Đánh giá kết quả điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp phẫu thuật nắn chỉnh và cố định đường sau với cấu hình toán ốc chân cung tại Bệnh viện Trưng Vương

Tài liệu Đánh giá kết quả điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp phẫu thuật nắn chỉnh và cố định đường sau với cấu hình toán ốc chân cung tại Bệnh viện Trưng Vương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 34 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NẮN CHỈNH VÀ CỐ ĐỊNH ĐƯỜNG SAU VỚI CẤU HÌNH TOÀN ỐC CHÂN CUNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG Hồ Nhựt Tâm*, Nguyễn Quốc Hùng*, Huỳnh Chí Hùng**, Võ Văn Thành* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá ưu, khuyết điểm, kết quả và biến chứng của phương pháp phẫu thuật “Điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp phẫu thuật nắn chỉnh và cố định đường sau với cấu hình toàn ốc chân cung” tại Đơn vị Cột sống - Bệnh viện Trưng Vương. Đối tượng và Phương pháp: Mô tả loại ca từ năm 2017 đến năm 2020 với 20 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp nắn chỉnh vẹo cột sống lối sau trong không gian ba chiều cấu hình toàn ốc chân cung đánh giá độ nắn chỉnh, sự vững chắc của dụng cụ sau mổ, tỉ lệ cải thiện chiều cao và tỉ lệ hàn xương. Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình 18,1 (13-33), thời gian theo dõi chót trung bình 12,5 tháng (6 - 21 ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp phẫu thuật nắn chỉnh và cố định đường sau với cấu hình toán ốc chân cung tại Bệnh viện Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 34 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NẮN CHỈNH VÀ CỐ ĐỊNH ĐƯỜNG SAU VỚI CẤU HÌNH TOÀN ỐC CHÂN CUNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG Hồ Nhựt Tâm*, Nguyễn Quốc Hùng*, Huỳnh Chí Hùng**, Võ Văn Thành* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá ưu, khuyết điểm, kết quả và biến chứng của phương pháp phẫu thuật “Điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp phẫu thuật nắn chỉnh và cố định đường sau với cấu hình toàn ốc chân cung” tại Đơn vị Cột sống - Bệnh viện Trưng Vương. Đối tượng và Phương pháp: Mô tả loại ca từ năm 2017 đến năm 2020 với 20 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp nắn chỉnh vẹo cột sống lối sau trong không gian ba chiều cấu hình toàn ốc chân cung đánh giá độ nắn chỉnh, sự vững chắc của dụng cụ sau mổ, tỉ lệ cải thiện chiều cao và tỉ lệ hàn xương. Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình 18,1 (13-33), thời gian theo dõi chót trung bình 12,5 tháng (6 - 21 tháng). Các nguyên nhân vẹo cột sống trong nghiên cứu gồm vẹo cột sống bẩm sinh (2 ca; 10%), vẹo cột sống do hội chứng (8 ca; 40%), vẹo cột sống vô căn (10 ca; 50%). Thời gian phẫu thuật trung bình 328 phút (240 - 450 phút). Lượng máu mất trung bình 1052ml (300 - 1800ml). Lượng máu truyền hồng cầu lắng trong phẫu thuật 138,8 ml (0 - 690ml). Lượng máu truyền máy truyền máu hoàn hồi trong phẫu thuật 525,5 ml (170-1000 ml). Lượng máu truyền hồng cầu lắng sau phẫu thuật 463,3ml (0-1080ml). Cải thiện chiều cao trung bình sau phẫu thuật thêm 1,8cm (giảm 3cm-cao thêm 7cm). Biến chứng sau phẫu thuật 1 ca tràn máu màng phổi chiếm 5%. Góc Cobb đường cong chính trung bình trước phẫu thuật 58,40 (40 - 1100). Góc Cobb đường cong chính trung bình sau phẫu thuật 180 (7 - 400). Góc Cobb đường cong chính trung bình theo dõi chót 18,250 (8 - 430). Tỷ lệ nắn chỉnh trung bình sau phẫu thuật 70,8% (56-83%). Mất độ nắn chỉnh trung bình ở theo dõi chót 10. Kết luận: Phẫu thuật điều trị vẹo cột sống tại Đơn vị Cột sống - Bệnh viện Trưng vương với phương pháp nắn chỉnh vẹo lối sau trong không gian ba chiều cấu hình toàn ốc chân cung đạt được hiệu quả bước đầu trong điều trị nhóm bệnh lý vẹo cột sống, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm bớt mặc cảm tâm lý cho bệnh nhân. Từ khóa: vẹo cột sống, biến dạng cột sống, phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống ABSTRACT OUTCOMES EVALUATION OF SCOLIOSIS TREATMENT BY 3D POSTERIOR CORRECTION- FIXATION BY WHOLE PEDICLE SCREWS CONSTRUCT IN TRUNG VUONG HOSPITAL Ho Nhut Tam, Nguyen Quoc Hung, Huynh Chi Hung, Vo Van Thanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 – No. 6 - 2019: 34 – 41 Objective: To assess the advantages, disadvantages, outcomes and complications of the surgical technique in “3D Posterior Correction- Fixation by whole Pedicle Screws Construct combined with Homo-Auto Grafts Fusion harvested from Iliac Crest” in Spine Unit – Trung Vuong Hospital. Methods: Case series from 2017 to 2020 with 20 patients operated by 3D Posterior Correction- Fixation by whole Pedicle Screws Construct combined with Homo-Auto Grafts Fusion harvested from Iliac Crest to observe *Đơn vị Cột sống, BV Trưng Vương ** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BSCKII. Hồ Nhựt Tâm ĐT: 0919 499 472 Email: nhuttam010271@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học 35 and evaluate the correction rate, implant’s stability, height improvement rate and fusion rate. Results: Patient age averaged 18.1 years (range 13-33), and follow-up averaged 12.5 months (range 6-21). Diagnoses included Congenital Scoliosis (n=2; 10%), Symdromic Scoliosis (n=8; 40%), Idiopathic Scoliosis (n=10, 50%). Average blood loss 1052ml (300 - 1800ml). Average intraoperative blood transfusion 138.8ml (0- 690ml). Average intraoperative cell saver blood transfusion 525.5ml (170-1000ml). Average postoperative cell saver blood transfusion 463.3ml (0-1080ml). Average postoperative height improve 1.8cm (reduce 3cm - increase 7cm). Average preoperative main curve’s Cobb angle 58.40(400-1100). Average postoperative main curve’s Cobb angle 180 (70-400). Average final follow-up main curve’s Cobb angle 18.250 (80-430) Postoperative complication rate was 5%, included one case with hemothorax. Average correction rate of 70.8%. Loss of correction averaged only 1° at final follow-up. Conclusion: First step on scoliosis surgical management at Spine Unit - Trung Vuong hospital achieved considerable good preliminary results with 3D Posterior Correction - Fixation by whole Pedicle Screws Construct combined with Homo - Auto Grafts Fusion harvested from Iliac Crest, improving patient’s quality of life. Keywords: scoliosis, spine deformity, scoliosis correction surgery ĐẶT VẤN ĐỀ Vẹo cột sống là biến dạng bất thường giữa và trong các đốt sống, có đường cong sang bên quá mức ở mặt phẳng đứng ngang và xoay trục dọc lệch hướng quá nhiều(26). Nguyên nhân vẹo cột sống có thể chịu ảnh hương vài yếu tố như: di truyền, rối loạn hormone, thay đổi độ khoáng xương, bất thường mô cơ thể, bất thường nồng độ calmodulin tiểu cầu, cơ chế cơ sinh học và bất thường hệ thần kinh trung ương(7). Các trường hợp vẹo cột sống nặng có thể đưa tới biến dạng lồng ngực, nếu quá mức có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, tim mạch và thậm chí nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp các mặc cảm tâm lý - xã hội, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Điều trị phẫu thuật vẹo cột sống cho phép nắn chỉnh các đường cong nặng, điều trị các biến chứng do đường cong nặng chèn ép cơ quan như khó thở do tim, phổi. Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống có thể chia làm ba nhóm chính gồm: phẫu thuật lối trước, lối sau và kết hợp hai lối trước sau ở một hoặc hai thì mổ. Ở bệnh nhân vẹo cột sống nặng, phẫu thuật một lối sau cho kết quả nắn chỉnh biến dạng tốt với chức năng hô hấp sau mổ tốt hơn so với lối trước(14) đồng thời cho kết quả nắn chỉnh tương tự với phẫu thuật hai lối, nhưng lại tránh được các biến chứng như thời gian phẫu thuật kéo dài, nguy cơ gây mê phẫu thuật lâu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mất máu(5,9,10) nên hiện nay được xem là tiêu chuẩn vàng cho phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống(18). Sự phát triển tiến bộ của phẫu thuật lối sau trong vẹo cột sống là quá trình thay đổi của các loại dụng cụ: từ dụng cụ kinh điển Harrington, dụng cụ Luque, đến dụng cụ Cotrel Dubousset và gần đây nhất là ốc chân cung(21,19). Chân cung là nguồn sức mạnh chính của cột sống cho phép bảo vệ cả ba cột của cột sống. Cố định chân cung bằng dụng cụ có lợi thế của việc hàn vững chắc và cải thiện tỉ lệ nắn chỉnh ba chiều, được chấp nhận là một phương pháp đáng tin cậy với độ an toàn cao trong phẫu thuật vẹo cột sống(20). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả kỹ thuật phẫu thuật, đánh giá những thuận lợi, chống chỉ định và kết quả phương pháp phẫu thuật “Điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp phẫu thuật nắn chỉnh và cố định đường sau với cấu hình toàn ốc chân cung” tại Đơn vị Cột sống – Bệnh viện Trưng Vương. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá ưu, khuyết điểm, kết quả và biến chứng của phương pháp phẫu thuật “Điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp phẫu thuật nắn chỉnh và cố định đường sau với cấu hình toàn ốc chân cung” tại Đơn vị Cột sống – Bệnh viện Trưng Vương. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 36 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân vẹo cột sống > 15 tuổi có chỉ định phẫu thuật đã được điều trị phẫu thuật tại Đơn vị Cột sống – Bệnh viện Trưng Vương trong thời gian từ năm 2017-2020. Tiêu chí chọn mẫu Bệnh nhân > 15 tuổi. Góc Cobb > 400. Tiêu chuẩn loại trừ Các trường hợp vẹo cột sống thứ phát do lao, do gãy, do thoái hóa. Cỡ mẫu Tất cả các ca vẹo cột sống thỏa tiêu chí chọn mẫu đã phẫu thuật trong thời gian từ năm 2017-2020. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả loạt ca. Chỉ định phẫu thuật Vẹo cột sống vô căn nặng (góc Cobb lớn hơn 400). Vẹo cột sống bẩm sinh nặng (tật nửa đốt sống, dính xương sống, dính xương sườn). Vẹo cột sống hội chứng (hội chứng Marfan, hội chứng Tủy bám thấp, hội chứng Ehler Danlos). Vẹo cột sống thần kinh cơ (u sợi thần kinh loại 1 – bệnh Von Recklinghausen, di chứng sốt bại liệt, bại não). Vẹo cột sống do sẹo co rút. Phương pháp phẫu thuật (Hình 1, 2, 3) Đường vào phía sau: Tư thế bệnh nhân nằm sấp, rạch dọc đường nối trung điểm hai xương bả vai và nếp lằn mông. Bộc lộ bản sống và mấu khớp hai bên. Kiểm tra độ mềm dẻo của cột sống, thực hiện phẫu thuật làm di động cột sống (cắt một phần mấu khớp dưới, cắt một phần đốt sống) nếu cần thiết. Đặt ốc chân cung sử dụng kỹ thuật đặt ốc theo đường giải phẫu tự nhiên(22,23,23,24). Phương pháp này cho phép đặt ốc không cần kiểm tra C-arm. Uốn thanh nối dọc theo đường cong sinh lý của cột sống và cố định dọc theo các đầu ốc ở phía bên lồi hoặc lõm tùy trường hợp. Nắn chỉnh vẹo qua dụng cụ thanh nối dọc, siết chặt đầu ốc, nén ép hoặc căng dãn các chân ốc để cân bằng tư thế bệnh nhân Thực hiện các bước còn lại cho thanh nối bên kia đường cong, tiếp tục nén ép hoặc căng dãn các chân ốc nếu cần thiết. Dùng khoan mài đính kim cương mài bỏ xương vỏ bản sống hai bên các đốt sống vẹo đã nắn chỉnh. Ghép xương vào dọc hai bên bản sống đã mài bỏ vỏ xương bằng xương ghép tự thân lấy từ mào chậu. Đóng vết mổ. Hình 1. Tư thế kê bệnh. Nguồn: Bệnh nhân Đơn vị Cột sống Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học 37 Hình 2. Bộc lộ bản sống và mấu khớp hai bên. Nguồn: Bệnh nhân Đơn vị Cột sống Hình 3. Sau khi nắn chỉnh (A). Sau khi hàn xương tự thân (B). Nguồn: Bệnh nhân Đơn vị Cột sống. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật, thời gian phẫu thuật(13), lượng máu mất trong mổ(16), máu truyền trong mổ, Cell saver. Máu truyền sau mổ, chiều cao sau mổ, FEV1 sau mổ, độ nắn chỉnh góc vẹo chính sau mổ, biến chứng. Đánh giá hiệu quả độ nắn chỉnh sau phẫu thuật theo phân loại góc Cobb(15). Độ nắn chỉnh vẹo(22) theo công thức: Biến chứng sớm và muộn. Bảng 1. Sự hàn xương theo tiêu chuẩn LEE(8) Thang Điểm LEE Tiêu chuẩn trên X quang Ý nghĩa A Bè xương chắc chắn bắt cầu qua khoảng trống đặt xương ghép, không di động (< 3 0 ) trên X-quang động. Chắc chắn liền xương B Bè xương không chắc chắn bắt cầu qua khoảng trống đặt xương ghép nhưng không phát hiện di động và không khoảng trống chỗ ghép xương Có thể liền xương C Không có bè xương bắt qua, không di động nhưng có khoảng trống chỗ ghép xương. Có thể khớp giả D Không có bè xương bắt qua, có khoảng trống và di động > 3 0 Khớp giả chắc chắn Thu thập và xử lý số liệu Thu thập số liệu và lưu trữ trong máy tính dưới dạng tập tin Microsoft Excel, Microsoft Word và tập tin ảnh JPEG. Trình bày kết quả số liệu dưới dạng bảng hoặc biểu đồ hình ảnh. Phân tích kết quả có kiểm định bằng toán thống kê Stata, từ đó rút ra kết luận về khả năng nắn chỉnh, sự vững chắc của dụng cụ sau mổ, tỉ lệ cải thiện chiều cao và tỉ lệ hàn xương ở các trường hợp vẹo cột sống điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nắn chỉnh và cố định cột sống bằng cấu hình toàn ốc chân cung trong không gian ba chiều. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Bệnh viện Trưng Vương số 576/QĐ-BVTV. KẾT QUẢ Dữ liệu bệnh nhân trước phẫu thuật Bảng 2. Phân bố nhóm tuổi (n=20) Độ tuổi Số ca Tỉ lệ % 15 - dưới 18 14 70 > 18 6 30 Bảng 3. Phân bố theo nguyên nhân vẹo (n=20) Nguyên nhân Số ca Tỉ lệ % Bẩm sinh 2 10 Hội chứng 8 40 Bệnh lý thần kinh-cơ 0 0 Vô căn 10 50 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 38 Bảng 4. Phân bố theo phân loại Lenke trước phẫu thuật (n=20) Phân loại Lenke Loại Số ca Tỉ lệ % Theo loại đường cong 1 2 10 2 7 35 3 1 5 4 6 30 5 1 5 6 3 15 Phân loại Lenke Loại Số ca Tỉ lệ % Hình thể thắt lưng A 10 50 B 4 20 C 6 30 Phân loại Lenke Loại Số ca Tỉ lệ % Độ còng N5 - N12 - 3 15 Bình thường 15 75 + 2 10 Bảng 5. Phân bố theo phân loại King-Moe trước phẫu thuật (n=20) Phân loại King-Moe Số ca Tỉ lệ % I 4 20 II 1 5 III 4 20 IV 0 0 V 5 25 Không phân loại theo King 6 30 Các kết quả đánh giá sau phẫu thuật Bảng 6. Thời gian theo dõi Trung bình Max Min Thời gian theo dõi (tháng) 12,45 21 6 Bảng 7. Thông tin cuộc mổ Trung bình Max Min Thời gian phẫu thuật (phút) 328 450 240 Lượng máu mất trong phẫu thuật (ml) 1052 1800 300 Lượng máu truyền hồng cầu lắng trong phẫu thuật (ml) 138,8 690 0 Lượng máu truyền máy truyền máu hoàn hồi (ml) 525,5 1000 170 Lượng máu truyền hồng cầu lắng sau phẫu thuật (ml) 463,3 1080 0 Bảng 8. Độ cải thiện trung bình các chỉ số lâm sàng sau phẫu thuật Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật Độ cải thiện Chiều cao (cm) 157,7 (145 - 171) 159,5 (149 - 174) +1,8 (-3 - 7) FEV1 (%) 81 (58 - 97) 61 (41 - 99) -20 (-51 - +18) Bảng 9. Độ cải thiện trung bình góc Cobb đường cong vẹo chính sau phẫu thuật Sau mổ Bình thường Nhẹ Trung bình Nặng Trước mổ Bình thường 0 0 0 0 Nhẹ 0 0 0 0 Trung bình 1 2 0 0 Nặng 2 15 3 0 Bảng 10. Tỉ lệ nắn chỉnh góc Cobb đường cong vẹo chính sau phẫu thuật Tỉ lệ nắn chỉnh Số ca Tỉ lệ % (n=20) < 25% 0 0 25% - < 50% 0 0 50% - < 75% 12 60 > 75% 8 40 Hình 4. Diễn tiến góc Cobb sau phẫu thuật điều trị nắn chỉnh vẹo cột sống lối sau trong không gian ba chiều cấu hình toàn ốc chân cung Bảng 11. Biến chứng sau phẫu thuật (n=20) Biến chứng Số ca Tỉ lệ % Biến chứng sớm Liệt ruột cơ năng 0 0 Tràn máu màng phổi 1 5 Tổn thương gan, tổn thương thần kinh sau mổ 0 0 Biến chứng hô hấp sau mổ 0 0 Nhiễm trùng vết mổ 0 0 Mất cân đối tư thế 0 0 Biến chứng dụng cụ 0 0 Biến chứng muộn Không hàn xương, khớp giả 0 0 Biến dạng còng thứ phát 0 0 Biến chứng dụng cụ 0 0 Mất cân đối tư thế 0 0 Bảng 12. Hàn xương theo Lee sau phẫu thuật (n=20) Số ca Tỉ lệ % A 20 100% B 0 0 C 0 0 D 0 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học 39 BÀN LUẬN Điều trị phẫu thuật vẹo cột sống có chỉ định với góc Cobb chính của bệnh nhân >40 độ, phù hợp với một số nghiên cứu của Trần Quang Hiển(22), Võ Văn Thành(23,24), Racloz(17). Mục tiêu điều trị nhằm nắn chỉnh, cố định và hàn xương các đường cong vẹo cột sống nặng vĩnh viễn, tái lập thăng bằng cột sống, tránh gia tăng độ vẹo, cải thiện chức năng hô hấp, gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dữ liệu về độ tuổi phẫu thuật ở bệnh nhân trong nghiên cứu cho tỷ lệ nhóm vẹo cột sống ở thanh thiếu niên nhiều hơn nhóm vẹo cột sống người lớn, giống các nghiên cứu khác(2,3,27). Trong nghiên cứu của Zhu(27) thực hiện năm 2017 có trên 160 bệnh nhân vẹo cột sống đã phân loại bệnh nhân làm hai nhóm: vẹo cột sống thanh thiếu niên (10-18 tuổi) và người lớn (19-29 tuổi) được điều trị vẹo cột sống bằng phẫu thuật lối sau cấu hình toàn ốc chân cung. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm tuổi thanh thiếu niên có độ nắn chỉnh đường cong chính tốt hơn so với nhóm tuổi người lớn. Cũng trong nghiên cứu trên, khi đánh giá về chỉ số Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe - HRQOL thì ở cả hai nhóm tuổi đều như nhau. Zhu cho rằng, vẹo cột sống là một áp lực tâm lý nặng nề cho thanh thiếu niên và gia đình, nhất là ở giai đoạn mới được chẩn đoán. Còn ở bệnh nhân trưởng thành, họ dường như đã thích nghi với thời gian dài bị vẹo cột sống so với thanh thiếu niên, vì vậy về mặt tâm lý dễ chấp nhận hơn, bù lại, mức độ đau ở nhóm tuổi này cao hơn, dẫn đến chỉ số HRQOL ở hai nhóm tuổi là như nhau. Chen và cộng sự(2) cũng chứng minh rằng góc Cobb và tuổi là yếu tố tiên lượng cho sự giảm độ mềm dẻo của đường cong ở bệnh nhân vẹo cột sống tự phát trưởng thành. Theo nghiên cứu này, sự khác biệt về độ mềm dẻo giữa người lớn và thanh thiếu niên trung bình là 8% mỗi 8 tuổi. Deviren và cộng sự báo cáo rằng cứ sau 10 năm tuổi tăng, độ mềm dẻo của đường cong giảm 5%(3). Các nghiên cứu trên cùng với việc độ cứng, độ mềm dẻo đường cong xem như là một yếu tố tiên lượng tỷ lệ nắn chỉnh, thì tỷ lệ đường cong ở nhóm người lớn kém hơn so với bệnh nhân thanh thiếu niên. Hơn nữa, đường cong cứng sẽ có chỉ định dụng cụ dài hơn, ảnh hưởng đến sự vận động của cột sống thắt lưng ở bệnh nhân có đường cong ngực chủ yếu. Nghiên cứu sử dụng phân loại Lenke để chuẩn bị một phần cho kế hoạch phẫu thuật. Theo Lenke(9), việc phân biệt các đường cong là có cấu trúc hoặc không có cấu trúc là rất quan trọng vì theo khuyến cáo của Lenke các đường cong cấu trúc thì cần phải đặt dụng cụ nắn chỉnh và hàn xương cứng. Trong các đường cong, đường cong có góc đo theo phương pháp Cobb có giá trị lớn nhất thì đường cong đó luôn là đường cong cấu trúc. Như vậy, nếu một bệnh nhân được chẩn đoán là mô hình đường cong Lenke loại 2 thì có nghĩa là bệnh nhân này có đường cong ngực cao và ngực chính là có cấu trúc, còn đường cong thắt lưng là không có cấu trúc vì vậy khi phẫu thuật đường cong ngực cao và ngực chính cần phải được đặt dụng cụ nắn chỉnh và hàn xương, trong khi đó đường cong thắt lưng không cần đặt dụng cụ. Phân loại King-Moe, mặt khác, cũng được dùng để tiên lượng độ tiến triển vẹo cột sống của bệnh nhân trong quá trình theo dõi trước phẫu thuật. Charles (2006)(1) cho rằng vẹo cột sống ở các đường cong ngực chính, đặc biệt theo phân độ King V, King III và King II có nguy cơ tiến triển hơn 400-450 nhiều nhất. So với phẫu thuật lối trước dù có ưu điểm như số tầng hàn xương ít, nắn chỉnh được biến dạng còng, nhưng có các nhược điểm như khớp giả hoặc bung ốc, độ bền vững thấp(29) hoặc nghiêm trọng hơn là giảm mạnh thể tích phổi khi theo dõi sau mổ(6) còn trong phẫu thuật hai lối, việc đi vào lối trước mất nhiều thời gian gây mê hơn và có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng phổi. Hai nghiên cứu(5,12) so sánh phương pháp tiếp cận hai lối và chỉ lối sau ở vẹo cột sống nặng, Luhmann và Lenke(12) kết luận rằng bệnh nhân điều trị bằng cấu hình toàn ốc chân cung cho kết quả tương đương phối nhóm hai lối Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 40 (60,7% và 58,5% lần lượt), hơn nữa tránh ảnh hưởng tiêu cực lên chức năng hô hấp khi bộc lộ lối trước, Di Silvestre và cộng sự(4) so sánh hai cỡ mẫu tương đương nhóm bệnh nhân vẹo cột sống nặng (góc Cobb trên 800), với hai phương pháp tiếp cận: hai lối và chỉ một lối sau đặt dụng cụ hàn xương, thời gian theo dõi cuối trung bình 6,7 năm. Tác giả báo cáo tỷ lệ nắn chỉnh 44,52% ở nhóm phẫu thuật hai lối và 52,4% ở nhóm cấu hình toàn ốc. Mất độ nắn chỉnh trung bình ở nhóm hai lối là 11,30 so với 1,90 của nhóm toàn ốc. Nghiên cứu chúng tôi với 3 ca vẹo cột sống trung bình và 17 ca vẹo cột sống nặng trước mổ chỉ còn 3 ca vẹo cột sống trung bình sau mổ (do độ vẹo bệnh nhân quá lớn trước mổ 1100, đường cong quá cứng trên phim nghiêng, vẹo bẩm sinh làm dính cứng nhiều đốt sống) nếu cố gắng nắn chỉnh có thể gây biến chứng có hại cho bệnh nhân, 15 ca nhẹ (<250) và đặc biệt 2 ca trả đường cong về mức bình thường (<100). Tỷ lệ nắn chỉnh góc Cobb chính sau mổ là 70,8% và ở theo dõi chót là 69,8%, mất 10 nắn chỉnh sau khi theo dõi cho thấy kết quả tốt so với các nghiên cứu trên(4,12). Tỷ lệ biến chứng sau mổ của nghiên cứu là 5% với một trường hợp bị tràn máu màng phổi do phải cắt xương sườn một bên để giải phóng một phần phần cột sống cần nắn chỉnh qua lối sau ở bệnh nhân bị vẹo cột sống thắt lưng bẩm sinh. Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng trong nghiên cứu này vẫn thấp so với kết quả của một nghiên cứu phân tích hệ thống năm 2008 là 14%(25). Việc áp dụng máy truyền máu hoàn hồi vào 100% các ca phẫu thuật vẹo cột sống có thể đã làm giảm bớt các biến chứng về mất máu, truyền máu trong và sau mổ cho bệnh nhân, theo một nghiên cứu năm 2017(11). Điểm hạn chế của nghiên cứu là thời gian nghiên cứu ngắn (trung bình < 2 năm) và số lượng mẫu bệnh nhân ít (n = 20 bệnh nhân), thiết kế nghiên cứu mô tả chưa đủ ý nghĩa thống kê để chắc chắn hiệu quả của phương pháp phẫu thuật trong nghiên cứu so với các phương pháp phẫu thuật khác. KẾT LUẬN Phẫu thuật điều trị vẹo cột sống tại Đơn vị Cột sống – Bệnh viện Trưng vương với phương pháp nắn chỉnh vẹo lối sau trong không gian ba chiều cấu hình toàn ốc chân cung đạt được hiệu quả bước đầu trong điều trị nhóm bệnh lý vẹo cột sống, Phương pháp phẫu thuật lối sau hiện được cho là tiêu chuẩn vàng điều trị vẹo cột sống, tránh được các biến chứng của phẫu thuật lối trước trong khi vẫn giữ được cấu hình vững, cải thiện chiều cao, thẩm mỹ, chức năng hô hấp và tâm lý tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Charles YP, Daures JP, de Rosa V, Diméglio A (2006). "Progression risk of idiopathic juvenile scoliosis during pubertal growth". Spine, 31(17):1933-1942. 2. Chen ZQ, Zhao YF, Bai YS, Liu KP, He SS, Wang CF, Zhang JT, Li M (2011). "Factors affecting curve flexibility in skeletally immature and mature idiopathic scoliosis". J Orthop Sci, 16(2):133-138. 3. Deviren V, Berven S, Kleinstueck F, Antinnes J, Smith JA, Hu SS (2002). "Predictors of flexibility and pain patterns in thoracolumbar and lumbar idiopathic scoliosis". Spine, 27(21):2346-2349. 4. Di Silvestre M, Bakaloudis G, Lolli F, Vommaro F, Martikos K, Parisini P (2008). "Posterior fusion only for thoracic adolescent idiopathic scoliosis of more than 80 degrees: pedicle screws versus hybrid instrumentation". Eur Spine J, 17(10):1336-1349. 5. Dobbs MB, Lenke LG, Kim YJ, Luhmann SJ, Bridwell KH (2006). "Anterior/posterior spinal instrumentation versus posterior instrumentation alone for the treatment of adolescent idiopathic scoliotic curves more than 90 degrees".Spine, 31(20):2386-2391. 6. Helenius I (2013). "Anterior surgery for adolescent idiopathic scoliosis". Journal of children's orthopaedics, 7(1):63-68. 7. Karimi MT, Rabczuk T (2018). "Scoliosis conservative treatment: A review of literature". J Craniovertebr Junction Spine, 9(1):3-8. 8. Lee CK, Vessa P, Lee JK (1995). "Chronic disabling low back pain syndrome caused by internal disc derangements, The results of disc excision and posterior lumbar interbody fusion". Spine, 20(3):356-361. 9. Lenke LG, Betz RR, Harms J, Bridwell KH, Clements DH, Lowe TG, Blanke K (2001). "Adolescent idiopathic scoliosis: a new classification to determine extent of spinal arthrodesis". J Bone Joint Surg Am, 83(8):1169-1181. 10. Lenke LG, Kuklo TR, Ondra S, Polly DW Jr (2008). "Rationale behind the current state-of-the-art treatment of scoliosis (in the pedicle screw era)". Spine, 33(10):1051-1054, 11. Liu JM, Fu BQ, Chen WZ, Chen JW, Huang SH, Liu ZL (2017). "Cell Salvage Used in Scoliosis Surgery: Is It Really Effective?" World Neurosurg, 101:568-576. 12. Luhmann SJ, Lenke LG, Kim YJ, Bridwell KH, Schootman M (2005). "Thoracic adolescent idiopathic scoliosis curves between 70 degrees and 100 degrees: is anterior release necessary?" Spine, 30(18):2061-2067. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học 41 13. Minhas SV, Chow I, Bosco J, Otsuka NY (2015). "Assessing the Rates, Predictors, and Complications of Blood Transfusion Volume in Posterior Arthrodesis for Adolescent Idiopathic Scoliosis". Spine, 40(18):1422-1430. 14. Newton PO, Upasani VV, Lhamby J, Ugrinow VL, Pawelek JB, Bastrom TP (2009). "Surgical treatment of main thoracic scoliosis with thoracoscopic anterior instrumentation, Surgical technique". J Bone Joint Surg Am, 91(S2):233-248. 15. Oh CH, Shim YS, Yoon SH, Park H, et al (2013). “The Psychopathological Influence of Adolescent Idiopathic Scoliosis in Korean Male: An Analysis of Multiphasic Personal Inventory Test Results". J Korean Neurosurg Soc, 53(1):13-18. 16. Ohrt-Nissen S, Bukhari N, Dragsted C, Gehrchen M, Johansson PI, Dirks J, Stensballe J, Dahl B (2017). "Blood transfusion in the surgical treatment of adolescent idiopathic scoliosis-a single- center experience of patient blood management in 210 cases". Transfusion, 57(7):1808-1817. 17. Racloz G (2018), "Scoliose de l’adulte : prise en charge chirurgicale". Rev Med Suisse, 14:340-345. 18. Schlager B (2018). "Scoliosis". Biomechanics of the Spine: Basic Concepts, Spinal Disorders and Treatments, pp.345. Elsevier Ltd. 19. Suk SI, Kim WJ, Lee SM, Kim JH, Chung ER (2001). "Thoracic pedicle screw fixation in spinal deformities: are they really safe?". Spine (Phila Pa 1976), 26(18):2049-2057. 20. Suk SI, et al(2011). "Pedicle screw instrumentation for adolescent idiopathic scoliosis: the insertion technique, the fusion levels and direct vertebral rotation". Clin Orthop Surg, 3(2):89-100. 21. Suk SI, Kim JH, Kim SS, Lim DJ (2012). "Pedicle screw instrumentation in adolescent idiopathic scoliosis (AIS)". Eur Spine J, 21(1):13-22. 22. Trần Quang Hiển (2012). Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống nặng bằng cấu hình toàn ốc chân cung. Chấn thương Chỉnh hình - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Võ Văn Thành (1998). Vài kinh nghiệm trên những ca phẫu thuật vẹo cột sống đầu tiên dùng dụng cụ Cotrel-Dubousset tại Thành phố Hồ Chí Minh, khó khăn và thuận lợi. Hội nghị chuyên đề và tập huấn cột sống lần thứ 3, Thành phổ Hồ Chí Minh, pp.17. 24. Võ Văn Thành (2003). Bước đầu thực hiện phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống trong không gian ba chiều bằng đường sau tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tạp chí Ngoại khoa, hội nghị Ngoại khoa Việt Nam, pp.239 – 250. 25. Võ Văn Thành (2004). Báo cáo sơ khởi về nắn chỉnh vẹo cột sống nặng đường sau bằng ốc chân cung áp dụng kỹ thuật đặt ốc chân cung hình phễu.Y học thành phố Hồ Chí Minh, pp.32-42. 26. Weiss HR, Goodall D (2008). "Rate of complications in scoliosis surgery - a systematic review of the Pub Med literature". Scoliosis, 3:9-9. 27. White AA (1971). "Kinematics of the normal spine as related to scoliosis". Journal of Biomechanics, 4(5):405-411. 28. Zhu F, Bao H, Yan P, Liu S, Zhu Z, Liu Z, Bao M, Qiu Y (2017). "Comparison of Surgical Outcome of Adolescent Idiopathic Scoliosis and Young Adult Idiopathic Scoliosis: A Match-Pair Analysis of 160 Patients". Spine, 42 (19: E1133-e1139. 29. Zielke K (1982). Ventrale Derotationsspondylodese, Behandlungsergebnisse bei Idiopathischen Lumbalskoliosen. Researchgate, 120(03):320-329. Ngày nhận bài báo: 10/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 05/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_veo_cot_song_bang_phuong_phap_phau.pdf
Tài liệu liên quan