Tài liệu Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 103
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Đỗ Hoàng Xuân*, Hoàng Văn Kiên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng các phương pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi
chức năng (VLTL- PHCN).
Phương Pháp: Tiền cứu và mô tả cắt ngang.
Kết quả: Từ tháng 11/2018 đến tháng 3/2019, khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng chúng tôi đã khám
và điều trị cho tất cả 30 bệnh nhân và đã đạt được những kết quả như sau: tốt 15/30 (50%), khá 10/30 (33,33%),
trung bình 4/30 (1,33%), kém 1/30 (0,33%).
Kết luận: Kết quả này cho thấy VLTL – PHCN có vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện chức
năng vận động và chức năng sinh hoạt của người bệnh viêm quanh khớp vai.
Từ khóa: viêm quanh khớp vai
ABSTRACT
EVALUATE: THE PHISIOTHERAPY- REHABILITATIVE EFFECTIVENESS OF PAT...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 103
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Đỗ Hoàng Xuân*, Hoàng Văn Kiên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng các phương pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi
chức năng (VLTL- PHCN).
Phương Pháp: Tiền cứu và mô tả cắt ngang.
Kết quả: Từ tháng 11/2018 đến tháng 3/2019, khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng chúng tôi đã khám
và điều trị cho tất cả 30 bệnh nhân và đã đạt được những kết quả như sau: tốt 15/30 (50%), khá 10/30 (33,33%),
trung bình 4/30 (1,33%), kém 1/30 (0,33%).
Kết luận: Kết quả này cho thấy VLTL – PHCN có vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện chức
năng vận động và chức năng sinh hoạt của người bệnh viêm quanh khớp vai.
Từ khóa: viêm quanh khớp vai
ABSTRACT
EVALUATE: THE PHISIOTHERAPY- REHABILITATIVE EFFECTIVENESS OF PATIENTS WITH
PERIARTHRITIS-HUMEROS CAPULARIS AT THONG NHAT HOSPITAL
Do Hoang Xuan, Hoang Van Kien
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 103 – 108
Objective: Evaluated the Physiotherapy in patients periarthristis humeros capularis at The Physical therapy
and Rehabilitation Department in Thong Nhat Hospital.
Methods: Propestive and cross- sectional study.
Results: There were 30 patients were treatmanted in The Physical therapy and Rehabilitation, from 11/2018
to 03/2019: good: 15/30 (50%), fair: 10/30 (33.33%), averga 4/30 (13.33%), bad: 1/30 (3.33%).
Conlustion: The study showed that Physicaltherapy had got a high effective treatment on recovery moment
and functions of ADL (Activities of daily living) for periarthristis humeros capularis patients.
Keywords: rehabilitation, periarthristis humeros capularis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm quanh khớp vai (periarthritis
humeros capularis) là thuật ngữ dùng chung cho
các bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh
khớp vai: gân, túi thanh dịch, bao khớp... gây
đau và hạn chế tầm hoạt động mà nguyên nhân
rất phong phú. Khớp vai là một khớp động và có
tầm hoạt động (range of motion – ROM) rất rộng.
Khớp vai có các động tác: gập, duỗi, dang, áp,
xoay trong, xoay ngoài. Đau và cứng khớp vai sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến các sinh hoạt của người
bệnh như: với tay lên cao, chải tóc, đưa tay ra
sau lấy đồ trong túi quần và mặc quần áo
Điều trị vật lý trị liệu cho bệnh nhân
viêm quanh khớp vai nhằm lấy lại tầm vận động
khớp và các chức năng sinh hoạt bị mất hay bị
hạn chế. Vật lý trị liệu (VLTL) là hết sức cần thiết
góp phần chăm sóc người bệnh toàn diện với
mục đích chính là cải thiện chất lượng cuộc sống
*Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng BV Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN Đỗ Hoàng Xuân ĐT: 0908 249 178 Email: xuandohoang@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 104
của bệnh nhân.
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh
giá kết quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng
các kỹ thuật Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
(VLTL – PHCN) tại khoa chúng tôi trong thời
gian qua.
Sơ lược về cấu trúc giải phẫu và vận động của
vùng vai(2)
Vùng vai bao gồm các khớp
Khớp ổ chảo – cánh tay (hay còn gọi là khớp vai):
Khớp cầu, khớp giữa đầu xương cánh tay và
hố ổ chảo xương vai, vận động theo 3 trục.
Khớp cùng – đòn
Là khớp có hoạt dịch nhỏ, tiếp với đầu ngoài
xương đòn và mỏm cùng vai, cử động theo 3
trục (trục dọc, trục ngang mặt phẳng trán và trục
ngang mặt phẳng dọc).
Khớp ức đòn
Là khớp có bao hoạt dịch, có sụn viền tiếp
nối đầu trong xương đòn và xương ức, cử động
theo 3 trục.
Khớp bả vai – lồng ngực
Đây không phải là một khớp thực sự (khớp
ảo) khớp này cho phép xương bả vai trượt trên
lồng ngực.
Vận động của khớp vai là kết quả của sự vận
động đồng thời của tất cả các khớp trên với tỷ lệ
có thể thay đổi tuỳ theo người, nhưng thường là
2:1 (hai cho khớp ổ chảo – cánh tay, một cho vận
động xương bả vai). Khớp vai 120 độ, khớp bả
vai lồng ngực 60 độ.
Tầm hoạt động các cử động của khớp vai(4)
Bảng 1. Tầm hoạt động các cử động của khớp vai
Cử động Tầm vận động
Gập 180
Duỗi 50
Dang 170
Áp 50
Xoay trong 70
Xoay ngoài 90
Dang ngang 135
Áp ngang 135
Một số bệnh liên quan đến khớp vai(1)
Viêm quanh khớp vai đơn thuần
Biểu hiện chủ yếu là đau và hạn chế tầm
hoạt động.
Nguyên nhân
Chấn thương mạnh vào vùng vai, hay phần
lớn là chấn thương nghề nghiệp, thói quen, động
tác thể thao.
Viêm gân, thoái hoá, vôi hoá phần mềm.
Thời tiết lạnh và ẩm.
Viêm quanh khớp vai thể nghẽn tắt
Tổn thưởng chủ yếu là do bao khớp bị co
thắt gây hạn chế vận động, đau rất ít hoặc
không đau.
Nguyên nhân tại chỗ
Chấn thương, viêm gân.
Các bệnh tổn thương thần kinh
Liệt nửa người, chấn thương sọ não, viêm
màng não, chèn áp các rễ thần kinh vùng đốt
sống cổ, viêm đám rối thần kinh cánh tay, u cột
sống cổ.
Hội chứng vai tay
Biểu hiện chủ yếu là viêm quanh khớp vai
đông cứng và rối loạn vận mạch ở bàn tay.
Nguyên nhân: ở vai.
Đau sau chấn thương
Trật khớp vai, gãy mấu động lớn, gãy xương
bã vai, gãy xương đòn...
Tổn thương dây chằng bao khớp
Rách chóp xoay, bong viền sụn chêm.
Cơ chế giới hạn vận động và mất chức năng ở
khớp vai(3)
Theo Rene Cailliet (Sơ đồ 1).
Các phương pháp chẩn đoán, điều trị đau + hạn
chế vận động khớp vai
Hỏi khám
Phòng khám ngoại trú đa khoa (các tuyến).
Phòng khám chuyên khoa nội cơ xương khớp.
Phòng khám chuyên khoa VLTL-PHCN.
Chúng tôi đã tiến hành khám và lượng giá
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 105
cho người bệnh, chú ý về các phương pháp như:
thử cơ, đo tầm vận động khớp.
Đặc biệt chúng tôi chú ý quan tâm tới triệu
chứng đau và tầm vận động khớp:
Giai đoạn cấp (không ảnh hưởng tới tầm vận
động khớp).
Giai đoạn mãn tính (có hạn chế tầm vận
động khớp và hoạt động chức năng).
Sơ đồ 1: Cơ chế giới hạn vận động và mất chức năng ở khớp vai (Theo Rene Cailliet)
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nhận xét, đánh giá kết quả điều trị VLTL –
PHCN trên bệnh nhân viêm quanh khớp vai.
Mục tiêu phân biệt
Phân loại theo tuổi, giới, thể bệnh, mức độ.
Phân tích mối liên quan giữa mức độ.
Nhận xét và so sánh kết quả điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân viêm quanh khớp vai được
điều trị tại khoa VLTL – PHCN (Bệnh viện
Thống Nhất).
Tiêu chuẩn loại trừ
Không tỉnh táo, không hợp tác, không có khả
năng thực hiện cử động chủ động.
Bỏ điều trị trước 2 tuần.
Thời gian
Từ tháng 11/2018 đến tháng 03/2019.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu và mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành
Thu nhận bệnh nhân: bệnh nhân được thu
nhận từ các phòng khám và các khoa phòng.
Lập bảng lượng giá VLTL cho từng bệnh
nhân, mỗi bệnh nhân được lập 1 bảng lượng giá
VLTL – PHCN.
Tiến hành điều trị và theo dõi
Tổng kết số liệu, dùng phần mềm SSPS 16
phân tích, đánh giá kết quả.
Căng thẳng tinh thần KÍCH THÍCH Chấn thương
Bất động Nhiễm trùng
ĐAU
CĂNG CƠ
PHÙ NỀ Chất chuyển hoá tồn đọng Thiếu máu trong mô
VIÊM
Đáp ứng của tổ chức sợi kém
Giới hạn sự kéo dài cơ
Hạn chế vận động khớp
GIẢM CHỨC NĂNG
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 106
Kỹ thuật điều trị
Hồng ngoại, siêu âm, sóng ngắn, điện xung,
điện phân.
Kỹ thuật trượt khớp.
Kỹ thuật kéo giãn thụ động.
Kỹ thuật tập gia tăng ROM khớp ( ROM:
Rang Of Motion).
Kỹ thuật ổn định khớp
Chương trình tại nhà.
KẾT QUẢ
Tổng số: 30 bệnh nhân.
Số ngày điều trị nhiều nhất 30 ngày.
Số ngày điều trị ít nhất 14 ngày.
Số ngày điều trị trung bình 35 ngày.
Phân loại
Bảng 2. Phân loại theo giới tính
Tổng Số NAM NỮ
30 14/30 (46,67%) 16/30 (53,33%)
Bảng 3. Phân loại theo tuổi
Tổng Số 40 – 50 T 51 – 70 T > 70 T
30 1 21 8
3,33% 70% 26,67%
p< 0,05.
Bảng 4. Phân loại theo vai Trái – Phải
Tổng Số Trái Phải 2 bên
30 14 15 1
46,67 % 50 % 3,33 %
Bảng 5. Phân loại theo tay thuận – không thuận
Tổng Số Thuận Không thuận 2 bên
30 16 13 1
53,33 % 43,33 % 3,33 %
Bảng 6. Phân loại theo thể bệnh
Tổng Số Nguyên phát Thứ phát
30 20 10
66,67 % 33,33%
Bảng 7. Phân loại theo thời gian lúc bắt đầu giới hạn
vận động đến lúc bắt đầu điều trị
Tổng Số 6 tháng
30 8 12 10
26,67% 40% 33,33 %
Phân loại theo ROM các cử động của khớp vai
và chức năng sinh hoạt
Dựa vào ROM các cử động gập, dang và
xoay để đánh giá.
Nặng
ROM Gập vai: 0 – 45 độ.
ROM Dang vai: 0 - 45 độ.
ROM Xoay trong, xoay ngoài: 0- 30 độ.
Đau nhiều: 5/10.
Bệnh nhân không thực hiện được các chức
năng vuốt mặt, chảy tóc, cài áo ngực hoặc gải lưng.
Trung bình
ROM Gập vai: 0-90 độ.
ROM Dang vai: 0- 90 độ.
ROM Xoay trong, xoay ngoài: 0- 45 độ.
Đau: đau vừa: 3/10.
Bệnh nhân có thực hiện các chức năng vuốt
mặt, chảy tóc (đau và có sự trợ giúp một phần)
cài áo ngực hoặc gải lưng cần sự trợ giúp 50%.
Nhẹ
ROM Gập vai: 0- 150 độ.
ROM Dang vai: 0- 120 độ.
ROM Xoay trong, xoay ngoài:0 – 50 độ.
Đau: đau ít 1/10.
Bệnh nhân thực hiện được các chức năng
vuốt mặt, chảy tóc (đau ở cuối tầm), cài áo ngực
hoặc gảy lưng phải có sự trợ giúp một phần.
Bảng 8. Phân loại theo ROM
Tổng Số Mức độ
Nặng Trung Bình Nhẹ
30 10 12 8
33,33 % 40% 26,67 %
Kết quả PHCN sau một thời gian điều trị
Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào mức độ đau,
ROM và hoạt động chức năng:
Tốt
Bệnh nhân thực hiện tốt các động tác khớp
vai, ROM các cử động khớp vai đạt 95%,
không đau.
15 bệnh nhân(50%) thực hiện độc lập hết các
chức năng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 107
Khá
Bệnh nhân thực hiện các động tác nhưng còn
đau ở cuối tầm, ROM các cử động của khớp vai
đạt 80%, còn đau một ít.
10 bệnh nhân (33,33%) thực hiện độc lập
được một số chức năng, chức năng cài áo ngực
hoặc gải lưng cần có sự trợ giúp một phần.
Trung bình
Bệnh nhân thực hiện được các động tác còn
đau, ROM các cử động của khớp vai đạt 50%,
đau vừa.
4 bệnh nhân (13,33%) thực hiện được một
số chức năng với sự trợ giúp một phần, chức
năng cài áo ngực hoặc gảy lưng cần sự trợ
giúp hoàn toàn.
Kém
Bệnh nhân không thể thực hiện được các
động tác, ROM của các cử động của khớp vai đạt
<50%, vai đau nhiều.
1 bệnh nhân (1,33%) thực hiện được các chức
năng với sự trợ giúp hoàn toàn.
Bảng 9: Kết quả PHCN sau một thời gian điều trị
Tổng Số Tốt Khá Trung Bình Kém
30 15 10 4 1
50% 33,33 % 13,33 % 3,33 %
p<0,05, có ý nghĩa về mặt thống kê.
BÀN LUẬN
Với số lượng bệnh nhân đã được điều trị,
chúng tôi có 1 số nhận xét và bàn luận như sau:
Chúng tôi nhận thấy hội chứng đau cứng
khớp vai gặp ở nữ nhiều hơn nam, và độ tuổi
thường gặp là trên 50 tuổi (91,58%/8,42%,
p<0,05).
Các y văn trên thế giới cũng ghi nhận điều
tương tự:
Tuổi thường gặp 50 – 70 T.
Nữ mắc nhiều hơn nam.
Cũng giống các tác giả khác như Võ Thành
Sơn(5) tỉ lệ người bị bệnh: nữ nhiều hơn nam,
nhóm tuổi cũng cho thấy > 50 tuổi là đa số.
Số bệnh nhân ở 2 nhóm nguyên phát và thứ
phát có khác biệt nhiều (63,16 % / 36,84%).Cho
thấy số người bị mắc do không rỏ nguyên nhân
nhiều hơn số người mắc có nguyên nhân.
Tỷ lệ người mắc bên P nhiều hơn bên T
(51,58%/46,32%).
Các y văn trên thế giới cũng ghi nhận sự
tương đương về tỷ lệ ngưới mắc bên P và T.
Về vấn đề thuận tay
Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt
giữa người mắc bên thuận và không thuận
(48,43 % / 49,47 %).
Hầu hết bệnh nhân được đến điều trị PHCN
muộn:
+ Có 20 trường hợp bắt đầu sau 2 tháng có
giới hạn vận động.
+ Chỉ có 10 trường hợp đến trước 1 tháng.
Điều này cho thấy bệnh nhân và thầy thuốc
chưa quan tâm đến VLTL –PHCN, chưa có kết
hợp điều trị nội khoa với điều trị VLTL. Chúng
tôi mong muốn các khoa hãy gởi bệnh nhân bị
đau khớp vai đến khoa chúng tôi càng sớm càng
tốt, ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ được hướng
dẫn những cử động khớp vai nhẹ nhàng và kết
hợp những bài tập vận động trị liệu chức năng
nhằm để duy trì hoặc gia tăng các chức năng
sinh hoạt hàng ngày và để phòng ngừa bị cứng
khớp vai sau khi đã nghĩ ngơi ở giai đoạn cấp.
Về mức độ giới hạn vận động và chức năng
Chúng tôi nhận thấy:
Mức độ giới hạn vận động và chức năng
nặng chủ yếu gặp ở độ tuổi trên 50 và chiếm tỷ
lệ 33,33%.
Thời gian từ lúc bắt đầu giới hạn vận động
đến lúc bắt đầu điều trị càng dài thì tình trạng
giới hạn vận động và chức năng càng nhiều.
Chúng tôi nhận thấy 100% các trường hợp
đều có giới hạn cử động dang và xoay trong.
Mức độ giới hạn của 2 cử động này thường có
biểu hiện nặng hơn các cử động khác. Hầu hết
các tài liệu khác cũng ghi nhận kết quả tương tự.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 108
Kết quả điều trị
Tuổi càng trẻ càng mau phục hồi.
Càng điều trị sớm thì phục hồi càng nhanh.
Những ca khó phục hồi là những người lớn
tuổi đến điều trị muộn vì phải bất động lâu ngày,
hoặc không được hướng dẫn vận động khớp vai
nhẹ nhàng để duy trì hết tần hoạt động khớp
cho mỗi cử động ngay giai đoạn cấp tính.
Theo hầu hết các y văn thời gian điều trị
PHCN khoảng vài tuần đến vài tháng.
Kết quả của chúng tôi về số ngày điều trị
cũng phù hợp với những ghi nhận trên:
Số ngày điều trị nhiều nhất 62 ngày.
Số ngày điều trị ít nhất 14 ngày.
Số ngày điều trị trung bình 35 ngày.
KẾT LUẬN
Từ các số liệu thu thập được, bước đầu
chúng tôi nhận thấy VLTL – PHCN có vai trò
quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân viêm
quanh khớp vai. Đồng thời giúp duy trì và cải
thiện chức năng vận động và chức năng sinh
hoạt của người bệnh.
Các số liệu trên cũng cho thấy kết quả
PHCN càng tốt khi bệnh nhân được điều trị
VLTL – PHCN càng sớm. Xin các khoa hãy gửi
những bệnh nhân bị đau vai đến ngay với
chúng tôi.
Tuy nhiên với một khoảng thời gian ngắn,
bệnh nhân cũng chưa nhiều nên việc phân tích
các biến số chưa có tính thuyết phục và sâu rộng
mà chỉ dừng lại ở mức độ thống kê và nhận xét.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện đề tài này để có
những số liệu hoàn chỉnh hơn với mục đích góp
phần vào công việc chăm sóc người bệnh một
cách toàn diện và chất lượng hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Đức (2010). Chấn thương chỉnh hình chi trên tập 1. NXB
thể dục thể thao 2010. 202–205.
2. Carolyn Kisner, Lynn Allen Coldy(1985). Therapectic exercise
Foundation & Tecniques, 7nd ed. F.A Davis company, 117:32,
147:78, 249:78.
3. Lê Vinh (2006). Đau vai (bản dịch, nguyên tác Rene Cailliet).
NXB Y học, pp.01:62, pp.129:41.
4. Ngô Thế Vinh, Võ Thành Phụng, et al (1988). Đo tầm vận động
khớp. Tủ sách y học phục hồi. XX. Ngành VLTL – Trung tâm
PHCN. 1982.28.38.
5. Võ Thành Sơn (2005). Kỷ yếu sinh hoạt khoa học kỹ thuật,
VLTL, lần thứ 18 – 2005, 60 – 71.
Ngày nhận bài báo: 15/05/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_viem_quanh_khop_vai_bang_cac_phuon.pdf