Tài liệu Đánh giá kết quả của phương thức thẩm tách máu lưu lượng thấp kéo dài (SLED) ở bệnh nhân tổn thương thận cấp tại khoa hồi sức tích cực: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 31
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG THỨC THẨM TÁCH MÁU
LƯU LƯỢNG THẤP KÉO DÀI (SLED) Ở BỆNH NHÂN
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
Dương Phước Đông*, Phan Thị Xuân**, Phạm Thị Ngọc Thảo**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tổn thương thận cấp (TTTC) là một trong những rối loạn chức năng cơ quan thường gặp tại
khoa ICU, có tỷ lệ tử vong cao. Trên 70% bệnh nhân TTTC cần phải áp dụng các phương thức điều trị thay thế
thận (RRT). Phương thức lọc máu SLED kết hợp được các ưu điểm của IHD và CRRT. Tuy nhiên, tại Việt Nam
chưa có nghiên cứu về vấn đề này.
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến chứng khi áp dụng phương
thức SLED ở bệnh nhân TTTC tại khoa hồi sức tích cực.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến cứu trên những bệnh nhân TTTC (theo tiêu chuẩn
KDIGO 2012) được lọc máu SLED tại khoa HSTC bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2016 đến...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả của phương thức thẩm tách máu lưu lượng thấp kéo dài (SLED) ở bệnh nhân tổn thương thận cấp tại khoa hồi sức tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 31
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG THỨC THẨM TÁCH MÁU
LƯU LƯỢNG THẤP KÉO DÀI (SLED) Ở BỆNH NHÂN
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
Dương Phước Đông*, Phan Thị Xuân**, Phạm Thị Ngọc Thảo**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tổn thương thận cấp (TTTC) là một trong những rối loạn chức năng cơ quan thường gặp tại
khoa ICU, có tỷ lệ tử vong cao. Trên 70% bệnh nhân TTTC cần phải áp dụng các phương thức điều trị thay thế
thận (RRT). Phương thức lọc máu SLED kết hợp được các ưu điểm của IHD và CRRT. Tuy nhiên, tại Việt Nam
chưa có nghiên cứu về vấn đề này.
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến chứng khi áp dụng phương
thức SLED ở bệnh nhân TTTC tại khoa hồi sức tích cực.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến cứu trên những bệnh nhân TTTC (theo tiêu chuẩn
KDIGO 2012) được lọc máu SLED tại khoa HSTC bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2017.
Kết quả: trong 6 tháng chúng tôi thu thập được 41 bệnh nhân TTTC (với 140 lượt lọc máu SLED) với tỷ lệ
nam là 68%, tuổi trung bình 51,22 ± 18,98 tuổi, bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ 65,8%, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc
vận mạch là 68,3%, tỷ lệ tử vong là 48,7%, tỷ lệ phục hồi chức năng thận là 34,1%, điểm APACHE II là 25,5 ±
4,15 điểm, SOFA là 12 (10-13 điểm). Dấu hiệu sinh tồn trước và sau lọc máu không có sự khác biệt (p > 0,05),
BUN sau khi lọc máu giảm 55% so với trước lọc (p = 0,0001), Creatinin sau khi lọc máu giảm 45% so với trước
lọc (p = 0,0001). Các biến chứng có tỷ lệ thấp như: đông màng 1,42%, tắc catheter 1,42%, xuất huyết 2,13%, hạ
HA trong quá trình lọc máu là 17,1% (24/140 lượt lọc). Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong bao gồm: điểm
APACHE II > 25, điểm SOFA > 10 và có sử dụng thuốc vận mạch, với p < 0,05. Tuy nhiên, chỉ có sử dụng thuốc
vận mạch là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ tử vong với OR = 9,9 (KTC 95%: 1,45 – 67,5; p = 0,019).
Kết luận: phương thức lọc máu SLED tương đối an toàn cho các bệnh nhân TTTC tại khoa hồi sức tích cực,
giảm BUN, creatinin và điều chỉnh rối loạn điện giải tốt, ít ảnh hưởng đến huyết động của bệnh nhân và tỷ lệ
biến chứng thấp.
Từ khóa: CRRT, IHD, RRT, SLED, TTTC, khoa hồi sức tích cực.
ABSTRACT
VALUATION THE OUTCOME OF SUSTAINED LOW EFFICIENCY DIALYSIS (SLED) IN ACUTE
KIDNEY INJURY PATIENTS AT INTENSIVE CARE UNIT
Duong Phuoc Dong, Phan Thi Xuan, Pham Thi Ngoc Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 ‐ No 2‐ 2018: 27 ‐ 33
Background: As we know acute kidney injury (AKI) is one of the commonly organ dysfunction at ICU
with high mortality rates. More than 70% AKI patients need to apply renal replacement therapy (RRT).
The SLED method combines the advantages of IHD and CRRT. However, SLED method in Viet Nam was
not studied very well.
* Khoa Hồi sức chống độc, bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
** Bộ môn Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc ‐ Đại học Y Dược, TPHCM, Khoa ICU‐bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS CK2 Dương Phước Đông ĐT: 0989575515 Email: duongphuocdong81@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 32
Objectives: to valuate over clinical, para clinical and complications after the AKI patients underwent SLED
therapy.
Methods and participants: The prospective observational study on patients with AKI (KDIGO 2012
criteria) was done SLED at ICU department of Cho Ray Hospital from August 2016 to February 2017.
Results: Over 6 months, there were 41 AKI patients were treated with SLED (total number of sessions
n = 140). Male preponderance (68% were male). The mean age was 51.22 ± 18.98 years, internal disease
was 65.8% and 68.3 % of patients needed vasoactive drugs. Hospital mortality was 48.7 %; renal function
recovery was 34.1%. Mean APACHE II score was 25.5 ± 4.15 and SOFA score was 12 (10 - 13). Beside
that vital signs pre and post SLED there were no changes in outcome (p > 0.05). We can see BUN value
after SLED less 55% than before (p = 0.0001) and creatinine decreasing 45% less than before SLED (p =
0.0001). Lower complications such as: filter clotting occurred in 2 sessions (1.42%), catheter obstruction
was 1.42%, hemorrhage was 19.2%. Hypotension occurred in 17.1 % of procedures (24/140 sessions).
Mortality rate was significantly higher in patients who were on inotrope support, APACHE II > 25 score,
SOFA > 10 score (p< 0.05). However, merely used vasopressors was an independent risk factor made high
mortality rate with OR = 9.9 (95% CI: 1.45 - 67.5; p = 0.019).
Conclusion: SLED therapy is a safe option relatively for AKI patients which can reduce BUN, creatinine
and regulate good electrolyte disorder and less influence on hemodynamics in lower complications.
Keyword: CRRT, IHD, RRT, SLED, AKI, ICU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương thận cấp (TTTC) là một trong
những rối loạn chức năng cơ quan thường gặp
tại khoa ICU, có tỷ lệ tử vong lớn hơn 50%(1).
Trên 70% bệnh nhân TTTC cần phải áp dụng các
phương thức điều trị thay thế thận. Có hai
phương thức điều trị thay thế thận thường được
sử dụng là IHD và CRRT. Tuy nhiên, mỗi
phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng.
Chính vì vậy mà năm 1998, một kỹ thuật lọc máu
mới ra đời đã kết hợp được ưu điểm của cả hai
phương thức lọc máu trên gọi là phương thức
thẩm tách máu lưu lượng thấp kéo dài (SLED).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy phương
thức lọc máu SLED tương đối an toàn và hiệu
quả tương đương khi so sánh với CRRT. Tuy
nhiên, phương thức SLED ít tốn nhân lực, ít tốn
thời gian hơn và rẻ hơn CRRT(9). Một nghiên cứu
gộp năm 2017 của Kovacs và cs khi so sánh giữa
phương thức SLED và CRRT thì không có sự
khác biệt về tỷ lệ phục hồi chức năng thận, thời
gian phục hồi chức năng thận cũng giống nhau
giữa hai nhóm, tỷ lệ hạ HA và tình trạng huyết
động giữa hai nhóm là như nhau. Tuy nhiên, tỷ
lệ tử vong ở nhóm SLED thấp hơn so với
CRRT(3). Tại Việt Nam đã có một số bệnh viện áp
dụng phương thức lọc máu SLED vào trong điều
trị tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu về
phương thức lọc máu SLED được công bố.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá sự thay đổi các chỉ số lâm sàng,
cận lâm sàng của SLED: thay đổi dấu hiệu sinh
tồn sau khi lọc, thay đổi các thông số BUN,
creatinin, kali, natri sau lọc.
2. Khảo sát các biến chứng liên quan đến quá
trình thực hiện SLED: tỷ lệ hạ huyết áp, tỷ lệ
phải ngưng lọc, tỷ lệ biến chứng chảy máu, tỷ lệ
đông màng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu quan sát, tiến cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân ≥16 tuổi, điều trị tại khoa Hồi sức
tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy bị TTTC chẩn đoán
theo tiêu chuẩn KDIGO 2012, có chỉ định điều trị
thay thế thận, sử dụng phương thức lọc máu
SLED theo quy trình của khoa Hồi sức tích cực
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 33
bệnh viện Chợ Rẫy.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có thai, bệnh nhân có tổn thương
não cấp, bệnh nhân có suy gan cấp.
Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu
‐ α = 0,05 → Z = 1,96.
‐ p: tỉ lệ lượt lọc bị tụt huyết áp trong lúc lọc
máu bằng phương pháp SLED. Chúng tôi chọn tỉ
lệ p = 47,5% theo tác giả Ponce năm 2013(7).
‐ d: độ chính xác (hay sai số cho phép): +/‐
10%
→ n ≥ 96 lượt lọc máu bằng phương thức
SLED.
Phương tiện nghiên cứu
‐ Máy lọc máu DIALOG+ của Braun, màng
lọc polysulfone “high‐flux” có hệ số siêu lọc cao
và các trang thiết bị cần thiết cho quá trình lọc
máu.
Quy trình của phương thức lọc máu SLED
(theo qui trình của BV Chợ Rẫy)
+ Tốc độ dòng máu từ 70 ‐ 350ml/phút.
+ Tốc độ dịch thẩm tách: 300 ‐ 350ml/phút.
+ Tốc độ dịch lấy bỏ: tùy thuộc tình trạng
người bệnh từ 0 ‐ 200 ml/giờ. Liều siêu lọc tối đa
là 4000 ml trong một lần lọc.
+ Chống đông bằng heparin: phụ thuộc vào
tình trạng đông máu của người bệnh, nằm ở
nhóm nguy cơ chảy máu cao, trung bình hay
không có nguy cơ (theo phác đồ chống đông).
+ Thời gian lọc máu: 6 ‐ 12 giờ trong 1 ngày, 3
đến 6 ngày/tuần tuỳ thuộc tình trạng lâm sàng.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 6 tháng (8/2016 – 2/2017),
có 41 bệnh nhân TTTC (với 140 lượt lọc máu
SLED) điều trị tại khoa Hồi sức bệnh viện Chợ
Rẫy được đưa vào nghiên cứu.
Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia
nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia
nghiên cứu
Đặc điểm n = 41
Tuổi (năm) 51,22 ± 18,98
Giới tính: Nam 28/41 (68%)
Nhóm bệnh nội khoa 28/41 (65,8%)
Điểm APACHE II (nhập hồi sức) 25,5 ± 4,15
Điểm SOFA (nhập hồi sức) 12 (10;13)
Sử dụng thuốc vận mạch 28/41 (68,3%)
Thời gian nằm viện (ngày) 20 (10,5;30,5)
Tỷ lệ phục hồi chức năng thận 14/41 (34,1%)
Tỷ lệ tử vong 86/174 (49,4%)
Nhận xét: 41 bệnh nhân tham gia nghiên cứu
có tỷ lệ nam nhiều hơn nữ (p = 0,019), điểm
APACHE II và SOFA cao, tỷ lệ tử vong là 49,4%.
Các yếu tố nguy cơ tử vong
Bảng 2: Phân tích các yếu tố nguy cơ tử vong
Các yếu tố nguy cơ OR 95%CI p
Điểm APACHE > 25 2,88 0,81 – 10,2 0,101
Sử dụng thuốc vận mạch 9,90 1,45 – 67,5 0,019
Điểm SOFA > 10 4,36 0,51 – 37,7 0,181
Nhận xét: chỉ có sử dụng thuốc vận mạch là
yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ tử vong với
OR = 9,9 (KTC 95%: 1,45 – 67,5; p = 0,019).
Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước và sau lọc
máu
Bảng 3: Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước và sau
lọc máu (n=140)
Dấu hiệu sinh tồn Trước lọc Sau lọc p*
Mạch (lần/phút) 110 (100;120) 109 (103;115) 0,127
Nhịp thở (lần/phút) 25 (24;26) 25 (23;26) 0,428
Nhiệt độ (
0
C) 37 (37;37,5) 37 (37;37,5) 0,141
HAĐMTB (mmHg) 86,67 (83;87) 86,67 (83;90) 0,714
Nhận xét: dấu hiệu sinh tồn trước và sau lọc
máu không có sự khác biệt (p > 0,05).
Sự thay đổi BUN, creatinin, natri, kali trước và
sau khi lọc máu
BUN sau khi lọc máu giảm 55% so với
trước lọc, Creatinin sau khi lọc máu giảm 45%
so với trước lọc, Natri sau lọc tăng so với trước
lọc (p = 0,0001).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 34
Bảng 4: Sự thay đổi BUN, creatinin, natri, kali trước
và sau khi lọc máu(n=140)
Chỉ số
Trước lọc
(n = 140)
Sau lọc
(n = 140)
p
BUN (mg/dl) 53,40 ± 22,08 24,31 ± 8,05 0,0001
*
Creatinin (mg/dl) 3,16 ± 0,87 1,75 ± 0,49 0,0001
*
Natri (mmol/l) 133(130;136) 135(134;137) 0,0001
**
Kali (mmol/l) 3,8(3,4;4,3) 3,5(3,3;3,8) 0,0001
**
(*) Paired Sample T Test (**) Wilcoxon Signed Ranks Test
Sự thay đổi Hồng cầu, Hb, Hct, TC, INR trước
và sau khi lọc máu
Bảng 5: Sự thay đổi Hồng cầu, Hb, Hct, TC, INR
trước và sau khi lọc máu
Chỉ số
Trước lọc
(n = 140)
Sau lọc
(n = 140)
p
*
Hồng cầu (10
12
/L) 2,89 (2,67;3,15) 2,90 (2,69;3,15) 0,081
Hb (g/L) 85 (77;89) 85 (79;90) 0,073
Hct (%) 25,9 (24,3;27,8) 26,7 (25;28,4) 0,0001
TC (10
9
/L) 157,5 (99;233) 156,5 (91;243) 0,597
INR 1,32 (1,21;1,51) 1,33 (1,19;1,50) 0,641
Nhận xét: Hồng cầu, Hb, TC, INR trước và
sau lọc máu không có sự khác biệt với p > 0,05.
Hct sau lọc máu tăng hơn so với trước lọc với
p = 0,0001.
Các biến chứng trong quá trình lọc máu
Bảng 6: Các biến chứng trong quá trình lọc máu (n =
140)
Biến chứng
Số lần
lọc máu
Số lần
có biến chứng
Tỉ lệ
%
Đông màng 140 2 1,42
Tắc catheter 140 2 1,42
Ngừng lọc 140 1 0,71
Xuất huyết da, niêm mạc 140 1 0,71
Xuất huyết tiêu hóa 140 2 1,42
Hạ kali máu 140 27 19,2
Hạ HA 140 24 17,1
Nhận xét: các biến chứng về kỷ thuật chiếm
tỉ lệ thấp, biến chứng xuất huyết là 2,13%, biến
chứng hạ HA trong quá trình lọc máu là 17,1%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia
nghiên cứu
Trong 41 bệnh nhân tham gia vào nghiên
cứu, nam giới gồm 28 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
68%. Tỷ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn nữ (với p =
0,019). Tỷ lệ này tương tự nghiên cứu của
Nguyễn Trường Sơn với tỷ lệ bệnh nhân nam là
59%(6). Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là
51,22 ± 18,98 tuổi (thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là
90 tuổi). Nhóm bệnh nội khoa gồm 27 trường
hợp chiếm tỷ lệ 65,8%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi điểm
APACHE II là 25,5 ± 4,15 điểm, điểm SOFA là 12
(10;13) điểm. Tỷ lệ bệnh nhân cần sử dụng thuốc
vận mạch là 68,3%. Đa số các bệnh nhân lọc máu
SLED là những bệnh nhân nặng có huyết động
không ổn định cho nên tỉ lệ sử dụng thuốc vận
mạch khá cao. Thời gian nằm viện là 20 ngày
(10,5 đến 30,5 ngày), dài nhất là 68 ngày, ngắn
nhất là 5 ngày. Một số nghiên cứu thời gian nằm
viện lớn hơn nghiên cứu của chúng tôi như
nghiên cứu của Renato thời gian nằm viện là 34,5
ngày (18,5;48,5)(8). Sự khác biệt này có thể do thời
gian nằm viện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố như: mức độ nặng của bệnh nhân khi vào
viện, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên y tế
phục vụ cho bệnh nhân, vấn đề kiểm soát nhiễm
khuẩn bệnh viện.
Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi
là 48,7%. Kết quả này không có sự khác biệt khi
so sánh với tỷ lệ tử vong được tiên đoán bằng
bảng điểm APACHE II khi vào khoa Hồi sức và
giống với nghiên cứu của Schwenger với tỷ lệ tử
vong là 49,6%(9). Tuy nhiên nghiên cứu của
Ponce tỷ lệ tử vong là 79,1%(7). Sự khác biệt này
có thể do điểm APACHE II lúc vào viện của
nghiên cứu này cao hơn chúng tôi.
Các yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân TTTC
Qua phân tích đơn biến, các yếu tố nguy cơ
làm tăng tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân TTTC
được lọc máu bằng phương pháp SLED bao
gồm: điểm APACHE II > 25 điểm, điểm SOFA >
10 điểm và bệnh nhân tụt huyết áp phải sử dụng
thuốc vận mạch, với p < 0,05. Tuy nhiên, trong
phân tích đa biến chúng tôi nhận thấy rằng chỉ
có sử dụng thuốc vận mạch là yếu tố nguy cơ
độc lập làm tăng tỷ lệ tử vong với OR = 9,9 (KTC
95%: 1,45 – 67,5; p=0,019) (bảng 2). Kết quả này
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 35
tương đối giống với nghiên cứu của Nguyễn
Trường Sơn khi phân tích đa biến cũng nhận
thấy các yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân
TTTC bao gồm tụt huyết áp phải sử dụng thuốc
vận mạch, TTTC giai đoạn muộn chuyển đến từ
các khoa phòng trong bệnh viện, bệnh nhân có
điểm APACHE II > 25(6).
Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước và sau lọc
máu
Một trong những mục đích chính của liệu
pháp thay thế thận ở bệnh nhân hồi sức là kiểm
soát tình trạng quá tải dịch, ổn định nội môi,
điều chỉnh rối loạn điện giải trong khi đó vẫn
duy trì được tình trạng huyết động ổn định.
Trong nghiên cứu của chúng tôi dấu hiệu sinh
tồn trước và sau lọc máu không có sự khác biệt
(bảng 3). Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho
kết quả tương tự. Năm 2000 Lonnemann và cộng
sự nghiên cứu về sự biến đổi nhiệt độ trong hệ
thống dây dẫn máu ngoài cơ thể và nhiệt độ của
bệnh nhân trước và sau 18 giờ lọc máu SLED.
Lonnemann và cộng sự nhận thấy rằng mặc dù
nhiệt độ trong hệ thống dây dẫn máu ngoài cơ
thể giảm 5 ± 0,50C trong 18h lọc máu (giảm
0,280C/giờ), tuy nhiên nhiệt độ trong cơ thể bệnh
nhân không thay đổi với nhiệt độ trước lọc là
36,8 ± 0,60C và sau lọc 36,2 ± 0,30C(4). Năm 2004
Kielstein và cộng sự đã theo dõi huyết động giữa
hai nhóm điều trị bằng SLED và CRRT kết quả là
không có sự khác biệt về huyết áp động mạch
trung bình, tần số tim, cung lượng tim, sức cản
mạch hệ thống giữa hai nhóm(2). Điều này cho
thấy phương thức lọc máu SLED có thể là một
lựa chọn cho các bệnh nhân nặng có huyết động
không ổn định ở ICU.
Sự thay đổi BUN, creatinin, natri, kali trước và
sau khi lọc máu
Quá trình loại bỏ các chất phân tử nhỏ
trong lúc lọc máu SLED phụ thuộc rất nhiều
vào tốc độ dòng máu và tốc độ dịch thẩm tách.
Trong nghiên cứu của chúng tôi giá trị trung
bình của BUN sau khi lọc máu giảm 55% so với
BUN trước lọc với p = 0,001. Creatinin sau khi
lọc máu giảm 45% so với creatinin trước lọc với
p = 0,001 (bảng 4). Nghiên cứu của Kielstein cho
thấy nồng độ urê trước lọc là 82 ± 8 mg/dl và
sau lọc 12 giờ là 38 ± 4 mg/dl, urê sau khi lọc
máu giảm 53% so với trước lọc và lượng urê
mất này được tìm thấy trong dịch thẩm tách và
dịch siêu lọc của bệnh nhân sau lọc máu. Tương
tự lượng creatinin giảm từ 3,93 ± 0,4 mg/dl
xuống còn 1,96 ± 0,9 mg/dl (creatinin sau khi lọc
máu giảm 49,8% so với creatinin trước lọc)(2).
Tổng lượng urê được loại bỏ sau 18 giờ lọc máu
SLED trong nghiên cứu của Lonnemann là 14g,
lượng urê mất này nhằm cân bằng với lượng
urê sản xuất trong một ngày của các bệnh nhân
nằm hồi sức (10 đến 20g/ngày tùy thuộc vào
lượng protein cung cấp và quá trình dị hóa
protein trong cơ thể)(4).
Thật ra để đánh giá hiệu quả của cuộc lọc
máu người ta thường dựa vào chỉ số Kt/V (là chỉ
số so sánh giữa tổng lượng dịch lọc sạch urê (Kt)
và thể tích phân bố urê trong cơ thể (V), thể tích
phân bố của urê tương đương với tổng lượng
nước của cơ thể). Tuy nhiên, để tính chỉ số này
cần phải cân bệnh nhân trước và sau khi lọc
máu. Trong khi đó đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi là những bệnh nhân nằm ICU nên việc
cân bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi Natri sau
lọc máu tăng so với trước lọc với p = 0,0001
(bảng 5). Kết quả này khác với các nghiên cứu
của Marshall với natri trước lọc là 137,6 ± 4,1
mmol/l và natri sau lọc là 137,6 ± 4,1 mmol/l (p
= 0,5)(5). Sự khác biệt này có thể do các bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần
có chỉ số natri trước lọc máu thấp 133mmol/l,
trong khi đó nồng độ natri trong dịch thẩm
tách là 140 mmol/l lớn hơn natri máu của bệnh
nhân, nhờ sự chênh lệch nồng độ này nên sau
khi lọc máu natri trở về giá trị gần bình
thường. Điều này cho thấy phương thức lọc
máu SLED không chỉ làm hạ kali máu mà còn
góp phần điều chỉnh rối loạn natri máu rất tốt.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 36
Sự thay đổi Hồng cầu, Hb, Hct, TC, INR trước
và sau khi lọc máu
Việc sử dụng kháng đông trong quá trình lọc
máu là điều hiển nhiên nhằm tránh đông hệ
thống dây dẫn và màng lọc máu ngoài cơ thể.
Chúng tôi muốn nghiên cứu việc chống đông
bằng heparin có ảnh hưởng như thế nào đến sự
thay đổi tiểu cầu và INR của bệnh nhân. Kết quả
là tiểu cầu và INR trước khi lọc và sau khi lọc
không thay đổi. Tương tự hồng cầu, Hb trước và
sau lọc máu cũng không có sự khác biệt, tuy
nhiên Hct sau lọc tăng hơn so với trước lọc; p =
0,0001 (bảng 5). Điều này có thể được giải thích
là do trong quá trình lọc máu đã lấy đi một
lượng dịch làm cho Hct của bệnh nhân sau lọc
tăng hơn so với trước lọc.
Các biến chứng trong quá trình lọc máu
Các biến chứng về kỷ thuật xãy ra nhiều hay
ít tùy thuộc vào kinh nghiệm thực hành SLED.
Các biến chứng của SLED cũng giống như các
biến chứng liên quan đến CRRT. Mặc dù đây là
lần đầu tiên khoa ICU bệnh viện Chợ Rẫy triển
khai phương pháp lọc máu SLED, tuy nhiên các
biến chứng về kỷ thuật xãy ra rất thấp. Có lẽ do
đội ngũ nhân viên trong khoa ICU đã thực hành
thành thạo phương pháp lọc máu CRRT nên khi
chuyển sang thực hành phương pháp lọc máu
SLED đã không gặp nhiều khó khăn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi các biến
chứng kỷ thuật xãy ra thấp (bảng 6): đông màng
có 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,42% (hai trường
hợp này chúng tôi không dùng kháng đông do
bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao). Mặc dù
aPTT là yếu tố tiên đoán tốt cho việc màng lọc có
nguy cơ bị đông hay không, tuy nhiên do thời
gian lọc máu SLED tương đối ngắn cho nên
chúng tôi không thử aPTT thường qui trong quá
trình lọc máu. Biến chứng tắc catheter cũng có 2
trường hợp chiếm tỷ lệ 1,42%, chỉ có 1 trường
ngừng lọc máu do đông màng lọc (trường hợp
này chúng tôi không thay màng lọc vì đã thực
hiện được 5/6 giờ lọc máu). Chúng tôi ghi nhận 3
trường hợp xuất huyết chiếm tỷ lệ 2,13%. Trong
đó xuất huyết tiêu hóa có 2 trường hợp chiếm tỷ
lệ 1,42%, 1 trường hợp được nội soi và kết quả là
xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, trường hợp
còn lại chúng tôi không dùng heparin trong quá
trình lọc máu SLED vì bệnh nhân đang chạy
ECMO nên đã dùng heparin và được theo dõi
APTT thường qui. Chảy máu vết mổ gặp 1
trường hợp chiếm tỷ lệ 0,71% và sau khi truyền
huyết tương tươi đông lạnh bệnh nhân đã ổn
định. Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng báo
cáo biến chứng xuất huyết với tỷ lệ thấp. Nghiên
cứu của Marshall có 2/145(1%) lượt lọc bị xuất
huyết (1 trường hợp bị tràn máu màng ngoài tim
sau khi phẫu thuật bắt cầu mạch vành được 48
giờ, trường hợp còn lại do xuất huyết u dạ dày
sau 6 giờ lọc máu SLED)(5).
Rối loạn điện giải cũng là một biến chứng
thường gặp trong quá trình lọc máu SLED. Các
nghiên cứu trước đó khuyến cáo nên theo dõi
điện giải đồ chặt chẻ nhất là các trường hợp lọc
máu SLED hằng ngày, bởi vì có một tỷ lệ nhỏ
bệnh nhân bị hạ kali và hạ phosphate trong quá
trình lọc máu(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi
có 27 lượt lọc có hạ kali sau khi lọc máu chiếm tỷ
lệ 19,2%. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân
TTTC đều vô niệu nên sau một thời gian kali
máu tăng trở lại và chúng tôi không phải bổ
sung kali cho bất kỳ trường hợp nào. Chúng tôi
cũng ghi nhận không có trường hợp nào hạ kali
máu nặng gây rối loạn nhịp tim hoặc tử vong.
Bảng 7: Tỷ lệ tụt HA trong một số nghiên cứu
Nghiên cứu Tổng số lượt lọc Số lượt lọc tụt HA Tỷ lệ (%)
Marshall
(5)
145 25 17
Ponce
(7)
1367 649 47,5
Chúng tôi 140 24 17,1
Nhận xét: tỷ lệ tụt HA trong quá trình lọc
máu SLED thay đổi tùy nghiên cứu và dao động
từ 17% đến 47,5%.
Tỷ lệ hạ HA trong nghiên cứu của chúng tôi
là 17,1%. Hầu hết các trường hợp hạ HA được
xử trí bằng cách truyền dịch hoặc tăng liều vận
mạch hoặc thêm thuốc vận mạch. Một trường
hợp chúng tôi truyền albumin 20% và một
trường hợp truyền máu do hồng cầu của bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 37
nhân này trước lọc máu quá thấp. Không có
trường hợp nào phải ngừng lọc máu do biến
chứng hạ HA.
KẾT LUẬN
Lọc máu SLED là phương pháp điều trị hỗ
trợ có hiệu quả cho các bệnh nhân TTTC nằm
tại khoa ICU. Ít ảnh hưởng đến huyết động của
BỆNH NHÂN với dấu hiệu sinh tồn trước và
sau lọc máu không đổi (p > 0,05). Phương pháp
này góp phần điều chỉnh rối loạn nước và điện
giải tương đối tốt, BUN sau lọc máu giảm 55%
so với BUN trước lọc (p = 0,001), creatinin sau
lọc máu giảm 45% so với creatinin trước lọc (p =
0,001). Quy trình lọc máu SLED áp dụng trong
nghiên cứu tương đối an toàn, dễ thực hiện, chỉ
gặp các biến chứng nhẹ và có thể xử trí được, tỷ
lệ xuất huyết là 2,13%, tỷ lệ hạ huyết áp trong
quá trình lọc máu là 17,1%, không có trường
hợp nào tử vong do biến chứng trong quá trình
lọc máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Nam (2013), "Phương thức SLEDD trong ICU". In:
Vũ Đình Thắng, Cao Hoài Tuấn Anh, Võ Anh Khoa. Lọc Máu
Liên Tục. Nhà xuất bản Y học, Thành Phố Hồ Chí Minh, pp.
tr. 137‐146.
2. Kielstein JT, Kretschmer U, Ernst T, et al (2004), "Efficacy and
cardiovascular tolerability of extended dialysis in critically ill
patients: a randomized controlled study", American journal of
kidney diseases, 43 (2), pp. 342‐349.
3. Kovacs B, Sullivan KJ, Hiremath S, et al (2017), "The effect of
sustained low efficient dialysis versus continuous renal
replacement therapy on renal recovery after acute kidney
injury in the intensive care unit: A systematic review and
meta‐analysis", Nephrology 22 (2017) 343–353
4. Lonnemann G, Floege J, Kliem V, et al (2000), "Extended daily
veno‐venous high‐flux haemodialysis in patients with acute
renal failure and multiple organ dysfunction syndrome using
a single path batch dialysis system", Nephrology Dialysis
Transplantation, 15 (8), pp. 1189‐1193.
5. Marshall MR, Golper TA, Shaver MJ, et al (2001), "Sustained
low‐efficiency dialysis for critically ill patients requiring renal
replacement therapy", Kidney international, 60 (2), pp. 777‐785.
6. Nguyễn Trường Sơn (2016), "Khảo sát tình hình tổn thương
thận cấp ở bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức bệnh viện Chợ
Rẫy", Luận án chuyên khoa 2, Trường đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh.
7. Ponce D, Abrão JMG, Albino BB, et al (2013), "Extended daily
dialysis in acute kidney injury patients: metabolic and fluid
control and risk factors for death", PloS one, 8 (12), pp. e81697.
8. Renato AC, Regina CRMA, Vero nica TCeS, et al (2015),
"Sustained low‐efficiency extended dialysis (SLED) with
single‐pass batch system in critically‐ill patients with acute
kidney injury (AKI)", J Nephrol, 29 (3), pp. 401‐409.
9. Schwenger V, Weigand MA, Hoffmann O, et al (2012),
"Sustained low efficiency dialysis using a single‐pass batch
system in acute kidney injury‐a randomized interventional
trial: the REnal Replacement Therapy Study in Intensive Care
Unit PatiEnts", Critical Care, 16 (4), pp. 1.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_cua_phuong_thuc_tham_tach_mau_luu_luong_tha.pdf