Đánh giá kết quả của cắt đốt nội soi bằng điện lưỡng cực trong tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Tài liệu Đánh giá kết quả của cắt đốt nội soi bằng điện lưỡng cực trong tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Ngoại Khoa 78 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CẮT ĐỐT NỘI SOI BẰNG ĐIỆN LƯỠNG CỰC TRONG TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT Trần Lê Linh Phương*, Dương Hoàng Lân** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tính hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật CĐNS bằng điện lưỡng cực trong TSLT- TTL. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiền cứu có kiểm chứng và theo dõi. Chọn tất cả các trường hợp thỏa tiêu chuẩn và được điều trị bằng kỹ thuật CĐNS bằng điện lưỡng cực tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 01/11/2013 đến 31/03/2015. Kết quả: Các kết quả về cải thiện triệu chứng và niệu động học: điểm IPSS trung bình sau 3 tháng 4,76 ± 1,98 điểm, điểm QoL trung bình sau 3 tháng 1,04 ± 0,55 điểm, lưu lượng dòng tiểu tối đa Qmax trung bình sau CĐNS 3 tháng là 20,30 ± 4,73 mL/giây. Đánh giá tình trạng đi tiểu sau CĐNS theo Nguyễn...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả của cắt đốt nội soi bằng điện lưỡng cực trong tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Ngoại Khoa 78 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CẮT ĐỐT NỘI SOI BẰNG ĐIỆN LƯỠNG CỰC TRONG TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT Trần Lê Linh Phương*, Dương Hoàng Lân** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tính hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật CĐNS bằng điện lưỡng cực trong TSLT- TTL. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiền cứu có kiểm chứng và theo dõi. Chọn tất cả các trường hợp thỏa tiêu chuẩn và được điều trị bằng kỹ thuật CĐNS bằng điện lưỡng cực tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 01/11/2013 đến 31/03/2015. Kết quả: Các kết quả về cải thiện triệu chứng và niệu động học: điểm IPSS trung bình sau 3 tháng 4,76 ± 1,98 điểm, điểm QoL trung bình sau 3 tháng 1,04 ± 0,55 điểm, lưu lượng dòng tiểu tối đa Qmax trung bình sau CĐNS 3 tháng là 20,30 ± 4,73 mL/giây. Đánh giá tình trạng đi tiểu sau CĐNS theo Nguyễn Bửu Triều, có 94,44% bệnh nhân có kết quả tốt về cải thiện triệu chứng và niệu động học, 5,56 % cải thiện khá và không có TH nào là cải thiện kém sau CĐNS. Lượng nước tiểu tồn lưu RU trung bình sau CĐNS 3 tháng là 25,37 ± 17,68 ml, thời gian đặt thông niệu đạo trung bình 2,33 ± 0,87 ngày, thời gian nằm viện trung bình 2,39 ± 0,83 ngày. Tai biến và biến chứng: hội chứng cắt đốt 0% (sự khác biệt về nồng độ Na+ máu trước và sau CĐNS không có ý nghĩa thống kê), tỉ lệ thủng vỏ TTL trong CĐNS là 1,85 %, chảy máu sau CĐNS 1,85%, nhiễm khuẩn đường tiết niệu 3,7%, bí tiểu sau rút thông niệu đạo 3,7%, tiểu không kiểm soát tạm thời 3,7%, hẹp miệng niệu đạo 1,85%, xuất tinh ngược dòng 14,29%. Kết luận: CĐNS bằng điện lưỡng cực trong tăng sinh lành tính TTL mang lại hiệu quả cao: các triệu chứng đường tiết niệu dưới được cải thiện rõ rệt (điểm số IPSS giảm), bệnh nhân cảm thấy có chất lượng đời sống tốt hơn (điểm số QoL giảm), lưu lượng dòng tiểu tối đa được cải thiện đáng kể và trở về gần như bình thường sau CĐNS (Qmax tăng), lượng nước tiểu tồn lưu giảm đáng kể sau CĐNS (RU giảm), thời gian đặt thông niệu đạo giúp rút ngắn thời gian nằm viện. Kỹ thuật này có tỉ lệ xảy ra tai biến - biến chứng thấp. Từ khóa: Cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, điểm số IPSS, điểm số QoL, Qmax. ABSTRACT ASSESSING EFFECTS OF BIBOLAR TRANSURETHRAL RESECTION OF THE PROSTATE (TURP) IN THE TREATMENT OF BENIGN PROSTATIC HYPERPLASIA (BPH). Tran Le Linh Phuong, Duong Hoang Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 78 - 84 Objective: To determine the efficacy and safety of bibolar transurethral resection of the prostate (TURP) in the treatment of benign prostatic hyperplasia (BPH). Research design and methods: A retrospective study was conducted with patients who underwent bipolar TURP at University Medical Center HCMC from November, 2013 to March, 2015. Result: The mean postoperative 3-month IPSS and Qol was 1.98 ± 4.76 and 0.55 ± 1.04, the mean * Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Dương Hoàng Lân ĐT: 0906257462 Email: duong_hoang_lan@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Tiết Niệu Học 79 mean postoperative 3-month Qmax was 20.30 ± 4.73 mL / sec. According Nguyen Buu Trieu score of improving symptoms and urodynamic after TURP : 94.44% of patients had good result. The mean postoperative 3-month volume of residual urine (RU) was 25.37 ± 17.68 ml, the mean length of and the mean of hospitalization was 2.39 ± 0, 83 days. There was no TUR complication (patients did not experienced a significant decrease in the serum sodium concentration) postoperative bleeding was 1.85%, urinary tract infection was 3.7%, urinary retention after the withdrawal through the urethra 3.7%, temporary urinary incontinence was 3.7%, 1.85% urethra narrow mouth, ejaculation reverse 14.29% line. Conclusion: Bibolar TURP show some efficacy in the the treatment of BPH: improving lower urinary tract symptoms (reduced IPSS scores), get better life quality (Qol score reduction), increasing postoperative Qmax increased, decreasing RU volume significantly after TURP while rendering shorter hospitalizations. This technique also had low occurrence of complications. Key word: Bibolar transurethral resection of the prostate (Bibolar TURP), Benign prostatic hyperplasia (BPH), IPSS, Qol, Qmax. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLT- TTL) là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Theo Gabuev A. và cộng sự, thể tích TTL ở nam giới tuổi từ 50 đến 80 có sự tăng lên đáng kể và tốc độ dòng tiểu giảm rõ (từ 22,1 xuống 13,7 ml/s)(5), khoảng 40,5% đàn ông trên 50 tuổi có Triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của bệnh nhân(6). Hiện nay có rất nhiều phương pháp ngoại khoa điều trị TSLT-TTL. Theo Hiệp Hội Niệu Khoa Châu Âu, CĐNS bằng điện đơn cực được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị TSLT- TTL(4). Mặc dù hiệu quả đạt được rất lớn, nhưng CĐNS bằng điện đơn cực vẫn có những biến chứng như chảy máu cần phải truyền máu (8%), xuất tinh ngược dòng, tiểu không kiểm soát (1%- 3%), hội chứng cắt đốt nội soi (CĐNS) (1% - 3%)(3). CĐNS bằng điện lưỡng cực là phương pháp xuất hiện sau CĐNS bằng điện đơn cực. Theo một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng báo cáo năm 2013 của Bogdan Geavlete và cs(2) cho thấy: CĐNS bằng điện lưỡng cực mang lại hiệu quả cao hơn so với CĐNS tiêu chuẩn. Kỹ thuật này giúp hạn chế các biến chứng thủng vỏ bao, chảy máu, thời gian lưu thông niệu đạo, thời gian nằm viện cũng ngắn hơn và không có trường hợp nào được báo cáo có xảy ra hội chứng CĐNS. Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào giúp đánh giá kỹ thuật này thật sự có mang lại hiệu quả cao và an toàn giống như trong lý thuyết và nghiên cứu của các tác giả nước ngoài hay không. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong muốn đạt được mục tiêu sau: Xác định tính hiệu quả của kỹ thuật CĐNS bằng điện lưỡng cực trong TSLT-TTL. Xác định tính an toàn của kỹ thuật CĐNS bằng điện lưỡng cực trong TSLT-TTL. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân nam, trên 50 tuổi, nhập viện Bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được chẩn đoán là TSLT-TTL có chỉ định điều trị ngoại khoa, từ đó chọn những BN có chỉ định CĐNS TSLT-TTL Tiêu chuẩn loại trừ BN có chống chỉ định ngoại khoa hay chống chỉ định CĐNS TSLT-TTL Bàng quang hỗn loạn thần kinh (dựa vào kết quả đo áp lực đồ bàng quang trên những TH nghi ngờ có bàng quang hỗn loạn thần kinh). BN có các triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới nhưng không có TSLT-TTL: bàng quang không ổn định, viêm bàng quang, hẹp cổ bàng quang đơn thuần Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Ngoại Khoa 80 BN có phẫu thuật TTL trước đó. BN được chẩn đoán là ung thư TTL dựa vào kết quả sinh thiết trước mổ hoặc kết quả GPB sau mổ. Phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiền cứu có kiểm chứng và theo dõi. Cỡ mẫu: chọn tất cả các trường hợp thỏa tiêu chuẩn và được điều trị bằng kỹ thuật CĐNS bằng điện lưỡng cực tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 01/11/2013 đến 31/03/2015. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 01/11/2013 đến 31/05/2015, chúng tôi đã chọn được 54 TH thỏa các tiêu chuẩn và đưa vào nghiên cứu, với tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 72,21 ± 10,39, nhỏ nhất là 51 tuổi và lớn nhất là 94 tuổi. Đa số bệnh nhân đến nhập viện vì lý do bí tiểu cấp có 36 TH (66,67 %) còn lại là tiểu khó (33,33 %). Chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu trước và sau CĐNS Đặc điểm Trước mổ Sau mổ 1 tháng Sau mổ 3 tháng VTTL trung bình (gram) 56,11 ± 16,77 19,94 ± 7,80 20,56 ± 7,68 Điểm số IPSS trung bình (điểm) 29,29 ± 4,35 7,69 ± 3,88 4,76 ± 1,98 Điểm số QoL trung bình (điểm) 5,41 ± 0,79 1,80 ± 0,68 1,04 ± 0,55 Qmax trung bình (mL/giây) 2,11 ± 3,66 16,06 ± 5,55 20,30 ± 4,73 Bảng 2: Các biến số hổ trợ giúp đánh giá kết quả Biến số Giá trị trung bình Thời gian PT (phút) 57,04 ± 17,09 Sự giảm Hb sau PT (g/dL) 0,80 ± 0,09 Sự chênh lệch Hct (%) 1,77 ± 3,54 Sự giảm Na + (mEq/L) 0,81 ± 3,65 Thời gian đặt thông niệu đạo (ngày) 2,33 ± 0,87 Thời gian nằm viện (ngày) 2,39 ± 0,83 Bảng 3: Các tai biến – biến chứng Tai biến – biến chứng Tần suất (%) Chảy máu khó cầm trong mổ 0 Hội chứng CĐNS 0 Thủng vỏ TTL 1,85 Thủng bàng quang 0 Chảy sau CĐNS 1,85 Nhiễm khuẩn đường niệu 3,7 Bí tiểu sau rút thông niệu đạo 3,7 Tiểu không kiểm soát tạm thời 3,7 Tiểu không kiểm soát vĩnh viễn 0 Tử vong 0 Hẹp miệng niệu đạo 1,85 Xuất tinh ngược dòng 14,29 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, Hb trung bình trước PT là 12,93 ± 1,72 g/dL và Hb trung bình sau PT 1 giờ là 12,33 ± 1,53 g/dL. Sử dụng phép kiểm Paired Samples Test để so sánh trung bình 2 biến số định lượng, từ đó chúng tôi có được kết quả: sự khác biệt Hb trước và sau PT có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001) cho thấy CĐNS bằng điện lưỡng cực trong TSLT-TTL là có chảy máu. Tuy nhiên Hb giảm trung bình sau PT là 0,80 ± 0,09 g/dL, sự giảm Hb này không nhiều, cho thấy CĐNS bằng Bipolar có chảy máu nhưng làm giảm Hb không đáng kể. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: Jae Heon Kim và cs (2014, n = 69) Hb giảm trung bình sau PT là 1,0 ± 0,3 g/dL(6), Joon Woo Kim và cs (2014, n=43) Hb giảm trung bình sau PT là 1,0 ± 0,9 g/dL(9), Mamoulakis và cs (2012, n = 141) Hb giảm trung bình sau PT là 0,8 mEq/L(10), Chang – Ying Xie và cs (2011, n = 110) Hb giảm trung bình sau PT là 1,02 ± 0,54 g/dL(11), Riccardo Autorino và cs (2009, n = 32) Hb giảm trung bình sau PT là 0,8 g/dL(1). Điều này càng nhấn mạnh rằng CĐNS bằng điện lưỡng cực trong TSLT-TTL là có chảy máu những lượng máu mất không đáng kể, không gây ảnh hưởng đến huyết động của bệnh nhân, trong nghiên cứu của chúng tôi không có TH nào phải truyền máu trong phẫu thuật. Nồng độ Na+ trung bình trước PT là 136,67 ± 4,06 mmol/uL và sau PT 1 giờ là 137,48 ± 3,66 mmol/uL. Sự khác biệt Na+ trước và sau PT không có ý nghĩa thống kê và sự giảm Na+ trung bình là 0,81 ± 3,65 mEq/L không đáng kể, cho Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Tiết Niệu Học 81 thấy trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi không có rối loạn nồng độ ion Na+ máu xảy ra trong và sau CĐNS bằng điện lưỡng cực. Điều này phù hợp với kết quả trong và sau PT không có TH nào xảy ra Hội chứng cắt đốt. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của các tác giả Mamoulakis và cs (2012, n = 141) Na+ giảm trung bình sau PT là 0,8 mEq/L(9), Autorino và cs (2009, n = 35) Na+ giảm trung bình sau PT là 0,6 mEq/L(1), Chang-Jun Yoon và cs (2006, n = 49) Na+ giảm trung bình sau PT là 0,06 ± 3,63 mEq/L. Cho thấy CĐNS bằng điện lưỡng cực trong TSLT- TTL không làm rối loạn nồng độ ion Na+ máu xảy ra trong và sau CĐNS bằng điện lưỡng cực. Thời gian đặt thông niệu đạo trung bình 2,33 ± 0,87 ngày (dài nhất là 5 ngày, ngắn nhất 1 ngày). Số TH có thời gian đặt thông niệu đạo ≤ 3 ngày chiếm 90,70%. Thời gian nằm viện sau CĐNS được tính từ lúc sau phẫu thuật cho đến khi bệnh nhân xuất viện. Nghiên cứu của chúng tôi có thời gian nằm viện trung bình là 2,39±0,83 (dài nhất là 5 ngày, ngắn nhất 1 ngày). Số TH có thời gian nằm viện ≤ 3 ngày chiếm 90,7%. Cho thấy các bệnh nhân trong nghiên cứu này có thời gian nằm viện sau CĐNS là tương đối ngắn vì hơn 90 % bệnh nhân chỉ nằm viện ≤ 3 ngày sau CĐNS, hầu hết bệnh nhân sớm ổn định về lâm sàng sau PT và được xuất viện khá sớm. Kết quả này của chúng tôi là phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: Jae Heon Kim và cs (2014, n=69) thời gian nằm viện trung bình 2,2±0,8 ngày(6), Ozgu Aydogdu và cs (2014, n=42) thời gian nằm viện trung bình 2,3±1,1 ngày(2), Chang-Jun Yoon và cs (2006, n=49) thời gian nằm viện trung bình 3,52±2,55 ngày(12). Điểm số IPSS trung bình trước mổ là 29,29±4,35 điểm, thấp nhất là 17 điểm, cao nhất là 35 điểm. Trong đó mức độ nhẹ (<7 điểm) 0%, mức độ nặng (20 – 35 điểm) chiếm đa số với 96,3%. Cho thấy bệnh nhân đa số (96,3 %) đến nhập viện vì triệu chứng rối loạn đường tiểu nặng hoặc là đã có biến chứng của bệnh. Điểm IPSS trung bình tái khám sau 1 tháng 7,69 ± 3,88 (cao nhất 18, thấp nhất 2). Điểm IPSS trước và sau PT 1 tháng khác nhau có ý nghĩa thống kê, cho thấy có sự cải thiện đáng kể điểm số IPSS sau PT 1 tháng (phép kiểm Paired Samples Test). Các triệu chứng đường tiết niệu dưới giảm đi đáng kể. Điểm IPSS trung bình sau 3 tháng 4,76 ± 1,98 (cao nhất 9 điểm, thấp nhất 1 điểm). Điểm IPSS trước PT, sau PT 1 tháng và 3 tháng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,0001), cho thấy có sự cải thiện đáng kể điểm số IPSS sau PT 3 tháng so với IPSS sau PT 1 tháng và trước PT. Điểm trung bình IPSS giảm đáng kể sau PT 1 tháng và giảm mạnh nhất là sau PT 3 tháng, cho thấy sau PT các triệu chứng đường tiết niệu dưới giảm đi đáng kể và trở về gần như bình thường sau PT 3 tháng. Sự cải thiện điểm số trung bình IPSS sau phẫu thuật 1 tháng của các tác giả nước ngoài cũng gần tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Sau PT 3 tháng, điểm số IPSS trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi giảm nhiều hơn của các tác giả nước ngoài, tuy kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Riccardo Autorino (2009, n=59) có điểm số IPSS trung bình sau PT 3 tháng là 4,3 so với 4,76 trong nghiên cứu của chúng tôi. Khác biệt này có thể là do tính chủ quan của bệnh nhân khi tự mình đánh giá vào bảng điểm và số điểm IPSS trước PT trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (bệnh nhân đến trễ hơn) nên mức độ giảm nhiều hơn. Hầu như tất cả bệnh nhân nhận thấy mức độ cải thiện triệu chứng rõ rệt khi áp dụng năng lượng điện lưỡng cực trong điều trị. Điểm số chất lượng cuộc sống QoL trung bình trước mổ là 5,41 ± 0,79 điểm, thấp nhất là 3 điểm, cao nhất là 6 điểm. Trong đó mức độ nhẹ (0 – 2 điểm) 0%, mức độ nặng (5 – 6 điểm) chiếm đa số với 85,2%. Cho thấy đa số (85,2%) bệnh nhân đến nhập viện vì triệu chứng rối loạn đường tiểu nặng hoặc là đã có biến chứng của bệnh làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống của bệnh nhân. Đa số bệnh nhân đến bệnh viện khám do họ cảm thấy rất khó chịu và khổ sở với các triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới. Trong đó điểm QoL trung bình ở nhóm bí tiểu cao hơn điểm QoL trung bình ở nhóm tiểu khó Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Ngoại Khoa 82 (5,55 > 5,11 điểm), như vậy bệnh nhân bí tiểu có triệu chứng rối loạn đường tiểu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống của bệnh nhân hơn nhóm tiểu khó. Điểm QoL trung bình tái khám sau 1 tháng 1,80 ± 0,68 (cao nhất 3, thấp nhất 1). Như vậy điểm QoL trước và sau PT 1 tháng khác nhau có ý nghĩa thống kê (theo phép kiểm Paired Samples Test, p = 0,0001). Cho thấy chất lượng đời sống của bệnh nhận được cải thiện đáng kể so với trước PT. Điểm QoL trung bình sau 3 tháng 1,04±0,55 (cao nhất 3, thấp nhất 0). Điểm QoL trước PT, sau PT 1 tháng và 3 tháng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001), cho thấy có sự cải thiện đáng kể điểm số QoL sau PT 3 tháng so với QoL sau PT 1 tháng và trước PT. Chất lượng đời sống của bệnh nhân được cải thiện đáng kể và trở về gần như bình thường sau PT 3 tháng. So với các tác giả nước ngoài, nhìn chung mẫu nghiên cứu của chúng tôi có điểm số trung bình QoL trước PT cao hơn nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, điều này có thể giải thích một phần là do: đa số (85,2%) bệnh nhân đến nhập viện vì triệu chứng rối loạn đường tiểu nặng hoặc là đã có biến chứng của bệnh làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống của bệnh nhân, cũng có những trường hợp bệnh nhân ngại đi khám bệnh, do điều kiện kinh tế khó khăn, phần lớn bệnh nhân đến khám từ các vùng quê xa không có đủ điện kiện để chăm lo cho sức khỏe của mình. Tuy nhiên, sau CĐNS thì phần lớn các bệnh nhân đều hài lòng với kết quả PT, cảm thấy chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, điểm số chất lượng cuộc sống trung bình sau mổ cải thiện đáng kể so với trước PT. Điểm số QoL sau PT 1 tháng trong nghiên cứu của chúng tôi (1,80 ±0,68 điểm) khá tương đồng với tác giả Chang-Jun Yoon (2006, n=49) là 1,6 điểm. Kết quả sau PT 3 tháng, sự cải thiện điểm số QoL trong mẫu của chúng tôi (1,04±0,55 điểm) tương đồng với Riccardo Autorino (2009, n=59) có QoL trung bình sau PT 3 tháng là 1 điểm và Chang-Jun Yoon (2006, n=49) có QoL trung bình sau PT 3 tháng là 1,2 điểm. Tuy nhiên so với các tác giả: Jae Heon Kim (2014, n = 69) có QoL trung bình sau PT 3 tháng là 2,1 điểm và Chang-Ying Xie (2012, n = 78) có QoL trung bình sau PT 3 tháng là 2,15 ± 0,58 điểm, thì cho thấy sự cài thiện QoL trong nghiên cứu của chúng tôi là nhiều hơn, phần lớn bênh nhân của chúng tôi hài long về sự cải thiện các triệu chứng đường tiết niệu dưới sau CĐNS bằng điện lưỡng cực. Qmax trung bình trước PT 2,11 ± 3,66 mL/giây (thấp nhất là 0 mL/giây, cao nhất 10,9 mL/giây). Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có lưu lượng dòng tiểu tối đa trung bình trước PT thấp hơn mẫu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, điều này có thể là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi có đến 36/54 TH bí tiểu (chiếm 66,67%), tất cả những TH này đều được qui ước Qmax = 0 mL/giây, chính vì vậy mà làm cho Qmax trung bình trước PT của mẫu chúng tôi thấp hơn mẫu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Phần lớn các bệnh nhân nước ngoài thường đến khám sớm, khi mức độ bế tắc đường tiểu chưa nhiều như những bệnh nhân của chúng tôi. Xét kết quả sau 1 tháng, Qmax trung bình là 16,06 ± 5,55 (cao nhất 33,50 mL/giây, thấp nhất 5,50 mL/giây). Giá trị Qmax trung bình trước và sau 1 tháng khác nhau có ý nghĩa thống kê (phép kiểm Paired Samples Test). Như vậy sau PT hầu hết bệnh nhân có cải thiện về lưu lượng dòng tiểu tối đa đáng kể, gần như về mức bình thường. Kết quả của chúng tôi tương đồng với các tác giả: Joon Woo Kim (2013, n = 43) Qmax trung bình 15,8 ± 6,7 mL/giây, Chang-Jun Yoon (2006, n = 49) Qmax trung bình 17,4 ± 3,8 mL/giây. Tuy nhiên, so với tác giả Ozgu Aydogdu (2014, n = 42) có Qmax trung bình 22,5 mL/giây, thì sự cải thiện lưu lượng dòng tiểu tối đa sau CĐNS 1 tháng trong nghiên cứu của chúng tôi có phần kém hơn của tác giả Ozgu Aydogdu và cs, điều này có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi có Qmax trung bình trước PT thấp hơn của Ozgu Aydogdu đáng kể, chính vì vậy mà sự cải thiện Qmax của chúng tôi tuy thấp hơn nhưng vẫn có mức độ chênh lệch Qmax trước và sau PT gần tương đồng với nhau (13,95 mL/giây so với 15,7 mL/giây). Sau 3 tháng, Qmax trung bình là 20,30 ± 4,73 cao Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Tiết Niệu Học 83 nhất 33,50 mL/giây, thấp nhất 10,60 mL/giây). Qmax trước PT, sau PT 1 tháng và 3 tháng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001, phép kiểm Paired Samples Test), cho thấy có sự cải thiện đáng kể Qmax sau PT 3 tháng so với Qmax sau PT 1 tháng và trước PT. Lưu lượng dòng tiểu tối đa của bệnh nhân được cải thiện đáng kể và trở về gần như bình thường sau PT 3 tháng. Kết quả của chúng tôi tương đồng với các tác giả: Jae Heon Kim (2014, n = 69) Qmax trung bình 19,3 mL/giây, Orhun Sinanoglu (2014, n = 163) Qmax trung bình 19,1 ± 6,2 mL/giây, Ozgu Aydogdu (2014, n = 42) Qmax trung bình 19,8 mL/giây, Riccardo Autorino (2009, n = 59) Qmax trung bình 20,8 mL/giây, Chang-Jun Yoon (2006, n = 49) Qmax trung bình 18,9 ± 3,1mL/giây. Tuy nhiên, so với tác giả Chang-Ying Xie (2012, n = 78) có Qmax trung bình 28,05 ± 8,69 mL/giây, thì sự cải thiện lưu lượng dòng tiểu tối đa sau CĐNS 3 tháng trong nghiên cứu của chúng tôi có phần kém hơn của tác giả Chang-Ying Xie và cs, điều này có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi có Qmax trung bình trước PT thấp hơn của Chang-Ying Xie, chính vì vậy mà sự cải thiện Qmax của chúng tôi tuy thấp hơn nhưng vẫn có mức độ chênh lệch Qmax trước và sau PT 3 tháng gần tương đồng với nhau (18,19 mL/giây so với 18,4 mL/giây). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy CĐNS bằng điện lưỡng cức trong TSLT-TTL có tỉ lệ tai biến – biến chứng thấp và phù hớp với báo cáo của các tác giả nước ngoài. KẾT LUẬN Trong loạt nghiên cứu này, thực hiện CĐNS bằng điện lưỡng cực trên 54 bệnh nhân bị TSLT- TTL có chỉ định phẫu thuật, chúng tôi rút ra kết luận sau: Trên những trường hợp TSLT-TTL có chỉ định can thiệp ngoại khoa, vai trò của CĐNS bằng điện lưỡng cực có chỉ định trong các trường hợp sau: Khối lượng bướu dưới 80 gram. Dịch rữa dùng trong cắt đốt là nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), không cần dùng loại dung dịch không dẫn điện (Glycine, Sorbitol) nên không bị ngộ độc glycine hay hội chứng sau CĐNS cổ điển. Thích hợp cho bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp tim. Có thể sử dụng dòng điện tần số cao làm bốc hơi mô bướu. Hạn chế của CĐNS bằng điện lưỡng cực trong TSLT-TTL là: Nguy cơ cao bị chấn thương niêu đạo nếu dòng điện bị lệch nếu sử dụng mức năng lượng cao để kích hoạt dòng ion. Nguy cơ chảy máu tái phát sau CĐNS do hiệu quả đốt cầm máu bằng điện lưỡng cực không sâu. Kết quả nghiên cứu CĐNS bằng điện lưỡng cực trong TSLT-TTL với 54 TH, tại bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian từ 01/11/2013 đến 31/05/2015 cho thấy: Về chỉ định Tuổi trung bình là 72,21 ± 10,39 (51 - 94 tuổi). Khối lượng TTL trung bình là 56,11 ± 16,77 gram (30 - 80 gram). Bí tiểu tái diễn 66,67%, tiểu khó (Qmax < 10 ml/s) 33,33%. Các kết quả về cải thiện triệu chứng và niệu động học Các triệu chứng đường tiết niệu dưới được cải thiện rõ rệt sau CĐNS (điểm IPSS trung bình sau 3 tháng 4,76 ± 1,98 điểm). Bệnh nhân cảm thấy có chất lượng đời sống tốt hơn sau CĐNS (điểm QoL trung bình sau 3 tháng 1,04 ± 0,55 điểm). Lưu lượng dòng tiểu tối đa được cải thiện đáng kể và trở về gần như bình thường sau CĐNS (Qmax trung bình sau CĐNS 3 tháng là 20,30 ± 4,73 mL/giây). Đánh giá tình trạng đi tiểu sau CĐNS theo Nguyễn Bửu Triều, có 94,44% bệnh nhân có kết Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Ngoại Khoa 84 quả tốt về cải thiện triệu chứng và niệu động học, 5,56 % cải thiện khá và không có TH nào là cải thiện kém sau CĐNS. Lượng nước tiểu tồn lưu giảm đáng kể sau CĐNS (RU trung bình sau CĐNS 3 tháng là 25,37 ± 17,68 ml). Thời gian đặt thông niệu đạo ngắn (trung bình 2,33 ± 0,87 ngày). Thời gian nằm viện ngắn (trung bình 2,39 ± 0,83 ngày). Tai biến và biến chứng Hội chứng cắt đốt 0% (sự khác biệt về nồng độ Na+ máu trước và sau CĐNS không có ý nghĩa thống kê), tỉ lệ thủng vỏ TTL trong CĐNS là 1,85 %. Chảy máu sau CĐNS 1,85%, nhiễm khuẩn đường tiết niệu 3,7%, bí tiểu sau rút thông niệu đạo 3,7%, tiểu không kiểm soát tạm thời 3,7%, hẹp miệng niệu đạo 1,85%, xuất tinh ngược dòng 14,29%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Autorino R, Damiano R, Di Lorenzo G, Quarto G, Perdonà S, D’Armiento M, et al (2009), Four-year outcome of a prospective randomised trial comparing bipolar plasmakinetic and monopolar transurethral resection of the prostate, Eur Urol, vol 55, pp.922–929. 2. Aydogdu O, Karakose A, Celik O, Atesci YZ (2014), “A clinical study comparing BIVAP saline vaporization of the prostate with bipolar TURP in patients with prostate volume 30 to 80 mL: Early complications, physiological changes and postoperative follow-up outcomes”, Original Research, Izmir University School of Medicine, vol 8 (7-8), pp.485-489. 3. Brian TH and Kevin TM (2007), “The gold standard: transurethral resection of the prostate”, Complications of Urologic Surgery and Practice, chapter 30, pp.393-397. 4. Eropean Association of Urology (EAU) (2014), Guidelines on Management of Male Lower Urinary Tract Symptoms (LUTS), incl, Benign Prostatic Obstruction (BPO), 2014. 5. Gabuev A, Oelke M (2011). Aktuelle Aspekte zur Epidemiologie, Diagnostik und Therapie des Benignen Prostatasyndroms. Latest Trends and Recommendations on Epidemiology, Diagnosis, and Treatment of Benignen Prostatic Hyperplasia (BPH). Aktuel Urol 2011; 42: pp.167-178. 6. Geavlete B, et all. (2013), “Three-year prospective, Randomized comparison of the bipolar plasma vaporization of the prostate, monopolar and bipolar resection in medium size BPH patients”, Journal of Endourology, Mary Ann Liebert, Lne publishers, New Orleans, vol 27 (1), pp.72. 7. Hội Tiết Niệu – Thận học Việt Nam (2014), Hướng dẫn xử trí tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tái bản lần 2, tr.5-12. 8. Kim JH, Park JY, Shim JS, Lee JG, Moon du G, Yoo JW, Choi H, Bae JH (2014), “Comparison of outpatient versus inpatient transurethral prostate resection for benign prostatic hyperplasia: Comparative, prospective bi-centre study”, Original Research, Canadian Urological Association, vol 8 (1-2), pp.31-35. 9. Kim JW, Kim YJ, Lee YH, Kwon JB, Cho SR, Kim JS (2014), “An Analytical Comparison of Short-term Effectiveness and Safety Between Thulium:YAG Laser Vaporesection of the Prostate and Bipolar Transurethral Resection of the Prostate in Patients With Benign Prostatic Hyperplasia”, KJU, The Korean Urological Association, vol 55, pp.41-46. 10. Mamoulakis C, Skolarikos A, Schulze M, Scoffone CM, Rassweiler JJ, Alivizatos G, et al (2012), “Results from an international multicentre double-blind randomized controlled trial on the perioperative efficacy and safety of bipolar vs monopolar transurethral resection of the prostate”, BJU Int, vol 109, pp.240–248. 11. Xie CY, Zhu GB, Wang XH, Liu XB (2012), “A clinical study comparing BIVAP saline vaporization of the prostate with bipolar TURP in patients with prostate volume 30 to 80 mL: Early complications, physiological changes and postoperative follow-up outcomes”, Yonsei Med J, vol 53 (4), pp.734-741. 12. Yoon CJ, Kim JY, Moon KH, Jung HC, Park TC (2006), “Transurethral Resection of the Prostate with a Bipolar Tissue Management System Compared to Conventional Monopolar Resectoscope: One-Year Outcome”, Yonsei Medical Journal, Yeungnam University College of Medicine, vol 47 (5), pp.715-720. Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 15/02/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_cua_cat_dot_noi_soi_bang_dien_luong_cuc_tro.pdf
Tài liệu liên quan