Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ tại Bệnh viện Bình Dân

Tài liệu Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ tại Bệnh viện Bình Dân: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 168 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THẬN Ứ NƯỚC NHIỄM KHUẨN TRONG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Phan Mạnh Linh*, Nguyễn Văn Ân* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, theo dõi, phương pháp điều trị và kết quả điều trị của thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ. Xác định yếu tố giúp chẩn đoán và điều trị thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 9/2015 đến 5/2017 chúng tôi ghi nhận được 82 thai phụ với tình trạng thận ứ nước nhiễm khuẩn nhập viện tại bệnh viện Bình Dân. Tất cả thai phụ đều được ghi nhận tuổi, tiền căn sản khoa, tình trạng sốt, đau hông lưng, tổng phân tích tế bào máu, tổng phân tích nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu, siêu âm bụng, chỉ số ure máu và creatinin huyết thanh cũng như tình trạng thai nhi. Kết quả: Tuổi trung bình là 27,53 ± 5,14. Thận ứ nước trong thai kỳ xảy ra ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 168 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THẬN Ứ NƯỚC NHIỄM KHUẨN TRONG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Phan Mạnh Linh*, Nguyễn Văn Ân* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, theo dõi, phương pháp điều trị và kết quả điều trị của thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ. Xác định yếu tố giúp chẩn đoán và điều trị thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 9/2015 đến 5/2017 chúng tôi ghi nhận được 82 thai phụ với tình trạng thận ứ nước nhiễm khuẩn nhập viện tại bệnh viện Bình Dân. Tất cả thai phụ đều được ghi nhận tuổi, tiền căn sản khoa, tình trạng sốt, đau hông lưng, tổng phân tích tế bào máu, tổng phân tích nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu, siêu âm bụng, chỉ số ure máu và creatinin huyết thanh cũng như tình trạng thai nhi. Kết quả: Tuổi trung bình là 27,53 ± 5,14. Thận ứ nước trong thai kỳ xảy ra phổ biến ở 3 tháng giữa thai kỳ (40,2%) và 3 tháng cuối thai kỳ (42,7%). Có 22 thai phụ (26,8%) có bệnh lý đường tiết niệu (sỏi thận hoặc sỏi niệu quản, hẹp niệu quản). Tất cả thai phụ được điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau. 21 thai phụ (25,6%) đáp ứng với điều trị nội khoa, có 61 bệnh nhân (74,4%) được can thiệp ngoại khoa. Kết luận: Thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ là một cấp cứu Niệu khoa và là nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp. Điều trị thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ còn chưa rõ ràng. Nếu tình trạng thai phụ không cải thiện sau khi điều trị nội khoa, nội soi đặt ống thông double J là một lựa chọn an toàn và hiệu quả. Từ khóa: thai kỳ, thận ứ nước nhiễm khuẩn, điều trị phẫu thuật, điều trị nội khoa ABSTRACT EVALUATION THE RESULTS OF DIAGNOSIS AND MANAGEMENT OF INFECTED PREGNANCY HYDRONEPHROSIS IN BINH DAN HOSPITAL Phan Manh Linh, Nguyen Van An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 168 - 173 Objective: We present the clinical symptoms, laboratory tests, monitoring methods, treatment and results of treatment of infected hydronephrosis in pregnant women. To determine the factors that may help the urologists decide the treatment method for the pregnant women with infected hydronephrosis. Material and Methods: There were 82 pregnant women with infected hydronephrosis who were hospitalized in Binh Dan hospital from September 2015 to May 2017. All patients were statistically evaluated in terms of age, parity, fever, flank pain, complete blood cell count, urinalysis, urine culture, renal sonography, blood urea and serum creatinine levels, and threatened preterm labor. If the treatment conservative failed, a double J ureteric stent was passed under cystoscopic vision and sonographic guidance. Results: The median age is 27.53 ± 5.14. The incidence of infected pregnancy hydronephrosis is common in second trimester (40.2%) and third trimester (42. %). There were 22 patients (26.8%) had pathological urinary (kidney or ureteral stone, ureteral stricture). Flank pain and fever are the two most common symptoms. All patients were treated by antibiotics, analgesics. Conservative treatment led to resolution in 21 patients (25.6%) * Bệnh viện Bình Dân Tác giả liên lạc: BS. Phan Mạnh Linh ĐT: 0913195536 Email: manhlinh3112@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 169 and surgical treatment was treated in 61 patients (74.4%). Conclusions: The infected pregnancy hydronephrosis is an urological emergency and complicated urinary tract infection. The treatment of infected pregnancy hydronephrosis is not clearly. If the patient’s condition is refractory to conservatively treatment, the sonde double J insertion is safe and efficient. Keywords: pregnancy, infected hydronephrosis, surgical treatment, conservative treatment ĐẶT VẤN ĐỀ Thận ứ nước (TUN) xuất hiện ở khoảng 80% thai phụ trong suốt thai kỳ(16). Gần 90% thận ứ nước trong thai kỳ (TUNTTK) là hiện tượng sinh lý, do tử cung chèn lên niệu quản và sự dãn cơ trơn thành niệu quản dưới tác dụng của progesterone, tình trạng này bắt đầu tăng lên dần vào ba tháng giữa thai kỳ cho đến khoảng 4 – 12 tuần sau khi sinh(10,13,16). Một tỉ lệ nhỏ thận ứ nước trong thai kỳ có liên quan đến những yếu tố khác, ví dụ như sỏi tiết niệu, hẹp đường tiết niệu(10). Thông thường thận ứ nước trong thai kỳ xảy ra ở bên phải nhiều hơn bên trái và hiếm khi ở cả hai bên(10,15,16,17). Có 0,2 – 3% thai phụ trong đó thận ứ nước trong thai kỳ diễn biến thành thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ (TUNNKTTK(10,15). Nhiễm khuẩn tại thận có thể do ngược dòng hoặc đường máu cộng với tình trạng tắc nghẽn của thận, Escherichia coli (E.coli) là vi khuẩn được phân lập nhiều nhất(5,10). Các triệu chứng lâm sàng của thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ thường gặp là sốt, lạnh run, đau hông lưng, buồn nôn, nôn Thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ có thể dẫn đến choáng nhiễm khuẩn từ đường niệu gây nguy hiểm tính mạng cho thai phụ cũng như thai nhi(1,15). Hầu hết thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ đáp ứng với điều trị nội khoa bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau(10,15,17). Nhưng trong số đó có khoảng 6 - 7% thai phụ không đáp ứng với điều trị nội khoa cần can thiệp ngoại khoa giải quyết bế tắc đường tiết niệu(15,17). Quyết định phẫu thuật là một quyết định cần thận trọng và cân nhắc kỹ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp, được thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2017 (18 tháng), tại khoa Niệu A và khoa Niệu B, Bệnh viện Bình Dân. Đối tượng nghiên cứu là những thai phụ được chẩn đoán thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ. Qua thu thập số 1iệu trong hồ sơ bệnh án, ghi nhận tuổi thai phụ, tuổi thai nhi, lý do nhập viện, tiền căn bệnh lý hệ tiết niệu, tiền căn sản khoa, các dấu hiệu khám lâm sàng như đau hông lưng, sốt, nghiệm pháp rung thận, các xét nghiệm giúp xác định số lượng bạch cầu, tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, tổng phân tích nước tiểu, cấy và kháng sinh đồ nước tiểu, siêu âm bụng tổng quát, giá trị Ure máu và Creatinine huyết thanh. Quá trình điều trị ghi nhận loại kháng sinh được sử dụng, đáp ứng của thai phụ với điều trị nội khoa, các triệu chứng và cận lâm sàng nặng lên, phương pháp can thiệp ngoại khoa, các biến chứng trong quá trình điều trị cũng như sau khi dẫn lưu, mức độ hồi phục của bệnh nhân cũng như tình trạng lúc xuất viện. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.11. Sử dụng phép kiểm 2 hoặc phép kiểm Fisher khi biến không liên tục, sử dụng phép kiểm T – test hoặc Wilcoxon test khi biến liên tục. Chọn độ tin cậy p < 0,05. KẾT QUẢ Tổng số có 82 bệnh nhân được chẩn đoán thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ. Chúng tôi chia số bệnh nhân thành 2 nhóm chính là nhóm thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kì do nguyên nhân bệnh lý đường tiết niệu (như sỏi tiết niệu, hẹp niệu quản) gồm 22 bệnh nhân và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 170 nhóm thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kì không có nguyên nhân bệnh lý đường tiết niệu gồm 60 bệnh nhân. Trong nhóm không có nguyên nhân bệnh lý đường tiết niệu chia thành 2 phân nhóm là phân nhóm có can thiệp ngoại khoa gồm 39 bệnh nhân và phân nhóm không can thiệp ngoại khoa (điều trị nội khoa) gồm 21 bệnh nhân. Tuổi trung bình của thai phụ là 27,53 ± 5,14 tuổi. Lứa tuổi 25 – 29 chiếm tỉ lệ cao nhất với 55,9%. Sự khác biệt về tuổi mẹ và tuổi thai giữa các nhóm và phân nhóm không có ý nghĩa thống kê (bảng 1). Lứa tuổi thai nhiều nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ với tỉ lệ 40,2% (33 TH) và 42,7% (35 TH). Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là đau hông lưng (100%), sốt (67,1%). Tiến hành so sánh các giá trị bạch cầu máu, Ure máu và Creatinine giữa các nhóm và phân nhóm ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị bạch cầu giữa phân nhóm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa của nhóm không có bệnh lý hệ tiết niệu (bảng 1). Đa số thận ứ nước tập trung vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, chiếm 82,9% (68 TH) với 56% ứ nước bên phải, 28% ứ nước bên trái và 16% ứ nước 2 bên thận, có 95,1% thai phụ có thận ứ nước độ 1 (74,4%) và độ 2 (20,7%). Siêu âm phát hiện 18 thai phụ có sỏi niệu quản và 4 thai phụ có hẹp niệu quản. 60 thai phụ (73,3%) còn lại không phát hiện bệnh lý đường tiết niệu. Bảng 1: So sánh một số giá trị lâm sàng và cận lâm sàng theo nhóm có bệnh lý hệ tiết niệu và nhóm không có bệnh lý hệ tiết niệu, giữa phân nhóm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Không có bệnh lý hệ tiết niệu (N=60) Có bệnh lý hệ tiết niệu (N=22) P (t-test) Điều trị nội khoa (N=21) Điều trị ngoại khoa (N=39) P (t-test) Tuổi mẹ (tuổi) 27,6 ± 5,6 27,3 ± 3,6 0,855 26,9 ± 6 28,2 ± 5,2 0,617 Tuổi thai (tuần) 22,6 ± 8,1 20,5 ± 7,6 0,297 21,5 ± 8,3 23,7 ± 7,7 0,707 Bạch cầu máu (k/ul) 14,9 ± 4,1 16,4 ± 4,2 0,138 13,6 ± 3,4 16,21 ± 4,5 0,026 Ure (mmol/l) 2,9 ± 0,7 3,5 ± 0,9 0,101 2,8 ± 0,5 3,1 ± 0,8 0,581 Creatinine (µmol/l) 55,8 ± 10,9 58,5 ± 8,8 0,121 53,9 ± 10,6 58,2 ± 10,4 0,095 Chúng tôi ghi nhận có 68,3% thai phụ có bạch cầu trong nước tiểu và 18,3% có phản ứng nitrit dương tính. Có 36/82 (43,9%) thai phụ có cấy nước tiểu dương tính, với tỉ lệ vi khuẩn: Escherichia coli (44,4%), Enterobacter (22,2%), Klebsiella (8,3%), Pseudomonas aeruginosa (5,5%), Proteus (2,7%), Staphylococcus aureus (11,1%), Streptococcus (5,5%). Có 7 thai phụ có kết quả cấy nước tiểu có ≥ 103 khúm vi khuẩn/ml. Có 10 thai phụ (12,1%) có kết quả cấy nước tiểu có vi khuẩn tiết men ESBL. Về kết quả kháng sinh đồ chúng tôi ghi nhận ở nhóm vi khuẩn Gram âm tỉ lệ kháng các kháng sinh như nhóm Penicillin kết hợp ức chế men Beta – lactamase (từ 37,5 – 50%), nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 2, thứ 3 chiếm tỉ lệ cao ( từ 43,7 – 50%) và xuất hiện những trường hợp chỉ còn nhạy cảm với các kháng sinh như nhóm Carbapenem và nhóm Aminoglycoside. Ở nhóm vi khuẩn Gram dương ghi nhận tất cả còn nhạy với kháng sinh Vancomycin. Biểu đồ 1: Phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn Về phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn tại bệnh viện Bình Dân đa số bệnh nhân được phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn nhóm I và nhóm II, chiếm tỉ lệ lần lượt là 62,2 % (51/82 TH) và 30,5% (25/82 TH) (biểu đồ 1) tương ứng với sử dụng kháng sinh ban đầu như bảng 2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 171 Tất cả thai phụ đều được điều trị giảm đau bằng paracetamol đường truyền tĩnh mạch và đường uống sau đó. Về điều trị có 61 thai phụ (74,3%) được can thiệp ngoại khoa bằng nội soi đặt ống thông double J trong đó có 22/61 thai phụ (36,1%) trong nhóm có bệnh lý hệ tiết niệu, trong nhóm không có bệnh lý hệ tiết niệu ghi nhận 13/61 thai phụ (31,3%) không đáp ứng với điều trị nội khoa bao gồm các dấu hiệu bạch cầu máu không giảm, còn sốt, đau hông lưng tăng và nhiễm khuẩn huyết, có 26/61 thai phụ (42,6%) không ghi nhận lý do không đáp ứng điều trị nội khoa. Bảng 2: Kháng sinh khởi đầu được sử dụng Nhóm I (n1=51) Nhóm II (n2=25) Nhóm III (n3=6) Amoxicillin – Clavulanic acid 14 (27,5%) 0 (0 %) 0 (0 %) Ampicillin - Sulbactam 3 (5,9%) 0 (0 %) 0 (0 %) Cefuroxime 6 (11,7%) 0 (0 %) 0 (0%) Cephalosporin thế hệ 3 24 (47,1%) 3 (12%) 0 (0 %) Fosfomycin 4 (7,8%) 3 (12%) 0 (0%) Piperacillin – Tazobactam 0 (0 %) 7 (28%) 0 (0 %) Ticarcillin – Clavulanic acid 0 (0 %) 3 (12%) Ertapenem 0(0%) 6 (24%) 0 (0 %) Meropenem 0 (0%) 0 (0%) 1 (16,7%) Imipenem 0 (0%) 1 (4%) 5 (83,3%) Tất cả thai phụ đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa và ngoại khoa thông qua đánh giá về lâm sàng, giá trị bạch cầu máu, cấy nước tiểu âm tính khi xuất viện. Thời gian nằm viện trung bình là 6,4 ± 2,1 ngày, với 80% nằm trong khoảng 5 – 7 ngày. BÀN LUẬN Về giá trị bạch cầu máu có thể > 15G/L trong một số trường hợp nhiễm khuẩn nặng(9,13) tuy nhiên giá trị bạch cầu máu tại thời điểm nhập viện không có giá trị quyết định có cần can thiệp ngoại khoa hay không, sự biến thiên của giá trị này giúp theo dõi cũng như góp phần đánh giá sự đáp ứng với điều trị nội khoa của thai phụ(7,15). Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có 7 trường hợp có kết quả cấy nước tiểu có ≥ 103 khúm vi khuẩn/ml. Đối với thai phụ chỉ cần số lượng vi khuẩn xem như có ý nghĩa nếu một mẫu nước tiểu giữa dòng hay từ thông niệu đạo cấy phát hiện ≥ 103 khúm vi khuẩn/ml(12). Các trường hợp trên nên được làm kháng sinh đồ để định danh vi khuẩn cũng như hướng dẫn điều trị. Theo hướng dẫn của Hội Tiết niệu Châu Âu(3) thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ được xếp vào phân nhóm nhiễm khuẩn niệu phức tạp, chung với nhóm bệnh nhân có bệnh lý hệ tiết niệu như tắc nghẽn đường tiết niệu, trào ngược bàng quang – niệu quản, nhiễm khuẩn liên quan chăm sóc y tế và về điều trị không nên sử dụng kháng sinh Amoxicillin, Amoxicillin – Clavulanic acid, cũng như kháng sinh Trimethoprim và Trimethoprim – Sulphamethoxazole làm kháng sinh khởi đầu trong điều trị nhiễm khuẩn niệu phức tạp. Nên sử dụng kháng sinh Amoxicillin kết hợp kháng sinh nhóm Aminoglycoside, kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 2 kết hợp với kháng sinh nhóm Aminoglycoside hoặc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 đường tiêm tĩnh mạch. Khởi đầu nên điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm, một số tác giả đề nghị sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc Ampicillin phối hợp với Gentamicin có hiệu quả trong 72 giờ trong hơn 80% trường hợp(8,17). Tuy nhiên kháng sinh nhóm Aminoglycoside được phân nhóm C trong thai kỳ. Theo chúng tôi, thai phụ được chẩn đoán thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ nên được phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn là nhóm II và được sử dụng kháng sinh khởi đầu theo hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu của bệnh viện Bình Dân(2). Về thuốc giảm đau, Paracetamol được xem là ưu tiên hàng đầu để giảm đau ở thai phụ(6). Hạn chế dùng kháng viêm non-steroid do nguy cơ gây dị tật thai nhi trong những tháng đầu hay Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 172 thiểu ối và đóng sớm ống động mạch ở những tháng cuối thai kỳ(6). Về chỉ định can thiệp ngoại khoa, đa số các nghiên cứu đều cho rằng điều trị nội khoa là lựa chọn hàng đầu, trong trường hợp hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa gồm: 1, Không cải thiện triệu chứng nhiễm khuẩn sau 48 giờ sử dụng kháng sinh với những triệu chứng như: còn sốt, đau hông lưng, bạch cầu không giảm, CRP tăng cao. 2, Chức năng thận xấu đi thể hiện bằng tăng giá trị Ure máu hoặc Creatinine huyết thanh. 3, Có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi hay có nguy cơ sinh non được theo dõi và đánh giá bởi bác sĩ sản khoa(4,10,15,17). Đa số các nghiên cứu đều ủng hộ can thiệp ngoại khoa bằng nội soi bàng quang đặt ống thông double J dưới hướng dẫn của siêu âm. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 61 trường hợp (74,4%) được can thiệp phẫu thuật, tất cả các sản phụ đều được giải áp ngược dòng bằng đặt ống thông double J. Tỉ lệ can thiệp này theo nghiên cứu của Puskar (2002)(15) là 6%, Fainaru (2002)(10) là 7,3%, Hakan (2017)(10) là 38%, có sự khác biệt trên một phần do trung tâm nghiên cứu của tác giả Puskar(15) và Fainaru(10) là bệnh viện đa khoa có khoa sản phụ nằm trong bệnh viện còn bệnh viện Bình Dân và trung tâm nghiên cứu của tác giả Hakan(10) là bệnh viên chuyên khoa Tiết niệu, đa phần sản phụ bị thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ được chuyển từ các đơn vị khác tới, trong số đó đa phần sản phụ đã được điều trị trước đó hoặc thất bại với điều trị trước đó nên tỉ lệ can thiệp ngoại khoa có phần cao hơn. KẾT LUẬN Thận ứ nước nhiễm khuẩn trong thai kỳ là một tình trạng cấp cứu, đòi hỏi sự phát hiện sớm, theo dõi sát, sự phối hợp trong điều trị của bác sĩ Niệu khoa, Sản khoa và Gây mê hồi sức. Về chỉ định can thiệp ngoại khoa mới chỉ dừng lại ở một vài nghiên cứu, chưa có khuyến cáo rõ ràng trong các hướng dẫn điều trị. Cần thêm những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, so sánh có nhóm chứng để có những kết luận thuyết phục và chính xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barton JR, Sibai BM (2012), “Severe sepsis and septic shock in pregnancy”, Obstet Gynecol, vol.120(3), pp. 689–706. 2. Bệnh viện Bình Dân (2014), “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu”, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bệnh viện Bình Dân, NXB Y Học, tr.18 – 20. 3. Bonkat G, Pickard R, Bartoletti R (2017), “Guidelines on urological Infections”, European association of Urology guidelines, Pasteur RSHS, pp. 18 – 23. 4. Çeçen K, Ülker K (2014), “The comparison of double J stent insertion and conservative treatment alone in severe pure gestational hydronephrosis: a case controlled clinical study”, Sci World J, vol. 20, pp 989173, doi:10.1155/2014/989173. 5. Chen YH, Liu YM, Ho CM, Huang CC, et al (2012), “Epidemiology and antimicrobial susceptibility profiles of Gram – negative bacteria causing urinary tract infections in the Asia – Pacific region: 2009 – 2010 results from the study for Monitoring Antimicrobial Resistance Trends (SMART)”, International Journal of Antimicrobial Agents, vol. 40, pp. 37 – 43. 6. Christof S, Paul P, Richard KM, et al. (2015), “Anti-infectives, Analgesics, non – steroidal anti – inflammatory drugs (NSAIDs) ”, Drugs During Pregnancy and Lactation,Elsevier Published, pp. 116 – 162. 7. Cunningham FG, Morris GB, Mickal A (1973), “Acute pyelonephritis of pregnancy: A clinical review”, Obstet Gynecol, vol. 42, pp. 112 – 117. 8. Cunningham FG, Kenneth JL, Steven LB, John CH, Larry G (2014), “ Renal and urinary tract desorders ”, William Obstetric, The McGraw – Hill Companies, chapter 53. 9. Dawkins JC, Fletcher HM, Rattray CA, Reid M (2012), “Acute pyelonephritis in pregnancy : A retrospective Descriptive Hospital Based – study”, Internationnal Scholarly Research Network Obstestrics and Gynecology, vol. 2012, pp. 1 – 6. 10. Ercil H, Arslan B, et al (2017), “Conservative/surgical treatment predictors of maternal hydronephrosis: results of a single center retrospective non randomized non controlled observational study”, Int Urol Nephrol, DOI 10.1007/s11255- 017-1619-6. 11. Fainaru O, Almog B, Gamzu R, Lessing JB (2002), “The management of symptomatic hydronephrosis in pregnancy”, International Journal of Obstetrics and Gynaecology, Vol. 109, pp. 1385–1387. 12. Grabe M, Bjerklund-Johansen TE, Botto H, et al (2012),“Guidelines on urological infections”, European association of Urology guidelines, Pasteur RSHS, pp. 11 – 20. 13. Lê Vũ Tân (2013), “Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng niệu trong thai kỳ”, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Tp.HCM, tr. 5 – 20 14. Murat A, Bozkurt Y, Soylemez H (2012), “Use of renal resistive index and semi-rigid ureteroscopy for managing symptomatic persistent hydronephrosis during pregnancy”, International Journal of Surgery , vol. 10, pp. 629 – 633. 15. Puskar D , Balagovic I , Filipovic A , et al (2001) “Symptomatic physiologic hydronephrosis in pregnancy”, Eur Urol 2001, vol.39, pp. 260– 263. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 173 16. Rasmussen PE, Nielsen FR (1988), “Hydronephrosis during pregnancy: A literature survey”, Eur. J. Obstet Gynecol Reprod Biol., vol. 27, pp. 249 - 259. 17. Tsai YL, Seow KM, Yieh CH, Chong KM, et al (2007), “Comparative study of conservative and surgical management for symptomatic moderate and severe hydronephrosis in pregnancy: a prospective randomized study”, Acta Obstetricia et Gynecologica, vol. 86, pp. 1047 – 1050. Ngày nhận bài báo: 06/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_chan_doan_va_dieu_tri_than_u_nuoc_nhiem_khu.pdf
Tài liệu liên quan