Tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán soi qua da đường hầm siêu nhỏ (Ultraminiperc): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 174
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM SIÊU NHỎ (ULTRAMINIPERC)
Phạm Huy Vũ**, Nguyễn Văn Ân*, Ngô Đại Hải*, Hoàng Thiên Phúc*, Nguyễn Lê Qúy Đông*.
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm siêu nhỏ với mục tiêu thu nhỏ đường nong vào
thận để làm giảm biến chứng chảy máu. Chúng tôi báo cáo những kết quả bước đầu để đánh giá hiệu quả và độ an
toàn của phương pháp Ultraminiperc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi báo cáo kết quả của 22 trường hợp sỏi thận với kích
thước sỏi nhỏ hơn 20 mm, được phẫu thuật thành công bằng phương pháp tán sỏi qua da bằng đường hầm siêu
nhỏ từ 01/06/2016 đến 1/07/2017 tại bệnh viện Bình Dân. Tất cả bệnh nhân được sử dụng kim đi vào thận là 4,85
Fr (16gauge) dưới quan sát của C-arm, sau đó nong đến 12 Fr và đặt máy soi với sheath tán 13 Fr, sỏi được tán
thành bụi bằng la...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán soi qua da đường hầm siêu nhỏ (Ultraminiperc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 174
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM SIÊU NHỎ (ULTRAMINIPERC)
Phạm Huy Vũ**, Nguyễn Văn Ân*, Ngô Đại Hải*, Hoàng Thiên Phúc*, Nguyễn Lê Qúy Đông*.
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm siêu nhỏ với mục tiêu thu nhỏ đường nong vào
thận để làm giảm biến chứng chảy máu. Chúng tôi báo cáo những kết quả bước đầu để đánh giá hiệu quả và độ an
toàn của phương pháp Ultraminiperc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi báo cáo kết quả của 22 trường hợp sỏi thận với kích
thước sỏi nhỏ hơn 20 mm, được phẫu thuật thành công bằng phương pháp tán sỏi qua da bằng đường hầm siêu
nhỏ từ 01/06/2016 đến 1/07/2017 tại bệnh viện Bình Dân. Tất cả bệnh nhân được sử dụng kim đi vào thận là 4,85
Fr (16gauge) dưới quan sát của C-arm, sau đó nong đến 12 Fr và đặt máy soi với sheath tán 13 Fr, sỏi được tán
thành bụi bằng laser và dùng nước muối sinh lý bơm rửa ra ngoài.
Kết quả: Kích thước sỏi trung bình là 15,05 ± 3 mm (10 - 20). Lượng máu mất trung bình là 1,02 ± 1,16
g/dL (0,1 – 4,2). Tỉ lệ sạch sỏi trong lúc mổ là 17 ca (77,3%). Sạch sỏi sau 1 tháng là 18 ca (81,8%). Thời gian thủ
thuật trung bình là 109,5 ± 19,6 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 8,95 ± 4,6 ngày. Tỉ lệ tai biến, biến
chứng là: 18,2%, tất cả là biến chứng nhẹ, được xử trí bằng nội khoa, không trường hợp nào tử vong.
Kết luận: Phương pháp Ultraminiperc là một phẫu thuật an toàn, ít xâm hại, thẩm mỹ và hiệu quả, phù hợp
với sỏi thận kích thước vừa.
Từ khóa: tán sỏi thận qua da, sỏi thận.
ABSTRACT
EVALUATING THE RESULTS OF ULTRA-MINI PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY (UMP) IN
THE TREATMENT OF RENAL CALCULI
Pham Huy Vu, Nguyen Van An, Ngo Dai Hai, Hoang Thien Phuc, Nguyen Le Quy Dong.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 174 - 279
Purpose: We reported our experiences, evaluated our outcome and relationship of factors by Ultraminiperc
in management of renal stones at the Binh Dan Hospital.
Material & Methods: Ultraminiperc was performed in 22 patients using a 3.5-F ultra-thin telescope and
specially designed inner and outer sheaths. A standard puncture was made and the tract was dilated up to 13 F.
The outer sheath was introduced into the pelvicalyceal system and the stone was disintegrated with a 365-m
holmium laser fibre, introduced through the inner sheath. Stone fragments were evacuated using the specially
designed sheath by creating an eddy current of saline; the fragments then came out automatically.
Results: The mean stone size was 15.05 ± 3 mm (10 - 20) and the mean hemoglobin drop was: 1.02 ± 1.16
g/dL (0.1 - 4.2). Stone-free status was achieved in seventeen patients (77.3%). The stone-free rate at 1 month was
81.8%. The duration of surgery was 109,5 ± 19,6 minutes. Patients were discharged after a mean 8.95 ± 4.6 days.
Four cases (18.2%) occurred postoperative complications, managed by medical reasons. No serious complications
or death.
Conclusions: Ultraminiperc is a safe and effective method of removing renal calculi up to 20 mm.
* Bệnh viện Bình Dân ** Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Huy Vũ ĐT: 0908629862 Email: bsphamhuyvu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 175
Key words: kidney calculi; percutaneous nephrolithotomy; ultraminiperc
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi niệu là bệnh phổ biến đứng hàng thứ
ba trong các bệnh lý tiết niệu sau nhiễm
khuẩn đường tiết niệu và các bệnh lý về
tuyến tiền liệt(12).
Tán sỏi qua da được mô tả lần đầu tiên bởi
Fernström và Johansson vào năm 1976, là
phương pháp điều trị sỏi thận lớn (> 20 mm)
hiệu quả và đã được chấp nhận một cách rộng
rãi(5,13). Mặc dù TSQD có tỷ lệ sạch sỏi tốt,
phương pháp này vẫn còn nhiều biến chứng,
biến chứng chính của tán sỏi thận qua da tiêu
chuẩn vẫn là chảy máu(2,11). Việc thu nhỏ hơn các
dụng cụ đưa vào thận có thể làm giảm chảy
máu(6). Phương pháp Ultraminiperc là một giải
pháp đáp ứng tốt cho nhu cầu đó(4).
Trên thế giới, phương pháp Ultraminiperc
đã được nghiên cứu và đóng một vai trò nhất
định trong điều trị sỏi thận, tuy nhiên hiện nay ở
Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng để
làm rõ những ưu khuyết điểm của phương pháp
này. Từ đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm
mục tiêu:
Xác định tỉ lệ sạch sỏi khi điều trị sỏi thận
bằng phương pháp tán sỏi qua da Ultraminiperc.
Xác định tỉ lệ các tai biến, biến chứng khi
điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua
da Ultraminiperc.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đã được chẩn đoán sỏi thận
kích thước dưới 20mm, có chỉ định phẫu thuật
tán sỏi qua da Ultraminiperc sau khi được giải
thích và đồng ý.
Chống chỉ định: BN không đồng ý, chống chỉ
định gây mê, không nằm sấp được do có bệnh
tim mạch như nhịp chậm xoang, suy tim; bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), có rối loạn
đông máu, nhiễm trùng niệu chưa được điều trị
ổn, không theo dõi được.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả hàng loạt trường hợp
Phương tiện nghiên cứu
Máy C – Arm Ziehm để định vị sỏi, dàn máy
nội soi thận, máy tán lazer Sphinx, dụng cụ tán
sỏi qua da Ultraminiperc, guide wire, thông niệu
quản, mono J 12 Fr.
Quy trình kỹ thuật mổ
Vô cảm: gây mê nội khí quản.
BN nằm tư thế sản phụ khoa để đặt thông
niệu quản theo guide wire vượt qua sỏi dưới
màn hình tăng sáng. Đặt thông tiểu Foley số 16
hai nhánh. Cố định thông niệu quản vào thông
Foley đã được bơm bóng 10 cc.
Đặt BN nằm sấp có kê gối ở ngực, bụng để
làm căng vùng hông lưng. Chỉnh C – Arm tư thế
thẳng, nghiêng để định vị sỏi, xác định các nhóm
đài – bể thận, thông niệu quản giúp chọc chính
xác vào đài thận mong muốn.
Rửa, sát trùng vùng mổ. Chọc dò vào đài
thận. Vị trí đài thận được chọc dò tuỳ theo vị trí
sỏi, độ ứ nước của thận, đài thận dãn nở nằm
phía sau sao cho đường tiếp cận ngắn và dễ tiếp
cận sỏi nhất. Chọc dò đúng khi có nước tiểu chảy
ra qua kim. Luồn guide wire qua kim chọc dò.
Rạch da # 1 cm, tách cân, cơ theo kim chọc dò
tới lớp mỡ quanh thận. Rút kim, để lại guide
wire. Nong tạo đường hầm vảo đài thận qua
guide wire bằng bộ nong nhựa đến 12 Fr. Qua
đó, đặt máy nội soi thận Ultraminiperc tiếp cận
sỏi. Tán sỏi bằng laser thành bụi sỏi, bơm rửa
sạch sỏi vụn. Soi thận kiểm tra sạch sỏi trực tiếp
và kiểm tra sạch sỏi dưới C – Arm.
Mở thận ra da bằng Mono J 12 Fr, cố định
thông thận, kết thúc cuộc mổ.
Đặt BN nằm ngửa trở lại và chuyển về
phòng hồi sức sau mổ giống như các ca mổ mở
sỏi thận khác.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 176
Hình 1: Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong phẫu thuật Ultraminiperc.
Hình 2: Các bước tiến hành trong phẫu thuật.
A B
Hình 3: Qúa trình phẫu thuật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 177
A B C
Hình 4: Hình ảnh C-arm trong lúc phẫu thuật.
Hậu phẫu
Ghi nhận tình trạng tiểu máu, sốt, đau hông
lưng sau mổ
BN được rút thông tiểu + thông niệu quản
vào ngày hậu phẫu thứ 1
Mono J được rút vào ngày thứ 2 nếu kẹp
thông thận bệnh nhân không đau tức
Chụp KUB để kiểm tra sạch sỏi trước khi rút
thông thận ra da
Tái khám sau 1 tháng: chụp KUB, siêu âm
kiểm tra
Đánh giá kết quả sạch sỏi dựa vào: nội soi
thận lúc mổ, KUB lúc mổ và sau mổ.
Tiêu chuẩn sạch sỏi
Hết sỏi hoặc còn mảnh sỏi < 5 mm.
Thu thập số liệu và xử lý thống kê
Thiết lập bệnh án mẫu với đầy đủ chi tiết để
thu thập các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu
(phụ lục).
Sự tương quan giữa các biến phụ thuộc và
các biến độc lập được thực hiện bằng phép kiểm
chi bình phương, xét sự tương quan bằng phép
kiểm Pearson.
Xử trí số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
Trình bày số liệu dưới dạng bảng, biểu đồ và
hình minh họa
KẾT QUẢ
Có 22 trường hợp được đưa vào nghiên cứu
với kết quả như sau:
Tuổi
Trung bình là 52 tuổi, nhỏ nhất là 33 tuổi, lớn
nhất là 66 tuổi.
Giới tính
Nam có 10 ca chiếm 45,5%, nữ có 12 ca chiếm
54,5%.
Kích thước sỏi
Trung bình là 15,05 ± 3 mm (10 – 20)
Theo tác giả Schoenthaler (2015)(9) là 15,1mm
(10 – 20), Desai (2013)(4) là 14,9 ± 4,1mm (6 – 20).
Độ Hounsfield của sỏi
Trong nghiên cứu chúng tôi là 1207 ± 149
(1005 – 1587)
Theo nghiên cứu của tác giả Datta (2015)(1) có
độ Hounsfield trung bình là 1106 ± 167.
Vị trí sỏi
Đa số nằm ở bể thận và đài dưới (36,4%
và 45,5%)
Vị trí sỏi Số trường hợp
Bể thận 8 36,4%
Đài trên 1 4,5%
Đài giữa 3 13,6%
Đài dưới 10 45,5%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 178
Mức độ ứ nước thận
Ứ nước độ 1 chiếm ưu thế (50%)
Mức độ ứ nước Số trường hợp
Không ứ nước 3 13,6%
Độ 1 11 50%
Độ 2 5 22,7%
Độ 3 3 13,6%
Vị trí đường vào thận
Đa số chọn đường vào thận từ đài dưới
(81.8%)
Vị trí chọc dò Số trường hợp
Đài trên 1 4,5%
Đài giữa 3 13,6%
Đài dưới 18 81,8%
Kết quả sạch sỏi
Sạch sỏi trong mổ và hậu phẫu là 17 trường
hợp (77,3%), sót sỏi 5 trường hợp (22,7%).
Sạch sỏi sau 1 tháng là 18 trường hợp
(81,8%).
Một số nghiên cứu có tỉ lệ sạch sỏi trên 90%:
Theo tác giả Desai (2013)(4) là 97,2%, tác giả
Wilhelm (2015)(15) là 92%: Do có sự khác biệt về
phương thức lấy sỏi ( dụng cụ, trang thiết bị..).
Thời gian phẫu thuật
Trung bình là :109,5 ± 19,6 phút (80 – 145)
Theo tác giả Schoenthaler (2015)(9) là 121
phút, tác giả Wilhelm (2015)(15) là 130,12 phút.
Lượng máu mất
Trung bình là: 1,02 ± 1,16 g/dL (0,1 – 4,2)
Theo các tác giả khác như: Shah (2015)(10) là
1,2 ± 0,3 g/dL; tác giả Datta (2015)(1) là 0,81 ± 0,48
g/dL.
Chức năng thận sau phẫu thuật
Nhìn chung là tăng nhẹ, trung bình tăng 3,95
± 28,7 µmol/L.
Theo nghiên cứu của tác giả Datta (2015)(1) là
4,4 ± 5,3 µmol/L.
Thời gian lưu thông thận
Trung bình là 5,5 ± 1,97 (2 – 10) ngày
Theo tác giả Wilhelm (2015)(15) là 2 ngày.
Thời gian nằm viện
Trung bình là 8,95 ± 4,6 (3 – 24) ngày
Theo tác giả Wilhelm (2015)(15) là 4 ngày.
Tỉ lệ đặt JJ hậu phẫu
2/22 (9%)
Theo tác giả Desai (2013)(4) là 11%, tác giả
Datta (2015)(1) là 6,3%
Tỉ lệ biến chứng
4 trường hợp (chiếm 18%) gồm: hai trường
hợp rò nước tiểu, một trường hợp tụ dịch
khoang quanh thận và một trường hợp thông
thận ra máu đỏ sẫm hậu phẫu ngày thứ 1. Tất cả
đều được xử trí ổn định, không có biến chứng
nặng hoặc tử vong.
Đặt hệ thống máy soi Ultraminiperc và tán
sỏi.
Kết thúc phẫu thuật và mở Mono J ra da.
Đặt thông niệu quản.
Bơm thuốc cản quang làm hiện rõ hệ thống
đài bể thận.
Kết thuốc phẫu thuật mở Mono J ra da.
BÀN LUẬN
Ultraminiperc hay là tán sỏi thận qua da
bằng đường hầm siêu nhỏ là sự bổ sung mới
nhất về trang thiết bị của phương pháp tán sỏi
qua da(4). Hiện tại chúng tôi sử sụng kim đi vào
thận là 4.85 Fr (16gauge), nong đến 12 Fr, rồi đặt
máy soi Ultraminiperc vào đài bể thận và quan
sát thấy sỏi, sau đó tán sỏi bằng laser, chúng tôi
sử dụng laser tán nát sỏi thành dạng bụi, không
giống như TSQD và TSQD đường hầm nhỏ là
sau khi tán sỏi phải lấy sỏi ra qua kênh thủ thuật
bằng kềm gắp sỏi(7,8,14), Ultraminiperc không phải
nong đường nong lớn vào thận nên những
mảnh sỏi sau tán sẽ theo đường niệu ra ngoài
bằng bơm rửa(4). Do đó chỉ định của chúng tôi là
những sỏi thận có kích thước vừa phải, độ
Hounsfield cao (lớn hơn 1.000 HU), những sỏi
đài thận có hẹp cổ đài không thuận lợi tán sỏi
ngoài cơ thể.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 179
Trong nhóm bệnh nhân này, sau khi tán nát
hết sỏi, chúng tôi đặt thông mono-J vào bể thận
thường qui để theo dõi an toàn và cầm máu, rút
thông mono-J khi hậu phẫu kiểm tra KUB thấy
hết sỏi, phù hợp với tác giả Wilhelm (2015)(15).
Bệnh nhân được cho xuất viện và hẹn một tháng
sau tái khám. Trường hợp đặt thông JJ khi thấy
sỏi lớn hoặc nghi có hẹp niệu quản hoặc có sỏi
nhỏ kẹt niệu quản trước khi rút mono-J.
Về biến chứng có 4 trường hợp được phân
độ II và IIIA (theo Clavien) gồm: hai trường hợp
rò nước tiều sau cột thông thận, một trường hợp
tụ dịch khoang quanh thận, một trường hợp
thông thận ra máu đỏ sậm vào ngày hậu phẫu
thứ 1. Tất cả được xử trí ổn định bằng đặt thông
JJ hậu phẫu và điều trị nội khoa. Không có biến
chứng nặng phải truyền máu hoặc tử vong. Mức
độ biến chứng gặp phải của chúng tôi tương ứng
với các tác giả khác trên thế giới: Datta (2016)(1),
Dede (2015)(3), Schoenthaler (2015)(9), Shah
(2015)(10), Wilhelm (2015)(15.
Chúng tôi chuộng đi vào thận từ đài dưới vì
khả năng ít chảy máu(2,5) và sỏi thận trong nghiên
cứu đa số nằm ở đài dưới và bể thận.
Vấn đề Steintrasse (sỏi kẹt niệu quản thành
chuỗi), trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi
không ghi nhận trường hợp nào xảy ra. Lý giải
vấn đề này vì đây là nghiên cứu ban đầu nên
kích thước sỏi lựa chọn là những sỏi vừa phải (10
– 20 mm) và khi phẫu thuật chúng tôi cố gắng
tán sỏi và bơm rửa thật kỹ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 22 trường hợp tán sỏi qua
da Ultraminiperc, chúng tôi thấy đây là một
phẫu thuật an toàn, ít xâm hại, thẩm mỹ và hiệu
quả, phù hợp với sỏi thận kích thước vừa (≤ 20
mm) với tỉ lệ sạch sỏi chung là 81,8%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Datta SN, Solanki R, Desai J, et al (2016), "Prospective
Outcomes of Ultra Mini Percutaneous Nephrolithotomy: A
Consecutive Cohort Study", J.urol. 195 (3), pp. 741-746.
2. De la Rosette J, Assimos D, Desai M, Gutierrez J, et al (2011),
"The Clinical Research Office of the Endourological Society
Percutaneous Nephrolithotomy Global Study: indications,
complications, and outcomes in 5803 patients", J Endourol, vol.
25 (1), pp. 11-17.
3. Dede O, Sancaktutar AA, Dağguli M, Utangaç M, Baş
O, Penbegul N (2015), "Ultra-mini-percutaneous
nephrolithotomy in pediatric nephrolithiasis: Both low
pressure and high efficiency", Journal of Pediatric Urology. 11
(5), pp. 253.e251-253.e256.
4. Desai J, Solanki R, et al (2013), "Ultra-mini percutaneous
nephrolithotomy (UMP): one more armamentarium", BJU Int,
vol. 112 (7), pp. 1046-1049.
5. Fernstrom I, Johansson B, et al (1976), "Percutaneous
pyelolithotomy. A new extraction technique", Scand J Urol
Nephrol, vol. 10 (3), pp. 257-259.
6. Kukreja R, Desai M, Patel S, et al (2004), "Factors affecting
blood loss during percutaneous nephrolithotomy: prospective
study", J Endourol, vol. 18 (8), pp. 715-722.
7. Nguyễn Văn Ân, Chung Tuấn Khiêm, Nguyễn Lê Qúy Đông
và các cộng sự (2016), “Bước đầu đánh giá biến chứng của
phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ với laser
holmium”, Y học TP HCM, hội nghị thường niên lần thứ XIV hội
Niệu – Thận học TP HCM, tập 20 (4), tr. 50.
8. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Tuấn Vinh, Lê Trọng
Khôi, Trần Vĩnh Hưng (2016), “Đánh giá kết quả và độ an
toàn của phẫu thuật lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ trong điều
trị sỏi thận đơn giản”, Y học TP HCM, hội nghị thường niên lần
thứ XIV hội Niệu – Thận học TP HCM, tập 20 (4), tr. 38.
9. Schoenthaler M, Wilhelm K, Hein S, et al (2015), "Ultra-mini
PCNL versus flexible ureteroscopy: a matched analysis of
treatment costs (endoscopes and disposables) in patients with
renal stones 10-20 mm", World J Urol. 33 (10), pp. 1601-1605.
10. Shah AK, Xu K, Liu H, et al (2015), "Implementation of
Ultramini Percutaneous Nephrolithotomy for Treatment of 2-3
cm Kidney Stones: A Preliminary Report", J Endourol. 29 (11),
pp. 1231-1236.
11. Stening SG, Bourne S, et al (1998), "Supracostal percutaneous
nephrolithotomy for upper pole caliceal calculi", J Endourol,
vol. 12 (4), pp. 359-362.
12. Stoller ML (2013), “Urinary Stone Disease”, Smith’s General
Urology, 18th edition, Chapter 17, pp. 249 – 278.
13. Turk C, Petrik A, Sarica K, et al (2016), "EAU Guidelines on
Diagnosis and Conservative Management of Urolithiasis", Eur
Urol, vol. 69 (3), pp. 468-474.
14. Vũ Nguyễn Khải Ca và các cộng sự (2015), “Tán sỏi thận qua
da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm”, Y học
TP. Hồ Chí Minh, 19(4), tr. 277-281.
15. Wilhelm K, Hein S, Adams F, et al (2015), "Ultra-mini PCNL
versus flexible ureteroscopy: a matched analysis of analgesic
consumption and treatment-related patient satisfaction in
patients with renal stones 10-35 mm", World J Urol, vol. 33
(12), pp. 2131-2136.
Ngày nhận bài báo: 06/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_soi_than_bang_phuong_phap_tan_soi.pdf