Đánh giá kết quả cắt mống mắt chu biên bằng laser yag trên mắt góc đóng nguyên phát tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Tài liệu Đánh giá kết quả cắt mống mắt chu biên bằng laser yag trên mắt góc đóng nguyên phát tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 212 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG LASER YAG TRÊN MẮT GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG Trần Thanh Phong*, Trần Anh Tuấn** TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá kết quả điều trị cắt mống mắt chu biên bằng laser Yag trên bệnh nhân góc đóng nguyên phát. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, cắt dọc. Mẫu nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân góc đóng nguyên phát đã được điều trị cắt mống mắt chu biên bằng laser Yag từ tháng 10/2016 đến tháng 6/2017. Đánh giá kết quả nhãn áp (NA), độ mở góc tiền phòng qua khám lâm sàng và soi góc tiền phòng (TP). Kết quả: mẫu nghiên cứu gồm 46 mắt (22 mắt phải và 24 mắt trái). Tuổi trung bình là 57,6 ± 7,5 với góc đóng nguyên phát ở 2 mắt là 64,3% và 1 mắt là 35,7%. Kết quả nhãn áp, hầu hết đều giảm sau laser. NA trung bình trước điều t...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả cắt mống mắt chu biên bằng laser yag trên mắt góc đóng nguyên phát tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 212 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG LASER YAG TRÊN MẮT GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG Trần Thanh Phong*, Trần Anh Tuấn** TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá kết quả điều trị cắt mống mắt chu biên bằng laser Yag trên bệnh nhân góc đóng nguyên phát. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, cắt dọc. Mẫu nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân góc đóng nguyên phát đã được điều trị cắt mống mắt chu biên bằng laser Yag từ tháng 10/2016 đến tháng 6/2017. Đánh giá kết quả nhãn áp (NA), độ mở góc tiền phòng qua khám lâm sàng và soi góc tiền phòng (TP). Kết quả: mẫu nghiên cứu gồm 46 mắt (22 mắt phải và 24 mắt trái). Tuổi trung bình là 57,6 ± 7,5 với góc đóng nguyên phát ở 2 mắt là 64,3% và 1 mắt là 35,7%. Kết quả nhãn áp, hầu hết đều giảm sau laser. NA trung bình trước điều trị là 23,6 ± 1,6 mmHg và sau 6 tháng là 17,1 ± 1,7 mmHg. Có 1 mắt tăng NA kéo dài phải điều trị thuốc bổ sung. Có sự gia tăng mở rộng góc TP, đa số mắt có độ mở góc ≥ 270 độ chiếm 80,4%. Biến chứng tăng NA phản ứng, chảy máu mống mắt và bít lại lỗ mống mắt lần lượt là 8,7%, 10,8% và 4,3%. Kết luận: cắt mống mắt chu biên bằng laser Yag là phương pháp điều trị an toàn mang lại hiệu quả hạ NA và làm tăng mở rộng góc ở các góc hẹp, đồng thời giải quyết được cơ chế gây nghẽn đồng tử ở bệnh nhân góc đóng nguyên phát. Từ khóa: góc đóng nguyên phát, cắt mống mắt chu biên bằng laser YAG ABSTRACT EVALUATION OF THE OUTCOMES OF ND:YAG LASER PERIPHERAL IRIDOTOMIES IN PRIMARY ANGLE CLOSURE EYES AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL Tran Thanh Phong, Tran Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 212- 217 Objective: to evaluate the result of Nd:YAG laser peripheral iridotomies in Primary angle closure eyes. Methods: prospective study of 46 eyes underwent Nd: YAG laser peripheral iridotomies from October 2016 to June 2017. Evaluation of intraocular pressure and the anterior chamber angle by clinical examinations and gonioscopy. Results: A total of 46 eyes with primary angle closure includes 22 right eyes and 24 left eyes. Mean age of patients was 57,6 ± 5,7. The ratio of bilateral primary angle closure was 64,3%. IOP in most cases generally decreased after laser iridotomies. Mean IOP after 6 months was 17,1 ± 1,7 mmHg, lower than before treatment, 23,6 ± 1,6 mmHg. There was one eye increasing IOP needed additional treatment. Anterior chamber angle width increased significantly ≥ 270o with 80.4%. The ratio of complication including IOP spike, iris bleeding, reclosure of iridotomy hole was respectively 8,7%, 10,8% and 4,3%. Conclusion: Nd: YAG laser peripheral iridotomy is a safe and effective in reducing intraocular pressure and widening the anterior chamber angle, and at the same time resolving mechanism of pupillary block in patients with primary angle closure. * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ** Bộ môn Mắt trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BSCK2. Trần Thanh Phong, ĐT: 0903604094, Email: tranthanhphongmd@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 213 Key words: primary angle closure, Nd: YAG laser peripheral iridotomy. ĐẶT VẤN ĐỀ Glôcôm là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục. Theo Quigley, đến năm 2020 trên thế giới có khoảng 80 triệu người mắc bệnh Glôcôm, gây mù cả 2 mắt ở khoảng 11 triệu người. Trong đó có một nửa số bị mù là do Glôcôm góc đóng nguyên phát (Error! Reference source not found.). Tại Việt Nam (2007), có 24.800 người mù do Glôcôm (theo VMTW và tổ chức Atlantic Philanthropies). Bệnh chiếm tỷ lệ cao ở người Alaska và người Châu Á. Bệnh góc đóng nguyên phát (PAC) do diễn tiến từ nghi ngờ góc đóng nguyên phát (PACS). Nếu không điều trị, bệnh trở thành Glôcôm góc đóng nguyên phát (PACG) với tổn thương thần kinh thị. Cắt mống mắt chu biên (CMMCB) bằng laser là phương pháp được lựa chọn ban đầu để điều trị bệnh PAC cũng như phòng ngừa cơn cấp. Với sự phát triển của kỹ thuật laser, CMMCB bằng laser có xu hướng thay thế cho CMMCB bằng phẫu thuật. Ưu điểm kỹ thuật can thiệp không tạo vết th-ương hở nhãn cầu, tránh được các biến chứng phẫu thuật nội nhãn. Phương pháp CMMCB bằng laser được điều trị cho bệnh nhân PAC tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với CMMCB đơn thuần liệu có làm thay đổi góc tiền phòng hay không và có ngăn chặn được tiến triển của bệnh trở thành PACG không. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả CMMCB bằng laser YAG trên mắt góc đóng nguyên phát” tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị: nhãn áp, độ mở góc tiền phòng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 46 mắt của 28 bệnh nhân góc đóng nguyên phát được điều trị CMMCB tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 10/2016 đến tháng 6/2017 Tiêu chuẩn chọn mẫu BN góc đóng nguyên phát có chỉ định CMMCB thỏa tiêu chuẩn: - Góc hẹp ≥ 180, từ độ 0 – độ 2. Có ít nhất: 1 trong 2: NA > 21 mmHg hoặc PAS - Không tổn thương TK thị giác Tiêu chuẩn loại trừ Glôcôm nguyên phát hoặc thứ phát (có tổn thương TK thị) TP quá nông Bệnh lý giác mạc, VMBĐ Tiền sử chấn thương hay PT nội nhãn. Rung giật nhãn cầu Viêm nhiễm tại mắt BN không theo dõi trong 6 tháng Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Can thiệp lâm sàng, tiến cứu, cắt dọc, không nhóm chứng. Cỡ mẫu Công thức được áp dụng là: = = 44,7 Chọn cỡ mẫu tối thiểu là 45 mắt. (với P: tỷ lệ hạ NA thành công sau điều trị CMMCB) bằng laser trên bệnh nhân góc đóng nguyên phát.Dựa theo nghiên cứu NoLan chọn p = 0,97(Error! Reference source not found.). Quy trình nghiên cứu Khai thác thông tin dịch tễ tuổi, giới, nơi cư ngụ, tiền sử, bệnh lí mắt và toàn thân. Đo thị lực và chỉnh kính bằng bảng thị lực Snellen. Nhãn áp đo bằng NA kế Schiotz (NA thu được là giá trị trung bình của 3 lần đo liên tiếp, nếu 2 lần đo đầu cho kết quả giống nhau và được chia theo nhóm: ≤ 17 mmHg, 17- 21 mmHg, > 21 – 23 mmHg, > 23 – 25 mmHg, > 25 – 27 mmHg, > 27 mmHg). Khám phần trước nhãn cầu bằng sinh hiển vi: các môi trường trong suốt, tiền phòng, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 214 thủy tinh thể. Khám đáy mắt với kính Volk Digital Wide Field. Soi góc tiền phòng bằng kính Goldmann 3 gương, đánh giá độ mở góc theo phân loại Shaffer được chia từ độ 0 đến độ 4. Theo Shaffer: góc được gọi là mở khi soi góc thấy hình ảnh góc ở độ 3, độ 4 và góc hẹp khi soi góc thấy hình ảnh góc độ 1, 2 và góc đóng khi thấy hình ảnh góc ở độ 0. Tiến hành điều trị giải thích quy trình cho BN. Nhỏ mắt Pilocarpin 2% 2 lần, cách 15 phút, trước làm thủ thuật 2 giờ. Trước điều trị, tất cả BN được nhỏ Timolol 0,5%, sau đó nhỏ tê tại chỗ bằng Tetracain 0,5%. Nếu giác mạc phù nhiều, NA còn cao, sử dụng thuốc Acetazolamid 0,25g x 2 viên. Tiến hành laser cắt mống mắt khi NA trở về bình thường, giác mạc trong trở lại. Thông số kỹ thuật Máy laser Yag bước sóng là 1064 nm với chế độ dao động chuyển mạch xung. Cài đặt mức năng lượng ban đầu từ 1,4-2,3 mj, thường cần 2- 11 xung để làm thủng mống mắt. Vị trí mở lỗ mống mắt từ 11 giờ đến 1 giờ, tốt nhất chọn các vị trí ở hốc mống mắt dễ thủng. BN ngồi vào ghế trước máy laser, kính Abraham đã có nhầy đặt tiếp xúc vào giác mạc. Điều chỉnh ánh sáng điểm hội tụ nhỏ nhất tại mống mắt với hệ thống sinh hiển vi đi kèm bộ định vị tiêu He – Ne thì bấm nút, đồng thời thấy tổ chức mống mắt và sắc tố bung ra, khi thủng sẽ thấy dòng thủy dịch kèm sắc tố trào qua lỗ cắt, ghi nhận các thông số laser vào phiếu theo dõi. Chăm sóc sau điều trị BN sau điều trị được nhỏ steroid (Tobidex: nhỏ 6 lần/ngày dùng trong 5 ngày). Timolol 0,5% nhỏ mắt 2 lần/ngày nếu NA sau 1 giờ > 5 mmHg. Tái khám theo hẹn phòng ngoại trú, theo dõi sau: 1 giờ, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên 46 mắt của 28 BN, có 3 nam (11%), 25 nữ (89%). Độ tuổi từ 43 đến 70, tuổi trung bình là 57,6. Biểu đồ 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu Các bệnh nhân nghiên cứu có tiền sử cơn góc đóng cấp có 3 mắt chiếm 10,7%. Trong đó, 2 mắt xảy ra cơn góc đóng gián đoạn và 1 BN là PAC ở 1 mắt với mắt kia đã bị cơn góc đóng cấp được phẫu thuật. Ở nhóm nghiên cứu bệnh 2 mắt có 18 người (64,3%), bệnh PAC 1 mắt có 10 người (35,7%). Thị lực trước điều trị đa số trên 5/10 (91,3%), NA trung bình trước điều trị là 23,6 ± 16 mmHg. Đặc điểm góc TP trước điều trị, đa số các góc có độ mở là độ 1, góc độ 2 thì chiếm đa số ở góc tư dưới (60,9%), góc độ 0 gặp nhiều ở góc tư trên (13%), không có độ 4. Dính góc trước chu biên (PAS) xảy ra ở 2 mắt (4,3%), tất cả đều dính dưới 4 cung giờ. Các đối tượng nghiên cứu được chọn chưa có tổn thương thần kinh thị với C/D ≤ 0,3. Bảng 2. Nhãn áp sau điều trị Nhãn áp (mmHg) N = 46 Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị p Sau điều trị 1h 13,4 29 21,5 3,5 <0,001 Sau điều trị 1 ngày 14,6 29 19,7 3,7 <0,001 Sau điều trị 1 tuần 13,4 29 19,8 3,6 <0,001 Sau điều trị 1 tháng 14,6 24 18,8 2,1 <0,001 Sau điều trị 3 tháng 14,6 24 18,78 2,1 <0,001 Sau điều trị 6 tháng 13,4 22,4 17,9 2,07 <0,001 Nhận xét: Sau điều trị NA giảm dần theo thời gian theo dõi. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 215 Bảng 3. Sự thay đổi góc tiền phòng sau điều trị Vị trí góc tiền phòng Độ mở góc tiền phòng (n = 46) Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng Giá trị p Trên 0,89 ± 0,38 1,48 ± 0,66 1,93 ± 0,74 2,24 ± 0,68 <0,001 Mũi 1,41 ± 0,50 2,09 ± 0,84 2,78 ± 0,99 3,13 ± 0,79 <0,001 Dưới 2,00 ± 0,63 3,02 ± 0,75 3,57 ± 0,65 3,78 ± 0,52 <0,001 Thái dương 1,37 ± 0,57 2,20 ± 0.88 2,83 ± 0,95 3,47 ± 0,81 <0,001 Nhận xét: Độ mở góc TP ở tất cả các vị trí (trên, mũi, dưới, thái dương) đều tăng dần qua thời gian theo dõi. Bảng 4. Thị lực sau điều trị Thị lực (n = 46) ĐNT 3m- 0,1 > 0,1 – 0,3 > 0,3 – 0,7 > 0,7 Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Sau 1 tuần 1 2,2 2 4,35 22 47,82 21 45,65 Sau 1 tháng 0 0 3 6,5 20 43,48 23 50,00 Sau 3 tháng 1 2,2 2 4,35 19 41,30 24 52,15 Sau 6 tháng 1 2,2 3 6,5 16 34,79 26 56,52 Nhận xét: Thị lực sau điều trị không thay đổi nhiều. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p = 0,809 > 0,05. Bảng 5. Biến chứng điều trị Biến chứng Số mắt (N=46) Tỷ lệ % Tăng NA phản ứng 23 50 1- 5mmHg 19 41,3 > 5mmHg 4 8,7 Tổn thương giác mạc 2 4,3 Viêm màng bồ đào 0 0,0 Chảy máu tại lỗ MM 5 10,8 Bít lại lỗ CMMCB 2 4,3 Nhận xét: Các biến chứng ghi nhận thường nhẹ và không ảnh hưởng đến thị lực. Biểu đồ 6. Mối liên quan giữa độ mở góc TP và NA sau 6 tháng (với r = -0,243; p = 0,121) Nhận xét: Sau điều trị 6 tháng, NA có liên quan nghịch nhưng yếu với độ mở góc TP trung bình, với hệ số < 0,3. BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ học BN nghiên cứu gặp chủ yếu ở người lớn tuổi, có độ tuổi trung bình là 57,6 ± 7,5. Kết quả này khá tương đồng với tác giả Ricardo (2013) độ tuổi trung bình là 64,4 ± 12,5 (Error! Reference source not found.) và tác giả P.T.Tiến (2008), tuổi trung bình là 58,8 ± 9,7 (Error! Reference source not found.). Phần lớn là BN nữ (89%), tỉ lệ nam - nữ là 1:8,3. Theo T. N. Thanh (2003), tỉ lệ nữ cao hơn nam là liên quan đến cấu trúc giải phẫu của TP (Error! Reference source not found.). Mặt khác, tỉ lệ nam nữ trong nghiên cứu cao hơn so với tác giả khác có thể là do cỡ mẫu nhỏ chưa đại diện cho tính quần thể. Thị lực trước và sau điều trị Trước điều trị, thị lực của nhóm nghiên cứu trên 5/10 chiếm đa số. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu Ricardo (2013) phần lớn thị lực là trên 4/10 (Error! Reference source not found.). Mặt khác, đây là các đối tượng được chọn ban đầu chưa có tổn thương thần kinh thị giác và chưa ảnh hưởng đến thị lực. Theo H.Siao (2003), thị lực sau điều trị sẽ không thay đổi hoặc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 216 cải thiện ít chiếm 97,9% ở mắt nghiên cứu và sự tiến triển của đục thủy tinh thể làm ảnh hưởng thị lực. Điều này cũng được Ricardo (2013) ghi nhận, số mắt có thị lực giảm sau điều trị chiếm 50% do đục thủy tinh thể. Trên thực tế lâm sàng chúng tôi ghi nhận 4 trường hợp đục thủy tinh thể, có 1 mắt thị lực giảm còn 1/10 liên quan đến đục thủy tinh thể tiến triển vốn đã có từ trước, không ghi nhận trường hợp nào giảm thị lực do đục thủy tinh thể khu trú sau laser. Có 1 trường hợp thị lực dưới 2/10 phẫu thuật đục thủy tinh thể xem như là điều trị cho góc hẹp. Nhãn áp trước và sau điều trị Nhãn áp trước điều trị trung bình là 23,6 mmHg. Kết quả này khá tương đồng với tác giả Ricardo (2013) là 22,0 ± 5,7 mmHg. Riêng nghiên cứu của Nolan (2000) đối tượng là người Mông Cổ cho rằng NA thấp hơn người da trắng với trung binh là 19 mmHg (Error! Reference source not found.). Kết quả NA sau điều trị có xu hướng giảm đi so với NA lúc vào viện tại các thời điểm theo dõi. NA thay đổi ngay giờ đầu tiên, ổn định tại thời điểm 3 tháng với NA trung bình là 18 ± 2,1 mm Hg và tiếp tục duy trì ở mức 17,1 ± 1,7mm Hg tại thời điểm 6 tháng. Tại thời điểm 1 tháng có 3 trường hợp NA chưa điều chỉnh. Trong đó có 2 trường hợp NA > 23-25 mmHg, lỗ cắt mống bị bít lại và được laser bổ sung lần 2. Còn 1 trường hợp NA > 25mmHg do NA kéo dài sau CMMCB với NA trên 5 mmHg được điều trị thuốc hạ NA. Tại thời điểm 3-6 tháng không xuất hiện thêm trường hợp nào cần điều trị bổ sung. Theo Hiệp hội Nhãn Khoa Hoa Kỳ 2016 (Error! Reference source not found.) mục tiêu điều trị PAC là kiểm soát NA trong giới hạn bình thường. Như vậy, kết quả kiểm soát NA < 21 tại thời điểm 1 tháng là 93,5%, 3 tháng là 95,7% và 6 tháng là 97,7%. Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận thêm NA ≤ 17 mmHg. Sau 1 tháng là 41,3%, 3 tháng là 58,7% và sau 6 tháng là 73.9% mà không cần điều trị thuốc bổ sung. Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với Nolan (2000), đã nghiên cứu 164 mắt PAC 35 tháng, thất bại 3% ở mắt có PAS tiến triển, 97% kiểm soát NA. Theo Ricardo (2013), nghiên cứu 79 mắt, trong đó có 30 mắt là PAC. Tại thời điểm 6 tháng có 24 mắt đạt NA trung bình là 18,6 ± 4,7 mmHg. Còn 6 mắt còn lại phẫu thuật thủy tinh thể do thị lực giảm. Riêng tác giả P.T.Tiến (2008) cho kết quả cao hơn, NA kiểm soát sau 24 tháng là 98,8% và H.Siao (2003) cho kết quả thấp hơn là 95,7%. Sự khác biệt này do tiêu chuẩn chọn mẫu ban đầu với mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tượng Glôcôm như nghiên cứu của H.Siao sẽ cho kết quả thấp hơn. Ngược lại, mẫu nghiên cứu với nhiều đối tượng PACS chiếm tỉ lệ cao của tác giả P.T.Tiến sẽ cho kết quả tốt hơn. Biến đổi góc tiền phòng sau điều trị Sau CMMCB, có sự gia tăng đáng kể độ mở góc TP ít nhất là 1 góc tư, đa số các góc mở trên 3/4 chu vi góc qua các thời điểm theo dõi. Nghiên cứu của chúng tôi, độ mở góc < 3/4 chu vi góc sau 6 tháng có 9 mắt (19,6%) cho kết quả gần giống của P.T.Tiến (2008) là 15,8%. Nhưng nghiên cứu H.Siao (2003) cho kết quả thấp hơn (4,3%) và tác giả Esmalie (2013) cho kết quả cao hơn là 41,7%(Error! Reference source not found.). Sự khác biệt này là do tiêu chuẩn chọn mẫu ban đầu với nghiên cứu của Esmalie đối tượng là PACS, nói chung là có góc TP rộng hơn nên sau điều trị góc sẽ không thay đổi nhiều. Nghiên cứu H.Siao đối tượng Glôcôm góc đóng với nhiều giai đoạn khác nhau, nói chung là góc TP hẹp hơn nên sau laser góc sẽ mở rộng hơn. Biến đổi đĩa thị Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào biến đổi đĩa thị sau 6 tháng. Theo Thomas R (2003) nghiên cứu 28 BN PAC sau 5 năm có 28% bệnh nhân có C/D = 0,4 ± 0,18. Trong số đó có 9 BN được CMMCB, số còn lại theo dõi diễn tiến trong 5 năm (Error! Reference source not found.). Mối liên quan giữa độ mở góc tiền phòng với NA 6 tháng Trong nghiên cứu có mối liên quan giữa độ mở góc và mức hạ NA sau 6 tháng. BN có độ mở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 217 góc TP càng tăng thì NA sau điều trị càng hạ nhiều. Có mối liên quan nghịch nhưng yếu với hệ số là – 0,243. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này mối liên quan yếu có thể độ mở góc TP còn bị ảnh hưởng bởi tổn thương ở góc và đục thủy tinh thể tiến triển. KẾT LUẬN Cắt mống mắt chu biên bằng laser Yag là phương pháp điều trị an toàn mang lại hiệu quả hạ NA (sau 6 tháng, NA được kiểm soát ≤ 21 mmHg là 97,7% và NA được kiểm soát ≤ 17 mmHg là 73,9%) và làm tăng mở rộng góc ≥ 270 độ, chiếm 80,4% ở các góc hẹp, đồng thời giải quyết được cơ chế gây nghẽn đồng tử ở bệnh nhân góc đóng nguyên phát. Kĩ thuật dễ thực hiện, có thể triển khai tại một số cơ sở nhãn khoa, giảm tỉ lệ Glôcôm trong cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Esmaeili A, Barazandeh B, Ahmadi S, Haghi A, Hosseini SMA, and Abolbashari F (2013), "Assessment of the anterior chamber parameters after laser iridotomy in primary angle close suspect using Pentacam and gonioscopy", International journal of ophthalmology, 6(5), P. 680. 2. Hsiao C. H., Hsu C. T., Shen S. C., và Chen H. S. (2003), "Mid- term follow-up of Nd: YAG laser iridotomy in Asian eyes", Ophthalmic Surgery, Lasers & Imaging Retina, 34(4), P. 291. 3. Nolan WP, Foster PJ, Devereux JG, và et al (2000), "YAG laser iridotomy treatment for primary angle closure in east Asian eyes ", British Journal of Ophthalmology, 84, P. 1255-1259. 4. Phạm Tân Tiến (2008), "Nghiên cứu ứng dụng laser Nd:Yag với hai bước sóng khác nhau cắt mống mắt chu biên điều trị glôcôm góc đóng", Luận án Tiến Sĩ, Bộ môn Mắt, Học viện quân Y. 5. Prum B. E., Herndon L. W., Moroi S. E., Mansberger S. L., Stein J. D., Lim M. C., và Williams R. D. (2016), "Primary Angle Closure Preferred Practice Pattern® Guidelines", Ophthalmology, 123(1), P. P1-P40. 6. Quigley H. A. và Broman A. T. (2006), "The number of people with glaucoma worldwide in 2010 and 2020", British journal of ophthalmology, 90(3), P. 262-267. 7. Ricardo J. Cumba, Kundandeep S. Nagi, Nicholas P. Bell, Lauren S. Blieden, Alice Z. Chuang, Kimberly A. Mankiewicz, và Robert M. Feldman (2013), "Clinical Outcomes of Peripheral Iridotomy in Patients with the Spectrum of Chronic Primary Angle Closure", ISRN Ophthalmology. 8. Thomas R., Parikh R., J. Muliyil, và R. S. Kumar (2003), "Five- year risk of progression of primary angle closure to primary angle closure glaucoma: a population-based study", Acta Ophthalmologica Scandinavica, 81, P. 480-485. 9. Trần Nguyệt Thanh và Nguyễn Thị Tuyết (2003), "Nghiên cứu sự tương quan giữa độ sâu tiền phòng, bề dầy thủy tinh thể và chiều dài trục nhãn cầu trên mắt glôcôm góc đóng nguyên phát và mắt bình thường ở người Việt Nam trưởng thành", Nội san Nhãn khoa, số 9, tr. 69 - 75. Ngày nhận bài báo: 29/01/2018 Ngày phản biện bài báo: 05/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_cat_mong_mat_chu_bien_bang_laser_yag_tren_m.pdf
Tài liệu liên quan