Tài liệu Đánh giá kết quả công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội: Kinh tế & Chính sách
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2019 143
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG THÁI,
HUYỆN PHÚ XUYÊN, TP. HÀ NỘI
Phạm Thanh Quế1, Nguyễn Thị Hải1, Trần Thu Hà1
1Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội nhằm mục đích đánh
giá hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) đất nông nghiệp. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực
hiện công tác dồn điền đổi thửa đã một phần khắc phục được tình trạng manh mún đất nông nghiệp đang diễn
ra tại xã Hồng Thái, đem lại hiệu quả cho người sử dụng đất, đã làm giảm số thửa trên hộ từ 3,5 thửa/hộ
xuống còn 1 - 2 thửa trên hộ, diện tích bình quân 728 m2/thửa tăng 2,11 lần so với trước DĐĐT. Hệ thống
giao thông, thủy lợi nội đồng đều được xây dựng và tu sửa kiên cố phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thúc
đẩy thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ đó góp phần tăng giá trị sản x...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế & Chính sách
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2019 143
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG THÁI,
HUYỆN PHÚ XUYÊN, TP. HÀ NỘI
Phạm Thanh Quế1, Nguyễn Thị Hải1, Trần Thu Hà1
1Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội nhằm mục đích đánh
giá hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) đất nông nghiệp. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực
hiện công tác dồn điền đổi thửa đã một phần khắc phục được tình trạng manh mún đất nông nghiệp đang diễn
ra tại xã Hồng Thái, đem lại hiệu quả cho người sử dụng đất, đã làm giảm số thửa trên hộ từ 3,5 thửa/hộ
xuống còn 1 - 2 thửa trên hộ, diện tích bình quân 728 m2/thửa tăng 2,11 lần so với trước DĐĐT. Hệ thống
giao thông, thủy lợi nội đồng đều được xây dựng và tu sửa kiên cố phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thúc
đẩy thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ đó góp phần tăng giá trị sản xuất cho nông hộ. Hiệu quả kinh tế, xã
hội và môi trường đều đảm bảo tăng so với trước DĐĐT. Một số mô hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh
tế cao như Lúa xuân – Lúa mùa – Bí xanh từ 135,23 triệu đồng/năm/ha lên 183,28 triệu đồng/năm/ha, đặc biệt
kiểu sử dụng đất nuôi cá hỗn hợp cho giá trị sản xuất rất cao tăng từ 350,69 triệu đồng/năm/ha lên 456,56
triệu đồng/năm/ha. Đã hình thành một số trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp tạo hướng đi mới cho sản xuất
nông nghiệp tại địa phương, tạo công ăn việc làm, giải quyết nguồn lao động dôi dư do việc sử dụng máy móc
thay thế. Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất đã giảm đi đáng kể và đúng hướng dẫn. Tuy nhiên, cần phải đầu
tư đưa cơ giới hóa vào sản xuất và chuyển giao công nghệ để đạt được hiệu quả cao hơn.
Từ khóa: Dồn điền đổi thửa (DĐĐT), đất nông nghiệp, hiệu quả, sản xuất.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, TP Hà
Nội là xã nằm ven sông Hồng, phát triển nông
nghiệp là chính, diện tích đất nông nghiệp
chiếm 56,48% diện tích đất tự nhiên với 41,2%
dân số trực tiếp sản xuất nông nghiệp (UBND
xã Hồng Thái, 2018b). Năm 1993, thực hiện
Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993
của Chính Phủ về việc giao đất nông nghiệp
cho người dân theo tinh thần đảm bảo bình
quân, đồng đều với phương châm “tốt – xấu”,
“xa – gần”, điều này đã để lại hậu quả là tình
trạng đất manh mún, gây khó khăn trong canh
tác, tăng chi phí trong quá trình sản xuất, ảnh
hưởng đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khó
áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại dẫn đến giá
trị sản xuất nông nghiệp không cao.
Trước thực trạng đó, từ năm 2012 thực hiện
theo kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 9/5/2012
của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện
chương trình 02/Ctr-TU ngày 29/8/2011 của
Thành uỷ thành phố Hà Nội về việc phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng
bước nâng cao đời sống người nông dân và kế
hoạch số 68/KH-UBND ngày 9/5/2012 về thực
hiện DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2013
xã đã tiến hành công tác DĐĐT và đến năm
2016 đã hoàn thành 100%. Việc DĐĐT đến
nay đã giúp cho đồng ruộng của xã được chỉnh
trang, tạo được quỹ đất để có thể xây dựng các
mô hình sản xuất tập trung theo hướng sản
xuất hàng hóa, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó
khăn. Do vậy, nghiên cứu nhằm đánh giá
những kết quả của công tác DĐĐT và đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này
tại địa phương là hết sức cần thiết.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã lựa chọn xã Hồng Thái,
huyện Phú Xuyên làm điểm nghiên cứu, bởi
đây là xã có sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,
diện tích đất nông nghiệp lớn, công tác DĐĐT
được triển khai đồng bộ, đại diện cho các xã
thực hiện công tác này tại huyện Phú Xuyên.
Các thông tin, số liệu về tình hình sử dụng
đất, kết quả giao đất nông nghiệp, kết quả
DĐĐT trên địa bàn xã thông qua các tài liệu đã
được công bố tại UBND xã Hồng Thái và các
cơ quan quản lý nhà nước về đất đai của huyện
Phú Xuyên.
Nguyên cứu được thực hiện trên cả 3 thôn
của xã Hồng Thái gồm: thôn Duyên Yết, thôn
Duyên Trang và thôn Lạt Dương. Mỗi thôn lựa
chọn 30 hộ để điều tra, phỏng vấn dựa trên
phiếu điều tra được thiết kế sẵn. Các hộ được
lựa chọn phỏng vấn đều là những hộ tham gia
Kinh tế & Chính sách
144 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2019
trực tiếp và công tác DĐĐT, có điều kiện kinh
tế, cơ cấu lao động khác nhau. Nội dung
phỏng vấn tập trung vào công tác DĐĐT, mục
đích yêu cầu và lợi ích của công tác DĐĐT; hệ
thống giao thông nội đồng so với trước DĐĐT;
chi phí nhân công, chi phí vật tư trước và sau
DĐĐT; thông tin về kết quả sản xuất, kinh
doanh bao gồm thu nhập và chi phí của một số
mô hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu của
địa phương.
Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập
được tổng hợp bằng phần mềm Excel, sau đó
tiến hành phân tích và xử lý. Từ đó tiến hành
phân tích, đánh giá và so sánh những thay đổi
về quy mô diện tích, số thửa, mức độ đầu tư,
hiệu quả sản xuất, sự thay đổi giá trị gia tăng
thu nhập, giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu
lao động của các hộ nông dân trước và sau khi
DĐĐT.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phương án thực hiện DĐĐT tại xã
Hồng Thái
Để thực hiện công tác DĐĐT UBND huyện
Phú Xuyên đã có kế hoạch số 1008/KH-
UBND, ngày 30/8/2012 của UBND huyện Phú
Xuyên về thực hiện dồn điền đổi thửa đất sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú
Xuyên năm 2012 UBND xã Hồng Thái đã có
Nghị quyết số 11/NQ-ĐU ngày 08/9/2012 của
Ban chấp hành Đảng bộ xã Hồng Thái tiến
hành công tác dồn điền đổi thửa phát triển sản
xuất nông nghiệp, UBND xã Hồng Thái đã tiến
hành họp các thôn thành lập Ban chỉ đạo và
xây dựng phương án DĐĐT thống nhất chủ
trương như sau: Giữ nguyên diện tích đất canh
tác của từng thôn đã được quy hoạch để làm cơ
sở thực hiện, thôn nào ở đâu vẫn giữ nguyên
cơ bản ổn định vị trí đó để xây dựng phương
án riêng cho từng thôn. Đối với quỹ đất 5%
được ghép vào quỹ đất 1 không để riêng. Căn
cứ vào tình hình thực tế của từng thôn, các
thôn tự xây dựng phương án chi tiết cụ thể cho
thôn của mình với phương thức giữ nguyên
diện tích và chỉ thực hiện dồn, ghép, đổi vị trí
cho nhau. Tuy nhiên trong quy hoạch giao
thông thủy lợi do phải dành một phần đất phục
vụ cho giao thông thủy lợi do vậy Ban chỉ đạo
xã phát động nhân dân có đất mỗi khẩu thực
hiện góp ruộng canh tác để làm giao thông
thủy lợi nội đồng phục vụ đào lắp bờ vùng, bờ
thửa (UBND xã Hồng Thái, 2012). Quy trình
thực hiện công tác DĐĐT trên địa bàn xã được
thực hiện theo các bước như hình 1.
Hình 1. Quy trình thực hiện công tác DĐĐT tại xã Hồng Thái
Việc DĐĐT trên địa bàn xã được thực hiện
trên cở sở lấy thôn làm đơn vị xây dựng
phương án DĐĐT và được thực hiện cụ thể
cho từng xứ đồng. Phương án của từng thôn
phải được gửi lên xã tổng hợp và gửi lên cấp
huyện phê duyệt. Việc tổ chức quy hoạch lại
Thành lập Ban chỉ đạo, thành lập các tiểu ban
Xây dựng phương án DĐĐT
Trình UBND huyện phê duyệt
Tổ chức quy hoạch lại đồng ruộng
Tổ chức giao ruộng ngoài thực địa
Thành lập bản đồ giải thửa và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất
Kinh tế & Chính sách
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2019 145
đồng ruộng được thực hiện sau khi phương án
được phê duyệt và thống nhất có sự tham gia
của tất cả người dân trong các thôn. Sau khi đã
có phương án quy hoạch trên cơ sở quan điểm
đã thống nhất trước thì tiến hành tổ chức giao
ruộng ngoài thực địa và lập bản đồ giải thửa
đồng thời tiến hành thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho người dân.
3.2. Kết quả thực hiện chính sách DĐĐT tại
xã Hồng Thái
Xã Hồng Thái là một trong những xã đi đầu
trong phong trào DĐĐT của huyện, đến nay
toàn xã đã thực hiện xong 100% công tác
DĐĐT. Kết quả thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Tổng hợp kết quả thực hiện dồn diền đổi thửa tại xã Hồng Thái
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Trước
DĐĐT
Sau
DĐĐT
So sánh
Tăng (+)
Giảm (-)
1 Tổng số thửa đất NN Thửa 6244 2959 3285
2 Bình quân thửa/hộ Thửa/ hộ 3,5 1,65 1,85
3 Số hộ sử dụng 1 thửa Hộ 0 666 666
4 Số hộ sử dụng 2 thửa Hộ 884 1118 234
5 Số hộ sử dụng 3 thửa Hộ 775 0 775
6 Số hộ sử dụng 4 thửa Hộ 125 0 125
7 Bình quân diện tích trên thửa m2/thửa 345 728 383
(Nguồn: UBND xã Hồng Thái, 2018a)
Toàn xã có 1784 hộ sử dụng đất nông
nghiệp, đến nay xã đã hoàn thành đo đạc và
giao ruộng cho các hộ. Bình quân số thửa/ hộ
giảm xuống một cách rõ rệt (từ 3,5 thửa giảm
xuống còn 1,65 thửa/hộ) và diện tích bình quân
trên thửa tăng từ 345 m2/thửa lên 728 m2/thửa,
tạo điều kiện cho phát triển vùng sản xuất hàng
hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào
sản xuất. Kết quả của xã Hồng Thái cũng
ngang với các địa phương khác trong vùng
đồng bằng bắc bộ như Thái Bình, Nam Định.
Cụ thể, theo tác giả Xuân Thị Thu Thảo và
cộng sự (2015), tại tỉnh Nam Định số thửa bình
quân/hộ cũng giảm từ 4 thửa/hộ xuống còn 2
thửa/hộ, còn theo tác giả Phạm Thanh Quế và
cộng sự (2014), tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình số thửa bình quân/hộ cũng giảm từ 4,5
thửa/hộ xuống còn 1,4 thửa/hộ. Bên cạnh đó,
so với một số địa phương khác trong thành phố
Hà Nội thì kết quả cho thấy công tác DĐĐT
của xã đã đạt và vượt hơn nhiều. Cụ thể theo
nghiên cứu của Nguyễn Bá Long và cộng sự
(2013), bình quân số thửa/hộ sau DĐĐT của
huyện Chương Mỹ là 6,6 thửa; bình quân diện
tích trên thửa của huyện Chương Mỹ là 215
m2/thửa.
Toàn xã đã tiến hành chỉnh trang lại đồng
ruộng, quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy
lợi nhằm tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp.
Đường giao thông nội đồng trước khi DĐĐT
nhiều và nhỏ, kênh mương chưa được cứng
hóa. Qua DĐĐT quy hoạch lại hệ thống giao
thông, thủy lợi nội đồng thu được kết quả trong
bảng 2.
Bảng 2. Hạng mục công trình giao thông, thủy lợi
Hạng mục công trình ĐVT Trước DĐĐT Sau DĐĐT
1. Diện tích bờ vùng, bờ thửa ha 1,6 2,4
2. Diện tích giao thông nội đồng ha 1,9 2,7
3. Diện tích thủy lợi nội đồng ha 2,5 3,3
4. Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động % 40 90
5. Tỷ lệ diện tích tưới tiêu bơm tát % 15 0
Nguồn: UBND xã Hồng Thái, 2018a
Sau khi thực hiện DĐĐT diện tích hệ thống
giao thông nội đồng, bờ vùng, bờ thửa tăng lên
rõ rệt. Trước DĐĐT diện tích bờ vùng bờ thửa
là 1,6 ha, sau DĐĐT tăng lên thành 2,4 ha,
Kinh tế & Chính sách
146 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2019
diện tích giao thông nội đồng trước DĐĐT là
1,9 ha, sau DĐĐT tăng lên thành 2,7 ha. Toàn
bộ các diện tích đất tăng lên đều do người dân
góp vào để chỉnh trang, cải tạo đồng ruộng.
Đồng thời hệ thống giao thông nội đồng được
quy hoạch lại và cứng hoá, thuận tiện cho việc
đưa cơ giới hoá vào sản xuất và đi lại của các
hộ nông dân; Tỷ lệ tưới tiêu chủ động đạt 90%,
chỉ còn 10% tưới tiêu bán chủ động và không
còn tình trạng diện tích đất phải bơm tát.
3.3. Hiệu quả một số loại hình sử dụng đất
tại xã Hồng Thái
3.3.1 Hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại
hình sử dụng đất chính, trước và sau DĐĐT,
tác giả tiến hành phân tích tài chính trong quá
trình sản xuất đối với cây trồng chính thông
qua các chỉ tiêu kinh tế đối với một số loại
hình sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn xã. Qua
điều tra cho ta thấy trên địa bàn xã hiện có 4
loại hình sử dụng đất với 8 kiểu sử dụng đất
chính. Đã hình thành các doanh nghiệp dồn
đổi, tích tụ được diện tích đất lớn chuyên môn
hóa sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi.
Giúp cho hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
của xã được tăng cao hơn so với trước DĐĐT,
chi tiết được trình bày qua bảng 3.
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế một số kiểu sử dụng đất trên địa bàn xã Hồng Thái
Kiểu sử dụng đất
Trước DĐĐT năm 2012 Sau DĐĐT năm 2018 GTGT
so với
trước
DĐĐT
(lần)
GTSX
tr.đ/ha
CPTG
tr.đ/ha
GTGT
tr.đ/ha
HQĐV
GTSX
tr.đ/ha
CPTG
tr.đ/ha
GTGT
tr.đ/ha
HQĐV
Lúa xuân – Lúa mùa 75,39 43,23 32,16 0,74 89,87 48,33 41,54 0,86 1,29
Lúa xuân – Lúa mùa –
Bí xanh
135,23 69,43 65,80 0,95 183,28 79,65 103,63 1,30 1,57
Lúa xuân – Lúa mùa –
Ngô
100,98 50,65 50,33 0,99 135,6 65,58 70,02 1,07 1,39
Lúa xuân – Lúa mùa –
Khoai lang
122,78 68,23 54,55 0,80 158,58 71,65 86,93 1,21 1,59
Lúa xuân – Lúa mùa –
Khoai tây
130,56 72,36 58,2 0,80 155.69 84.3 71.39 0.85 1.23
Đậu tương – Ngô 89,98 42,36 47,62 1,12 98,33 48,92 49,41 1,01 1,04
Chuyên canh rau màu 195,35 95,23 100,12 1,05 221,78 100,25 121,54 1,21 1,21
Cá hỗn hợp 350,69 198,78 151,91 0,76 456,56 200,13 256,43 1,28 1,69
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018
Qua bảng 3 cho thấy hiệu quả kinh tế của
các kiểu sử dụng đất sau DĐĐT có xu hướng
cao hơn so với trước DĐĐT. Giá trị sản xuất
tăng cao như kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa
mùa – Bí xanh từ 135,23 triệu đồng/năm/ha lên
183,28 triệu đồng/năm/ha, Hiệu quả đồng vốn
tăng 1,57 lần (từ 0,95 lên 1,30); Kiểu sử dụng
đất Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang có hiệu
quả sử dụng vốn tăng 1,59 lần (từ 0,8 lên
1,21), đặc biệt kiểu sử dụng đất nuôi cá hỗn
hợp cho giá trị sản xuất rất cao tăng từ 350,69
triệu đồng/năm/ha lên 456,56 triệu
đồng/năm/ha và hiệu quả đồng vốn tăng 1,69
lần (từ 0,76 lên 1,28). Kết quả sản xuất của xã
cũng cho thấy có xu thế ngang bằng với các
địa phương khác trong vùng như của tỉnh Nam
Định sau DĐĐT Kiểu sử dụng đất Lúa xuân –
Lúa mùa – Bí xanh cũng đạt 168,38 triệu
đồng/năm/ha; kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa
mùa – Khoai lang cũng đạt 162,34 triệu
đồng/năm/ha; kiểu sử dụng đất Lúa – cá đạt
337,73 triệu đồng/năm/ha (Xuân Thị Thu Thảo
và cộng sự, 2015).
3.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất
được đánh giá qua các chỉ tiêu: Công lao động
(LĐ); Giá trị sản xuất/công lao động
(GTSX/Công LĐ), Giá trị gia tăng/công lao
động (GTGT/công LĐ) và được thể hiện chi
tiết qua bảng 4.
Kinh tế & Chính sách
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2019 147
Bảng 4. Hiệu quả sử dụng lao động của một số kiểu sử dụng đất trước và sau DĐĐT
Kiểu sử dụng đất
Trước DĐĐT năm 2012 Sau DĐĐT năm 2018 Công
giảm
so với
trước
DĐĐT
LĐ
GTSX/LĐ
tr.đ/công
GTGT/LĐ
tr.đ/công
LĐ
GTSX/LĐ
tr.đ/công
GTGT/LĐ
tr.đ/công
Lúa xuân – Lúa mùa 390 193,31 82,46 310 289,90 134,00 80
Lúa xuân – Lúa mùa –
Bí xanh
558 242,35 117,92 436 420,37 237,68 122
Lúa xuân – Lúa mùa –
Ngô
529 190,89 95,14 453,00 299,34 154,57 76
Lúa xuân – Lúa mùa –
Khoai lang
585 209,88 93,25 496 319,72 175,26 89
Lúa xuân – Lúa mùa –
Khoai tây
590 221,29 98,64 509 305,87 140,26 81
Đậu tương – Ngô 578 155,67 82,39 510 192,80 96,88 68
Chuyên canh rau màu 1190 164,16 84,13 1012 219,15 120,09 178
Cá hỗn hợp 1020 343,81 148,93 860 530,88 298,17 160
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018
Qua bảng 4 ta thấy số lượng công lao động
sau dồn điền giảm nhiều so với trước DĐĐT.
DĐĐT làm cho ruộng đất được mở rộng, sản
xuất được dễ dàng hơn, máy móc, trang thiết bị
kỹ thuật tiên tiến, hiện đại được áp dụng nhiều
hơn ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ
đó tiết kiệm được ngày công lao động lớn trên
một đơn vị diện tích. Điển hình như kiểu sử
dụng đất chuyên canh rau màu trước dồn điền
cần sử dụng tới 1190 lao động/ha/năm nhưng
sau DĐĐT số lượng lao động giảm còn 1012
lao động/ha/năm (giảm 178 công) và
GTSX/LĐ tăng từ 164000/công lên
219000/công.
3.3.3. Hiệu quả môi trường
Ngày nay việc sử dụng đất, đặc biệt là sử
dụng đất nông nghiệp gắn với bảo vệ đất, bảo
vệ môi trường là một yêu cầu cấp thiết. Để
đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng
đất đến môi trường là một việc làm rất khó,
phải có số liệu phân tích kỹ về các mẫu đất,
nguồn nước và nông sản trong một thời gian
dài, chi phí cho công việc này cũng rất cao.
Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi chỉ tiến
hành thu thập tài liệu, số liệu và đánh giá mức
độ sử dụng phân bón và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật của người dân so với tiêu chuẩn để từ
đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường
của các loại hình sử dụng đất trước và sau
chuyển đổi.
a. Tình trạng sử dụng phân bón
Trong những năm gần đây, thực hiện tốt
công tác tuyên truyền về việc sử dụng hóa chất
đối với sản xuất nông nghiệp nên nhận thức
của người dân trong toàn xã cũng đã được
nâng cao. Trong xã đã có nhiều hộ dân thực
hiện sản xuất theo các tiêu chuẩn sản xuất sạch
như Vietgap và một số hộ đang hướng theo mô
hình sản xuất hữu cơ, đảm bảo tính bền vững
trong sử dụng đất. Tổng hợp lượng phân bón
thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5. Tình hình sử dụng phân bón cho các cây trồng tại xã Hồng Thái sau DĐĐT
Cây trồng
Đạm
Kg N/ha
Lân
Kg/P2O5/ ha
Kali
Kg K2O/ha
Phân chuồng
Tấn/ha
Sử
dụng
Hướng
dẫn
Sử
dụng
Hướng
dẫn
Sử
dụng
Hướng dẫn Sử dụng
Hướng
dẫn
Lúa xuân 125,0 120-130 86,4 80-90 58,0 30-60 9,6 8-10
Lúa mùa 100,0 80-100 55,0 50-60 25,0 10-30 8,0 6-8
Khoai 83,1 80-120 55,4 40-60 110,8 90-110 7,0 8-10
Lạc 28,8 25-40 64,8 50-80 80,0 60-90 8,5 8-10
Ngô 145,4 120-210 90,0 60-120 105,0 100-210 8,0 8-10
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018
Kinh tế & Chính sách
148 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2019
Qua số liệu điều tra cho thấy, đa phần đối
với các loại cây trồng đều đã bón theo đúng
hướng dẫn. Chỉ có cây Lúa xuân, lúa mùa là
cây trồng được nông hộ bón phân đạm tối đa
so với hướng dẫn, còn các loại cây trồng khác
đều bón nhỏ hơn lượng cho phép. Lượng phân
chuồng đã được tăng cường bón cho đất, tạo
điều kiện cải tạo, phục hồi đất.
b. Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Hiện nay, cũng giống như việc sử dụng
phân bón hóa học, việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật hóa học cũng được người dân đặc biệt
quan tâm. Nhiều hộ dân đã không còn sử dụng
các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học mà đã
chuyển sang các sản phẩn sinh học, hữu cơ
hoặc tự chế biến các sản phẩm thảo mộc để sử
dụng. Không còn tình trạng lạm dụng thuốc
hóa học trong sản xuất như trước. Kết quả điều
tra về tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
cho các cây trồng chính tại xã Hồng Thái được
thể hiện trong bảng 6.
Bảng 6. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng sau DĐĐT
Cây
trồng
Tên thuốc
BVTV
Lượng sử
dụng/lần (ml)
Số lần
sử dụng (lần)
Thời gian
cách ly Đánh giá
chung Sử
dụng
Hướng
dẫn
Sử
dụng
Hướng
dẫn
Sử
dụng
Hướng
dẫn
Lúa
Fenrin 18.5 Wp 14g 14g 1 1-2 21 21 Đúng HD
Taiyou 20EC 20 25 1 1-2 25 23 Đúng HD
Lạc Tiltsuper 300 ND 6 5-10 1 1-2 15 14 Đúng HD
Ngô Ofatox 400 EC 25 20-25 1 1-2 10 10 Đúng HD
Khoai Capeco 500 EC 20 20-25 2 1-2 15 15 Đúng HD
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của
người dân đa phần đều đúng theo hướng dẫn
nên vừa đảm bảo hiệu quả trong phòng trừ dịch
hại đồng thời không gây ảnh hưởng nh ều đến
mô trường xung quanh, sau DĐĐT vớ sự
nhìn nhận đúng đắn và sự nỗ lực phấn đấu xây
dựng chương trình nông thôn mới, mong muốn
khao khát chăm lo, cải thiện đời sống cho nhân
dân của UBND xã Hồng Thái. Các biện pháp
cải thiện môi trường đã thực hiện một cách
đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.4. Ý kiến của người dân về công tác DĐĐT
Bảng 7. Ý kiến của người dân về công tác DĐĐT
Nội dung phỏng vấn và ý kiến nông hộ Số hộ Tỷ lệ (%)
Số hộ được phỏng vấn 90 100
1. Gia đình đồng ý với phương án DDDT không?
- Đồng ý 90 100
- Không đồng ý - -
- Không có ý kiến - -
2. Sau DDĐT gia đình có muốn nhận thêm đất để phát triển sản xuất không?
- Muốn nhận 70 77,77
- Không muốn nhận 20 22,23
- Không có ý kiến - -
3. Gia đình đã chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất như thế nào sau DĐĐT?
- Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng lúa + cây vụ đông 57 60,33
- Chuyển đổi ruộng trũng sang lúa - cá hoặc chăn nuôi tổng hợp 20 22,22
- Không thay đổi cơ cấu cây trồng 13 14,45
4. Gia đình có nguyện vọng gì để cải thiện điều kiện SD đất nông nghiệp ở địa phương?
- Cấp đổi GCNQSDĐ 15 16,67
- Tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật trong sử dụng đất 30 33,33
- Hỗ trợ thị trường nông sản ổn định 45 50
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018
Kinh tế & Chính sách
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2019 149
Mục đích dồn điền, đổi thửa là thúc đẩy đa
dạng hóa sản phẩm và hiện đại hóa nền nông
nghiệp mang lại lợi ích cho nông dân. Do vậy
những quan điểm và nguyện vọng của hộ nông
dân khi thưc hiện chính sách DĐĐT là vấn đề
vô cùng quan trọng của xã. Kết quả điều tra
phỏng vấn nông hộ được thể hiện qua bảng 7.
Kết quả điều tra các hộ gia đình, cá nhân
tham gia DĐĐT tại ba thôn Duyên Yết, Duyên
Trang, Lạt Dương cho thấy công tác DĐĐT
được 100% hộ gia đình, cá nhân đều ủng hộ.
Có nhiều hộ gia đình, cá nhân muốn nhận thêm
đất để mở rộng quy mô sản xuất (77,77%),
82,55% các hộ gia đình sau khi DĐĐT đều
chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng để phát
triển kinh tế cho gia đình. Sau DĐĐT một số
hộ (33,33%) do mở rộng quy mô, cập nhật các
xu hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường nên
muốn cấp cấp chính quyển tổ chức các lớp đào
tạo, tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật sản xuất
và muốn chính quyền có thể hỗ trợ chính sách
để mở rộng diện tích, liên kết tạo chuỗi giá trị
thị trường cho sản xuất nông sản ở địa phương.
3.5. Một số kết quả đạt được, khó khăn, tồn
tại và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp tại địa phương
- Kết quả đạt được:
+ Đã xây dựng được phương án và quy trình
phù hợp với địa phương và được người dân
cùng tham gia, nhất trí, ủng hộ.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác DĐĐT có
trình độ chuyên môn và đã làm rất tốt công tác
tuyên truyền, vận động tại địa phương. Giúp
cho công tác DĐĐT và việc sử dụng đất nông
nghiệp sau DĐĐT đem lại hiệu quả cao.
+ Có phương án chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi hợp lý được người dân tin
tưởng, ủng hộ.
- Khó khăn, tồn tại:
+ Diện tích đất nông nghiệp của xã ít, dân
số lại đông nên bình quân diện tích của các hộ
vẫn thấp, nhiều người dân muốn mở rộng diện
tích canh tác nhưng không còn quỹ đất để giao
cho dân.
+ Diện tích bình quân/thửa vẫn thấp gây
khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ
thuật, sản xuất hàng hóa.
+ Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đã
được đầu tư, nâng cấp nhưng nhiều công trình
còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân,
nhiều công trình đã xuống cấp, gây thất thoát,
lãnh phí. Kinh phí chỉnh trang đồng ruộng rất
lớn, khó khăn trong việc vận động người dân
trong khi kinh phí Nhà nước hỗ trợ có hạn.
+ Hiệu quả kinh tế của một số loại cây
trồng, vật nuôi vẫn còn thấp, chưa có sản phẩm
đặc trưng.
+ Giá trị ngày công lao động chưa cao do
ngày công sử dụng trong sản xuất vẫn nhiều,
chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật và các
mô hình sản xuất tiên tiến.
+ Vẫn còn tình trạng lạm dụng sử dụng các
loại phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật
vô cơ, người dân vẫn còn vứt các bao bì sau
khi phun ra môi trường gây ảnh hưởng đến
nguồn nước và môi trường xung quanh.
+ Chưa tìm được đầu ra ổn định cho nông
sản. Hiện tại chủ yếu vẫn là tiêu thụ sản phẩm tự
túc, giá cả bấp bênh phụ thuộc vào thị trường.
- Giải pháp hoàn thiện công tác DĐĐT:
+ Tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động
người dân tích cực tham gia việc chuyển đổi
các mô hình sử dụng đất truyền thống sang các
mô hình sử dụng đất hiệu quả hơn sau khi
DĐĐT.
+ Huy động các nguồn vốn, làm tốt công
tác xã hội hóa để tiếp tục chỉnh trang đồng
ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy
lợi nội đồng.
+ Mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật
nông nghiệp để giúp người dân có kiến thức về
sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu tạo
ra các sản phẩm có giá trị đối với thị trường.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp nông
nghiệp đầu tư và có chính sách phù hợp cho
việc tích tụ đất đai, mở rộng diện tích để sản
xuất lớn, sản xuất hàng hóa tạo ra chuỗi giá trị
cho hàng nông sản tại địa phương.
+ Tiếp tục việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho người dân sau khi
thực hiện việc DĐĐT để người dân yên tâm
đầu tư sản xuất.
+ Tìm đầu ra ổn định cho thị trường nông sản
tại địa phương bằng cách liên kết giữa sản xuất
và tiêu thụ tiến tới có các mặt hàng xuất khẩu.
4. KẾT LUẬN
- Thực hiện chủ trương DĐĐT đến nay toàn
xã Hồng Thái đã hoàn thiện 100% công tác
này và đã đem lại thay đổi lớn trong sản xuất
nông nghiệp cũng như đời sống nhân dân đã có
tổng số 6244 thửa đất tham gia vào chuyển đổi
và sau khi DĐĐT chỉ còn lại 2959 thửa, trung
Kinh tế & Chính sách
150 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 5 - 2019
bình giảm từ 3,5 thửa/hộ xuống còn 1 - 2 thửa
trên hộ với diện tích bình quân 728 m2/thửa
tăng 2,11 lần so với trước DĐĐT.
- Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng
đều được xây dựng và tu sửa kiên cố phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, được quy hoạch gọn
gàng, giảm được công lao động, công chạy
thửa và còn có tác động gián tiếp đến kinh tế,
xã hội và môi trường. Diện tích đất giao thông,
thủy lợi nội đồng sau DĐĐT tăng lên do mở
rộng, cải tạo hệ thống cũ và mở mới.
- Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đều
đảm bảo tăng so với trước DĐĐT. Điển hình
như kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Bí
xanh từ 135,23 triệu đồng/năm/ha lên 183,28
triệu đồng/năm/ha, Hiệu quả đồng vốn tăng
1,57 lần (từ 0,95 lên 1,30; đặc biệt kiểu sử
dụng đất nuôi cá hỗn hợp cho giá trị sản xuất
rất cao tăng từ 350,69 triệu đồng/năm/ha lên
456,56 triệu đồng/năm/ha và hiệu quả đồng
vốn tăng 1,69 lần (từ 0,76 lên 1,28). Đã hình
thành một số trang trại, doanh nghiệp nông
nghiệp tuy hiệu quả kinh tế của các mô hình
chưa cao nhưng đã tạo hướng đi mới cho sản
xuất nông nghiệp tại địa phương, tạo công ăn
việc làm, giải quyết nguồn lao động dôi dư do
việc sử dụng máy móc thay thế. Đặc biệt việc
sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực
vật đã giảm đi đáng kể, đúng liều lượng và đã
tăng cường các nguồn phân chuồng ủ bón cho
cây, sử dụng thuốc thảo mộc, thuốc sinh học
thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Long, Nguyễn Phúc Yên, Phạm Thị
Huyền, Ngô Thị Thùy Linh, Lệ Thị Thảo (2013), Kết
quả thực hiện chính sách DĐĐT tại huyện Chương Mỹ,
Tp. Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm
nghiệp, số 4/2013, tr 97-102.
2. Phạm Thanh Quế, Nguyễn Bá Long, Nguyễn Thị
Kiều Oanh (2014), “Đánh giá thực trạng công tác DĐĐT
tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”. Tạp chí khoa học
và Công nghệ Lâm nghiệp số 1 - 2014.
3. Xuân Thị Thu Thảo, Phạm Phương Nam, Hồ Thị
Lam Trà (2015), Kết quả thực hiện DĐĐT trên địa bàn
tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015,
tập 13, số 6: 931-942.
4. UBND xã Hồng Thái (2012), Phương án DĐĐT
của xã Hồng Thái.
5. UBND xã Hồng Thái (2018a), Báo cáo tiến độ
thực hiện Chương trình 04- CTr/ HU của Huyện uỷ về
“Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng
cao đời sống nông dân”.
6. UBND xã Hồng Thái (2018b), Báo cáo kết quả
thống kê, kiểm kê đất đai Xã Hồng Thái, huyện Phú
Xuyên, Tp. Hà Nội năm 2018.
EVALUATE RESULTS OF AGRICULTURAL LAND EXCHANGE
IN HONG THAI COMMUNE, PHU XUYEN DISTRICT, HANOI CITY
Pham Thanh Que1, Nguyen Thi Hai1, Tran Thu Ha1
1Vietnam National University of Forestry
SUMMARY
The aims of the study to assess the effectiveness of land consolidation in Hong Thai commune, Phu Xuyen
district, Hanoi city. The result shows that the implementation of land consolidation has not only partly
overcome the on-going farmland fragmentation in Hong Thai commune, but also brought efficiency to land
users. Specifically, land consolidation helps decrease the number of plots per household from 3.5 plots/
household to 1–2 plots per household. The average area of each plot increases sharply to 728 m2/plot, around
2.11 times larger compared to before the regrouping of land. Moreover, regrouping of land contributes to
building and repairing the on-farm roads and irrigation systems, promoting the crop and animal structure,
thereby increasing production value for the farmer. Increase in economic, social and environmental efficiency
is also guaranteed. Some land use models such as Spring rice – Summer rice – Winter melon, bring forth high
economic efficiency, increasing the yield from 135.23 million VND/year/ha to 183.28 million VND/year/ha.
Especially, land used for mixed fish farming brings about very high production value, with the yield increased
from 350.69 million VND/year/ha to 456.56 million VND/year/ha. A number of farms and agricultural
enterprises have been established, opening new directions for agricultural production, creating jobs and solving
the redundant labor force due to the replacement by machines. In addition, chemicals have been used less and
according to instructions. However, it is necessary to invest in mechanization and technology transfer in
production to achieve higher efficiency.
Keywords: Agricultural land, efficiency, land consolidation, production.
Ngày nhận bài : 06/9/2019
Ngày phản biện : 07/10/2019
Ngày quyết định đăng : 14/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_tv_phamthanhque_9668_2221407.pdf