Tài liệu Đánh giá kết quả điều trị và theo dõi sau phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào thận: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 27
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT
UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO THẬN
Trần Ngọc Sinh*, Phan Thành Thống*
TÓM TẮT
Mở đầu: Tại Việt Nam vẫn còn ít công trình nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị dài hạn của ung thư biểu
mô tế bào thận (RCC). Do đó hiện còn thiếu số liệu về kết quả lâu dài sau phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân RCC được phẫu thuật trước tháng 10/2015 được tái khám theo
dõi nhằm xác định kết quả điều trị ngắn hạn và tỷ lệ sống sau phẫu thuật.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu trên 193 trường hợp ghi nhận: Tuổi trung bình là 52,38 ± 14,14, tỷ lệ
nam/nữ là 1,25. Đa số các trường hợp (72,5%) vào viện vì có triệu chứng lâm sàng. Các trường hợp vào viện với
giai đoạn trễ còn cao, cụ thể: giai đoạn 1 chiếm 51,8%, giai đoạn 2 chiếm 29,5%, giai đoạn 3 chiếm 13%, giai
đoạn 4 chiếm 8,8%. Có 149/193 TH (77,2%) được chỉ định cắt thận tận gốc, 44/149 T...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị và theo dõi sau phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 27
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT
UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO THẬN
Trần Ngọc Sinh*, Phan Thành Thống*
TÓM TẮT
Mở đầu: Tại Việt Nam vẫn còn ít công trình nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị dài hạn của ung thư biểu
mô tế bào thận (RCC). Do đó hiện còn thiếu số liệu về kết quả lâu dài sau phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân RCC được phẫu thuật trước tháng 10/2015 được tái khám theo
dõi nhằm xác định kết quả điều trị ngắn hạn và tỷ lệ sống sau phẫu thuật.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu trên 193 trường hợp ghi nhận: Tuổi trung bình là 52,38 ± 14,14, tỷ lệ
nam/nữ là 1,25. Đa số các trường hợp (72,5%) vào viện vì có triệu chứng lâm sàng. Các trường hợp vào viện với
giai đoạn trễ còn cao, cụ thể: giai đoạn 1 chiếm 51,8%, giai đoạn 2 chiếm 29,5%, giai đoạn 3 chiếm 13%, giai
đoạn 4 chiếm 8,8%. Có 149/193 TH (77,2%) được chỉ định cắt thận tận gốc, 44/149 TH (22,8%) được cắt một
phần thận. Tai biến phẫu thuật chủ yếu là chảy máu cần truyền máu chiếm 8,3%. Tỷ lệ sống 5 năm lần lượt là là
93,9%, 84,5%, 71,5%, 27,3% cho các giai đoạn từ 1 đến 4.
Kết luận: Điều trị RCC chủ yếu là phẫu thuật, vì vậy việc phát hiện sớm bệnh bằng siêu âm định kỳ mỗi
năm và chỉ định cắt một phần thận đem lại kết quả lâu dài về tỷ lệ sống và chức năng thận.
Từ khóa: ung thư biểu mô tế bào thận, tỷ lệ sống còn ung thư biểu mô tế bào thận
ABSTRACT
ASSESSMENT OF TREATMENT RESULTS AND FOLLOW-UP MONITORING AFTER RENAL CELL
CARCINOMA SURGERY
Tran Ngoc Sinh, Phan Thanh Thong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 27-32
Introduction: In Vietnam, there were still few studies evaluating the long-term outcome of RCC. As a
result, there was a lack of data on long-term outcome after surgery.
Material and method: Patients with RCC who underwent surgery before 10/2015 would have follow-up
visits to determine the short-term outcome and post-operative survival.
Results: Results of the study were 193 cases: mean age was 52.4 ± 14.1, male / female ratio was 1.25. Most
cases (72.5%) were hospitalized because of clinical symptoms. Cases with renal cell carcinoma hospitalized at late
stages were rather high, specifically: stage 1 accounted for 51.8%, stage 2 accounted for 29.5%, stage 3 accounted
for 13%, stage 4 accounted for 8.8%. There were 149/193 cases (77.2%) were radical nephrectomy, 44/149 cases
(22.8%) were partial nephectomy. The major surgical complication was bleeding requiring a blood transfusion
(8.3%). The 5-year survival rates were 93.9%, 84.5%, 71. %, 27.3% for the stages from 1 to 4, respectively.
Conclusion: Treatment of RCC is mainly surgical, so early detection by periodic ultrasound every year and
indication for partial nephrectomy to results in long-term survival and renal function.
Key words: renal cell carcinoma, survival rate of renal cell carcinoma
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô tế bào thận chiếm khoảng
3% ung thư của người lớn và 90-95% ung thư
xuất phát từ thận. Cho đến nay, mặc dù có
*Bộ môn Tiết niệu ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Phan Thành Thống ĐT: 0987797171 Email: phanthanhthong2009@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 28
nhiều tiến bộ của liệu pháp trúng đích điều trị
ung thư biểu mô tế bào thận (RCC) nhưng
phẫu thuật vẫn là biện pháp chữa khỏi duy
nhất và có vai trò trong tất cả các giai đoạn
bệnh(8). Tại Việt Nam nói chung và tại Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng, nhiều tác giả đã
nghiên cứu và báo cáo về RCC. Tuy nhiên các
công trình nghiên cứu tại Việt Nam cho đến
nay chủ yếu đánh giá về chẩn đoán, kỹ thuật
mổ, tỷ lệ tai biến biến chứng và kết quả sớm
sau phẫu thuật. Vẫn còn ít công trình nghiên
cứu đánh giá kết quả điều trị dài hạn của RCC.
Điều đó dẫn đến thiếu số liệu cho việc tiên
lượng sau điều trị RCC tại Việt Nam. Vấn đề
đặt ra là: Tỷ lệ sống còn sau điều trị ung thư tế
bào thận là bao nhiêu? Xuất phát từ tình hình
đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá
kết quả điều trị phẫu thuật và theo dõi sau mổ
ung thư tế bào thận” với các mục tiêu sau:
Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và các chỉ định điều trị của bệnh nhân ung thư tế
bào thận tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định và
bệnh viện Chợ Rẫy.
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật và theo
dõi sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư tế
bào thận tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định và
bệnh viện Chợ Rẫy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt trường hợp (TH).
Tiêu chuẩn chọn vào
Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ung thư
thận, điều trị bằng phẫu thuật tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định và bệnh viện Chợ Rẫy
trước tháng 10 năm 2015. Kết quả giải phẫu
bệnh là RCC.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các TH hồ sơ không đầy đủ thông tin cần
thiết, BN không đồng ý tham gia nghiên cứu, BN
với bướu thận 2 bên.
Định nghĩa các biến số chính
Thời gian sống còn toàn bộ
Được tính từ lúc BN được phẫu thuật đến
khi BN chết vì lý do ung thư.
Bệnh tái phát
Sự di căn được xác định bằng CT scan đã có
trước hoặc được chụp khi BN tái khám. TH
không được cắt sạch bướu (cả nguyên phát và
thứ phát) lúc mổ thì không được tính là tái phát.
Các bước tiến hành
Tiến hành tiếp cận hồ sơ và thu thập số liệu
cần thiết. Liên lạc với BN bằng điện thoại, thư
hay trực tiếp đến nhà BN nếu hai kênh liên lạc
kia không sử dụng được. Sau khi liên lạc được
với BN chúng tôi sẽ thu thập thêm một số thông
tin cần thiết và hẹn BN tái khám nếu BN còn
sống. BN sẽ được xét nghiệm máu, chụp X-
quang ngực thẳng và siêu âm bụng tổng quát để
khảo sát sự di căn của bệnh ở thời điểm hiện tại.
Nếu kết quả siêu âm bụng hay X-quang phổi có
dấu nghi ngờ ung thư di căn thì BN sẽ được
chụp CT scan bụng hay CT scan ngực tùy tình
trạng nhằm khảo sát chính xác sự di căn. Trong
trường hợp BN đã chết, chúng tôi xác định
nguyên nhân chết có phải do RCC hay do
nguyên nhân khác và xác định thời điểm chết,
thời gian sống không ung thư, các phương pháp
điều trị hỗ trợ và cơ quan di căn.
KẾT QUẢ
Từ năm 2012 đến 10/2015 có 193 TH được
đưa vào nghiên cứu.
Đặc điểm chung dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình là 52,38 ± 14,14 tuổi, tỷ lệ
nam/nữ là 1,25. Về tiền căn có 54/193 TH (28%)
hút thuốc lá, 78/193 TH (40,4%) kèm thừa cân
béo phì, tăng huyết áp 68/193 TH (35,2%).
Triệu chứng lâm sàng
51/193 TH (26,4%) không có triệu chứng lâm
sàng mà chỉ nhập viện vì tình cờ phát hiện bướu.
Các TH còn lại đều có triệu chứng, trong đó chỉ
có triệu chứng đau hông lưng là 87/193 TH
(45,1%), chỉ có tiểu máu 16/193 TH (8,3%), không
có TH nào chỉ phát hiện thận to đơn thuần. Có
27/193 TH (14%) vừa đau hông lưng vừa tiểu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 29
máu, 12 TH (6,2%) có đủ tam chứng: đau hông
lưng, tiểu máu, thận to.
Đặc điểm cận lâm sàng
Có 11/193 TH (5,7%) không phát hiện ra
bướu thận bằng siêu âm. Kích thước bướu qua
MSCT trung bình là 6,2 ± 3,4cm, bướu thận
nhỏ nhất 2,4cm, lớn nhất 20cm. Có 24,9% bướu
có kích thước ≤ 4cm, 28,5% bướu có kích thước
> 4cm và ≤ 27,4% bướu có kích thước > 7cm và
≤ 10, 19,2% bướu có kích thước > 10cm. Trong
quá trình chẩn đoán có sự khác biệt về giai
đoạn trước và sau mổ, cụ thể: trước mổ giai
đoạn 1 là 51,8%, sau mổ là 49,7%, trước mổ
giai đoạn 2 là 29,5% sau mổ là 23,3%, trước mổ
giai đoạn 3, 4 lần lượt là 13% và 8,8%, sau mổ
lần lượt là 18,1% và 8,8%.
Về giải phẫu bệnh
Đa số các trường hợp RCC là dạng tế bào
sáng 65,8%, dạng kỵ màu 17,1%, dạng nhú
10,4%. Phân độ mô học theo Fuhrman ghi
nhận Fuhrman 1 chiếm 22,8%, Fuhrman 2
chiếm 62,2%, Fuhrman 3 chiếm 13,5%,
Fuhrman 4 chiếm 1,5%.
Chỉ định điều trị
Có 149/193 TH (77,2%) được chỉ định cắt
thận tận gốc, trong 63,7% được chỉ định mổ mở
và 13,5% mổ nội soi. Mặt khác 44/193 TH (22,8%)
được chỉ định cắt một phần thận với 12,4% mổ
mở và 10,4% mổ nội soi. Trong các TH cắt một
phần thận thì giai đoạn T1a chiếm 32/44 TH
(72,2%), T1b 12/44 TH (27,8%).
Kết quả điều trị sớm
Thời gian mổ trung bình cho 193 TH là 137,3
± 47,8 phút. Thời gian hậu phẫu trung bình là 7,1
± 5,9 ngày. Lượng máu mất trung bình là 196,5 ±
313,5ml, nhiều nhất là 3000ml. Tai biến phẫu
thuật chủ yếu là chảy máu cần truyền máu
chiếm 8,3%, thủng phúc mạc (4,1%), tổn thương
đại tràng (1,6%), thủng mang phổi (1,6%), mổ lại
lần 2 (1,6%), tổn thương lách (1%), tổn thương
tĩnh mạch chủ (1%). Không có trường hợp nào
tử vong do phẫu thuật.
Kết quả theo dõi sau phẫu thuật
Chúng tôi theo dõi được 124/193 TH. Trong
đó tử vong 24 TH, có 2 TH chết do nguyên nhân
khác (1 do viêm phổi và 1 do biến chứng chạy
thận). Tất cả 122 TH đều được theo dõi từ 3 năm
trở lên, có 54 TH theo dõi trên 5 năm. Thời gian
sống trung bình tính trên 122 TH theo dõi được
là 51,1 ± 17,8 tháng, ngắn nhất là 4 tháng, dài
nhất là hơn 80 tháng.
Bảng 1: Tỷ lệ sống còn theo giai đoạn
Thời
gian
theo dõi
Tỷ lệ sống (%)
Giai đoạn 1
(N= 50)
Giai đoạn 2
(N= 35)
Giai đoạn
3
(N= 26)
Giai đoạn 4
(N= 11)
1 năm 100 100 92,3 72,7
2 năm 100 94,2 92,3 45,5
3 năm 98 94,2 80,4 27,3
4 năm 93,9 84,5 80,4 27,3
5 năm 93,9 84,5 71,5 27,3
> 5 năm 93,9 84,5 71,5 27,3
Bảng 2: Tỷ lệ tái phát theo giai đoạn
Thời
gian
theo dõi
Tỷ lệ tái phát (%)
Giai đoạn 1
(N= 50)
Giai đoạn 2
(N= 35)
Giai đoạn
3
(N= 26)
Giai đoạn 4
(N= 11)
1 năm 0 0 7,7 27,3
2 năm 0 5,8 7,7 54,5
3 năm 2 5,8 19,6 72,7
4 năm 6,1 15,5 19,6 72,7
5 năm 6,1 15,5 28,5 72,7
> 5 năm 6,1 15,5 28,5 72,7
Có 22 TH di căn, trong đó có 10/22 TH
(45,5%) di căn ở một cơ quan, 10/22 TH (45,5%)
di căn từ 2 cơ quan trở lên, 2/22 TH (9,1%)
không rõ cơ quan di căn. Trong các cơ quan di
căn phổi là cơ quan di căn thường gặp nhất
trong RCC chiếm 10/22 TH (45,5%), xương
chiếm 4/22 TH (18,2%), hạch 4/22 TH (18,2%),
phúc mạc, tại chỗ 13,6%, gan 13,6%. Ngoài ra
còn ghi nhận di căn ở một số cơ quan như:
não, tuyến thượng thận, thận đối bên. Không
có TH nào được ghi nhận tái phát tại thận sau
phẫu thuật cắt một phần thận. Thời gian sống
trung bình là 5,2 ± 3,2 tháng, thời gian sống
ngắn nhất là 2 tháng, thời gian sống lâu nhất là
16 tháng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 30
Nhóm cắt thận tận gốc có độ lọc cầu thận
ước tính trước phẫu thuật là 75 ± 21
(ml/phút/1,73m2), sau phẫu thuật là 63,8 ±19,7
(ml/phút/1,73m2), giảm 11,1 (ml/phút/1,73m2). Sự
thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nhóm
cắt một phần thận có độ lọc cầu thận ước tính
trước phẫu thuật là 84,9 ± 25,6 (ml/phút/1,73m2),
sau phẫu thuật là 80,67 ± 24,5 (ml/phút/1,73m2),
giảm 4,2 (ml/phút/1,73m2). Sự thay đổi có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
BÀN LUẬN
Dân số nghiên cứu với nam chiếm chủ yếu,
tỷ lệ nam/nữ là 1,25. Tuổi trung bình là 52,38 ±
14,14 tuổi. Kết quả này phù hợp với y văn và
các nghiên cứu trong và ngoài nước. Đa số các
TH vào viện vì có triệu chứng lâm sàng cho
thấy hầu hết vào viện với giai đoạn trễ của
bệnh. Tất cả các TH trong nghiên cứu đều
được thực hiện đầy đủ các cận lâm sàng để
chẩn đoán trước mổ, trong đó siêu âm là
phương tiện đầu tay để tầm soát và chẩn đoán
ban đầu bướu thận. Tuy nhiên siêu âm chỉ có
thể phát hiện 85% các bướu có kích thước lớn
hơn 3cm và 60% các bướu nhỏ hơn 2cm và phụ
thuộc nhiều vào người thực hiện và bị nhiều
yếu tố nhiễu. Trong nghiên cứu của chúng tôi
100% đều được siêu âm chẩn đoán trước và có
11/193 TH được ghi nhận bình thường trên
siêu âm chiếm 5,7%. Những TH này thường
bướu có kích thước nhỏ hay BN có BMI cao.
Như vậy siêu âm là phương tiện tốt để tầm
soát RCC với độ nhạy 182/193 (94,3%). Chúng
tôi đề nghị siêu âm định kỳ mỗi năm để tầm
soát bệnh.
Theo nghiên cứu của chúng tôi giai đoạn
TNM trước và sau phẫu thuật có sự khác biệt.
Nhìn chung ở giai đoạn 1, 2 thì CT scan có xu
hướng chẩn đoán nhiều hơn so với thực tế. Còn
ở giai đoạn 3, 4 thì CT scan có xu hướng chẩn
đoán ít hơn so với thực tế. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến sự khác biệt đó vì vậy để hạn chế
sự sai sót trong chẩn đoán giai đoạn trước mổ
bác sĩ lâm sàng cần đọc kĩ phim và hội chẩn với
bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khi cần thiết.
Về kết quả giải phẫu bệnh so với các
nghiên cứu trong nước thì tỷ lệ các loại tế bào
trong RCC có phần tương đồng, tuy nhiên so
với các nghiên cứu ngoài nước ta thấy tỷ lệ
RCC dạng tế bào sáng chiếm tỷ lệ thấp hơn và
tỷ lệ RCC dạng ưa màu chiếm tỷ lệ cao hơn so
với các nghiên cứu ngoài nước. Theo nghiên
cứu của chúng tôi tỷ lệ RCC dạng tế bào sáng
chiếm 65,8% thấp hơn một số nghiên cứu
ngoài nước: Cherry Kim và cộng sự (2014)(3) là
83,4%, Beisland C. và cộng sự (2017)(2) là 82,6%.
Sự khác biệt này dẫn đến kết quả khác nhau về
điều trị RCC di căn xa bằng liệu pháp miễn
dịch hoặc trúng đích. Trong thực tế lâm sàng,
người ta nhận thấy trong RCC, các BN mắc
RCC dạng tế bào sáng sẽ có tiên lượng kém
hơn các dạng ung thư dạng nhú và dạng ưa
màu.
Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sống 5
năm sau phẫu thuật của BN giai đoạn 1 là
93,9%, giai đoạn 2 là 84,5%, giai đoạn 3 là
71,5%, giai đoạn 4 là 27,3%. Sau 5 năm tỷ lệ
sống theo các giai đoạn không thay đổi. Nhìn
chung tỷ lệ sống 5 năm theo nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thế
Trường (2005)(9) nghiên cứu 108 TH ghi nhận
tỷ lệ sống 5 năm lần lượt là 93,47%, 76%,
65,21%, 14,28% cho các giai đoạn từ 1 đến 4 và
nghiên cứu của Kaisa L. (2009)(7) với cỡ mẫu
982 TH có tỷ lệ sống 5 năm là 88%, 63%, 65%,
15%. So với nghiên cứu của tác giả Hounsome
L. (2014)(4) thì tỷ lệ sống của chúng tôi thấp
hơn: giai đoạn 1 là 97%, giai đoạn 2 là 96%,
giai đoạn 3 là 87%, giai đoạn 4 là 15%. Nhìn
chung không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ
sống 5 năm theo giai đoạn của các tác giả. Tuy
nhiên tỷ lệ sống 5 năm ở các giai đoạn theo
nghiên cứu của chúng tôi có phần cao hơn các
tác giả khác. Đặc biệt ở giai đoạn 4 là 27,3%
cao hơn: Nguyễn Thế Trường (2005)(9) 14,28%,
Hounsome L. và cộng sự (2014)(4) 15%, Kaisa L.
và cộng sự (2009)(7) 15%. Điều đó cho thấy kết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 31
quả điều trị lâu dài RCC tại Việt Nam có thể so
sánh với các nước phát triển. Đặc biệt các
trường hợp trong nghiên cứu đều không được
điều trị gì sau phẫu thuật. Điều đó cho thấy
kết quả sống còn của RCC chủ yếu do phẫu
thuật quyết định và phẫu thuật giai đoạn sớm
có tiên lượng tốt nhất.
Chúng tôi tiến hành phân tích tỷ lệ tái phát
RCC theo giai đoạn ghi nhận: Sau phẫu thuật 1
năm, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 không có TH nào
tái phát. Giai đoạn 3 có tỷ lệ tái phát là 7,7%, giai
đoạn 4 tái phát 27,3%. Sau 3 năm phẫu thuật tỷ
lệ tái phát lần lượt là 2%, 5,8%, 19,6%, 72,7% cho
các giai đoạn từ 1 đến 4. Sau 5 năm phẫu thuật tỷ
lệ tái phát lần lượt là 6,1%, 15,5%, 28,5%, 72,7%
cho các giai đoạn từ 1 đến 4. Sau thời gian 5 năm
không ghi nhận tái phát thêm ở tất cả các giai
đoạn. Sự khác biệt giữa các giai đoạn có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001. Tỷ lệ này có phần thấp
hơn so với tác giả Arnold L. (2006)(1) với tỷ lệ tái
phát sau 5 năm lần lượt là: 9%, 26%, 33%, 68%
cho các giai đoạn từ 1 đến 4.
Theo y văn tái phát sau phẫu thuật điều trị
RCC phát triển với một tỷ lệ khá cao, chủ yếu do
di căn vi thể tiềm ẩn. Tính chung, di căn xa phát
triển ở 20-35% và tái phát tại chỗ từ 2-5% các BN.
Di căn phổi là vị trí hay gặp nhất của tái phát ở
xa, xảy ra ở 50-60% các BN(6). Theo nghiên cứu
của chúng tôi phổi là cơ quan di căn hay gặp
nhất chiếm 45,5%, kế đến là xương 18,2%, hạch
18,2%, phúc mạc, tại chỗ 13,6%, gan 13,6%.
Ngoài ra còn ghi nhận di căn ở một số cơ quan
như: não 9,1%, thận đối bên 4,5%, tuyến thượng
thận 4,5%. Không có TH nào tái phát tại thận sau
phẫu thuật cắt một phần thận điều đó càng ủng
hộ chỉ định cắt một phần thận khi có chỉ định.
Trong 22 TH di căn sau phẫu thuật, thời gian
sống trung bình là 5,2 ± 3,2 tháng, thời gian sống
ngắn nhất là 2 tháng, thời gian sống lâu nhất là
16 tháng. Tất cả 100% các TH đều được điều trị
giảm nhẹ sau khi tái phát, không có TH nào
được điều trị liệu pháp trúng đích và được phẫu
thuật lần 2 do ung thư di căn. Thời gian sống
trung bình sau tái phát của chúng tôi ngắn hơn
so với kết quả nghiên cứu của tác giả Scott E. và
cộng sự (2006) là 27 tháng(10). Sự khác biệt do
trong nghiên cứu của chúng tôi đa số không
được điều trị hỗ trợ sau di căn. Mặt khác các TH
tái phát trong nghiên cứu của chúng tôi đa số
thuộc nguy cơ cao nên thời gian sống sau khi tái
phát còn ngắn.
Giống như tất cả các cơ quan khác trên cơ
thể, thận cũng bị lão hóa theo thời. Theo tác giả
Jessica R. Weinstein và Sharon Anderson (2010)
ghi nhận độ lọc cầu thận giảm khoảng 8
(ml/phút/1,73m2) sau 10 năm đối với mọi lứa
tuổi(5). BN RCC sau phẫu thuật cắt thận tận gốc
hay cắt một phần thận thì chức năng thận ngoài
việc bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa thận còn
bị ảnh hưởng bởi sự mất các nephron. Kết quả
nghiên cứu cho thấy cắt một phần thận bảo tồn
chức năng thận tốt hơn cắt thận tận gốc. Kết quả
này cũng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh
và đưa ra khuyến cáo ưu tiên cắt một phần thận
khi có chỉ định để bảo tồn chức năng thận sau
phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Điều trị ung thư biểu mô tế bào thận chủ yếu
là phẫu thuật, vì vậy việc phát hiện sớm bệnh
bằng siêu âm định kỳ mỗi năm và chỉ định cắt
một phần thận đem lại kết quả lâu dài về tỷ lệ
sống và chức năng thận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arnold L, John L, Robert A (2006), “Surveillance Strategies for
Renal Cell Carcinoma Patients Following Nephrectomy”, Rev
Urol, Vol. 8(1), pp. 1-7
2. Beisland C, Johannesen T, Olbjorn KO, et al (2017), “Overall
survival in renal cell carcinoma after introduction of targeted
therapies: a norwegian population-based study”, OncoTargets
and Terapy, Vol. 10, pp. 371-385.
3. Cherry K, Choi HJ, Cho KS (2014), “Diagnostic value of
multidetector computed tomography for renal sinus fat
invasion in renal cell carcinoma patients”, European Journal of
Radiology, Vol. 83, pp. 914-918.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 32
4. Hounsome L, Matthew L, Verne J (2014), “Kidney Cancer:
Survival Report”, The National Cancer Intelligence Network,
pp.1-17.
5. Jessica R, Anderson S (2010), “The Aging Kidney:
Physiological Changes”, Advances in Chronic Kidney Disease,
Vol. 17(4), pp. 302-307.
6. John K, Mandalapu K (2017), “Outcomes of Patients With
Late-Relapse Metastatic Renal Cell Carcinoma Treated With
Targeted Therapies: A Single Institution Experience”, Ochsner
Journal, Vol. 17(3), pp. 331-334.
7. Kaisa L, Sunela J, Matti J, et at (2009), “Prognostic factors and
long-term survival in renal cell cancer patients”, Scandinavian
Journal of Urology and Nephrology, Vol. 43, pp. 454-460.
8. Konety BR, Vaena DA, Williams RD (2013), “Renal
parenchymal neoplasms”, Smith’s general urology. 18th ed,
McGraw-Hill, New York, pp. 330-349.
9. Nguyễn Thế Trường (2005), Nghiên cứu chẩn đoán và kết
quả điều trị phẫu thuật ung thư tế bao thận ở người lớn, Luận
án Tiến sĩ, Ngoại – Tiết Niệu, Đại Học Y Hà Nội.
10. Scott E, Ofer Y, Joseph A (2006), “Renal Cell Carcinoma
Recurrence After Nephrectomy for Localized Disease:
Predicting Survival From Time of Recurrence”, Journal of
Clinical Oncology, Vol. 24, pp. 3101-3106.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_va_theo_doi_sau_phau_thuat_ung_thu.pdf