Tài liệu Đánh giá kết quả điều trị ngắn hạn của bệnh tế bào hạch thần kinh ruột chưa trưởng thành: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 391
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGẮN HẠN
CỦA BỆNH TẾ BÀO HẠCH THẦN KINH RUỘT CHƯA TRƯỞNG THÀNH
Ngô Kim Thơi*, Đinh Quang Lê Thanh*, Nguyễn Thị Bích Uyên*, Trương Nguyễn Uy Linh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện nay, có rất ít báo cáo về bệnh TBHTKR chưa trưởng thành và biểu hiện lâm sàng của bệnh
này rất dễ nhầm lẫn với bệnh vô hạch toàn bộ đại tràng trong khi đói. Điều trị của hai bệnh này hoàn toàn khác
nhau và tiên lượng cũng rất khác nhau. Bệnh TBHTK chưa trưởng thành có tiên lượng và chất lượng cuộc sống
tốt hơn.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị (phẫu thuật) ngắn hạn của
bệnh tế bào hạch thần kinh ruột (TBHTKR) chưa trưởng thành ở trẻ em.
Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca tất cả bệnh nhi có kết quả giải phẫu bệnh của các mẫu sinh thiết ruột là
có TBTHKR chưa trưởng thành và xuất viện trong khoảng thời gian từ th...
11 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị ngắn hạn của bệnh tế bào hạch thần kinh ruột chưa trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 391
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGẮN HẠN
CỦA BỆNH TẾ BÀO HẠCH THẦN KINH RUỘT CHƯA TRƯỞNG THÀNH
Ngô Kim Thơi*, Đinh Quang Lê Thanh*, Nguyễn Thị Bích Uyên*, Trương Nguyễn Uy Linh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện nay, có rất ít báo cáo về bệnh TBHTKR chưa trưởng thành và biểu hiện lâm sàng của bệnh
này rất dễ nhầm lẫn với bệnh vô hạch toàn bộ đại tràng trong khi đói. Điều trị của hai bệnh này hoàn toàn khác
nhau và tiên lượng cũng rất khác nhau. Bệnh TBHTK chưa trưởng thành có tiên lượng và chất lượng cuộc sống
tốt hơn.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị (phẫu thuật) ngắn hạn của
bệnh tế bào hạch thần kinh ruột (TBHTKR) chưa trưởng thành ở trẻ em.
Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca tất cả bệnh nhi có kết quả giải phẫu bệnh của các mẫu sinh thiết ruột là
có TBTHKR chưa trưởng thành và xuất viện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2016 tại bệnh
viện Nhi Đồng 1. Tiêu chuẩn chọn vào là các bệnh nhi này được điều trị hoàn toàn tại Nhi Đồng 1 và đã hoàn tất
điều trị. Tiêu chuẩn loại trừ là các bệnh nhi đã được điều trị ở bệnh viện khác trước khi điều trị tại bệnh viện Nhi
Đồng 1 hoặc chưa hoàn tất quá trình điều trị. Các phép kiểm có giá trị khi P < 0,05.
Kết quả: Có tổng cộng 28 trẻ thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh, 27/28 trẻ này nhập viện lần đầu lúc sơ sinh, biểu
hiện triệu chứng lúc nhập viện lần đầu là tình trạng tắc ruột thấp (24/28 – 88,9%), không tiêu phân su trong 48
giờ (27/28 – 96,4%). Ở lần nhập viện lúc sơ sinh, trẻ được chụp Xquang bụng KSS với hình ảnh vắng hơi vùng
thấp (27/27) và quai ruột giãn (27/27). Ở lần này, các trẻ được phẫu thuật sinh thiết khung đại tràng và đưa ruột
ra da. 27/28 (96,4%) được mở ruột non ra da. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy càng về phía trực tràng càng hiện
diện nhiều TBHTKR chưa trưởng thành và vùng hồi tràng hiện diện nhiều TBHTKR trưởng thành hơn so với
đoạn ruột bên dưới. Kết quả giữa nhuộm Calretinin và nhuộm HE cho thấy có sự tương đồng với nhau. Ở lần
nhập viện thứ hai có 28 trẻ, tất cả được chụp Xquang đại tràng để đánh giá hình dạng đại tràng và Xquang bụng
KSS sau cản quang 24 giờ và 48 giờ để đánh giá chức năng của đại tràng. Có 14/28 (50%) được đóng hoàn toàn
chỗ mở ruột ra da, 14 trường hợp còn lại được sửa theo kiểu Bishop-Koop (11) hoặc Santulli (3). Ở lần nhập viện
thứ 3, 14 trẻ còn chỗ mở một ra da X quang đại tràng được chụp Xquang bụng KSS sau 24 giờ và 48 giờ để đánh
giá chức năng đại tràng, 13/14 (92,8%) được đóng hoàn toàn, 1 trẻ phải sửa lại theo kiểu Bishop-Koop và trẻ này
cũng được đóng hoàn toàn ở lần mổ tiếp theo mà không cần làm thêm xét nghiệm gì. So sánh diễn tiến sau mổ của
những trường hợp được đóng hoàn toàn ở lần mổ thứ 2 và thứ 3 cho thấy thời gian trướng bụng, thời gian nuôi
ăn tĩnh mạch toàn phần và thời gian nằm viện sau mổ ở lần mổ thứ 3 đều ngắn hơn lần mổ thứ 2 (P<0,05).
Không có trẻ nào tử vong trong nghiên cứu.
Kết luận: Bệnh TBHTKR chưa trưởng thành được điều trị bằng cách mở ruột ra da tạm thời và chờ một
thời gian để TBHTKR đủ trưởng thành sẽ đóng lại, nhờ đó trẻ bảo tồn được chiều dài ruột. Có thể sử dụng kiểu
mở ruột Bishop-Koop hoặc Santulli để giảm thiểu việc mất nước và điện giải ở những trẻ mở hỗng tràng ra da,
đồng thời để kiểm tra hoạt động chức năng của đoạn ruột bên dưới.
Từ khóa: TBHTKR chưa trưởng thành X quang, đại tràng, X quang bụng KSS X quang đại tràng sau 24
giờ và 48 giờ, nhuộm HE, nhuộm Calretinin, Bishop-Koop, Santulli.
* Bệnh viện Nhi đồng 1, khoa Ngoại tổng hợp ** ĐHYD TPHCM, Bộ Môn Ngoại Nhi
Tác giả liên lạc: Ths. Bs. Ngô Kim Thơi ĐT: 0918414760 Email: ngkimthoi@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 392
ABSTRACT
EVALUATING SHORTERM SURGICAL OUTCOMES OF IMMATURE ENTERIC GANGLIONIC
CELL DISEASE IN CHILDREN
Ngo Kim Thoi, Dinh Quang Le Thanh, Nguyen Thi Bich Uyen, Truong Nguyen Uy Linh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 391 - 401
Background: Until now, there are few researches about IGC all around the world, and clinical
presentation of the disease is similar to total colon aganglionosis. Treatment is extremely different between
them and so is prognosis. Patients with IGC have better prognosis and better quality of life.
Objectives: Evaluate clinical and paraclinical symptoms of IGC and shorterm outcomes of surgical
treatment.
Method: Retrospective case series, we reviewed all cases with pathology of IGC admitted to Children’s
hospital 1 from 1/2010 to 6/2016. Included criteria were treated totally in CH1 and completed the course of
treatment for the disease. Excluded criteria were treated at another hospital before coming to CH1 or not
completed treatment.
Results: There were 28 cases reviewed in this study, 27/28 admitted at newborn period, presented
symptoms of distal obstruction (24/28 – 88.9%), 27/28 delayed passage of meconium > 48h. At neonatal
admission, diagnosis was based on abdominal X-ray with absence of air in lower part of abdomen (27/27)
and dilation of bowel (27/27). Operation at this time was done with biopsy and enterostomy. 27/28 (96.4%)
had ileostomy or jejunostomy. Pathology results showed the more we went toward rectum the more IGCs
were found and there were more mature ganglion cells around area of ileum or jejunum than distal bowel.
Results between calretinin and HE stain were compatible. At second admission, there were 28, we ordered
LGI contrast study to assess appearance of large bowel and 24h - 48h delayed film to assess the function of
bowel. There were 14/48 (50%) enterosomy closure, a half left had enterostomy repaired Bishop-Koop (11) or
Santulli (3). At third admission, there were 14 cases ordered 24h – 48h delayed film, 13/14 (92.8%)
enterostomy closure, 1 repaired Bishop-Koop. And this cases was admitted at forth time to close enterostomy
without any other test. In comparison, results of enterostomy closure at second and third admission,
distention time, TPN time and LOS at third one were shorter than at second time (P<0.05). There was no
death in our study.
Conclusion: IGC disease was treated with enterostomy and then waited for mature GC to close
enterostomy, thank to that, patients conserved the length of bowel. Bishop-Koop and Santulli enterostomy
can be used as a stool to assess the function of distal bowel.
Key words: IGC, LGI contrast study, 24h – 48h delayed film, HE stain, calretinin, Bishop-Koop,
Santulli.
MỞ ĐẦU
Bệnh tế bào hạch thần kinh ruột (TBHTKR)
chưa trưởng thành là một bệnh hiếm gặp, nằm
trong nhóm các biến thể của bệnh phình to đại
tràng do vô hạch bẩm sinh (bệnh
Hirschsprung). Đặc trưng của bệnh là sự
trưởng thành chậm của TBHTKR của đám rối
trong cơ (Auerbach) và đám rối dưới niêm
mạc (Meissner). Đây là một trong những
nguyên nhân gây táo bón kéo dài ở nhũ nhi (3).
Với chẩn đoán chính xác là bệnh TBHTKR
chưa trưởng thành, trẻ sẽ được bảo tồn toàn
vẹn chiều dài của ruột đặc biệt là đại tràng,
nhờ đó sẽ có tiên lượng tốt và chất lượng cuộc
sống tốt hơn(1,7,9,13). Trên thế giới, cho đến nay,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 393
chưa có nhiều số liệu thống kê về dịch tễ học
của bệnh này. Tại Việt Nam chỉ có một báo cáo
về bệnh TBHTKR chưa trưởng thành với 7
trường hợp (12). Đây là một bệnh còn nhiều mới
mẻ từ chẩn đoán đến điều trị và vẫn còn nhiều
vấn đề cần được làm sáng tỏ hơn, đặc biệt là
thời điểm can thiệp phẫu thuật lần thứ hai và
can thiệp bằng phương pháp nào, dựa trên
những bằng chứng gì trong điều kiện hiện có
và kết quả điều trị như thế nào? Do đó, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với mong muốn
tìm kiếm cách tiếp cận thích hợp cho thực
hành lâm sàng trong điều kiện thực tế tại bệnh
viện Nhi Đồng 1.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và đánh giá kết quả điều trị ngắn hạn của
bệnh TBHTKR chưa trưởng thành.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu loạt trường hợp.
Dân số nghiên cứu
Trẻ có kết quả giải phẫu bệnh của các mẫu
sinh thiết ruột là có TBHTKR chưa trưởng
thành và xuất viện trong khoảng thời gian từ
tháng 1/2010 đến tháng 6/2016 tại bệnh viện
Nhi Đồng 1.
Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả bệnh nhi xuất viện trong khoảng
thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2016 có
kết quả giải phẫu bệnh là TBHTKR chưa
trưởng thành.
Được điều trị hoàn toàn tại bệnh viện Nhi
Đồng 1.
Đã hoàn tất quá trình điều trị cho bệnh
TBHTKR chưa trưởng thành.
Tiêu chí loại trừ
Khi có một trong các tiêu chuẩn sau:
Bệnh nhi đã được điều trị tại một bệnh
viện khác trước khi điều trị tại bệnh viện Nhi
Đồng 1.
Bệnh nhi chưa hoàn tất quá trình điều trị
bệnh TBHTKR chưa trưởng thành
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu dựa vào bảng câu hỏi
soạn sẵn, hồi cứu hồ sơ:
Lục tất cả các kết quả giải phẫu bệnh là
TBTHKR chưa trưởng thành tại khoa Giải
phẫu bệnh. Sau đó, chọn ra những hồ sơ có
thời gian xuất viện từ tháng 1/2010 đến tháng
6/2016.
Loại bỏ những hồ sơ có thời gian xuất viện
trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 đến
tháng 6/2016 và có kết quả giải phẫu bệnh là
TBTHKR chưa trưởng thành nhưng chưa hoàn
tất quá trình điều trị.
Thu thập thông tin: tuổi, giới, tuổi thai, cân
nặng lúc sinh, triệu chứng lâm sàng và cận
lâm sàng của bệnh nhi ở tất cả các lần phẫu
thuật.
KẾT QUẢ
Từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2016, có 28 hồ
sơ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu với các đặc điểm
sau:
Đặc điểm dịch tễ
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học
Đặc điểm Kết quả
Nam/Nữ 1/1
Con so 19 trẻ (67,85%) - Có 2 trẻ song sinh
Cân nặng lúc sinh trung bình (gam) 2850 ± 102,84 (1/3 số trẻ ≤ 2500g)
Tuổi thai trung vị (tuần) 38 (30 – 40)
Tuổi nhập viện trung vị (ngày) 2,5 (1 – 75)
Dị tật phối hợp (4 trẻ)
1 xoắn hoại tử đoạn cuối hồi tràng
1 xoắn hoại tử hồi-manh-đại tràng lên
1 teo hồi tràng loại IIIA, 1 hở thành bụng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 394
Đặc điểm bệnh lý ở lần nhập viện thứ nhất
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở lần nhập viện thứ 1
Đặc điểm Tần số (%)
Đặc điểm lâm sàng
Tổng bệnh nhi 28
Trẻ sơ sinh 27*
Tắc ruột sơ sinh 24 (88,9%)*
Thành bụng nề đỏ 5 (18,5%)*
Trướng bụng 26 (96,3%)*
Nôn dịch mật 27 (100%)*
Tiêu phân su < 48 giờ 1 (3,7%)*
Đặc điểm XQ bụng không sửa soạn giai đoạn sơ sinh *
Hơi tự do 1 (3,7%)*
Vắng hơi vùng thấp 27 (100%)
Mực nước hơi 1 (3,7%)
Quai ruột giãn 27 (100%)
Phương pháp phẫu thuật (PPPT)
Mở đại tràng ra da 1 (3,6)
Mở hồi tràng ra da 24 (85,69)
Mở hỗng tràng ra da 3 (10,71)
* Có 27 trẻ nhập viện lần thứ nhất trong giai đoạn sơ sinh, 1 trường hợp (TH) nhập viện lần đầu lúc 75 ngày tuổi.
**28 TH được sinh thiết từ 1 đến 6 mẫu. Trong đó, có 22 TH (78,6%) được sinh thiết 5-6 mẫu.
Bảng 3. Đặc điểm giải phẫu bệnh (N=138)
Vị trí sinh thiết
(Số trường hợp)
Nhuộm HE (tỷ lệ %) Calretinin (+) (tỷ lệ %)
TBHKT trưởng
thành
TBHTK chưa
trưởng thành
Tăng số lượng
sợi TK phì đại
Đám rối Hạch
Hồi tràng giãn
(24)
45,8 4,2 25 100 95,8
Hồi tràng hẹp
(18)
22,2 5,6 33,3 100 83,3
Manh tràng
(5)
20 40 60 100 40
ĐT lên
(21)
0 66,7 76,2 100 33,3
ĐT ngang
(27)
11,1 77,8 96,3 100 18,5
ĐT xuống
(12)
0 83,3 91,7 100 8,3
ĐT xích ma
(18)
0 83,3 94,4 100 0
Trực tràng
(13)
7,7 92,3 100 100 0
Bảng 4. Đặc điểm XQ đại tràng ở lần nhập viện
thứ 2 (N = 28)
Đặc điểm Số trường hợp (%)
XQ đại tràng cản quang
Ứ đọng phân su 12 (42,9)
Trào ngược cản quang vào hồi tràng 2 (7,1)
Đoạn chuyển tiếp 1 (3,6)
Bóng trực tràng giãn 23 (82,1)
Đại tràng có nhu động 27 (96,4)
Đại tràng ngắn 2 (7,1)
Đại tràng nhỏ 27 (96,4)
Thải thuốc tốt sau 24 giờ 17 (60,7)
Thải thuốc tốt sau 48 giờ 18(72%)
Bảng 5. So sánh đặc điểm lâm sàng, khả năng thải
thuốc sau 24 giờ, sau 48 giờ theo 3 phương pháp
mổ
Biến số
Đóng hoàn
toàn
Bishop
Koop Santulli
Tuổi (th) 12,5(7-20) 14(3-32) 13,7(12-17)
Cân (kg) 8,5±0,4 7,4±0,7 89,1±1,1
XQ thải thuốc 24 giờ
Tốt 11 2 1
Không tốt 2 7 2
XQ thải thuốc 48 giờ
Tốt 12 4 2
Không tốt 1 5 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 395
Bảng 6. Đặc điểm cận lâm sàng và điều trị ở lần
nhập viện thứ 3 (N =14)
Đặc điểm
Số trường
hợp (%)
XQ đại tràng 8*
Thải thuốc tốt sau 24 giờ 6/8 (0,75)
Thải thuốc tốt sau 48 giờ 6/7 (0,86)
XQ bụng không sửa soạn sau 24 giờ 8
XQ bụng không sửa soạn sau 48 giờ 7
Đặc điểm bệnh lý ở lần nhập viện thứ hai
Bảng 7. Mối liên quan giữa khả năng thải thuốc
cản quang sau 24 giờ và 48 giờ với PPPT
PPPT
XQ bụng KSS sau
cản quang
Sau 24 giờ
Tốt (n=5) Không tốt (n=2)
Bishop-
Koop
Sau 48
giờ
Tốt 4(80) 0
Không tốt 0 0
Santulli
Sau 48
giờ
Tốt 1(20) 1(50)
Không tốt 0 1 (50)
* 06 trong 14 trẻ không được chụp XQ đại tràng lúc
nhập viện lần thứ ba mà không ghi lý do trong hồ sơ
bệnh án.
Kết quả điều trị
Lần nhập viện thứ 1
Kết quả phẫu thuật thông qua hiện tượng
đi tiêu chất nhầy qua hậu môn thật: Có 18/28
trường hợp được ghi nhận về tình trạng này
trong đó phần lớn 15 (83,33%) TH là có đi tiêu
chất nhầy sau phẫu thuật lần 1. Có 10 (66,7%) TH
có tiêu nhầy qua hậu môn thật có kết quả thải
thuốc tốt trên XQ bụng không sửa soạn sau 24
giờ. Đánh giá mối liên quan giữa tính chất có
tiêu chất nhầy qua hậu môn thật và các PPPT
được lựa chọn ở lần nhập viện thứ 2 có 9 (60%)
TH đóng hoàn toàn, 5 (33,3%) TH đóng kiểu
Bishop-Koop, 1(6,7%) TH đóng kiểu Santulli; tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(Fisher, P >0,05).
Lần nhập viện thứ 2
Kết quả phẫu thuật được đánh giá qua dấu
chứng đi tiêu qua hậu môn thật: có 23 (82,1%)
TH, ngoài ra, các dấu chứng khác như trướng
bụng sau mổ; thời gian (T) nằm viện sau mổ;
các biến chứng sau mổ theo các PPPT cũng
được ghi nhận và trình bày qua bảng 8.
Bảng 8. Diễn tiến sau mổ của lần phẫu thuật thứ 2
Đóng hoàn toàn Bishop-Koop Santulli
Số TH 14 11 3
T từ lúc mổ đến lúc đi tiêu qua hậu môn thật (ngày) 3,5 (1 – 9) 2 (0 – 6) 5 (3 – 5)
Trướng bụng sau mổ 14 (60,9%) 8 (34,8%) 1 (4,3%)
T từ lúc mổ đến lúc hết trướng bụng (ngày)* 8,5 (1 – 24) 0 (0 – 9) 2
T từ lúc đi tiêu đến lúc hết trướng bụng (ngày)* 4,5 (0 – 19) 0 (0 – 4) 0
T nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần (ngày)* 8 (3 - 21) 4 (2 – 8) 3 (1 – 3)
T từ lúc mổ - ra viện (ngày) 12 (7 – 30) 8 (5 – 43) 7 (5 – 8)
Biến chứng sau mổ
01 tắc ruột
01 sốc giảm thể tích
01 nuôi ăn tĩnh mạch
kéo dài + nhiễm trùng
huyết
0
Tử vong 0 0 0
* P (Kruskal-Wallis) <0,01.
Bảng 9. So sánh kết quả phẫu thuật đóng hoàn toàn ở lần nhập viện thứ hai và thứ ba
Kết quả phẫu thuật
Lần thứ hai
n = 14
Lần thứ ba
n = 13
P (Mann-Whitney
U)
Thời gian từ lúc mổ đến lúc đi tiêu qua hậu môn thật (ngày) 3,5 (1 – 9) 3 (2 – 4) 0,06
Thời gian từ lúc mổ đến lúc bụng hết trướng (ngày) 8,5 (1 – 24) 0 (0 – 1) <0,001
Thời gian từ lúc đi tiêu đến lúc bụng hết trướng (ngày) 4,5 (0 – 19) 0 (0 – 4) <0,001
Thời gian nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần (ngày) 8 (3 – 21) 3 (2 – 3) <0,001
Thời gian từ lúc mổ - ra viện (ngày) 12 (7 – 30) 6 (1 – 10) <0,001
*trung vị (nhỏ nhất – lớn nhất).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 396
Sơ đồ 1. Tóm tắt quá trình điều trị của 28 trẻ ở lần
nhập viện thứ hai
Sơ đồ 2. Sơ đồ xử trí bệnh TBHTKR chưa trưởng
thành
BÀN LUẬN
Hầu hết các trẻ được nhập viện trong giai
đoạn sơ sinh. Chỉ có một trẻ duy nhất trong
nghiên cứu nhập viện khi đã 75 ngày tuổi (TH
này cũng có triệu chứng chậm tiêu phân su,
trướng bụng nhưng không nôn dịch mật và
đáp ứng tốt với điều trị nội khoa trong giai
đoạn sơ sinh). Kết quả cho thấy bệnh có biểu
hiện lâm sàng rất sớm, ngay sau sinh, tương tự
như bệnh vô hạch toàn bộ đại tràng
(VHTBĐT)(Error! Reference source not found.).
Do đó, ở giai đoạn sơ sinh, rất khó phân biệt hai
bệnh này nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm
sàng. Ngoài ra, trong khi bệnh VHTBĐT
thường gặp ở trẻ nam (nam/nữ = 4/1)(Error! Reference
source not found.), bệnh này lại gặp đồng đều ở cả hai
giới trong nghiên cứu của chúng tôi. Một số y
văn ghi nhận bệnh gặp nhiều hơn ở trẻ sinh
non tháng(Error! Reference source not found.,Error! Reference source
not found.). Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận trẻ sinh
đủ tháng lại chiếm tỷ lệ nhiều hơn (71,4%).
Phần lớn 15/18 (83,33%) trẻ tiêu chất nhầy
qua hậu môn thật mặc dù tất cả các trẻ này
đều có hậu môn tạm hoặc mở ruột non ra da.
Chúng tôi quan tâm đến điều này vì muốn
biết hiện tượng đi tiêu chất nhầy qua hậu môn
thật có thể là một triệu chứng ước đoán khả
năng trưởng thành của TBHTKR hay không.
Hình ảnh quai ruột giãn và vắng hơi vùng
thấp trên các phim XQ bụng không sửa soạn
(XQBKSS) là hai dấu chứng điển hình biểu
hiện một tình trạng tắc ruột sơ sinh. Mức khí
dịch chỉ ghi nhận được ở 1 trường hợp. Trong
khi ở trẻ lớn, mức khí dịch trên phim XQBKSS
là hình ảnh điển hình của tắc ruột, thì ở trẻ sơ
sinh, hình ảnh này rất ít gặp, nếu có, đây là
biểu hiện của tình trạng tắc ruột muộn.
Trên kết quả giải phẫu bệnh, chúng tôi
nhận thấy tỷ lệ tìm thấy TBHTKR chưa trưởng
thành tăng dần khi càng về gần trực tràng.
Trong khi đó, TBHTKR trưởng thành được tìm
thấy nhiều hơn ở các đoạn ruột vùng hồi
tràng. Điều này phù hợp với giả thuyết
TBHTKR di trú và trưởng thành theo hướng
đầu – đuôi(Error! Reference source not found.,Error! Reference
source not found.). Tất cả các mẫu thử đều cho kết
quả calretinin dương tính trong đám rối, điều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 397
đó cho thấy có sự hiện diện của TBHTKR tại vị
trí mẫu sinh thiết. Tuy nhiên, kết quả
calretinin trong hạch thần kinh lại hoàn toàn
khác nhau (Bảng 2). Chúng tôi nhận thấy,
những mẫu được sinh thiết ở vùng hồi tràng
cho kết quả calretinin dương tính trong hạch
thần kinh nhiều hơn. Ngược lại, những mẫu
được sinh thiết ở vùng trực tràng và đại tràng
sigma lại không cho kết quả calretinin dương
tính nào trong hạch thần kinh. Điều này cho
thấy, càng gần hồi tràng càng có sự hiện diện
TBHTKR trưởng thành nhiều hơn vùng trực
tràng và đại tràng sigma. Khi so sánh kết quả
giữa calretinin và nhuộm HE, chúng tôi nhận
thấy trong các mẫu được đọc có TBHTKR
chưa trưởng thành trên nhuộm HE thì có
92,1% (70/76) mẫu cho kết quả âm tính với
calretinin trong hạch thần kinh. Ngược lại, ở
các mẫu được đọc có TBHTKR trưởng thành,
có 81,8% (18/22) mẫu cho kết quả calretinin
dương tính trong hạch thần kinh. Như vậy,
kết quả nhuộm HE và calretinin có tỷ lệ tương
đồng rất cao. Kết quả này cho thấy có thể áp
dụng calretinin như là một xét nghiệm hỗ trợ
để đánh giá mức độ trưởng thành của
TBHTKR.
Hình ảnh khung đại tràng của bệnh
TBHTKR chưa trưởng thành trên phim XQ đại
tràng (XQĐT) cho thấy: đại tràng có khẩu kính
nhỏ, chiều dài bình thường, hình ảnh của đại
tràng góc gan và góc lách còn thấy rõ, vẫn có
nhu động biểu hiện bằng hình ảnh những nếp
gấp, bóng trực tràng giãn. Một số TH có hình
ảnh trào ngược thuốc cản quang vào hồi tràng
(Bảng 4). Kết quả này của chúng tôi cũng
tương tự của tác giả Hayakama (4). Khi so sánh
hình ảnh XQĐT với bệnh VHTBĐT trong
nghiên cứu của tác giả Sheng(11), có những
điểm giúp chẩn đoán phân biệt giữa hai bệnh
này: Bệnh VHTBĐT đặc trưng với hình ảnh
đại tràng “dấu chấm hỏi” gồm đại tràng ngắn,
mất góc gan và góc lách, khung đại tràng đờ
cứng, không có các nếp gấp của nhu động và
đặc biệt là bóng trực tràng không giãn cho
thấy đoạn trực tràng không có TBHTKR.
Trong 28 trẻ được chụp XQBKSS sau
XQĐT 24 giờ, chỉ có 25 trẻ được chụp XQBKSS
sau XQĐT 48 giờ, 3 trẻ không được chụp phim
này do thời điểm chụp X quang rơi vào những
ngày cuối tuần. Kết quả XQBKSS 24 giờ của ba
trẻ này đều cho thấy thuốc cản quang được
thải tốt (thải ≥ 90%). Đối với 25 trẻ được chụp
đủ ba phim, chúng tôi nhận thấy TH nào thải
thuốc tốt trên phim XQBKSS sau XQĐT 24 giờ
thì cũng thải thuốc tốt trên phim XQBKSS sau
XQĐT 48 giờ. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng 3 TH
không được chụp XQBKSS sau XQTĐ 48 giờ
cũng có thể thuộc nhóm thải thuốc tốt nếu
được chụp phim này. Trong 11 TH thải thuốc
không tốt (thải < 90%) trên phim XQBKSS sau
XQĐT 24 giờ, khi được chụp phim XQBKSS
sau XQĐT 48 giờ, có 4 TH thải thuốc tốt và 7
TH vẫn thải thuốc không tốt (Bảng 5). Khi tìm
mối liên quan giữa việc lựa chọn phương
pháp phẫu thuật lần thứ hai và kết quả thải
thuốc trên phim XQBKSS sau XQĐT 24 giờ và
48 giờ (bảng 5), chúng tôi nhận thấy trong 14
TH thải thuốc tốt trên cả hai phim có 11 TH
được đóng hoàn toàn, 2 TH được sửa lại chỗ
mở ruột ra da theo kiểu Bishop-Koop và 1 TH
được sửa lại chỗ mở ruột ra da kiểu Santulli.
Ngoài ra, trong 2 TH không được chụp phim
XQBKSS sau XQĐT 48 giờ có 1 TH được đóng
hoàn toàn và 2 TH được sửa lại chỗ mở ruột ra
da theo kiểu Bishop-Koop. Như vậy, phần lớn
các TH thải thuốc tốt trên cả hai phim sẽ được
đóng hoàn toàn chỗ mở ruột ra da và lựa chọn
sửa lại chỗ mở ruột ra da theo kiểu Bishop-
Koop hoặc Santulli ở những trường hợp thải
thuốc chưa tốt trên một hoặc hai phim (Sơ đồ
1). Ngoài ra, chúng tôi nghĩ rằng với những
trường hợp đã thải thuốc tốt trên phim
XQBKSS sau XQĐT 24 giờ thì không cần thiết
phải chụp phim XQBKSS sau XQĐT 48 giờ,
nhờ đó, trẻ sẽ tránh được một lần chụp X
quang không cần thiết.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 398
Ở lần nhập viện thứ hai, chúng tôi đánh
giá độ trưởng thành của TBHTKR về mặt chức
năng qua khả năng thải thuốc cản quang trên
phim XQBKSS sau XQĐT 24 giờ và 48 giờ.
Chúng tôi không sinh thiết lại để đánh giá độ
trưởng thành về mặt hình dạng tế bào và đây
cũng là một hạn chế cần khắc phục trong
tương lai.
Khi khai thác bệnh sử ở lần nhập viện thứ
hai, chúng tôi ghi nhận một số trẻ có đi tiêu
chất nhầy qua hậu môn thật dù tất cả trẻ này
đã mở ruột ra da phía trên. Liệu đây có thể là
một yếu tố giúp tiên đoán độ trưởng thành
của TBHTKR hay không? Chúng tôi tiến hành
so sánh tình trạng tiêu chất nhầy với khả năng
thải thuốc trên XQBKSS sau XQĐT 24 giờ(4) và
tình trạng tiêu chất nhầy này với các PPPT lần
thứ hai (bảng 5). Kết quả cho thấy không có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các
biến này. Dù vậy, chúng tôi vẫn nghĩ rằng đây
có thể là một yếu tố cần quan tâm đến ở
những trẻ có TBHTKR chưa trưởng thành. Có
thể do số liệu chúng tôi có được quá nhỏ
không đủ để nói lên sự khác biệt.
Mặc dù có 14 trẻ vẫn còn mở hồi tràng ra
da, nhưng 80% các trẻ có đi tiêu qua hậu môn
thật sau phẫu thuật lần thứ hai (bảng 8).
Chúng tôi không thấy có sự khác biệt về thời
gian từ lúc mổ đến lúc đi tiêu qua hậu môn
thật giữa các phương pháp mổ (bảng 8). Tuy
nhiên, khi xét về tình trạng trướng bụng sau
mổ, thời gian từ lúc mổ đến lúc hết trướng
bụng, thời gian từ lúc đi tiêu đến lúc hết
trướng bụng, thời gian nuôi ăn tĩnh mạch toàn
phần của những trẻ được đóng hoàn toàn đều
dài hơn và nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm
sửa lại chỗ mở ruột ra da theo kiểu Bishop-
Koop hoặc Santulli. Dù vậy, về thời gian nằm
viện giữa các PPPT, chúng tôi không thấy có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 8). Do
đó, chúng tôi nghĩ rằng ở những trẻ đóng
hoàn toàn ở lần mổ thứ hai, dù hậu phẫu
không thuận lợi so với những trẻ chỉ sửa lại
chỗ mở ruột ra da nhưng trẻ vẫn ăn uống lại
được, đi tiêu được và không nằm viện lâu
hơn. Nhờ đó, trẻ tránh được một lần gây mê,
cũng như tránh được những biến chứng do
mở ruột ra da.
Về biến chứng, chỉ 2 trẻ trong nhóm đóng
hoàn toàn có biến chứng sau mổ, trong đó một
trẻ bị tắc ruột do dính phải mổ lại vào ngày
hậu phẫu thứ 5 và một trẻ bị sốc giảm thể tích
được điều trị nội. Biến chứng tắc ruột sau mổ
có thể gặp ở bất cứ bệnh nhân nào đã từng trải
qua phẫu thuật bụng, do đó, chúng tôi không
nghĩ đây là biến chứng của đóng hoàn toàn.
Riêng với trẻ bị sốc giảm thể tích, chúng tôi
nghĩ do thời gian trướng bụng lâu, chưa ăn
được qua đường miệng và bác sĩ điều trị đã
không tính đủ dịch trong ngày cho trẻ. Qua
đó, chúng tôi nghĩ rằng với những trẻ được
đóng hoàn toàn có thời gian trướng bụng lâu,
bác sĩ cần quan tâm bù dịch và điện giải phù
hợp cho trẻ trong giai đoạn hậu phẫu. Trong
nghiên cứu này, thời gian nuôi ăn tĩnh mạch
của trẻ được đóng hoàn toàn có trung vị là 8
ngày. Chúng tôi nghĩ với những trẻ được
đóng hoàn toàn nên được bù dịch qua khoảng
thời gian này. Ngoài ra, thời gian trướng bụng
của những trẻ đóng hoàn toàn sau mổ trung
bình là 8,5 ngày và từ khi đi tiêu có trung vị là
4,5 ngày. Thời gian này khá lâu đối với những
TH có can thiệp vùng bụng. Đối với những
mặt bệnh khác, có lẽ, trẻ cần được cân nhắc
phẫu thuật lại với chẩn đoán tắc ruột do dính.
Tuy nhiên, với những trẻ có TBHTKR chưa
trưởng thành, chúng tôi nghĩ thời gian can
thiệp lại nên muộn hơn. Có lẽ, đường tiêu hóa
của trẻ cần nhiều thời gian hơn để thích nghi
và vì vậy trẻ nên được theo dõi khoảng từ 7 –
10 ngày sau mổ về tình trạng trướng bụng để
tránh phẫu thuật lại sớm không đáng có.
Ở lần mổ thứ ba, những TH được đóng
hoàn toàn có giai đoạn hậu phẫu thuận lợi, trẻ
gần như không có trướng bụng sau mổ, thời
gian nuôi ăn tĩnh mạch ngắn và trẻ xuất viện
sau mổ sớm, trong vòng một tuần.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 399
Khi so sánh kết quả phẫu thuật đóng hoàn
toàn chỗ mở một ra da giữa lần 2 và lần 3,
chúng tôi nhận thấy những trẻ được phẫu
thuật lần thứ 3 đều có giai đoạn hậu phẫu êm
đềm, thuận lợi hơn rõ rệt và có ý nghĩa thống
kê so với những trẻ được phẫu thuật lần thứ
hai (bảng 9).
Như vậy, liệu có nên để các trẻ chờ đến
khoảng gần 18 - 24 tháng và đạt cân nặng gần
10 kg mới nhập viện để phẫu thuật đóng hoàn
toàn không? Liệu lần phẫu thuật thứ hai diễn
ra lúc trẻ khoảng 12 tháng có quá sớm nên làm
cho giai đoạn hậu phẫu của trẻ khó khăn hơn?
Và liệu phương pháp mở ruột ra da theo kiểu
Bishop-Koop hoặc Santulli có vai trò thực sự
trong điều trị những trẻ có TBHTKR chưa
trưởng thành không?.
Tương tự như bệnh VHTBĐT, trong
nghiên cứu của chúng tôi, bệnh TBHTKR chưa
trưởng thành ảnh hưởng nhiều đến đại tràng,
hồi tràng (24 trường hợp) và một ít TH ảnh
hưởng đến cả vùng hỗng tràng. Do đó, khi
đưa các quai ruột ra da, trẻ sẽ có những biến
chứng liên quan đến vị trí mở đường tiêu hóa
ra da như sa nghẹt ruột, mất nước, đặc biệt ở
những TH vị trí mở ruột non ra da cách góc
hồi manh tràng hơn 40 cm, da quanh vị trí mở
ruột non ra da bị viêm đỏ do dịch tiêu hóa
kích thích gây khó chịu, đau đớn cho trẻ và
khó khăn trong việc chăm sóc của người nhà.
Trong nghiên cứu, chúng tôi có ghi nhận 2 TH
phải nhập viện nhiều lần vì sa và dọa nghẹt
quai ruột mở ra da, một trẻ khác phải nhập
viện 6 lần trong vòng 8 tháng vì tiêu chảy quá
nhiều qua chỗ mở ruột ra da, các trường hợp
mất nước và hăm lở da khác chưa được đề cập
đến trong bệnh án vì là nghiên cứu hồi cứu,
tuy nhiên, chúng tôi nghĩ tỷ lệ này cũng không
ít. Vì vậy, chúng tôi nghĩ việc chờ đợi đến khi
các trẻ đủ 18 tháng tuổi mới can thiệp lần thứ
hai có lẽ không hợp lý đối với những TH mở
hỗng tràng ra da hoặc mở hồi tràng gần vùng
hỗng tràng ra da. Với những trường hợp này,
chúng tôi nghĩ trẻ nên được nhập viện lại sớm
hơn để đánh giá khả năng thải thuốc của đại
tràng trên phim XQBKSS sau XQĐT 24 giờ và
48 giờ. Nếu trên phim X quang cho thấy hình
ảnh thải thuốc tốt, nên cho trẻ đóng hoàn toàn
chỗ mở ruột ra da. Nếu X quang cho thấy đại
tràng thải thuốc chưa tốt, có thể sửa lại chỗ mở
ruột ra da theo kiểu Bishop-Koop hoặc Santulli
để giảm thiểu tình trạng mất nước và chất
dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ được sửa lại chỗ
mở ruột ra da theo kiểu Bishop-Koop thì ở lần
nhập viện tiếp theo không cần chụp phim thải
thuốc, có thể quyết định đóng hoàn toàn nếu
trẻ đi tiêu tốt qua hậu môn thật. Nếu trẻ được
sửa lại chỗ mở ruột ra da theo kiểu Santulli,
cần chụp phim XQBKSS sau XQĐT 24 giờ và
48 giờ ở lần nhập viện tiếp theo để đánh giá lại
khả năng thải thuốc và quyết định phương
pháp phẫu thuật tiếp theo. Theo nghiên cứu
của chúng tôi, trẻ nhỏ nhất trong nhóm được
đóng hoàn toàn chỗ mở ruột ra da ở lần mổ
thứ hai là 7 tháng tuổi.
Với những trẻ được mở hồi tràng gần góc
hồi manh tràng ra da và không có những biến
chứng nặng nề của việc mở ruột ra da, có thể
chờ đợi đến 18 – 24 tháng tuổi hoặc đạt 10 kg
để được đóng hoàn toàn. Dĩ nhiên, trẻ vẫn cần
được chụp phim thải thuốc 24 giờ và 48 giờ để
đánh giá chức năng của đường tiêu hóa bên
dưới.
Với những TH có biến chứng sa hoặc
nghẹt của quai ruột được mở ra da, trẻ cần
được phẫu thuật lại sớm hơn tùy thuộc vào
thời điểm xuất hiện triệu chứng. Nếu thời
điểm này trùng với thời gian chuẩn bị đóng
hoàn toàn, trẻ có thể được cho đóng hoàn
toàn. Nếu thời điểm này quá sớm so với thời
gian dự kiến đóng hoàn toàn, trẻ cần được
phẫu thuật sửa lại chỗ mở ruột ra da theo kiểu
Bishop-Koop hoặc Santulli tùy thuộc vào khả
năng thải thuốc trên phim XQBKSS sau XQĐT
24 giờ và 48 giờ. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi có 1 TH nhập viện lại lúc 3 tháng tuổi do sa
và dọa nghẹt chỗ mở hỗng tràng ra da, trẻ
được sửa lại chỗ mở hỗng tràng ra da kiểu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 400
Bishop-Koop và sau đó sáu tháng, trẻ được
đóng hoàn toàn.
Như vậy, mở ruột ra da theo kiểu Bishop-
Koop hoặc Santulli ngoài vai trò là một
phương pháp để đánh giá chức năng của
đường tiêu hóa bên dưới, các phương pháp
này còn giúp giảm lượng dịch mất qua vị trí
mở ruột non ra da nhờ có một phần dịch tiêu
hóa được đi xuống đoạn ruột bên dưới. Nhờ
vậy, có thể giúp trẻ tránh lệ thuộc nuôi ăn tĩnh
mạch toàn phần, cải thiện được tình trạng
dinh dưỡng và có thể ra viện được. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có 1 TH trẻ nhập
viện lần thứ hai lúc 6 tháng tuổi nhưng cân
nặng chỉ đạt 3200 gam (cân nặng lúc sinh của
trẻ là 2000 gam). Trước khi mổ lần thứ hai, trẻ
được điều trị tại khoa tiêu hóa trong thời gian
ba tháng và lệ thuộc nuôi ăn tĩnh mạch toàn
phần. Trẻ chỉ tăng được 600 gam so với cân
nặng lúc nhập viện. Trẻ được mổ lần hai để
sửa lại chỗ mở hồi tràng ra da theo kiểu
Bishop-Koop. Sau mổ, trẻ giảm dần việc lệ
thuộc nuôi ăn tĩnh mạch, lượng thức ăn qua
đường miệng tăng dần. Trẻ được xuất viện
sau mổ 43 ngày với tình trạng ăn được hoàn
toàn bằng đường miệng và tăng được 700 gam
so với cân nặng lúc mổ. Ngoại trừ 3 TH được
sửa lại chỗ mở ruột ra da theo kiểu Santulli,
phần lớn các TH (11/14 - 78,57%) được sửa lại
chỗ mở ruột ra da theo kiểu Bishop-Koop.
Chúng tôi nhận thấy những trẻ được sửa lại
chỗ mở ruột ra da kiểu Bishop-Koop có kết
quả thải thuốc cản quang rất tốt ở lần nhập
viện tiếp theo. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng ở
những trẻ này không cần khảo sát thải thuốc
cản quang ở lần nhập viện sau. Như vậy, chỉ
với phương pháp Bishop-Koop cũng có thể
đánh giá được chức năng của đường tiêu hóa
bên dưới mà không cần làm xét nghiệm gì
thêm. Trong khi những trẻ phẫu thuật theo
kiểu Santulli cần phải được đánh giá hiệu quả
của nhu động ruột bằng XQBKSS sau XQĐT
24 giờ và 48 giờ vì trong nghiên cứu của chúng
tôi, những trẻ này có mức độ thải thuốc hoàn
toàn khác nhau.
KẾT LUẬN
Tất cả các TH bệnh TBHTKR biểu hiện tắc
ruột sơ sinh đều được phẫu thuật mở đường
tiêu hóa ra da mà không cắt bỏ ruột ngoại trừ
có xoắn hoại tử ruột đi kèm.
Phương pháp phẫu thuật lần thứ hai có thể
là đóng hoàn toàn nếu trẻ có đi tiêu chất nhầy
qua hậu môn thật và XQBKSS sau XQĐT 24
giờ và 48 giờ cho hình ảnh thải thuốc tốt. Sửa
lại chỗ mở ruột ra da theo kiểu Bishop-Koop
hoặc Santulli nếu đại tràng thải thuốc chưa tốt
hoặc trẻ có những biến chứng liên quan đến
mở ruột ra da như rối loạn nước điện giải quá
nhiều, mất chất dinh dưỡng, sa hoặc nghẹt chỗ
mở ruột ra da hoặc có dị tật phối hợp có thể
làm ảnh hưởng đến chức năng miệng nối.
Những trẻ đóng hoàn toàn chỗ mở ruột ra
da ở lần mổ thứ hai thường có trướng bụng
sau mổ kéo dài hơn những trẻ đã được sửa lại
chỗ mở ruột ra da theo kiểu Bishop-Koop hoặc
Santulli trước đó (8,5 so với 2 ngày). 03 TH có
biến chứng sau mổ, trong đó có một phải phẫu
thuật lại vì tắc ruột do dính. Không có TH nào
tử vong sau mổ. Gợi ý về xử trí bệnh TBHTKR
thông qua các kết quả có được từ nghiên cứu
được chúng tôi trình bày qua sơ đồ 2.
KIẾN NGHỊ
Từ thực tiễn nghiên cứu chúng tôi nhận
thấy:
Cần phổ biến bệnh TBHTKR chưa trưởng
thành đến các cơ sở ngoại nhi để tránh việc cắt
bỏ toàn bộ đại tràng đáng tiếc.
Thực hiện thường quy XQĐT và sinh thiết
hút ở sơ sinh khi nghi ngờ bệnh VHTBĐT
cũng như thực hiện sinh thiết trong mổ khi
phẫu thuật lần thứ hai để khảo sát sự trưởng
thành của TBHTKR.
Cần tiếp tục nghiên cứu này để theo dõi
kết quả sau mổ vài năm và cần những nghiên
cứu với số lượng bệnh nhi lớn hơn theo hướng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 401
xử trí mà chúng tôi đề nghị nhằm đưa ra phác
đồ điều trị phù hợp nhất với tình hình hiện
nay tại bệnh viện Nhi Đồng 1 nói riêng và Việt
Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Burki T, et al (2011). "Neonatal functional intestinal
obstruction and the presence of severely immature ganglion
cells on rectal biopsy: 6 year experience". Pediatric Surgery
International, 27(5):pp.487-490.
2. Fenoglio-Preiser CM, et al (2008). “Motility disorders”. In:
Fenoglio-Preiser MC (eds), Gastrointestinal pathology: An
Atlas and Text. 3rd ed, pp.543-591. Lippincott Williams &
Wilkins, Philadelphia, PA.
3. Friedmache F, Puri P (2013). "Classification and diagnostic
criteria of variants of Hirschsprung's disease". Pediatric
Surgery International, 29(9):pp.855-872.
4. Hayakawa K, et al (2003). "Radiological findings in total
colon aganglionosis and allied disorders", Radiation
Medicine, 21(3):pp.128-134.
5. Kabur JP (2014), Intestinal motor disorder. In: Russo P (eds),
Pathology of pediatric gastrointestinal and liver disease, 2nd
ed, pp. 249-316. Springer, Berlin, German.
6. Langer JC (2014). Hirschsprung Disease. In: Holcomb GW
III (eds.), Ashcraft's Pediatric Surgery, pp. 474-491. Elsevier
Sauners, Toronto, Canada.
7. Markkiewicz-Kijewska M, et al (2009). "Immaturity of
ganglion cells: a study of our own material.". Przeglad
Chirurgiczny, 81(2):pp.95-102.
8. Niramis R, et al (2014). "How to manage low gut obstruction
in neonates with immature ganglion cells in the colonic
wall?", Journal of The Medical Assocition of Thailand,
97(6):pp.566-573.
9. Pavkov DJ, et al (2014). "Immature colonic ganglion cells as a
cause of megacolon in infancy: case report". Paediatria
Croatica, 58:pp.227-230.
10. Ruttenstock E, Puri P. (2009). "A meta-analysis of clinical
outcome in patients with total intestinal aganglionosis".
Pediatric Surgery International, 25(10):pp.833-839.
11. Sheng TW, et al (2012). "Total Colonic Aganglionosis:
Reappraisal of contrast enema study". Journal of Radiological
Science and Technology, 37(1):pp.11-19.
12. Tạ Huy Cần, et al (2013). "Tế bào hạch thần kinh ruột chưa
trưởng thành: Kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị",
17(3):pp.62-67.
13. Taguchi T, et al (2017). "The incidence and outcome of allied
disorders of Hirschsprung's disease in Japan: Results from a
nationwide survey". Asian Journal of Surgery, 40(1):pp.29-34.
Ngày nhận bài báo: 17/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_ngan_han_cua_benh_te_bao_hach_than.pdf