 65,5%, có 2 trường hợp có biến chứng nhẹ tự hồi phục, không có biến chứng nghiêm trọng. Phương pháp huỷ bướu giáp nhân bằng sóng cao tần có thể triển khai rộng rãi và trở thành phương pháp điều trị thường quy đối với bệnh nhân bướu giáp nhân lành tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arora N, Scognamiglio T, Zhu B, Fahey TJ (2008). Do benign thyroid nodules have malignant potential? An evidence-based review. World J Surg, 32(7): 1237-46. 2. Baek JH, Ha EJ, Choi YJ, Sung JY, Kim JK, Shong YK (2015). Radiofrequency versus Ethanol Ablation for Treating Predominantly Cystic Thyroid Nodules: A Randomized Clinical Trial. Korean J Radiol, 16(6): 1332-40. 3. Baek JH, Lee JH, Sung JY, Bae JI, Kim KT, Sim J, Baek SM, Kim YS, Shin JH, Park JS, Kim DW, Kim JH, Kim EK, Jung SL, Na DG (2012). Complications encountered in the treatment of benign thyroid nodules with US-guided radiofrequency ablation: a multicenter study. Radiology, 262(1): 335-42. 4. Baek JH, Lee JH, Valcavi R, Pacella CM, Rhim H, Na DG (2011). Thermal ablation for benign thyroid nodules: radiofrequency and laser. Korean J Radiol, 12(5): 525-40. 5. Bandeira-Echtler E, Bergerhoff K, Richter B (2014). Levothyroxine or minimally invasive therapies for benign thyroid nodules. Cochrane Database Syst Rev, 6: CD004098. 6. Gharib H, Papini E, Paschke R, Duick DS, Valcavi R, Hegedus L, Vitti P (2010). American Association of Clinical Endocrinologists, Associazione Medici Endocrinologi, and European Thyroid Association medical guidelines for clinical practice for the diagnosis and management of thyroid nodules: executive summary of recommendations. J Endocrinol Invest, 33(5 Suppl): 51-6. 7. Ha EJ, Baek JH, Kim KW, Pyo J, Lee JH, Baek SH, Dossing H, Hegedus L (2015). Comparative efficacy of radiofrequency and laser ablation for the treatment of benign thyroid nodules: systematic review including traditional pooling and bayesian network meta-analysis. J Clin Endocrinol Metab, 100(5): 1903-11. 8. Jeong WK, Baek JH, Rhim H, Kim YS, Kwak MS, Jeong HJ, Lee D (2008). Radiofrequency ablation of benign thyroid nodules: safety and imaging follow-up in 236 patients. Eur Radiol, 18(6): 1244-50. 9. Lim HK, Lee JH, Ha EJ, Sung JY, Kim JK, Baek JH (2013) .Radiofrequency ablation of benign non-functioning thyroid nodules: 4-year follow-up results for 111 patients. Eur Radiol, 23(4): 1044-9. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 25 10. Miccoli P, Minuto MN, Ugolini C, Pisano R, Fosso A, Berti P (2008). Minimally invasive video-assisted thyroidectomy for benign thyroid disease: an evidence-based review. World J Surg, 32(7): 1333-40. 11. Ritz JP, Lehmann KS, Schumann T, Knappe V, Zurbuchen U, Buhr HJ, Holmer C (2011). Effectiveness of various thermal ablation techniques for the treatment of nodular thyroid disease--comparison of laser-induced thermotherapy and bipolar radiofrequency ablation. Lasers Med Sci, 26(4): 545-52. Ngày nhận bài báo: 30/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_ngan_han_sau_dot_nhan_giap_lanh_tinh_bang_s.pdf
Tài liệu liên quan